Bọ nhung đen

Đánh giá bài viết post

Chồn nhung đen

Chồn nhung đen còn có tên gọi là hắc thốn là loại động vật thuộc Bộ Gặm nhấm có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, nó là một trong hàng trăm giống của loài Chuột lang nhà, hiện nay giống vật này tại Việt Nam đang có tranh cãi với luồng ý kiến cho rằng chồn nhung đen thực chất là một loại chuột đồng Nam Mỹ màu đen.[1] Chồn nhung đen là loài nhân tạo và không có trong tự nhiên, không phải động vật hoang dã. một nhóm nhà khoa học đã đề nghị tách loài này (cùng với một số loài khác như loài chinchillas và degus khỏi bộ gặm nhấm.

Chuyên cung cấp Bọ Ú – Chuột Lang nuôi giống và nuôi kiểng – Liên hệ đặt mua Bọ Ú Chuột Lang bằng cách nhắn tin qua zalo : 0916265673

Nguồn gốc, phân bố

Chồn nhung đen có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh sống nhiều ở vùng núi Andes, sau đó phân bố tại Tây Ban Nha thông qua việc người Tây Ban Nha nhập vào nuôi, sau được nuôi ở một số nước Châu Âu, rồi phát triển sang Châu Á, các nước ở Đông Phi như: Nigeria, Cameroon, Philippines, Trung Quốc… đã thuần hóa thành công và phát triển nuôi loài vật này nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Trung Quốc chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Chiết Giang, Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam đến nay chồn nhung đen từ Trung Quốc nhập nuôi vào Việt Nam như Vĩnh Phúc, Tam Đảo, Lào Cai.

Đặc điểm sinh học

Chồn nhung đen sinh sản mỗi năm 3-4 lứa, mỗi lứa 2-2,5 con. Tỷ lệ thịt xẻ là 57%, tỷ lệ thịt móc hàm là 47%. Đặc biệt, chồn nhung đen không ăn nhiều thức ăn tinh (chỉ 10-15%), còn chủ yếu ăn thức ăn thô xanh. Chồn nuôi 3 – 4 tháng chồn nhung đen mới được 0,6 – 0,8 kg. Khi làm thịt, tỷ lệ hao hụt rất lớn (sau khi cắt tiết, làm lông, bỏ nội tạng… phần thân thịt chỉ còn 50 – 55%). Chất lượng thịt thậm chí không ngon bằng thịt thỏ, bởi thịt không chắc do chúng ăn ít thức ăn tinh.

Cơ thể và tập tính

Chồn nhung đen có bề ngoài đen tuyền với đặc điểm sinh thái giống chuột và thỏ, chồn có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như chuột. Chồn nhung đen có tầm vóc to hơn chuột với tầm vóc khá to (khoảng từ 1-1,5 kg/con). Khối lượng chồn nhung đen trưởng thành trung bình khoảng 800g, một số con có thể đạt khoảng 1,4 kg. Loài chồn này rất hiền lành, không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái[1] nó có tính bầy đàn khá cao, nhút nhát và kém leo trèo. Loài chồn nhung đen nặng 700 – 1.200 gam, dài 20–25 cm, tuổi thọ 4-5 năm nhưng cũng có thể sống đến 8 năm. Cá thể sống lâu nhất được đưa vào sách kỷ lục thế giới năm 2006 là gần 15 năm.

Thịt của chồn giàu và cân đối các chất dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súc và gia cầm và vật nuôi khác. Hàm lượng protein đạt tới 19,7% có tới 17 loại acid amin. Đặc biệt lượng mỡ rất thấp chỉ khoảng 15%. Thịt chồn rất giàu chất khoáng nhất là 2 nguyên tố: Zn và Se có tác dụng chống ung thư. Hàm lượng Fe cao gấp 3 lần thịt ba ba. Hàm lượng cholesterol thấp. Chồn nhung đen rất ít mắc bệnh do vậy thịt chồn nhung đen là loại thịt sạch rất quý giá, rất thơm ngon, không có mùi khó chịu.[6] Một so sánh cho thấy Hàm lượng đạm trong thịt chồn nhung đen chiếm tới 91.7%, cao gấp 4.3 lần thịt gà, 4.6 lần thịt bò, 5.5 lần thịt lợn…

Chế độ ăn uống

Chồn nhung đen thuộc loại ăn tạp chủ yếu là các loại cỏ, và các loại rau, củ, quả bình thường, thân cây ngô, dây lang, lá lạc, lá mía… nó không ăn lương thực, chỉ ưa thích các loại cỏ dại, lá cây, quả chín rụng, đặc biệt thích ăn rau muống, cỏ voi. Trong điều kiện nuôi nhốt chồn có thể ăn được cám, khoai, sắn, bột ngô, tấm… nhất là đối với chồn cái sinh sản đồng thời người nuôi có thể tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân, lá cây ngô, lá lạc, thân, lá cây chuối…. Nhìn chung, loài chồn này rất hiền lành và… không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái.

Sinh sản

Một con chồn nhung đen con đang tắm
Chồn sinh sản nhanh và nhiều, thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời kỳ sinh sản mạnh từ năm thứ 2-3. chồn đẻ bình quân 4 đến năm con/lứa, mỗi năm chồn đẻ được khoảng 4 đến 6 lứa,[2] thậm chí tới 7 chồn con. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Một chồn con mới đẻ sau khoảng mười phút đã có thể đi lại, 35 ngày tuổi đã động đực, 60 ngày thành thục về tính, có thể giao phối, thời gian chửa là 65 ngày, 1 năm cho khoảng từ 20-30 chồn con. Tuổi thọ của chồn nhung đen là từ 6- 7 năm. Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.

Tranh cãi

Giống vật quý

Có ý kiến cho rằng chồn nhung đen, một giống quý có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có khả năng cho thịt năng suất cao, sinh sản nhanh và việc nuôi chồn nhung đen đang phát triển vì loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao. Ở Trung Quốc, Chồn nhung đen đang được nuôi nhiều có những cơ sở nuôi tới hàng vạn con, với quy mô sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Theo thống kê sơ bộ đến hết năm 2005 ở Trung Quốc đã có 2080 hộ ở 33 huyện của 11 tỉnh nuôi khoảng 30 vạn đôi, đã bán ra thị trường tới 12,8 vạn con.

Ở Việt Nam, Chồn nhung đen bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2011 với những đồn thổi về chất lượng thịt của loại chồn này khiến người dân ở nhiều địa phương bỏ tiền ra mua chồn nhung đen về nuôi mong thu lợi cao. Nhiều hộ kinh doanh đã nhân giống và nuôi loại chồn này và bán được giá, được ưa chuộng trên thị trường để làm thịt đặc sản, nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Bá (huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An) đang tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen. Một thống kê cho thấy, 28 tỉnh, thành phố ở Việt Nam nuôi chồn nhung đen ở 293 cơ sở, số lượng trên 13.500 con.

Thủ đoạn kinh doanh

Nguyễn Lân Hùng không đánh giá cao con vật gọi là chồn nhung đen vì loài vật này đẻ nhiều, dễ nuôi như chuột nên giá trị không cao, ăn không ngon bằng thịt gà, thịt bò. Do đó, việc nuôi con vật này chỉ nên đặt mục đích là tăng thêm đối tượng chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, chứ không thể làm giàu, hay có ý nghĩa cao xa nào khác.[5] Đồng thời dư luận từng xôn xao về chồn nhung vốn là một loại động vật bình thường lại đang được rao bán với giá lên tới vài triệu đồng trong khi giá trị thực của những con chồn này đang được các chuyên gia đánh giá có giá trị thấp.

Chồn nhung đen tuy mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở Việt Nam đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp. Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 nghìn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi. cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

Có cảnh báo rằng khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ hàng triệu con chồn này ra môi trường tự nhiên. Đặc biệt là chồn nhung đen người dân đang nuôi hiện nay chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn, loài động vật này vẫn chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen (lây lan dịch bệnh, sự phá hoại mùa màng), ngoài ra cũng chưa có căn cứ để kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.[8] Sau đó, Cục Chăn nuôi của Việt Nam có văn bản đề nghị các địa phương không phát tán chồn nhung đen, đồng thời khuyến cáo người dân không nên nuôi loài vật này do đầu ra chưa có.

Đua nhau nuôi chuột thành… chồn nhung đen

Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.

Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.

Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi “chồn nhung đen”

Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu.

Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.

Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu.

Hệ thống đa cấp bán giống “chồn” với giá 4 triệu đồng/ cặp

Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả.

Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.

Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.

Chồn nhung đen là con gì?

Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như… chuột.

Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao. 

Các nhà khoa học tin rằng đây là chồn nhung đen hoặc chồn Nam Mỹ

Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu.

Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và… không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta. 

Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.

Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ

Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước.

Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ thả hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.

“Chồn nhung đen” có xuất xứ từ Nam Mỹ thì ăn cỏ

Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona.

Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

Chú chồn thực sự ở Nam Mỹ thì lại ăn động vật

Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng.

Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

Chuột đồng cỏ Nam Mỹ có hình thái giống hệt “chồn nhung đen”

Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít.

Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.

Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.

Nông dân nước ta đang nuôi chuột thành… chồn?

Một số vùng dùng chuột đồng cỏ Nam Mỹ là món ăn giàu dinh dưỡng, song nhiều vùng giết bỏ, không ăn, vì nghĩ rằng chúng mang dịch bệnh.

Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.

Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của họ Chồn(Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.

Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.

Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hay thỏ từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.

Chồn nhung đen là chồn hay chuột?

Liệu con vật mà nhiều nông dân đang đua nhau nuôi, một số người dân khác lại háo hức tìm ăn như một đặc sản có thuộc họ nhà chồn?

Sau khi Báo điện tử VTC News đăng bài viết “Đua nhau nuôi chuột thành… chồn nhung đen”, tòa soạn đã nhận được hàng trăm ý kiến của người dân, cám ơn vì đã cảnh báo người dân tránh khỏi trò lừa nuôi chồn nhung đa cấp.

Báo cũng nhận được ý kiến của TS. Võ Văn Sự (Chi hội động vật quý hiếm Việt nam – Viện chăn nuôi). TS. Sự cung cấp nhiều tài liệu khẳng định loài vật nuôi này là con chồn, chứ không phải chuột Nam Mỹ.

Theo đó, loài chồn nhung đen có tên khoa học là Cavia porcellus. Tên thường gọi là Cavy và tiếng Anh là Guine Pig.

Trong “Từ điển sinh học” tiếng Việt loài này cũng còn được gọi là “Cavy”. Đây là loài gặm nhấm, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đó là loài vật lai giữa các loài như là Cavia aperea, C. fulgida, hoặc C. tschudii (những loài này đang có trong tự nhiên ở Nam Mỹ). Nó cũng giống như việc lai giữa lừa và ngựa thành con la, ngan lai với vịt, trĩ lai với gà, gà sao lai với gà… Có nghĩa là con vật này là loài nhân tạo và không có trong tự nhiên, không phải động vật hoang dã.

Con Guinea-Pig ở Nam Mỹ

Những nghiên cứu mới nhất dựa trên các tín hiệu di truyền phân tử kết hợp với nghiên cứu hình thái xương sọ và bộ xương cho thấy loài này có thể gần gũi với loài Cavia tschudii hơn.

Chồn nhung đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa bản địa của rất nhiều bộ lạc vùng Nam Mỹ, và được xem là một nguồn thực phẩm.

Bên cạnh đó loài vật này cũng được sử dụng như nguồn dược phẩm bản địa và có vị trí trong các lễ hội, lễ giáo của cộng đồng. Từ những năm 1960 đã có những cố gắng để tăng lượng sử dụng ở các vùng khác ngoài Nam Mỹ.

Ở các nước phương Tây chồn nhung được đại chúng xem là động vật cảnh từ thế kỷ 16, khi chúng được nhập vào.

Guinea-Pig rất đa dạng về màu sắc

Bản tính hiền lành, dễ nuôi, dễ quản lý, khiến con vật này ngày trở nên “quần chúng”. Nhiều tổ chức nhân giống loài này đã tạo nên các giống, dòng khác nhau, đa dạng màu sắc trên cả thể giới.

Các nghiên cứu sinh học về chồn nhung được tiến hành từ thế kỷ 17. Chúng được dùng như là con vật thí nghiệm ở thế kỷ 19 và 20. Tuy nhiên, sau này người ta đã không dùng nó mà sử dụng chuột. Hiện nó vẫn được dùng trong các nghiên cứu các bệnh như tiểu đường (juvenile diabetes), lao (tuberculosis), chửa đẻ khó.

Loài chồn nhung phổ thông được thuần khoảng 5.000 năm trước Công nguyên tại vùng Andean Nam Mỹ (Colombia, Ecuador, Peru và Bolivia), tức hàng ngàn năm sau việc thuần hóa loài lạc đà Nam Mỹ.

Người Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh đã nhập về châu Âu và chúng trở thành sinh vật cảnh trong giới thượng lưu và kể cả hoàng gia Anh.

Ở Nam Mỹ cũng có rất nhiều Guinea-Pig màu đen, mà người Việt gọi là chồn nhung đen.
Vì sao cái tên tiếng Anh của nó là Guinea Pig, tức là lợn Guinea, thì chưa ai rõ. Có thể hình dáng nó như thể con lợn nên gọi là lợn. Guine – có thể là từ mà người châu Âu thường ám chỉ các thứ không rõ nguồn gốc và xa xăm… hoặc là xuất phát từ tên vùng “Guiana” của Nam Mỹ. Người Đức, Hungary, Nga, Ba Lan gọi là “lợn biển”… vì cho rằng tiếng của nó phát ra nghe như tiếng của loài Delphine. Người Trung Quốc gọi là lợn Hà Lan, sau đặt tên là hắc thốn… Người Nhật nhập về Nagasaki năm 1843, và gọi là “Morumotto”.

Loài chồn nhung đen nặng 700 – 1.200 gam, dài 20-25 cm, tuổi thọ 4-5 năm nhưng cũng có thể sống đến 8 năm. Cá thể sống lâu nhất được đưa vào sách kỷ lục thế giới năm 2006 là gần 15 năm.

Năm 1990, một nhóm nhà khoa học đã đề nghị tách loài này (cùng với một số loài khác như loài chinchillas và degus khỏi bộ gặm nhấm.

Khi thả ra tự nhiên chúng sống thành từng bầy nhỏ một đực với vài con cái cùng với con nhỏ. Chúng đi thành từng đàn, ăn cỏ và rau. Chúng không dự trữ thức ăn. Cũng không đào bới hoặc làm tổ. Thường chúng tìm ổ của con vật khác, hoặc hốc cây để ở làm tổ. Chúng thường kiếm ăn lúc hoàng hôn và trở nên linh hoạt lúc xẩm tối khi các con vật kẻ thù khó tấn công chúng.

Cảnh nuôi Guinea-Pig ở Nam Mỹ

Chồn nhung đẻ quanh năm, nhưng động dục nhiều hơn về mùa xuân. Có thể đẻ đến 5 lứa. Thời gian chửa từ 59 đến 72 ngày và trung bình là 63-68 ngày.

Lúc chửa nặng, thân hình chồn nhung trông như thể quả trứng. Khác các loài gặm nhấm khác, chồn nhung mới đẻ ra đã có lông, răng, vuốt chân phát triển và có thể nhìn rõ, chạy nhảy và ăn được thức ăn cứng ngay, mặc dù vẫn bú. Số con đẻ ra từ 1 đến 6 và trung bình là 3, kỷ lục là 17 con.

Con đực 3-5 tuần đã đạt tuổi thành dục, con cái có thể thụ thai ngay ở tuổi 4 tuần và có thể nuôi con trước khi trưởng thành. Con cái có thể chửa lại sau khi đẻ 6-48 giờ.

Cỏ là thức ăn tự nhiên của chồn nhung. Răng hàm của chúng thích hợp để ăn các loại cỏ và lớn liên tục trong cả đời của chồn.

Chồn nhung đen ở Việt Nam

Trước năm 2000, một tiến sĩ ở nước ta sang thăm Peru và nhận thấy người dân nước này nuôi chồn nhung đại trà. Có tới 10% lượng thịt cung cấp cho người dân Peru, Ecuador… từ loài này. Vị tiến sĩ này đã kiến nghị lãnh đạo nước ta nhập về nghiên cứu.

Khoảng 2003, một số thành viên Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sang Quảng Tây – Trung Quốc và phát hiện dân ở đây nuôi khá nhiều giống chồn nhung đen. Người Trung Quốc nuôi với mục đích rõ ràng là làm thuốc và lấy lông.

Khoảng năm 2005 nghe nói đã nhập 150 con về nuôi tại Hà Tây, nhưng không thành. Năm 2007, trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép nhập thử nghiệm, tuy nhiên phải tự bỏ kinh phí. Trung tâm này sau đó thôi vì kinh phí eo hẹp và sợ không có thị trường.

Guinea-Pig là món ăn ưa thích của một số nước

Năm 2009, Bộ môn Động vật quý hiếm được giao nhiệm vụ nuôi giống này. Sau hai năm thành công đã được Trung tâm Vùng Thú y vùng 3 cho phép đưa ra nuôi. Thực ra, năm 2007 dân chúng đã nhập lậu từ Trung Quốc về nuôi tại Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bình Phước.

Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Lân Hùng, Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam lại không đánh giá cao con vật gọi là chồn nhung đen. Theo ông, loài vật này đẻ nhiều, dễ nuôi như chuột nên giá trị không cao, ăn không ngon bằng thịt gà, thịt bò.

Do đó, việc nuôi con vật này chỉ nên đặt mục đích là tăng thêm đối tượng chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, chứ không thể làm giàu, hay có ý nghĩa cao xa nào khác. Giá trị của con vật này, theo ông Hùng, chỉ vài chục ngàn đồng, đắt gấp đôi chuột là cùng.

Loài này ở Trung Quốc gọi là hắc thốn. Tên chồn nhung đen là tên do kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Hữu Lộc đặt khi mang về nước. Theo cá nhân ông Hùng thì con vật này giống hệt chuột Cuba.

Một số ý kiến thì cho rằng, con chồn này thực chất là loài chuột lang, chuột đồng cỏ ở vùng Nam Mỹ. Có thể loài vật này có hình thái giống chuột, nhưng không phải chuột. Một số người cho rằng, dù không thể coi vượn là người, nhưng cũng không thể tùy tiện gọi vượn là con lợn.

Liệu con vật Guine Pig (người Nam Mỹ gọi là lợn Guine) có thể gọi là con chồn, thuộc họ nhà chồn? Điều này cần sự tranh luận, nghiên cứu, xác định rõ của các nhà khoa học.

Kỹ thuật nuôi chồn nhung đen

Chồn nhung đen là loài vật được nhân giống từ chồn hoang dã, đã được thuần hóa ở vùng Nam Mỹ. Các nước ở Đông Phi, Châu Á như: Nigeria, Cameroon, Philippines, Trung Quốc… đã thuần hóa thành công và phát triển nuôi loài vật này nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm.
Ở Việt Nam, chồn nhung đen được Viện chăn nuôi Việt Nam đưa về nuôi thử nghiệm từ năm 2005 và kết luận là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, môi trường tại nước ta.

Chồn nhung đen loài cho thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng đạm trong thịt chồn nhung đen chiếm tới 91.7%, cao gấp 4.3 lần thịt gà , 4.6 lần thịt bò, 5.5 lần thịt lợn…Ngoài ra, trong thịt còn chứa các loại axit amin, các nguyên tố vi lượng mà cơ thể con người rất dễ hấp thu. Chính vì vậy, chồn nhung đen trở thành thứ đặc sản trong cẩm nang các bài thuốc quý và là một loại thực phẩm bổ dưỡng.

Hiện tại, giá bán chồn nhung đen thương phẩm trên thị trường dao động từ 350 – 400 nghìn đồng/ kg. Với giá bán như vậy thì theo tính toán, người nuôi có thể thu lãi khoảng 240 – 280 nghìn đồng trên 1 kg.

Chuẩn bị chuồng trại

– Chuồng nuôi chồn nhung đen tránh để ánh sáng trực tiếp chiều vào. Chuồng nuôi có thể một tầng hoặc nhiều tầng.

– Kích thước chuồng nuôi thích hợp nhất là rộng 60cm, cao 40cm, dài 90 cm. Chuồng được kê cao hơn mặt đất từ 40 – 50cm để thoáng mát và thuận tiện cho việc dọn vệ sinh chuồng trại. Với kích thước này, bà con có thể nuôi nhốt từ 5 -7 chồn thịt và 3-4 chồn sinh sản.

– Ở các ô chuồng nuôi chồn đang mang thai, bà con nên đặt những tấm xốp ở giữa ô chuồng của chồn cái và chồn đực để tránh chúng thấy nhau rồi cắn nhau.

– Vật liệu: tre, lưới mắt cáo inox.. Nhưng chú ý đáy chuồng nên làm bằng lưới mắt cáo inox để phân chồn dễ lọt xuống đất, không gây mất vệ sinh trong chuồng nuôi. Chi phí mỗi ô chuồng làm bằng inox khoảng 50-60 nghìn đồng.

– Chồn con mới sinh chủ yếu bị gây hại bởi chuột, nên khi làm chuồng cần chú ý làm kín thành chuồng, đồng thời thường xuyên kiểm tra vào ban ngày, ban đêm cần đậy chuồng lại bằng nắp để hạn chế sự phá hoại của chuột.

– Trước khi đưa chồn vào nuôi thì chuồng trại cần được xử lý sạch mầm bệnh như phun thuốc diệt trùng hoặc quét vôi quanh chuồng.

Chọn giống

– Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc gây giống từ đàn gốc, người nuôi cần phải chú ý chọn con chồn có nhiều ưu thế làm con giống: mắt sáng, lông mịn, tư chi phát triển đều, khỏe mạnh, không bị dị tật. Con giống chọn mua tốt nhất ở 2 tháng tuổi.

– Khi bắt chồn giống về cần xác định và nhốt riêng con đực và con cái. Đến khi chồn thành thục mới cho giao phối. .

– Để tránh hiện tượng đồng huyết thì khi bắt giống, người nuôi nên chọn bắt với tỷ lệ 1 đực – 1 cái hoặc 1 đực – 2 cái.

Thức ăn

– Cũng giống như các loài khác thuộc bộ gặm nhấm, thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có thể là thức ăn xanh, thức ăn tinh, hoặc có thể là phế phụ phẩm… Vì vậy, tùy điều kiện chăn nuôi mà mỗi nơi có thể áp dụng các khẩu phần ăn phù hợp với điều kiện thực tế.

– Tại khu chăn nuôi của HTX Đường lâm, thức ăn cho chồn nhung đen cũng là những loại thường gặp ở vùng nông thôn: cỏ voi, rau muống( cho ăn tự do) và 20g ngô nghiền/ con.

Các loại thức ăn nuôi chồn nhung đen

– Cho chồn ăn 2 lần mỗi ngày. Lần một vào khoảng 8h sáng và lần 2 là từ 5 – 6h tối.

Giao phối

– Chồn nhung đen là loài đã được thuần hóa để phục vụ mục đích chăn nuôi nên khi đưa vào nuôi nhốt, chồn sinh sản tương đối đơn giản chứ không khó khăn như các loài động vật hoang dã khác.

– Thời gian tiến hành phối giống: con cái: 3-4 tháng tuổi, con đực,: 5-6 tháng. Khi con cái có biểu hiện động dục, cần bắt con đực và con cái ở một ô chuồng riêng. Chúng giao phối trong đêm, sáng hôm sau, người nuôi bỏ con đực ra.

– Để biết con cái thụ thai hay chưa, sau hôm đầu để con cái và con đực giao phối, người nuôi lại thả thêm một tối nữa, nếu con cái chịu đực thì tức là nó chưa được thụ tinh hoặc thụ rồi nhưng chưa đủ. Còn nếu con cái không chịu đực thì tức là thụ tinh rồi.

Nuôi chồn mẹ mang thai và đẻ con

– Khi được thụ tinh, chồn cái sẽ mang thai trong khoảng từ 60 -65 ngày. Trung bình nó sẽ sinh từ 4 – 6 lứa một năm, mỗi lứa được từ 3-6 con nên hiệu suất sinh sản cao, khả năng nhân đàn nhanh chóng.

– Khi chồn mang thai, cần được nhốt ở một ô chuồng riêng để được yên tĩnh. Người nuôi cũng cần phải bổ sung thức ăn giàu chất đạm như bột cá, bột thịt, bột đậu tương cho chồn.

– Chồn nhung con khi mới được sinh ra, sau khoảng 3h là có thể chạy nhảy được. Trọng lượng trung bình của chồn mới sinh là khoảng 80 – 100g, tuy nhiên con số này được tăng lên rất nhanh.

Chồn con có thể được nuôi ghép với nhau khi tách mẹ để chúng hoạt động nhiều hơn, ăn khỏe hơn.

– Trong quá trình chăm sóc, cần bổ sung thêm bột đậu tương để chồn con phát triển nhanh. Đồng thời vẫn phải lưu ý kiểm tra nguồn thức ăn, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để phòng bệnh ngay từ đầu.

Vệ sinh – phòng bệnh

– Chồn nhung đen chủ yếu mắc bệnh chấy rận và đi ngoài. Khi gặp bệnh thì chữa bằng thuốc đặc trị.

– Để phòng bệnh cho chồn, cần dọn dẹp, khử trùng trước khi nuôi, vệ sinh hàng ngày, dọn phân và thức ăn thừa của chồn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*