
Đặng Vũ Minh

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nhiệm kỳ 1994 – 2008
Tiền nhiệm Nguyễn Văn Hiệu
Kế nhiệm Châu Văn Minh
Thông tin chung
Sinh 9 tháng 11, 1946 (73 tuổi)
Giáo sư Đặng Vũ Minh (11 tháng 9 năm 1946) là một Nhà Hóa học Việt Nam, Tiến sĩ Khoa học, Viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Ông nguyên là Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam.
Tiểu sử
- Sinh ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Nam Định.
- Ông quê ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là con trai Giáo sư, Bác sĩ Đặng Vũ Hỷ và Bà Phạm Thị Thức; cháu ngoại của Cụ Phạm Quỳnh nguyên Thượng thư Bộ Học và Bộ Lại trong Triều Nhà Vua Bảo Đại.
- Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Mat-xcơ-va (Liên Xô) năm 1968 và về nước làm Nghiên cứu viên tại Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
- Ông bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 1978 và Luận án Tiến sĩ Khoa học năm 1984 tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
- Từ năm 1988 đến 1992, ông làm Phó Viện trưởng Viện Vật lý.
- Từ năm 1992 đến 2002, ông làm Viện trưởng Viện Hoá học (1992-2002).
- Từ năm 1994 đến 2004, ông làm Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
- Từ năm 2004 đến 2007, ông là Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Năm 1996, tại Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và được tái bầu tại Đại hội IX và X vào năm 2001 và 2006.
- Năm 2007, ông được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa XII và được Quốc hội bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam.
- Năm 1991, ông được phong chức danh Giáo sư. Năm 1999, ông được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga(RAN và RAEN).
- Ông còn là Viện trưởng đầu tiên của Viện Công nghệ Vũ trụ, Chủ tịch Hội Phân tích Hoá – Lý – Sinh Việt Nam và Tổng Biên tập Tạp chí Phân tích Hoá – Lý – Sinh.
- Tháng 5 năm 2010, ông được bầu vào vị trí Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Công trình Khoa học
“Sản phẩm phân hạch của các nguyên tố siêu u-ran trong vũ trụ” do Nhà xuất bản Nauka xuất bản bằng tiếng Nga tại Mat-xcơ-va năm 1984.
Gia đình
Ông là con trai của Cố Giáo sư, Bác sĩ Đặng Vũ Hỷ với bà Phạm Thị Thức con gái của Thượng thư Phạm Quỳnh.
Danh hiệu
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất; Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; Giải thưởng Nhà nước về khoa học và Công nghệ năm 2005 (cùng với 4 đồng tác giả).
Lê Văn Thới
Sinh 3 tháng 9, 1917
Tây Ninh, Việt Nam
Mất 31 tháng 7, 1983 (65 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam
Nổi tiếng vì Hóa học hữu cơ
Con cái Lê Thị Thu Vân
Lê Văn Thới là giáo sư Hóa học của Việt Nam, ông nổi tiếng với Tủ sách khoa học mang tên ông. Ông là người đề ra bộ nguyên tắc soạn thảo danh từ khoa học chuyên môn ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Thân thế
Giáo sư Lê Văn Thới sinh ngày 3 tháng 9 năm 1917 tại Thạnh Phước, Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Ông học trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký và được học bổng đi Pháp du học. Năm 1942 đậu Cử nhân Giáo Khoa Lý Hóa. Năm 1943 đậu hạng nhất Kỹ sư Hóa học và Cao học Hóa Ứng dụng và Sinh hóa. Năm 1947 đậu Tiến sĩ Quốc gia hạng Tối Danh dự với lởi khen của ban giám khảo.
Từ năm 1947 đến năm 1956, ông là Trưởng ban khảo cứu cây thông của Viện Ðại học Bordeaux, Pháp. Năm 1956 đến năm 1958, ông làm Trưởng phòng Khảo cứu Sinh học, Sở khai thác Thuốc lá và Diêm quẹt, Paris, Pháp.
Từ năm 1958 đến năm 1975, ông về làm Khoa trưởng Khoa học Đại học đường Saigon, Trưởng ban Hóa học, Viện trưởng Viện Đại học Saigon, Tổng cục Trưởng Nguyên tử lực Cuộc, Chủ tịch Uy ban Khảo cứu Khoa học, Giám đốc Tủ sách Khoa học.
Ông đặc biệt quan tâm đến việc đặt nền móng cho hệ thống thuật ngữ Việt Nam, tiếp tục công trình mà Hoàng Xuân Hãn đã khởi sự từ năm 1939. Từ năm 1970, ông cùng các đồng nghiệp gây dựng nên Ủy ban Soạn thảo Danh từ Chuyên môn, đề ra nguyên tắc soạn thảo thuật ngữ chuyên môn. Dù bận việc đến đâu, ông cũng vẫn đến chủ trì buổi họp của Ủy ban Danh từ vào mỗi sáng thứ Bảy tại Bộ Giáo dục Sài Gòn.
Năm 1975 – 1983, ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Giáo sư Đại học Tổng hợp Tp HCM (Đại học Khoa học Tự nhiên), Chủ tịch Hội Trí thức Yêu nước (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Tp HCM), Thành viên Hội đồng Thuật ngữ Khoa học Bộ Giáo dục.
Ông mất ngày 31 tháng 7 năm 1983 tại Sài Gòn.
Công trình nghiên cứu
STT | Tên sách | Năm | Xuất bản | Mô tả | Ngôn ngữ |
---|---|---|---|---|---|
5 | Nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên khoa | 1970 | Trung tâm Học liệu, Sài Gòn | Tiếng Việt | |
4 | Hóa học Lập thể hữu cơ | 1974 | Trung tâm Học liệu, Sài Gòn | Quyển 1 (Quyển 2 chưa in) | Tiếng Việt |
3 | Les Diterpenes Tricycliques | chưa in | Tiếng Pháp | ||
2 | Danh pháp Hóa học hữu cơ | 1972 | Khoa học Đại học đường,Sài Gòn | Tiếng Việt | |
1 | Hóa học hữu cơ và cơ cấu | 1974 | Khoa học Đại học đường, Sài Gòn | Tiếng Việt |
Phan Lương Cầm

Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội
Nhiệm kỳ 1965 – 2008
Vị trí Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nhiệm kỳ 1996 – 2008
Chủ tịch Hội Khoa học – Kỹ thuật
Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại
Việt Nam
Nhiệm kỳ 1996 – 2005
Thông tin chung
Sinh 5 tháng 3, 1943 (76 tuổi)
Thừa Thiên Huế
Chồng Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt
Giáo sư – Tiến sĩ Phan Lương Cầm là nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực Điện hóa – Ăn mòn kim loại của Việt Nam, phu nhân của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt.
Tiểu sử và đóng góp cho khoa học
Bà Phan Lương Cầm sinh ngày 5 tháng 3 năm 1943 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.
Bà là giảng viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ năm 1965. Năm 1968, bà được Nhà nước cử đi làm nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Liên Xô. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về chuyên ngành Điện hóa – Ăn mòn kim loại, đầu năm 1973 bà về nước và tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trong hơn bốn thập kỷ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Giáo sư – Tiến sĩ Phan Lương Cầm đã đào tạo rất nhiều khóa sinh viên, thạc sĩ và tiến sĩ, và chủ trì nhiều công trình khoa học có ý nghĩa, trong đó có nhiều đề tài và dự án khoa học cấp Nhà nước, đề tài hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học (đề tài “Ăn mòn VH-8” hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan năm 1980). Bà cũng là tác giả của bằng phát minh sáng chế, bằng giải pháp hữu ích.
Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu, bà còn là người sáng lập và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – từ năm 1996 cho đến năm 2008 khi bà nghỉ hưu.
Bà Phan Lương Cầm là nữ giáo sư – tiến sĩ đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà là một trong những người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học – Kỹ thuật Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại Việt Nam (bà hiện là Chủ tịch danh dự Hội) . Đó là lần đầu tiên một Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam có một nữ chủ tịch. Bà còn là Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu và Ăn mòn châu Á – Thái Bình Dương nhiệm kỳ 1999-2001, Chủ tịch Hội nghị Quốc tế Ăn mòn châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 11 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 [5] và là Ủy viên Ban Cố vấn quốc tế của nhiều Hội nghị Quốc tế Ăn mòn châu Á – Thái Bình Dương khác.
Công tác xã hội
Ngoài công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trong hơn 30 năm qua, Giáo sư – Tiến sĩ Phan Lương Cầm đã tích cực tham gia công tác xã hội – từ thiện. Hiện nay, bà vẫn tiếp tục tham gia công tác từ thiện, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, như giúp đỡ những sinh viên nghèo thi đậu đại học nhưng không có điều kiện đến trường . Ngoài việc ủng hộ học bổng, Giáo sư còn nhận hỗ trợ và giúp đỡ một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong suốt các năm học.
Tặng thưởng
Bà Phan Lương Cầm được nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 1995, Huân chương Lao động và nhiều huy chương, bằng khen vì những cống hiến của bà trong sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp khoa học-công nghệ, sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ và bảo trợ trẻ em.
Hai nhà khoa học Việt Nam vào top 100 châu Á
Danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018 có tên GS Phan Thanh Sơn Nam và PGS Nguyễn Sum.
Theo công bố mới đây của tạp chí Nhà khoa học châu Á, GS Phan Thanh Sơn Nam (Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM) và PGS Nguyễn Sum (Đại học Quy Nhơn) có tên trong danh sách 100 nhà khoa học châu Á năm 2018.
Danh sách gồm những người có đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực khác nhau, từ thăm dò không gian đến sinh học. Họ đều là những người đã giành giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế năm 2017.
Ban tổ chức hy vọng danh sách này sẽ truyền cảm hứng cho các nhà khoa học trẻ ở châu Á hướng tới thành công.

PGS Nguyễn Sum, 57 tuổi, nhà Toán học và GS Phan Thanh Sơn Nam, 40 tuổi, nhà Hóa học, đã đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017 vì những cống hiến trong lĩnh vực của mình.
Cụ thể, PGS Nguyễn Sum đã nghiên cứu giả thuyết “hit problem” – bài toán mở rất khó chưa có lời giải trọn vẹn trong lĩnh vực Topo Đại số do nhà toán học người Mỹ Frank Peterson đề xuất cách đây hơn 30 năm.
Đặc biệt, công trình một tác giả thực hiện. Kết quả này được công bố trên tạp chí Advances in Mathematics năm 2010.
Trong khi đó, GS Phan Thanh Sơn Nam là tác giả chính của công trình khoa học xuất sắc về chất xúc tác trong lĩnh vực Hóa học kỹ thuật.
Công trình đã nghiên cứu ứng dụng vật liệu khung hữu cơ – kim loại (MOFs) làm chất xúc tác cho các ứng dụng tổng hợp các hợp chất hữu cơ propargylamine.
Đặc biệt, công trình đã phát hiện chuyển hóa của N-methilaniline chưa từng được công bố. Đây là công trình khoa học được thực hiện hoàn toàn ở Việt Nam, do 5 tác giả là người trong nước, hoàn toàn không có yếu tố nước ngoài.
Bài báo khoa học mang lại giải thưởng được các nhà chuyên môn trên thế giới rất quan tâm, được trích dẫn 21 lần.
GS Phan Thanh Sơn Nam lãnh đạo nhóm nghiên cứu ở ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố được 48 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế ISI theo hướng nghiên cứu trên.
Năm ngoái, PGS Lê Thị Kim Phụng (Đại học Bách khoa TP.HCM) là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách. Đây là năm thứ ba tạp chí Nhà khoa học châu Á công bố danh sách trên.
Để lại một phản hồi