✅ Bài 4: Nguyên tử ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

5/5 - (1 bình chọn)

Giải bài 1 trang 15 SGK Hóa 8

Bài 1: Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp

“….là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ …. tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm …. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ….”

Lời giải:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.

Giải bài 2 trang 15 SGK Hóa 8

Bài 2: a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?

b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

Lời giải:

a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.

b) Tên, kí hiệu, điện tích những loại hạt mang điện

TênProtonElectron
Kí hiệupe
Điện tích+1-1

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

Giải bài 3 trang 15 SGK Hóa 8

Bài 3: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

Lời giải:

Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron, nhưng khối lượng electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên có thể bỏ qua. Do đó có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.

Giải bài 4 trang 15 SGK Hóa 8

Bài 4: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.

Lời giải:

Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

Giải bài 5 trang 16 SGK Hóa 8

Bài 5: Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải:

Nguyên tửSố p trong hạt nhânSố e trong nguyên tửSố e lớp ngoài cùngSố lớp electron
He2221
C6642
Al131333
Ca202024

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 4: Nguyên tử

1. Khái niệm

– Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

VD: Kim loại natri được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử natri

– Đường nguyên tử vào khoảng 10-8 cm

– Nguyên tử gồm:

    + Hạt nhân mang điện tích dương

    + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

– Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu (-)

2. Hạt nhân nguyên tử

– Được cấu tạo bởi proton và notron.

    + Proton được kí hiệu là p, có điện tích như electtron nhưng khác dấu, ghi bằng dâu (+)

    + Notron không mang điện, kí hiệu là n

– Trong một nguyên tử:

Số p = số e

– Proton và nơtron có cùng khối lượng, khối lượng của e rất bé

– Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

3. Lớp electron

– Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lứp, mỗi lớp có một số e nhất định

– Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron

Bài tập tự luyện

Bài 1: Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Lời giải: 

Vì nguyên tử có 17e nên sẽ phân bố vào các lớp như sau

+ Lớp 1: 2e

+ Lớp 2: 8e

+ Lớp 3: 7e

Vậy nguyên tử có 3 lớp electron

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết: 

a. Tên và KHHH của A. 

b. Số e của A. 

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

A. Oxi (O); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O

B. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 32 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

C. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

D. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử 

Lời giải: 

a/ A là lưu huỳnh: S

b/ Số e: 16

c/ NTK của S = 32 đ.v.C

NTK của H = 1đ.v.C

NTK của O = 16 đ.v.C

→ vậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Nguyên tử  sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của sắt là:

A. 26                                       

B. 48                           

C. 56                                      

D. 65 

Lời giải: 

Đặt số proton và số notron của Fe là p và n → số e là p

Ta có p = 26 → n =2p -22= 2.26 – 22 =30

→ A = 30 + 26 =56

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. hạt proton, hạt nơtron

B. hạt proton, hạt electron

C. hạt nhân, proton và hạt electron

D. hạt nhân

Lời giải: 

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Đáp án cần chọn là: B

Bài 25: Trong hạt nhân, hạt mang điện là

A. hạt nơtron         

B. hạt proton

C. hạt proton, hạt electron

D. hạt electron

Lời giải: 

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Trong hạt nhân, hạt mang điện là proton

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 4: Nguyên tử (có đáp án)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3)”

A. (1) trung hòa                      (2) hạt nhân                       (3) điện tích âm

B. (1) trung hòa                    (2) một hay nhiều electron                    (3) không mang điện

C. (1) không trung hòa                      (2) một hạt electron                     (3) điện tích dương

D. (1) trung hòa                      (2) một hay nhiều electron                      (3) điện tích âmHiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Chọn đán án đúng nhất

A. Số p=số e

B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron

C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân

D. Eletron sắp xếp thành từng lớpHiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Cho biết số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của (I)

A. Số p = số e = 5

      Số lớp e = 3

      Số e lớp ngoài cùng =3

B. Số p = số e = 5

      Số lớp e = 2

      Số e lớp ngoài cùng =3

C. Số p là 5

      Số e = số lớp e là 3

      Số e lớp ngoài cùng là 2

D. số e lớp ngoài cùng = số lớp e = 3

      số p là 5

      số e là 4Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 4: Chọn đáp án sai

A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

B. Số p = số e

C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron

D. Oxi có số p khác số eHiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Đường kính của nguyên tử là

A. 10-8 cm

B. 10-9 cm

C. 10-8 m

D. 10-9mHiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 6: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Tại sao? Chọn đáp án đúng

A. Do có electron

B. Do có notron

C. Tự đưng có sẵn

D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tửHiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 7: Vì sao khối lương nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng

A. Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé

B. Do số p = số e

C. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron

D. Do notron không mang điệnHiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 8: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?

A. Electron

B. Notron

C. Proton

D. Không có gìHiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 9: Hạt nhân được cấu tạo bởi:

A. Notron và electron

B. Proton va electron

C. Proton và notron

D. ElectronHiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 10: Điền từ vào chỗ trống

“Trong tự nhiên, hidro có một người anh em sinh đôi là(1).Nguyên tử(2) còn được gọi là ‘hidro (3)’, chỉ khác có thêm 1 (4)”

A. 1- đơtriti            2- hidro            3- nhẹ            4- proton

B. 1- triti            2- hidro            3-nặng            4- electron

C. 1- doteri            2- doteri            3-nặng            4- notronHiển thị đáp án

Đáp án: C

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*