25 Đề thi vật lý giữa kì 2 lớp 7

5/5 - (1 bình chọn)

Đề 1 thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 7

Câu 1. (1 điểm) Có mấy loại điện tích là những loại nào? Các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào?

Câu 2. (2 điểm)

a) Chất dẫn điện là gì? Cho 3 ví dụ?

b) Chất cách điện là gì? Cho 3 ví dụ?

Câu 3. (1 điểm) Đổi các đơn vị sau:

a) 0,25A =…….mA;

b) 125mA =……A

Câu 4. (3 điểm)

a) Kể tên các tác dụng của dòng điện? Mỗi tác dụng cho ví dụ minh họa.

b) Nêu một số ứng dụng về tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 5. (2,5 điểm) Vẽ mạch điện gốm 1 nguồn, 1 khóa K, 1 bóng đèn và 1 ampe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn. Chỉ rõ chiều dòng điện trên mạch điện

Câu 6. (0,5 điểm) Hãy giải thích tại sao trên các mép cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi sau lâu ngày sử dụng?

Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Vật lý

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1điểm)

– Có hai loại điện tích đó là điện tích dương (+) và điện tích âm (-)

0,5

– Các vật nhiễm cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau

0,5

Câu 2

(2 điểm)

a, Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

Ví dụ; đồng, nhôm, sắt…

1

b, Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Ví dụ: sứ, cao su, nhựa…

1

Câu 3

(1 điểm)

a) 0,25A = 250 mA

0,5

b) 125mA = 0,125A

0,5

Câu 4

(3 điểm)

a) Nêu được 5 tác dụng và lấy được ví dụ

2

b) Tác dụng nhiệt của dòng điện dùng để chế tạo bàn là, mỏ hàn, bếp điện…

1

Câu 5

(2,5điểm)

Vẽ được sơ đồ mạch điện

2

Chỉ đúng chiều dòng điện trên sơ đồ

0,5

Câu 6

(0,5 điểm)

– Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện nên nó sẽ hút bụi trong không khí. Lâu ngày thì lớp bụi này nhiều dần đặc biệt là mép cách quạt.

 

Đề 2 thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 7

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÝ LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM. (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau

Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật

A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

B. Có khả năng hút các vật khác.

C. Có khả năng đẩy các vật khác.

D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;

B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.

C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.

Câu 4. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là

A. Thanh gỗ khô

B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựa

D. Thanh thuỷ tinh

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào.

Câu 6. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là

B. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 7. Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa?

Câu 8. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi?

Câu 9. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý 7

I. TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

D

B

A

B

II. TỰ LUẬN: 7,0 điểm

Câu 7: (3,0 điểm)

– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện thường được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện, ví dụ; đồng, nhôm, sắt…

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện, ví dụ: sứ, cao su…

Câu 8. (2,0 điểm)

Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi

Câu 9. (2,0 điểm)

Vẽ đúng sơ đồ mạch điện

– Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ

Đề 3 thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 7

PHÒNG GD&ĐT CƯM’GAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÝ LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (2,0 điểm)

a/ Dòng điện là gì?

b/ Nêu hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 2: (1,5 điểm)

Giải thích vì sao quạt điện quay, gió thổi mạnh, sau một thời gian lại có những hạt bụi bám vào cánh quạt, nhất là ở mép cánh?

Câu 3: (1,0 điểm)

Em hãy nêu một vài biện pháp an toàn điện mà em đã được học?

Câu 4: (2,0 điểm)

Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 5 (1,5 điểm)

Cho mạch điện gồm hai pin mắc nối tiếp với một bóng đèn, một công tắc đóng và các dây dẫn điện.

a/ Vẽ sơ đồ cho mạch điện trên.

b/ Dùng mũi tên xác định chiều dòng điện trong sơ đồ trên mạch điện trên.

Câu 6 (2,0 điểm)

Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7

Câu 1

a/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

b/ Hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện: Bàn ủi điện, nồi cơm điện.

Câu 2

Cánh quạt quay cọ xát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, cánh quạt hút các hạt bụi gần đó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất, bám bụi nhiều nhất.

Câu 3

Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Câu 4

  • Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
  • Chất dẫn điẹn là: Đồng, nhôm…
  • Chất cách điện là: Nhựa, cao su…

Câu 5

a/ Vẽ đúng sơ đồ.

b/ Xác định đúng chiều dòng điện trong sơ đồ.

Câu 6

  • Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
  • Có hai loại ngồn điện, đó là: Nguồn điện một chiều và ngồn điện xoay chiền

Đề 4 thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 7

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI
ĐỀ THI GIỮA HK2 
MÔN: VẬT LÝ LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1/ Dòng điện có mấy tác dụng, kể tên? (1,0 điểm)

Câu 2/ Hai quả cầu nhựa cùng kích thước nhiễm điện cùng loại để gần nhau có hiện tượng gì? (1,0 điểm)

Câu 3/ Hãy kể tên ba thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy? (1,0 điểm)

Câu 4/ Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa mà không làm bằng nhôm? (1,0 điểm)

Câu 5/ Vì sao kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa? (1,0 điểm)

Câu 6/ Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Cho ví dụ? (2,0 điểm)

Câu 7/ (3,0 điểm) Vẽ sơ đồ và chiều dòng điện của mạch điện gồm:

– Nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp)

– 1 bóng đèn

– 1 khóa K đóng

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7

Câu 1: Dòng điện có 5 tác dụng: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý.

Câu 2: Đẩy nhau

Câu 3: Đèn xe máy, ….

Câu 4: Nhựa là chất cách điện, đảm bảo an toàn điện.

Câu 5: Cao su và nhựa là chất cách điện. Đảm bảo khi sửa chữa điện, dòng điện không truyền sang người.

Câu 6

  • Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Ví dụ: Đồng, vàng, sắt
  • Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Ví dụ: Gỗ khô, mủ, cao su

Câu 7. Sơ đồ

Đề 5 thi giữa kì 2 môn Vật lý lớp 7

PHÒNG GD VÀ ĐT TAM ĐẢO
TRƯỜNG THCS BỒ LÝ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HKII)
MÔN: VẬT LÝ 7
Năm học: 2015 – 2016
Thời gian: 45 phút (ngày 14 tháng 3 năm 2016)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng:

Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật:

  1. Có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác
  2. Có khả năng hút các vật nhẹ khác
  3. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác
  4. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác

Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng?

  1. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau
  2. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau
  3. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)
  4. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau

Câu 3. Dòng điện là:

  1. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng
  2. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
  3. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng
  4. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển

Câu 4. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là:

Câu 5. Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì:

  1. Đẩy nhau
  2. Hút nhau
  3. Không đẩy; không hút
  4. Có lúc đẩy; lúc hút

Câu 6. Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

  1. Một quả pin còn mới đặt riêng trên bàn
  2. Một mảnh nilon đã được cọ sát mạnh
  3. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua
  4. Cả A, B, C

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

  1. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin
  2. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin
  3. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại
  4. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào

Câu 8. Trong các vật dưới đây, vật cách điện là:

  1. Một đoạn dây thép
  2. Một đoạn dây nhôm
  3. Một đoạn dây nhựa
  4. Một đoạn ruột bút chì

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 9. Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải?

Câu 10. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bóng đèn; 1 công tắc K; 1pin; dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện quy ước khi K đóng. Nếu đổi cực của pin thì đèn có sáng không, chiều dòng điện khi đó như thế nào?

Câu 11. Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có chung tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích?

Câu 12. Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Chọn đúng đáp án mỗi câu được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

B

B

A

D

A

C

II. TỰ LUẬN. (6,0 điểm)

Câu 9 (1,0 điểm)

Càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải bụi vải là do vải bông khô cọ xát vào màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi nên đã làm cho chúng bị nhiễm điện

Câu 10 (3,0 điểm)

Vẽ đúng sơ đồ mạch điện (1,0 điểm)

Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ (1,0 điểm)

Nếu đổi cục của pin thì đèn sáng bình thường và dòng điện có chiều ngược lại (1,0 điểm)

Câu 11 (2,0 điểm)

Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

Ví dụ tác dụng có ích: nồi cơm điện, bàn là…

Ví dụ tác dụng vô ích: máy bơm nước, máy quạt..

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 6 kiểm tra Giữa học kì 2

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo ròng rọc. Giải thích vì sao?

A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát

B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát

C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên

D. Do cọ xát mạnh

Câu 2. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì:

A. Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen

B. Chúng đẩy nhau

C. Chúng hút nhau

D. Chúng vừa hút vừa đẩy

Câu 3. Chọn câu trả lời sai

Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt electron

B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử; các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân

C. Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hòa về điện

D. Nguyên tử có thể có nhiều hạt nhân và nhiều hạt electron

Câu 4. Có 4 vật a, b,c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. Vật b và c có điện tích cùng dấu

B. Vật a và c có điện tích cùng dấu

C. Vật b và d có điện tích cùng dấu

D. Vật a và d có điện tích trái dấu

Câu 5. Chọn câu trả lời sai

Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi:

A. Có dòng điện chạy qua chúng

B. Có các hạt mang điện chạy qua

C. Có dòng các electron chạy qua

D. Chúng bị nhiễm điện

Câu 6. Dòng điện là:

A. Dòng các điện tích chuyển động có hướng

B. Dòng các điện tích dương hoặc điện tích âm chuyển động có hướng

C. Dòng các điện tích dương và điện tích âm chuyển động có hướng

D. Các câu trên đều đúng

Câu 7. Vật dẫn điện là vật:

A. Có khả năng cho dòng điện đi qua

B. Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua

C. Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua

D. Các câu A, B, C đều đúng

Câu 8. Chọn câu phát biểu sai

Sơ đồ mạch điện có tác dụng

A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu

B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện

C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế

D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch

Câu 9. Giải thích về hoạt động của cầu chì

A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện

B. Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp

C. Dòng điện chạy qua gây tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (327oC) thì dây chì đứt; dòng điện bị ngắt

D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì bị đứt

Câu 10. Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:

Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là hai …………

A. Cực dương và âm

B. Cực bắc và nam

C. Cực từ, quy ước gọi là cực bắc từ và cực nam từ

D. Đầu nam châm

Câu 11. Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể:

A. Gây ra các vết bỏng

B. Làm tim ngừng đập

C. Thần kinh bị tê liệt

D. Cả A, B và C

Câu 12. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây?

A. Các vụn giấy       B. Các vụn sắt

C. Các vụn đồng       D. Các vụn nhôm

Câu 13. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?

A. Dương

B. Không nhiễm điện

C. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương

D. Vừa điện dương, vừa điện âm

Câu 14. Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilon đã được cọ xát

B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động

C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn

D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào

Câu 15. Các vật nào sau đây là vật cách điện:

A. Thủy tinh, cao su, gỗ

B. Sắt, đồng, nhôm

C. Nước muối, nước chanh

D. Vàng, bạc

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng

D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng

Câu 17. Hãy viết đầy đủ câu kết luận dưới đây.

Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị ……………

A. Đốt nóng và phát sáng       B. Mềm ra và cong đi

C. Nóng lên       D. Đổi màu

Câu 18. Nam châm điện có thể hút:

A. Các vụn giấy      B. Các vụn sắt

C. Các vụn nhôm       D. Các vụn nhựa xốp

Câu 19. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Những điều nào sau đây là nguyên nhân?

A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng

B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt

C. Chưa đóng công tắc của mạch

D. Bất kì điều nào ở A, B, C

Câu 20. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh

B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin

C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua

D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn A

Trong sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do ma sát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện

Câu 2. Chọn C

Thủy tinh nhiễm điện dương, còn mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm vậy khi đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau

Câu 3. Chọn D

Nguyên tử chỉ có một hạt nhân và các hạt electron quay quanh. Vậy câu D là sai

Câu 4. Chọn B

Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì a ngược dấu với b và cùng dấu với c và d. Vậy trong các kết luận trên chỉ có B là đúng

Câu 5. Chọn D

Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua chúng, vậy cả A, B, C đều đúng. Chỉ có D là sai vì các dụng cụ trên không thể hoạt động khi chúng nhiễm điện

Câu 6. Chọn D

Định nghĩa dòng điện như A, B, C đều đúng. Vậy ta chọn D

Câu 7. Chọn D

Định nghĩa vật dẫn điện như A, B, C đều đúng. Vậy ta chọn D

Câu 8. Chọn D

Sơ đồ mạch điện có tác dụng như A, B, C đều đúng, chỉ có D là sai vì nó không thể giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch

Câu 9. Chọn C

Giải thích về hoạt động của cầu chì là: Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (327oC) thì dây chì đứt; dòng điện bị ngắt

Câu 10. Chọn C

Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là hai cực từ, quy ước gọi là cực bắc từ và cực nam từ

Câu 11. Chọn D

Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể gây ra tất cả các tác dụng A, B, C đã nêu. Vậy câu đúng là D

Câu 12. Chọn B

Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vụn sắt, vì khi đó các vụn sắt bị nhiễm từ, trở thành các nam châm nhỏ nên bị hút

Câu 13. Chọn C

Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương vậy miếng lụa nhiễm điện âm

Câu 14. Chọn B

Trong các dụng cụ đã cho chỉ có máy tính bỏ túi đang hoạt động là có dòng điện đang chạy trong vật

Câu 15. Chọn A

Thủy tinh, cao su, gỗ là vậ cách điện

Câu 16. Chọn B

Phát biểu đúng nhất: Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Câu 17. Chọn C

Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị nóng lên

Câu 18. Chọn B

Trong các vật liệu đã nêu nam châm điện chỉ có thể hút các vụn sắt

Câu 19. Chọn D

Những điều A, B, C đều có thể là nguyên nhân của bóng đèn không sáng. Vậy câu đúng là D

Câu 20. Chọn C

Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua luôn tạo ra từ trường nên có thể gây ra tác dụng từ. Vậy câu C là đúng

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 7 kiểm tra Giữa học kì 2

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:

A. Trong bút đã có điện

B. Ngón tay chạm vào đầu bút

C. Mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát

D. Mảnh tôn nhiễm điện

Câu 2. Trong hình vẽ nào sau đây, các quả cầu đã bị nhiễm điện?

A. 1 và 2       B. 2 và 3       C. 3 và 1       D. 1, 2, 3

Câu 3. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:

A. Chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương

B. Chưa có sự dịch chuyển qua lại của các electron

C. Mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện

D. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi

Câu 4. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A. Máy bơm nước      B. Nồi cơm điện

C. Quạt điện      D. Máy thu hình (Ti vi)

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là sai?

Vật cách điện là vật

A. Không có khả năng nhiễm điện

B. Không cho dòng điện chạy qua

C. Không cho điện tích chạy qua

D. Không cho electron chạy qua

Câu 6. Chiều dòng điện được quy ước:

A. Cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương

B. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm

C. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt electron

D. A, B, C đều đúng

Câu 7. Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa

A. Cả 5 chất đều cách điện

B. Cả 5 chất đều dẫn điện

C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện

D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện

Câu 8. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường

A. Công tắc      B. Đèn báo của tivi

C. Máy bơm nước chạy điện      D. Dây dẫn điện ở gia đình

Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai?

Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể:

A. Làm các cơ co giật

B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt

C. Làm tim ngừng đập

D. Không có tác dụng gì

Câu 10. Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta lấy thanh thủy tinh đẩy vậ B, hút vật C và hút vật D

Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? Giữa B và C, C và D, B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?

Câu 11. Em hãy giải thích nghịch lí sau đây:

– Càng lau chùi bàn ghế thì càng dễ bám nhiều bụi bẩn

– Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng

Câu 12. Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì sao?

Câu 13. Từ sơ đồ mạch điện, em hãy điền vào bảng sau:

Khóa A Khóa B Khóa C Đ1 Đ2
Đóng Đóng Đóng    
Đóng Sáng      
Đóng Đóng Tối    
Đóng Đóng Tối    

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Chọn C

Bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì khi đó mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát, điện tích truyền qua mảnh nhôm vào bút thử điện

Câu 2. Chọn B

Trong hình vẽ 2 và 3, các quả cầu đã bị nhiễm điện nên đẩy (Hình 2) và hút nhau (Hình 3)

Câu 3. Chọn D

Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích vì chúng đều tạo bởi các nguyên tử mà mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm

Câu 4. Chọn B

Tác dụng nhiệt của dòng điện trong nồi cơm điện là có lợi

Câu 5. Chọn A

Vật cách điện là vật không cho điện tích chạy qua. Chứ không phải là không có khả năng nhiễm điện, vậy câu sai là A

Câu 6. Chọn D

Chiều dòng điện được quy ước là cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương và ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm

Câu 7. Chọn D

Sứ, vải khô và thước nhựa là vật cách điện

Câu 8. Chọn B

Dòng điện có tascdungj phát sáng khi chạy qua đèn báo của tivi, khi chúng họa động bình thường

Câu 9. Chọn D

Khi dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện có thể gây ra các tác dụng như: Làm các cơ co giật, làm ngạt hở và thần kinh bị tê liệt, làm tim ngừng đập. Vậy câu D là sai

Câu 10. – Thanh thủy tinh nhiễm điện dương

7. B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm

8. B và C hút nhau, C và D đẩy nhau, B và D đẩy nhau

Câu 11. Càng lau chùi bàn ghế, thì bàn ghế càng bị nhiễm điện do ma sát với miếng giẻ. Vì vậy, bàn ghế càng có khả năng hút bụi

Càng chải tóc, tóc bị nhiễm điện do ma sát với lược. Vì vậy, các sợi tóc đẩy lẫn nhau khiến tóc dựng đứng

Câu 12. Trong thước và trong mảnh vải tổng các điện tích âm của các electron có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện

Câu 13. Ta có bảng sau:

Khóa A Khóa B Khóa C Đ1 Đ2
Đóng Đóng Đóng Sáng Sáng
Đóng Đóng Đóng Sáng Sáng
Đóng Đóng Ngắt Tối Tối
Ngắt Đóng Đóng Tối Tối

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 8 kiểm tra Giữa học kì 2

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Câu 2. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:

A. Không hút, không đẩy nhau

B. Hút lẫn nhau

C. Vừa hút vừa đẩy nhau

D. Đẩy nhau

Câu 3. Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì?

A. Hút nhau

B. Đẩy nhau

C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau

D. Không có lực tác dụng

Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin………, cực âm của pin ……

A. Đẩy, hút      B. Đẩy, đẩy

C. Hút, đẩy      D. Hút, hút

Câu 5. Chọn câu phát biểu đúng

Chiều dòng điện là chiều……………

A. Chuyển dời có hướng của các điện tích

B. Dịch chuyển của các electron

C. Từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

D. Từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện

Câu 6. Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương ứng với mạch điện thực tế:

A. 1 và 2       B. 3 và 4       C. 1 và 3       D. 2 và 4

Câu 7. Tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ điện nào sau đây khi nó hoạt động bình thường

A. Quạt điện      B. Máy thu hình (tivi)

C. Nồi cơm điện      D. Dây dẫn điện

Câu 8. Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:

A. Vật trung hòa

B. Vật nhiễm điện dương (+)

C. Vật nhiễm điện âm (-)

D. Không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai

Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa:

A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện

B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện

C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế

D. Giúp các điện tích nhận ra đúng đường di chuyển

Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng họat động bình thường?

A. Bóng đèn bút thử điện      B. Quạt điện

C. Công tắc      D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non

Câu 11. Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?

Câu 12. Dùng một thanh thủy tinh đã được nhiễm điện đưa đến gần quả cầu kim loại treo trên giá. Ta thấy ban đầu quả cầu bị hút về thanh thủy tinh, sau khi quả cầu chạm vào thanh thủy tinh thì nó lại bị đẩy ra. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 13. Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong:

a) 0,1m3 vật dẫn điện

b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0.2mm và chiều dài 10m

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Trái Đất hút được các vật là do tính hấp dẫn của vật chất chứ không phải do bị nhiễm điện, nên kết luận B là sai

Câu 2. Chọn B

Mảnh lụa và mảnh len nhiễm điện trái dấu nên đưa lại gần nhau thì hút lẫn nhau

Câu 3. Chọn A

Hai quả cầu, nhiễm điện khác loại, giữa chúng có tác dụng hút nhau

Câu 4. Chọn C

Điền vào chỗ trống: Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin hút, cực âm của pin đẩy

Câu 5. Chọn C

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

Câu 6. Chọn C

Sơ đồ mạch điện 1 và 3 đều tương ứng với mạch điện thực tế đã cho (lưu ý cực của pin)

Câu 7. Chọn C

Đối với các dụng cụ điện đã nêu tác dụng nhiệt là có ích đối với nồi cơm điện

Câu 8. Chọn B

Một vật trung hòa bị mất bớt electron sẽ trở thành vật nhiễm điện dương

Câu 9. Chọn D

Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện không có tác dụng giúp các điện tích nhận ra đúng đường dịch chuyển. Câu D phát biểu sai

Câu 10. Chọn A

Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bóng đèn bút thử điện khi chúng hoạt động bình thường

Câu 11. Khi xe chạy, do hành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường nên xe được tích điện. Điều này rấ nguy hiểm với các loại xe chở xăng dầu. Vì vậy, người ta thả sợi xích xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữaππ

Câu 12. Sau khi quả cầu chạm vào thanh , mộ số điện tích của thanh di chuyển sang quả cầu khiến thanh và quả cầu nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau

Câu 13. a) 0,1m3 = 0,1.109mm3

Số electron chứa trong thể tích này là: n = 0,1.109.30.109 = 3.1018 (hạt)

b)Thể tích của sợi dây: V = πr2l = π.0,12 10.103 = 314mm3

số electron chứa trong thể tích này: n’ = 314.30.109 = 9,42.1012 (hạt)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 9 kiểm tra Giữa học kì 2

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:Để duy trì dòng điện một cách liên tục ta phải làm gì?

Câu 2. Thế nào là sơ đồ mạch điện? Tác dụng của nó?

Câu 3. Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao đứng gần dây điên có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây

Câu 4. Trong các mạch điện sau đây, mạch điện nào có các bóng đèn đều mắc nối tiếp?

Câu 5. Ở các xe đạp, có gắn thêm đi-na-mô, khi bánh xe quay, đi-na-mô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên, ở một số xe nếu quan sát kĩ ta chỉ thấy có một sợi dây được nối từ đi-na-mô đến bóng đèn. Vì sao vậy?

Câu 6. Hãy sắp xếp các vật sau đây vào các cột dẫn điện hay cách điện:

Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép

Câu 7. Điền vào ô trống:

Vật ………. là vật cho dòng điện đi qua. Vật ………. là vật không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển hướng của các ………. tự do. Bên ngoài nguồn điện, các electron chuyển động trong dây dẫn từ cực ……….sang cực ……….của nguồn. Khi đó có dòng điện đi từ cực ……….sang cực ……….của nguồn.

Câu 8. Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong:

a) 0,25m3 vật dẫn điện

b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0.5mm và chiều dài 4m

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Để duy trì dòng điện mộ cách liên tục, ta dùng nguồn điện

– Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực âm và cực dương

Câu 2. – Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng

Câu 3. Bình thường không khí là môi trường cách điện. Tuy nhiên ở gần các đường dây cao thế thì không khí trở nên dẫn điện. Vì vậy ở gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện sẽ phóng qua không khí đi vào người

Câu 4. Trong các mạch điện có các bóng đèn đều mắc nối tiếp là: 1 và 4

Câu 5. Đi – na – mô là một nguồn điện có hai cực như mọi nguồn điện khác, dây thứ hai là sườn (khung) xe đạp

Câu 6. Vật cách điện: giấy, vải, không khí, thủy tinh, gỗ, cao su

Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép

Câu 7. Điền vào ô trống

Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật cách điện là vậ không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do. Bên ngoài nguồn điện, các electron chuyển động trong dây dẫn từ cực âm sang cực dương của nguồn. Khi đó có dòng điện đi từ cực âm sang cực dương của nguồn

Câu 8. a) 0,25m3 = 0,25.109mm3

Số electron chứa trong thể tích này là: n = 0,25.109.30.109 = 7,5.108 (hạt)

b)Thể tích của sợi dây: V = πr2l = π.(0,5)2 4.103 = 785,4 mm3

số electron chứa trong thể tích này là n’ = 2,36.1013 (hạt)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 10 kiểm tra Giữa học kì 2

Môn: Vật Lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu :Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ

Câu 2. Dòng điện là gì? Trong kim loại bản chất dòng điện là gì? Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?

Câu 3. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phạn cách điện trên dụng cụ đó

Câu 4. Điền vào chỗ trống:

Chiều của dòng điện là chiều ………. qua dây dẫn và các thiết bị điện tới ……….của nguồn điện

Câu 5. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đầu bên kia của bút, vì sao?

Câu 6. Tính chất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện đi qua là có lợi hay có hại? Em hãy nêu các thí dụ để chứng minh lập luận của em

Câu 7. Các electron đi qua một dây dẫn dài 12cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của electron ra mm/s

Câu 8. Hãy viế đầy dủ cho câu nhận xét dưới đây:

Hoạt động của đền điốt dựa vào tác dụng………. của dòng điện

Câu 9. Ở các máy chiếu (projector) thường phải gắn thêm quạt, vì sao?

Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu hì thường được mắc ở đâu? Trên các thiết bị, làm thế nào nhận ra vị trí của cầu chì?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1. Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…

Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…

Câu 2. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

Trong kim loại bản chất dòng điện là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện

Câu 3. + Dụng cụ dùng điện: Bóng đèn điện

+ Bộ phận dẫn điện: dây tóc, đui đèn

+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh

Câu 4. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện

Câu 5. Vì cơ thể người là vật liệu dẫn điện

Câu 6.

+ có lợi nếu biết cách sử dụng làm bếp điện, bàn ủi, máy sấy tóc…

+ có hại nếu ta không kiểm soát được: nhiệt tỏa trên dây dẫn, trong động cơ điện, bóng đèn…

Câu 7. v = 120/600 = 0,2 mm/s

Câu 8. Hoạt động của đèn điốt dựa vào ác dụng phát sáng của dòng điện

Câu 9. Khi đèn chiếu hoạt động vừa phát sáng, vừa tỏa nhiệt nên cần phải có quạt để làm máy mát

Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị cầu chì (máy biến thế, TV…) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 11 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo ròng rọc. Giải thích vì sao?

A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát

B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát

C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên

D. Do cọ xát mạnh

Câu 2. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì:

A. Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen

B. Chúng đẩy nhau

C. Chúng hút nhau

D. Chúng vừa hút vừa đẩy

Câu 3. Chọn câu trả lời sai. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt electron.

B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử; các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.

C. Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

D. Nguyên tử có thể có nhiều hạt nhân và nhiều hạt electron.

Câu 4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. Vật b và c có điện tích cùng dấu

B. Vật a và c có điện tích cùng dấu

C. Vật b và d có điện tích cùng dấu

D. Vật a và d có điện tích trái dấu

Câu 5. Chọn câu phát biểu sai. Sơ đồ mạch điện có tác dụng

A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu

B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện

C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế

D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch

Câu 6. Chất nào sau đây là chất dẫn điện

A. Không khí ở điều kiện bình thường

B. Dây đồng

C. Nước cất

D. Cao su xốp

PHẦN II:  TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1:(2 điểm) Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật sau khi nhiễm điện có những khả năng gì?

Bài 2:(2 điểm) Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu chì thường được mắc ở đâu? Trên các thiết bị, làm thế nào nhận ra vị trí của cầu chì?

Bài 3:(3 điểm) a) Thế nào là chất cách điện? Lấy 3 ví dụ về chất cách điện.

b) Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi lau màn hình ti vi hoặc cửa kính bằng vải bông khô, càng lau ta càng thấy màn hình ti vi hoặc cửa kính bám bụi. Hãy giải thích hiện tượng trên.

———-HẾT———

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.

Trong sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc là vì khi làm việc do ma sát thì ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện

Chọn đáp án A

Câu 2.

Thủy tinh nhiễm điện dương, còn mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm vậy khi đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau

Chọn đáp án C

Câu 3. 

Nguyên tử chỉ có một hạt nhân và các hạt electron quay quanh. Vậy câu D là sai.

Chọn đáp án D

Câu 4. 

Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì a ngược dấu với b và cùng dấu với c và d. Vậy trong các kết luận trên chỉ có B là đúng

Chọn đáp án B

Câu 5. 

Sơ đồ mạch điện có tác dụng như A, B, C đều đúng, chỉ có D là sai vì nó không thể giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch

Chọn đáp án D

Câu 6.

Dây đồng là chất dẫn điện.

Chọn đáp án B

PHẦN II. TỰ LUẬN

Bài 1.Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật sau khi nhiễm điện có những khả năng gì?

Bài 2. 

Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị cầu chì (máy biến thế, TV…) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy

Bài 3. 

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

– VD: nhựa, len, thủy tinh, sứ, …

– Vải khô cọ xát với màn hình ti vi hoặc cửa kính thì bị nhiễm điện. Sau khi bị nhiễm điện chúng có khả năng hút các bụi bẩn xung quanh nên bị bám bụi. Do đó, càng lau thì mặt bàn và cửa kính nhiễm điện càng lớn và càng bám bụi hơn.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 12 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1.Các vật nào sau đây là vật cách điện:

A. Thủy tinh, cao su, gỗ

B. Sắt, đồng, nhôm

C. Nước muối, nước chanh

D. Vàng, bạc

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

C. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng

D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng

Câu 3. Hãy viết đầy đủ câu kết luận dưới đây. Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị 

A. Đốt nóng và phát sáng       

B. Mềm ra và cong đi

C. Nóng lên       

D. Đổi màu

Câu 4. Nam châm điện có thể hút:

A. Các vụn giấy      

B. Các vụn sắt

C. Các vụn nhôm       

D. Các vụn nhựa xốp

Câu 5. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Những điều nào sau đây là nguyên nhân?

A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng

B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt

C. Chưa đóng công tắc của mạch

D. Bất kì điều nào ở A, B, C

Câu 6. Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh

B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin

C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua

D. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn

PHẦN II:  TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm). Trong mỗi hình a, b, c, d, các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích (+ hay -) vào vật chưa ghi dấu?

Câu 2: (1,5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm một nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch.  

Câu 3: (2,5 điểm). Kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh hoạ.

Câu 4: (1,0 điểm). Làm thế nào để biết một chiếc lược nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì?     

———-HẾT———

Đáp án

Câu 1.

Thủy tinh, cao su, gỗ là vật cách điện.

Chọn đáp án A

Câu 2.

Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Chọn đáp án B

Câu 3. 

Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị nóng lên

Chọn đáp án C

Câu 4. 

Trong các vật liệu đã nêu nam châm điện chỉ có thể hút các vụn sắt

Chọn đáp án B

Câu 5.

Những điều A, B, C đều có thể là nguyên nhân của bóng đèn không sáng. 

Chọn đáp án D

Câu 6.

Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua luôn tạo ra từ trường nên có thể gây ra tác dụng từ. 

Chọn đáp án C

PHẦN II. TỰ LUẬN

Bài 1: 

Bài 2.

Bài 3. 

– Tác dụng nhiệt.

VD: Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng.

– Tác dụng phát sáng.

VD: Dòng điện chạy qua chất khí bên trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

– Tác dụng từ.

VD: Dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt non làm cho cuộn dây trở thành nam châm điện.

– Tác dụng hoá học.

VD: Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat làm đồng tách ra khỏi dung dịch và đến bám vào thỏi than nối với cực âm.

– Tác dụng sinh lí.

VD: Dòng điện chạy qua cơ thể người làm cơ co giật ….

Bài 4:

– Đặt lược nhựa gần những vật nhẹ (mẩu giấy vụn, vụn ni lon…) nếu lược hút các vật nhẹ thì lược bị nhiễm điện, nếu không hút thì lược không bị nhiễm điện.

– Để biết lược nhiễm điện gì ta đặt lược nhựa gần một thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương (Thanh nhựa sẫm mầu nhiễm điện âm). Nếu lược bị hút (đẩy) thì nó nhiễm điện âm. Nếu lược bị đẩy (hút) thì lược nhiễm điện dương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 13 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất 

Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật:

A. Có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác

B. Có khả năng hút các vật nhẹ khác

C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác

D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác

Câu 2. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau

B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau khi cọ xát thích hợp đặt gần nhau thì hút nhau

C. Có 2 loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+)

D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau

Câu 3. Dòng điện là:

A. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hướng

B. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

C. Dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng

D. Dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển

Câu 4. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?

A. Dương

B. Không nhiễm điện

C. Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương

D. Vừa điện dương, vừa điện âm

Câu 5. Hai điện tích cùng loại đưa lại gần nhau thì:

A. Đẩy nhau                                                       

B. Hút nhau

C. Không đẩy; không hút                                        

D. Có lúc đẩy; lúc hút

Câu 6. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây?

A. Các vụn giấy       

B. Các vụn sắt

C. Các vụn đồng       

D. Các vụn nhôm

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực dương của pin

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại

D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào

Câu 8. Trong các vật dưới đây, vật cách điện là:

A. Một đoạn dây thép                                    

B. Một đoạn dây nhôm

C. Một đoạn dây nhựa                                   

D. Một đoạn ruột bút chì

PHẦN II:  TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1.(2 điểm) Hãy giải thích tại sao càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải?

Bài 2. (2 điểm) Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều có chung tác dụng gì? Lấy 1 ví dụ về tác dụng đó là có ích, 1 ví dụ về tác dụng đó là vô ích?

Bài 3.(2 điểm)Có 5 vật A; B; C; D; E được nhiễm điện do cọ xát. Biết rằng A hút B; B đẩy C; C hút D và D đẩy E. Biết E mang điện tích âm. Vậy A, B, C, D mang điện tích gì? Vì sao?         

———-HẾT———

Đáp án

Câu 1. 

Vật bị nhiễm điện là vật có khả năng đẩy hoặc hút vật nhẹ khác.

Chọn đáp án A

Câu 2.

Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau nên D sai.

Chọn đáp án D

Câu 3.

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Chọn đáp án B

Câu 4. 

Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Thanh thủy tinh hút miếng lụa nên miếng lụa nhiễm điện âm.

Chọn đáp án C

Câu 5.

Hai điện tích cùng loại khi đưa lại gần nhau sẽ đẩy nhau.

Chọn đáp án A

Câu 6. 

Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này trở thành nam châm điện và có thể hút các vụn sắt.

Chọn đáp án B

Câu 7.

Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua dây dẫn và các vật tiêu thụ điện đến cực âm của pin.

Chọn đáp án A

Câu 8.

Vật cách điện là một đoạn dây nhựa.

Chọn đáp án C

PHẦN II. TỰ LUẬN

Bài 1.

Càng lau nhiều lần màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi bằng khăn bông khô thì màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi càng dính nhiều bụi vải là do vải bông khô cọ xát vào màn hình tivi hay mặt kính, mặt gương soi nên đã làm cho chúng bị nhiễm điện.

Bài 2.

Dòng điện chạy qua các vật dẫn đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

– Ví dụ tác dụng có ích: nồi cơm điện, bàn là… 

– Ví dụ tác dụng vô ích: máy bơm nước, máy quạt…

Bài 3.

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

– D đẩy E, mà E mang điện tích âm (-) nên D mang điện tích âm (-)

– C hút D, mà D mang điện tích âm (-) nên C mang điện tích dương (+)

– B đẩy C, mà C mang điện tích dương (+) nên B mang điện tích dương (+)

– A hút B, mà B mang điện tích dương (+) nên A mang điện tích âm (-)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 14 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất 

Câu 1. Có thể làm cho lược nhựa nhiễm điện bằng cách nào? 

A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô nhẹ nhàng

B. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin

C. Cọ xát lược nhựa vào áo len 

D. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3 phút

Câu 2. Hạt nhân mang điện tích:

A. Dương                     

B. Âm 

C. Cả hai loại diện tích           

D. Không mang điện

Câu 3. Các vật nào sau đây không có các êlectrôn tự do:

A. Dây thép                    

B. Dây đồng

C. Dây nhôm                   

D. Dây nhựa

Câu 4. Vật dẫn điện nóng lên là do:

A. Tác dụng  phát sáng           

B. Tác dụng nhiệt

C. Tác dụng từ                   

D. Tác dụng hóa học

Câu 5.  Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy.      

B. Tủ lạnh.      

C. Bếp lửa.       

D. Acquy.

Câu 6. Chọn câu trả lời sai

Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi

A. có dòng điện chạy qua chúng.

B. có các hạt mang điện chạy qua.

C. có dòng các electron chạy qua.

D. chúng bị nhiễm điện.

Câu 7. Chất dẫn điện là chất

A. có khả năng cho dòng điện đi qua.

B. không có khả năng cho dòng điện đi qua.

C. lúc cho dòng điện chạy qua, lúc không cho dòng điện chạy qua.

D. bị nhiễm điện.

Câu 8. Chiều dòng điện trong một mạch điện là     

A. chiều hướng từ cực âm về phía cực dương của nguồn. 

B. chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các thiết bị tới cực âm.

C. chiều chuyển dịch của các điện tích từ cực âm về cực dương.

D. chiều chuyển dịch của các điện tích từ cực dương về cực âm.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1.(2 điểm) Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện,2 pin mắc nối tiếp, 1 bóng đèn, 1 công tắc (khóa K) đang mở. Vẽ sơ đồ mạch điện trên. 

Bài 2.(1,5 điểm) Có mấy loại điện tích? Nêu tương tác giữa các vật mang điện tích.

Bài 3.(2,5 điểm) a) Thế nào là chất dẫn điện? Lấy 3 ví dụ về chất dẫn điện.

b) Cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian ta thấy có nhiều bụi bẩn bám vào đặc biệt bám nhiều ở mép cánh quạt. Hãy giải thích hiện tượng trên.

———– HẾT ———–

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Ta có thể làm cho lược nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát lược nhựa vào áo len.

Chọn đáp án C

Câu 2.

Hạt nhân mang điện tích dương, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân mang điện tích âm

Chọn đáp án A

Câu 3.

Dây nhựa không có các electron tự do vì dây nhựa không phải là kim loại.

Chọn đáp án D

Câu 4.

Vật dẫn điện nóng lên là do tác dụng nhiệt của dòng điện.

Chọn đáp án B

Câu 5.

Acquy là nguồn điện, quạt máy, tủ lạnh là các thiết bị sử dụng điện.

Chọn đáp án D

Câu 6.

Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua hay nói cách khác là có dòng các electron (các hạt mang điện) chạy qua.

Chọn đáp án D

Câu 7.

Chất dẫn điện là chấtcó khả năng cho dòng điện đi qua.

Chọn đáp án A

Câu 8.

Chiều dòng điện trong một mạch điện là chiều từ cực dương, qua dây dẫn và các thiết bị tới cực âm.

Chọn đáp án B

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Bài 1.

Bài 2.

– Có hai loại điện tích: dương và âm.

– Khi đặt gần nhau:

+  Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

+ Các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau.

Bài 3.

– Chất dẫn điện là chất không cho dòng điện đi qua.

VD: sứ, cao su, thủy tinh, gỗ khô, …

– Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.Sau khi bị nhiễm điện chúng có khả năng hút các bụi bẩn xung quanh nên bị bám bụi.Cánh quạt cọ xát với không khí nhiều nhất nên bị nhiễm điện lớn nhất và bám bụi nhiều nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 15 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất 

Câu 1. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt bị nhiễm điện?

A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở.

B. Áp nhẹ thước nhựa vào thành một bình nước ấm.

C. Chiếu ánh sánh đèn pin vào thước nhựa.

D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng một mảnh vải khô.

Câu 2. Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?

A. Than chì.                                                             

B. Nhựa .

C. Gỗ khô.                                                                 

D. Cao su.

Câu 3.Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

Câu 4. Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?

A. Pin.                                                     

B. Đinamô lắp ở xe đap.

C. Ắc quy.                                              

 D. Bóng đèn điện đang sáng.

Câu 5. Nam châm điện có thể hút:

A. Các vụn giấy      

B. Các vụn sắt

C. Các vụn nhôm       

D. Các vụn nhựa xốp

Câu 6. Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích đối với dụng cụ nào sau đây?

A.  Nồi cơm điện

B.  Ấm điện

C. Quạt điện

D. Tivi.

Câu 7.Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách.

A. Cọ xát vật.                    

B. Nhúng vật vào nước nóng.

C. Cho chạm vào nam châm.       

D. Nhúng vật vào nước lạnh.

Câu 8.Tại sao nói kim loại dẫn điện tốt?

A. Vì trong kim loại có nhiều êlêctrôn tự do.   

B. Vì kim loại là vật liệu đắt tiền

C. Vì kim loại thường có khối lượng riêng lớn  

D. Các lí do A, B, C đều đúng.

PHẦN II:  TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1:(1,5 điểm)Làm thế nào để biết một chiếc lược nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì?     

Bài 2.(2,5 điểm)Kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh hoạ.

Bài 3.(2 điểm) a) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì?

b) Hãy nêu phương pháp mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại. Phải chọn dung dịch nào? Điện cực dương là chất gì? Điện cực âm là vật gì?

———- HẾT ———–

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Để làm nhiễm điện thước dẹt ta cọ xát mạnh thước nhựa bằng một mảnh vải khô.

Chọn đáp án D

Câu 2.

Gỗ, nhựa, cao su đều là chất cách điện, than chì không phải là chất cách điện.

Chọn đáp án A

Câu 3.

Chiều quy ước của dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn điện, qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn.

Chọn đáp án B

Câu 4.

Bóng đèn điện đang sáng là thiết bị sử dụng điện, không phải là nguồn điện.

Chọn đáp án D

Câu 5.

Nam châm điện có thể hút các vụn sắt.

Chọn đáp án B

Câu 6.

Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích đối với nồi cơm điện, giúp nấu chín cơm.

Chọn đáp án A

Câu 7.

Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát vật.

Chọn đáp án A

Câu 8.

Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có nhiều electron tự do.

Chọn đáp án A

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Bài 1.

– Đặt lược nhựa gần những vật nhẹ (mẩu giấy vụn, vụn nilon…) nếu lược hút các vật nhẹ thì lược bị nhiễm điện, nếu không hút thì lược không bị nhiễm điện.

  – Để biết lược nhiễm điện gì ta đặt lược nhựa gần một thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương (Thanh nhựa sẫm mầu nhiễm điện âm). Nếu lược bị hút (đẩy) thì nó nhiễm điện âm. Nếu lược bị đẩy (hút) thì lược nhiễm điện dương.

Bài 2.

– Tác dụng nhiệt.

  VD: Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng.

– Tác dụng phát sáng.

  VD: Dòng điện chạy qua chất khí bên trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

– Tác dụng từ.

  VD: Dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt non làm cho cuộn dây trở thành nam châm điện.

– Tác dụng hoá học.

  VD: Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat làm đồng tách ra khỏi dung dịch và đến bám vào thỏi than nối với cực âm.

– Tác dụng sinh lí.

 VD: Dòng điện chạy qua cơ thể người làm cơ co giật ….

Bài 3.

a) Việc làm này có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.

b) Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 16 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất 

Câu 1.Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng?

A. Bóng đèn bút thử điện. 

B. Bóng đèn dây tóc.

C. Đèn LED. 

D. Ấm điện đang đun nước

Câu 2.Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là: 

A. Electron dương và electron âm

B. Hạt nhân âm và hạt nhân dương

C. Hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm. 

D. Hạt nhân mang điện tích âm và electron mang điện tích dương

Câu 3.Đưa một thước nhựa đến gần một quả cầu nhẹ treo trên một sợi chỉ tơ, ta thấy thước nhựa đẩy quả cầu. Kết luận nào sau đây là đúng

A. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện cùng loại. 

B. Quả cầu và thước nhựa nhiễm điện khác loại. 

C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện. 

D Thước nhựa nhiếm điện âm, quả cầu không nhiễm điện. 

Câu 4. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Khi đó, thanh kim loại đã

A. nhận thêm electron.      

B. mất bớt electron.

C. mất bớt điện tích dương.       

D. nhận thêm điện tích dương.

Câu 5. Sẽ có dòng điện chạy qua

A. khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện.         

B. khi mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện.

C. khi các thiết bị điện và nguồn được nối kín bằng dây dẫn.    

D. khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện.

Câu 6. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô        

B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựa        

D. Thanh thủy tinh

Câu 7. Một bóng đèn được mắc vào một nguồn điện nhưng bóng đèn không sáng. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân?

A. Nguồn điện hết điện hoặc bị hỏng.

B. Dây tóc bóng đèn đã bị đứt.

C. Chưa đóng công tắc của mạch.

D. Để gần các thiết bị điện khác

Câu 8.Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt?

A. Trong kim loại có nhiều hạt nhân tự do.

B. Trong kim loại có nhiều nguyên tử tự do.

C. Trong kim loại có nhiều electron tự do.

D. Trong kim loại không có electron tự do

Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể:

A. Làm các cơ co giật

B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt

C. Làm tim ngừng đập

D. Không có tác dụng gì

Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường

A. Công tắc      

B. Đèn báo của tivi

C. Máy bơm nước chạy điện      

D. Dây dẫn điện ở gia đình

PHẦN II:  TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Bài 2: (2,5 điểm)Nêu 5 tác dụng của dòng điện . Cho ví dụ ứng dụng  ? 

Bài 3: (1 điểm) Em hãy giải thích hiện tượng khi vào những ngày hanh khô càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.

———- HẾT ———–

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn nóng đến mức phát sáng.

Chọn đáp án B

Câu 2.

Trong nguyên tử hạt nhân mang điện tích dương và electron mang điện tích âm. 

Chọn đáp án C

Câu 3.

Quả cầu và thước nhựa đẩy nhau nên chúng nhiễm điện cùng loại. 

Chọn đáp án A

Câu 4.

Bình thường thanh kim loại trung hòa về điện, sau khi cọ xát thanh kim loại mang điện tích dương nghĩa là nó đã mất bớt electron.

Chọn đáp án B

Câu 5.

Sẽ có dòng điện chạy qua khi các thiết bị điện và nguồn được nối kín bằng dây dẫn.

Chọn đáp án C

Câu 6.

Vật dẫn điện là một đoạn ruột bút chì.

Chọn đáp án B

Câu 7.

Các lý do A, B, C đều có thể là nguyên nhân khiến đèn không sáng. Chỉ có lí do D là không.

Chọn đáp án D

Câu 8.

Kim loại là chất dẫn điện tốt vì trong kim loại có nhiều electron tự do.

Chọn đáp án C

Câu 9.

Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể làm các cơ co giật, làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt và làm tim ngừng đập. Vậy D là đáp án sai.

Chọn đáp án D

Câu 10.

Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua đèn báo của ti vi.

Chọn đáp án B

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Bài 1.

-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua

+ Ví dụ: Đồng, sắt, nhôm,…

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua

+ Ví dụ: Nhựa, không khí, gỗ khô, sứ, thủy tinh,…

Bài 2.

– Tác dụng phát sáng, ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện.

– Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện.

– Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng.

– Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng.

– Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện.

Bài 3.

Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng vì khi chải đầu bằng lược, lược và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó càng chải tóc càng dựng đứng thẳng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 17 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

PHẦN I:  TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất 

Câu 1.Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng lực

C. Tác dụng hóa học

D. Tác dụng sinh lý

Câu 2. Trong các thiết bị dưới đây thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện?

A. Máy sấy tóc

B. Nam châm điện

C. Bàn là điện

D. Nam châm vĩnh cửu

Câu 3.Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích?

A. Dòng điện làm nóng bầu quạt

B. Dòng điện làm nóng đế bàn là

C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước

D. Dòng điện làm nóng  ti vi

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.

C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.

D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào.

Câu 5. Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ:

A. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.

B. Làm dung dịch nóng lên.

C. Làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.

D. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.

Câu 6.Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa. Điều nào dưới đây đúng?

A. Cả 5 chất đều cách điện

B. Cả 5 chất đều dẫn điện

C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện

D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện

Câu 7.Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì?

A. Hút nhau

B. Đẩy nhau

C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau

D. Không có lực tác dụng

Câu 8.Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:

A. Vật trung hòa

B. Vật nhiễm điện dương (+)

C. Vật nhiễm điện âm (-)

D. Không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)

Câu 9.Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện chứng tỏ rằng:

A. Chúng nhiễm điện cùng loại

B. Chúng nhiễm điện khác loại

C. Chúng đều bị nhiễm điện

D. Chúng không nhiễm điện

Câu 10. Dòng điện trong kim loại là:

A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do

B. dòng chuyển động tự do của các electron tự do

C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện 

PHẦN II:  TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Trình bày cấu tạo nguyên tử.

Bài 2: (3 điểm) a) Chất dẫn điện và Chất cách điện là gì?

b) Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Hãy giải thích và nêu cách phòng tránh.

———- HẾT ———–

Đáp án

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí chứ không có tác dụng lực.

Chọn đáp án B

Câu 2.

Nam châm điện là thiết bị ứng dụng tác dụng từ của dòng điện. 

Chọn đáp án B

Câu 3.

Tác dụng nhiệt của dòng điện có ích là khi dòng điện làm nóng đế bàn là giúp làm phẳng quần áo.

Chọn đáp án B

Câu 4.

Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.

Chọn đáp án A

Câu 5.

Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ: làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.

Chọn đáp án C

Câu 6.

– Sứ, vải khô, thước nhựa là chất cách điện.

– Đồng, nhôm là chấ dẫn điện.

Chọn đáp án D

Câu 7.

Hai quả cầu nhiễm điện khác loại nhau nên chúng hút nhau.

Chọn đáp án A

Câu 8.

Một vật trung hòa sẽ có số điện tích dương (+) bằng số điện tích âm (-). Khi vật mất bớt electron mang điện âm (-) thì điện tích dương (+) sẽ nhiều hơn điện tích âm (-). Vậy nên, lúc này vật nhiễm điện dương (+)

Chọn đáp án B

Câu 9.

Thanh thủy tinh và mảnh pôliêtilen hút nhau nên chúng nhiễm điện trái dấu nhau hay nói cách khác là chúng nhiễm điện khác loại.

Chọn đáp án B

Câu 10.

Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do

Chọn đáp án A

PHẦN II: TỰ LUẬN 

Bài 1. 

– Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.

– Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.

– Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hat nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.

– Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

Bài 2.

a) – Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua 

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 

b) Vào hôm trời mưa bão, dây điện bị đứt, một người đi chân đất lại gần chỗ dây điện bị đứt thì bị điện giật. Vì nước mưa không phải là nước tinh khiết (về mặt hóa học) nên có thể dẫn điện. Sau cơn mưa, đất ẩm ướt nên dẫn điện từ dây điện bị đứt đến người. Người đi chân đất sẽ bị điện giật. 

Để phòng tránh thì người đó phái đi giày dép, ủng khô có đế cao và làm bằng chất cách điện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 18 thi Giữa kì 2

Năm học …

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)a) Dòng điện là gì?

b)Nêu hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 2: (1,5 điểm)Giải thích vì sao quạt điện quay, gió thổi mạnh, sau một thời gian lại có những hạt bụi bám vào cánh quạt, nhất là ở mép cánh?

Câu 3: (2,0 điểm)Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 4: (2,5 điểm) Cho mạch điện gồm hai pin mắc nối tiếp với một bóng đèn, một công tắc và  các dây dẫn điện.

a) Vẽ sơ đồ cho mạch điện trên.

b) Khi công tắc đóng, dùng mũi tên xác định chiều dòng điện trong sơ đồ trên mạch điện trên.

Câu 5: (2,0 điểm)Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?

———- HẾT ———–

Đáp án

Câu 1:

a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

b) Hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện: Bàn ủi điện, nồi cơm điện.

Câu 2:

Cánh quạt quay cọ xát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, cánh quạt hút các hạt bụi gần đó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất, bám bụi nhiều nhất. 

Câu 3:

– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

– Ví dụ

+ Chất dẫn điện là: Đồng, nhôm…

+ Chất cách điện là: Nhựa, cao su…

Câu 4:

a) b)

Câu 5: 

– Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

– Có hai loại nguồn điện, đó là: Nguồn điện một chiều và nguồn điện xoay chiền

Đề 19 thi giữa học kì 2 Vật lí 7

I/ Trắc nghiệm (3đ):

Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất

Câu 1. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt thì……

A. đẩy nhau

B. hút nhau

C. không tác dụng lên nhau

D. vừa hút vừa đẩy nhau

Câu 2. Theo qui ước thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh vải lụa thì thanh thủy tinh sẽ mang điện tích gì?

A. Không bị nhiễm điện

C. Chúng nhiễm điện khác loại

B. Nhiễm điện dương

D. Nhiễm điện âm

Câu 3. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:………….

A. chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương

B. chưa có sự dịch chuyển qua lại của các êlectron

C. mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện

D. mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.

Câu 4. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi……….

Chọn câu trả lời sai.

A. có dòng điện chạy qua chúng

B. có các hạt mang điện chạy qua

C. có dòng các electron chạy qua

D. chúng bị nhiễm điện

Câu 5. Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây?

A. Một mảnh nilông đã được cọ xát

B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động

C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn

D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào

Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mỗi nguồn điện đều có hai cực.

B. Hai cực của pin hay ăcqui là cực dương (+) và cực âm (-).

C. Nguồn điện là thiết bị dùng để cung cấp dòng điện lâu dài cho các vật dùng điện hoạt động.

D. Vật nào nhiễm điên vật ấy là nguồn điện.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch kín nối các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

Câu 8. Chiều dòng điện là chiều….

A. chuyển dời có hướng của các điện tích

B. dịch chuyển của các êlectron

C. từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện

D. từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện

Câu 9. Khi có dòng điện chạy qua, bộ phận của đèn bị đốt nóng mạnh nhất là….

Chọn câu trả lời sai.

A. dây tóc.

B. bóng đèn.

C. dây trục

D. cọc thủy tinh

Câu 10. Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện

B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện

C. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện

D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 11. Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ nào sau đây?

A. Ấm điện

B. Tivi

C. Bàn là

D. Máy sưởi điện

Câu 12. Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A. Bóng đèn đui ngạnh

B. Đèn điốt phát quang

C. Bóng đèn pin

D. Bóng đèn xe gắn máy

II/ Tự luận: 7 điểm

Câu 13. Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa số hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? Muốn cho khi lau chùi các vật trên không bị chính bụi của khăn bám vào thì chúng ta phải làm thế nào?(2,25đ)

Câu 14. a/ Dòng điện là gì? Trong mạch điện kín chiều dòng điện đi từ cực nào đến cực nào? (2,0đ)

b/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, 1 bóng đèn, 1 khóa và biểu diễn mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch. ( 0,75đ)

Câu 15. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước là dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì Sao?(2,0đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lý 7

I/TRẮC NHIỆM KHÁCH QUAN (3đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

D

A

B

D

A

C

A

D

B

B

II/TỰ LUẬN:

CÂU

Đáp án

Biểu điểm

13

– Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa số hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng vì: càng lau chùi các bề mặt trên thì càng bị nhiễm điện do ma sát với khăn bông khô.

0,75đ

Vì thế các bề mặt càng có khả năng hút bụi từ khăn.

0,5đ

– Muốn cho khi lau chùi các vật trên không bị chính bụi của khăn bám vào thì chúng ta phải làm cho khăn lau ẩm rồi mới lau chùi thì sẽ sạch.

1,0đ

14

 

a/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

1,0đ

– Trong mạch điện kín chiều dòng điện đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện.

1,0đ

b/ -Vẽ đúng, đủ các yếu tố

0,75đ

15

– Người ta sử dụng ấm điện để đun nước là dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện

0,5đ

– Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.

0,5đ

Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao.

0,25đ

Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.

0,75đ

Đề 20 thi giữa kì 2 Vật lí 7

I/ Trắc nghiệm khách quan (3đ): Chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất

Câu 1. Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?

A. Cọ xát.

B. Hơ nóng vật.

C. Bỏ vật vào nước nóng.

D. Làm cách khác.

Câu 2. Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì……….

A. vật đó mất bớt điện tích dương

B. vật đó nhận thêm điện tích dương

C. vật đó mất bớt electron

D. vật đó nhận thêm electron

Câu 3. Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là………….

A. hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm.

B. êlectrôn âm và êlectrôn dương.

C. hạt nhân âm và hạt nhân dương.

D. iôn âm và iôn dương.

Câu 4. Vật nào sau đây đang có dòng điện chạy qua?

A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng lụa.

B. Một chiếc đèn pin mà bóng bị đứt dây tóc.

C. Một chiếc tivi đang tường thuật một trận bóng đá.

D. Một chiếc bút thử điện được đặt trong quầy bán đồ điện.

Câu 5. Vật nào sau đây là vật cách điện?

A. Một đoạn ruột bút chì.

B. Một đoạn dây thép.

C. Một đoạn dây nhôm.

D. Một đoạn dây nhựa.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn điện?

A. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.

B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.

C. Nguồn có hai cực là cực âm và cực dương.

D. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.

Câu 7. Dòng điện trong kim loại là………..

A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.

C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện

Câu 8. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm nóng dây dẫn

B. Hút các vụn giấy

C. Làm quay kim nam châm

D. Làm tê liệt thần kinh.

Câu 9. Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A.Tác dụng nhiệt và tác dụng từ.

B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học.

D. Tác dụng sinh lí và tác dụng từ.

Câu 10. Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại là do dòng điện có

A. tác dụng hoá học

B. tác dụng từ

C. tác dụng sinh lý

D. tác dụng nhiệt

Câu 11. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi…..

A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện.

B. mạch điện có dây dẫn ngắn.

C. mạch điện không có cầu chì.

D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng.

Câu 12. Để phân loại sắt vụn an toàn, nhanh chóng, trong các khu công nghiệp người ta dùng cần cẩu điện. Vậy cần cẩu điện hoạt động nhờ tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng sinh lý.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng hóa học.

D. Tác dụng phát sáng.

II/ Tự luận:7 điểm

Câu 13. a/ Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường? (1,5đ)

b/ Giải thích hiện tượng sét? (0,75đ)

Câu 14.

a/ Nguồn điện dủng để làm gì? Em hãy kể tên hai nguồn điện tự nhiên và hai nguồn điện nhân tạo (2đ)

b/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, 1 bóng đèn, 1 khóa và biểu diễn mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch ( 0,75đ)

Câu 15. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Vì sao khi dây chì bị đứt, ta không được thay thế bằng một dây kim loại khác? (2,0đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lí 7

I/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Mỗi câu đúng được 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A D A C D D A B B C A B

II/TỰ LUẬN:

CÂU

Đáp án

Biểu điểm

13

 

 

 

 

a/ Ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường vì: Khi xe chạy, do thành xe ma sát với không khí, bánh xe ma sát với mặt đường mà xe được tích điện.

0,5đ

 

Điều này rất nguy hiểm với các xe chở xăng dầu. Vì vậy người ta thả sợi xích sắt xuống mặt đường để các điện tích đi xuống đường, xe không còn bị nhiễm điện nữa.

1,0đ

b/ Khi các đám mây bị nhiễm điện lại gần nhau sẽ xuất hiện tia lửa điện từ đám mây xuống mặt đất. Đó là sét.

0,75đ

14

a/- Nguồn điện dùng để cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

1,0đ

– Hai nguồn điện tự nhiên: sấm sét và cơ thể người

( Người là nguồn điện sinh học).

0,5đ

– Hai nguồn điện nhân tạo: Pin và acqui

 

0,5đ

b/ -Vẽ đúng, đủ các yếu tố

0,75đ

15

– Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc: cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.

0,25đ

 

Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt

0,75đ

– Khi dây chì bị đứt, ta không được thay thế bằng một dây kim loại khác vì dây kim loại này không có tác dụng bảo vệ mạch điện

1,0đ

Đề 21

Đề 22 kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Đề 23 kiểm tra giữa học kì 2 môn Vật Lý lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Đề 24 thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 2

A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài:

Câu 1: Vật bị nhiễm điện là vật:

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.

C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.

D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện ?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không?

A. Nếu thước nhựa đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

B. Nếu thước nhựa hút các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

C. Nếu thước nhựa hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

D. Nếu thước nhựa không hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện

Câu 4: Chọn câu sai.

A. Hai vật cọ xát với nhau, kết quả thu được hai vật nhiễm điên trái dấu.

B. Bình thường, nguyên tử trung hòa về điện.

C. Các điện tích cùng dấu hút nhau, các điện tích trái dấu đẩy nhau.

D. Vật bị nhiễm điện do nó thừa hoặc thiếu êlectron.

Câu 5: Dòng điện trong kim loại là

A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.

C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện

Câu 6: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện:

A. Máy sấy tóc

B. Nam châm điện

C. Bàn là điện

D. Nam châm vĩnh cửu

Câu 7: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường ?

A. Ruột ấm nước điện.

B. Công tắc.

B. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình.

D. Đèn báo của tivi.

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích ?

A. Dòng điện làm nóng bầu quạt.

B. Dòng điện làm nóng đế bàn là.

C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước.

D. Dòng điện làm nóng máy điều hòa.

B. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 9 (2 điểm). Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Lấy ví dụ minh họa ?

Câu 10 (2 điểm). Khi:

a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao ?

Câu 11 (2 điểm).

a. Vì sao nói dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí ?

b. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi ?

Câu 12 (2 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ?

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Lý

I. TRẮC NGHIỆM (2đ):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C B C A B D B
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

II. TỰ LUẬN (8đ):

Câu Sơ lược cách giải Điểm

9

– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Ví dụ: đồng, nhôm, sắt…

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

Ví dụ: sứ, cao su…

1

 

1

10

a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện trái dấu nên đặt gần nhau thì chúng hút nhau.

1

 

1

11

a) Dòng điện có tác dụng nhiệt vì có khả năng làm nóng các vật dẫn điện khi có dòng điện chạy qua.

Dòng diện có tác dụng sinh lí vì khi đi qua cơ thể người chúng gây ra các tác dụng như co cơ, tim ngừng đập,…

b) Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi

1

 

 

1

12

– Vẽ đúng sơ đồ mạch điện

– Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ

1

1

Đề 25 kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 7

Đề bài

 

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Dòng điện là gì?

b) Nêu hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Câu 2: (1,5 điểm)

Giải thích vì sao quạt điện quay, gió thổi mạnh, sau một thời gian lại có những hạt bụi bám vào cánh quạt, nhất là ở mép cánh?

Câu 3: (1,0 điểm)

Quan sát một số hình vẽ mạch điện dưới đây. Hình nào bóng đèn có thể sáng? Giải thích?

Câu 4: (2,0 điểm)

Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 5:  (1,5 điểm)

a) Nêu quy ước chiều dòng điện?

b) Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ.

Câu 6: (2,0 điểm)

Nguồn điện đóng vai trò như thế nào trong mạch điện? Có mấy loại nguồn điện ta thường gặp trong thực tế?

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

+ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

+ Tác dụng nhiệt: Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

Cách giải:

a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

b) Hai thiết bị điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện là: Bàn là điện, nồi cơm điện.

Câu 2:

Phương pháp:

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.

Cách giải:

Cánh quạt quay cọ xát với không khí nên cánh quạt bị nhiễm điện, do đó cánh quạt hút các hạt bụi gần đó. Mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất, bám bụi nhiều nhất.

 

Câu 3:

Phương pháp:

Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Cách giải:

Ta có: Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Trong các hình trên, ta thấy:

Hình b và c: bóng đèn chỉ được nối với một cực

không có dòng điện chạy qua

Hình a và d: bóng đèn được nối với hai cực

có dòng điện chạy qua.

Câu 4:

Phương pháp:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

Cách giải:

+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

+ Ví dụ về chất dẫn điện: Đồng, nhôm…

+ Ví dụ về chất cách điện là: Nhựa, cao su…

Câu 5:

Phương pháp:

+ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

+ Bảng kí hiệu một số bộ phận mạch điện:

Cách giải:

a) Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

b) Sơ đồ có mạch điện và chiều dòng điện:

 

Câu 6:

Phương pháp:

+ Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu -)

+ Khác với dòng điện cung cấp bởi pin và acquy, dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên. Nếu vô ý để dòng điện này đi qua cơ thể người sẽ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. (Có thể em chưa biết – Trang 59 – SGK Vật Lí lớp 7)

Cách giải:

+ Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.

+ Có hai loại ngồn điện ta thường gặp trong thực tế, đó là: Nguồn điện một chiều và ngồn điện xoay chiều.

Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*