59 Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 1 (Có đáp án)

5/5 - (1 bình chọn)

Mục Lục

Đề 1 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dụng cụ nào dùng để đo độ thể tích chất lỏng.

A. Cân Rô-béc-van

B. Bình chia độ

C. Lực kế

D. Thước kẻ.

Câu 2: Gió thổi làm căng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào?

A. Lực căng.

B. Lực hút.

C. Lực kéo.

D. Lực đẩy.

Câu 3: Dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh

B. Kìm điện.

C. Kéo cắt giấy.

D. Con dao thái.

Câu 4: Một vật có trọng lượng 500N thì có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 500kg

B. 50kg

C. 5kg

D. 0,5kg

Câu 5: Công thức tính khối lượng riêng của vật là:

Câu 6: Đơn vị của lực là:

A. N/m3

B. N/m

C. N

D. Kg/m3

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm). Đổi các đơn vị sau:

a, 60 cm3 = ………….lít

c, 250 ml = …………cc;

b, 300 g = ………….kg;

Câu 8 (2 điểm):

a. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo bao nhiêu Niutơn.

b. Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?

Câu 9 (2,5 điểm). Một cột sắt có thể tích 0,5 m3 . Hỏi cột sắt đó có khối lượng và trọng lượng riêng là bao nhiêu. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/ m3 .

Câu 10 (1 điểm): Cho bình A chứa được tối đa 8 lít nước và bình B chứa được tối đa 5 lít nước. Cho lượng nước đủ dùng, làm thế nào để lấy được 6 lít nước.

Đáp án Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 1

I. Trắc nghiệm(3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

D

D

B

A

C

II. Tự luận (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

7

(1,5 điểm)

a, 60 cm3 = 0,06 lít

b, 300 g = 0,3kg

c, 250 ml = 250 cc

0,5đ

0,5đ

0,5đ

8

(2 điểm)

a, Để kéo trực tiếp một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo: F= P = 10.m = 10. 20 = 200N

b, Công thức  

Trong đó: d: Trọng lượng riêng (N/m3)

P: Trọng lượng (N)

V: Thể tích (m3)

0,5đ

0,5đ

9

(2,5 điểm)

Tóm tắt

V= 0,5 m3

D= 7800 Kg/m3

m= ?

d= ?

Giải

Khối lượng của chiếc cột sắt là:

 => m = D.V= 7800. 0,5= 3900(kg)

Trọng lượng riêng của chiếc cột sắt là:

d= 10.D= 10. 7800= 78000(N/m3)

(hs có thể làm theo cách khác)

0,5đ

10

(1 điểm)

– Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt từ bình A sang cho đầy bình B thì bình A còn 3 lít.

– Đổ bỏ nước ở bình B, rồi chắt 3 lít còn lại ở bình A sang bình B

– Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt sang cho đầy bình B (đã có 3 lít)

-> Bình A còn lại 6 lít.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Đề 2 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây được dùng để đo độ dài:

A. Com pa

B. Thước thẳng

C. Ê.ke

D. Bình chia độ

Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của một thước đo độ dài là:

A. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp chia trên thước.

B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

D. Độ dài của cái thước đó.

Câu 3: Niu tơn là đơn vị của:

A. Trọng lượng riêng

B. Lực đàn hồi

C. Khối lượng riêng.

D. Trọng lực

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 75 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là

A. 125 cm3

B. 175 cm3

C. 135 cm3

D. 25 cm3

Câu 5: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là:

A. 400 ml và 200 ml.

B. 400 ml và 2 ml .

C. 400 ml và 20 ml

D. 400 ml và 0 ml.

Câu 6: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?

A.Lực đẩy.

B. Lực hút.

C. Lực căng.

D. Lực kéo.

Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

D. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

Câu 8: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh

B. Bập bênh

C. Kéo cắt giấy.

D. Dao cắt giấy

Câu 9: Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 10N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:

A. 1kg

B.100g

C. 10g

D. 1g

Câu 11: Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 1,5m3 dầu hoả là

A. 120kg

B. 400kg

C. 1500kg

D. 1200kg

Câu 12: Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,8 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là

A. 54 N

B. 540N

C. 300N

D. 5400N

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13 (2 điểm ): Trình bày cách đo thể tích chất lỏng?

Câu 14 (2 điểm) : Máy cơ đơn giản có tác dụng gì ? Cho ví dụ minh họa ?

Câu 15 (3 điểm ) a) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 có nghĩa là gì ?

b) Một quả cầu bằng nhôm có thể tích là 50 dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu?

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HK1 môn Vật lý lớp 6

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

D

D

C

A

B

D

A

C

D

B

II. Tự luận (7 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 13

( 2 điểm)

Trình bày các bước đo thể tích chất lỏng

 

-) Ước lượng thể tích cần đo. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

-) Đặt bình chia độ thẳng đứng

-) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình

-) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 14

(2 điểm)

Máy cơ đơn giản có tác dụng gì? Cho ví dụ minh họa?

 

– Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.

– HS lấy ví dụ được.

1 điểm

1 điểm

Câu 15

(3 điểm)

a) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700  có nghĩa là gì?

 

Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 có nghĩa là: 1 m3 nhôm có khối lượng là 2700kg.

1điểm

b) Một quả cầu bằng nhôm có thể tích là 50dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu?

 

– Tóm tắt đúng

– Khối lượng quả cầu: m = D.V = 2700.0,05 = 135(kg)

– Trọng lượng quả cầu: P = 10.m=10 .135 =1350 (N)

– Đáp số đúng:

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

🔭 GIA SƯ LÝ

Đề 3 thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Phần I: Trắc nghiệm (4,0đ).

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: (NB) Độ chia nhỏ nhất của thước là:

A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.

D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 2: (TH) Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ.

Thể tích của nước trong bình là:

A. 22 ml

B. 23 ml

C. 24 ml

D. 25 ml

Câu 3: (NB) Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và chiều.

B. Hai lực mạnh như nhau, không cùng phương nhưng cùng chiều, cùng đặt lên một vật.

C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật.

D. Hai lực không mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

Câu 4: (NB) Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:

A. Lực căng.

B. Lực hút.

C. Lực kéo.

D. Lực đẩy.

Câu 5: (TH) Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

A. Quả bóng bị biến dạng.

B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi.

C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.

Câu 6: (TH) Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một ḷò xo là đúng?

A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.

B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

Câu 7: (NB) Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?

A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.

B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.

D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

Câu 8: (TH) Trong 4 cách sau:

1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng

4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng

Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Các cách 1 và 3

B. Các cách 1 và 4

C. Các cách 2 và 3

D. Các cách 2 và 4

Phần II: Tự luận (6,0đ)

Câu 9: (NB) (1,0đ) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?

Câu 10: (VD) (3đ) Một thỏi Sắt có thể tích 10 dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/m3. Tính:

a/ Khối lượng của thỏi sắt?

b/Trọng lượng riêng của sắt?

Câu 11: (TH) (1,5đ): Cho một bình chia độ, một cân Robecvan, một hòn đá cuội và một cốc nước. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với những dụng cụ đã nêu.

Câu 12: (VD) (0,5đ). Tại sao ta lại sử dụng một tấm ván đặt nghiêng để đưa các thùng phuy nặng lên sàn xe ô tô?

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Câu

Nội dung

Điểm

1

A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

0,5

2

C. 24 ml

0,5

3

C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật.

0,5

4

D. Lực đẩy.

0,5

5

C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

0,5

6

B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

0,5

7

B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

0,5

8

B. Các cách 1 và 4

0,5

9

– Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.

– Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

0,5

0,5

10

m = D x V = 7800 x 0,01 = 78 (kg)

d = D x 10 = 7800 x 10 = 78000 (N/m3)

2

1

11

– Dùng cân đo khối lượng (m) của hòn đá

– Dùng bình chia độ đo thể tích (V) của hòn đá.

– Dùng công thức D = m/V để tính khối lượng riêng của hòn đá.

0,5

0,5

0,5

12

– Vì tấm ván đặt nghiêng chính là một mặt phẳng nghiêng sẽ giúp ta kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

0,5

Đề 4 thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án

    Môn Vật Lí lớp 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

Phần tự luận

Câu 1: (2,0 điểm)

b) Người ta đổ chất lỏng vào 2 bình. Em hãy ghi lại kết quả thể tích chất lỏng đo được ở mỗi bình.

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Hai lực cân bằng là gì?

b) Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả nào?

Câu 3: (2,0 điểm)

a) Hãy kể tên 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng.

b) Các dụng cụ sau đây khi sử dụng là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?

Số thứ tự Dụng cụ Máy cơ đơn giản tương ứng
1 Tấm ván kê để dắt xe lên thềm nhà  
2 Kéo cắt giấy  
3 Dụng cụ khui nắp chai nước ngọt  
4 Cầu trượt  
5 Búa nhổ đinh  

Câu 4: (2,0 điểm)

Một bình chia độ chứa nước, mực nước trong bình ngang với vạch 120cm3. Thả chìm một quả cầu đặc có khối lượng 300g vào trong bình chia độ thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 180cm3.

a) Tính thể tích của quả cầu.

b) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu.

Câu 5: (2,0 điểm)

a) Lò xo là vật có tính chất gì? Em hãy mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản.

b) Treo 1 vật có khối lượng là 200g vào lò xo thì lò xo dãn ra thêm 2cm. Nếu treo vật có trọng lượng là 1N thì lò xo dãn ra thêm bao nhiêu cm?

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a. Bình 1: GHĐ là 60cm3, ĐCNN là 2cm3 (0,5 điểm)

Bình 1: GHĐ là 60cm3, ĐCNN là 10cm3 (0,5 điểm)

b. Thể tích chất lỏng ở bình 1 là 38cm3 (0,5 điểm)

Thể tích chất lỏng ở bình 2 là 40cm3 (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều. (1,0 điểm)

b. Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật biến đổi chuyển động hoặc làm vật biến dạng. (1,0 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

a. Có 3 loại máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc. (0,75 điểm)

b. Các dụng cụ: Tấm ván kê để dắt xe lên thềm nhà và cầu trượt là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng (0,5 điểm)

Các dụng cụ: Kéo cắt giấy, dụng cụ khui nắp chai nước ngọt, búa nhổ đinh là ứng dụng của đòn bẩy (0,75 điểm)

(Học sinh trả lời đúng 1 ứng dụng thì được 0,25 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

a. Thể tích của quả cầu:

V = 180 – 120 = 60cm3 (1,0 điểm)

b. Khối lượng riêng của chất làm quả cầu:

D = m/V = 0,3/0,00006 = 5000kg/m3(1,0 điểm)

Câu 5 : (2,0 điểm)

a. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.

– Lực kế có 1 cái lò xo, một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên một bảng chia độ. (0,25 điểm)

b. Khi treo vật có trọng lượng 1N thì lò xo dãn ra thêm 1cm. (1,0 điểm)

Đề 5 thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án

    Môn Vật Lí lớp 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

Phần tự luận

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Khi dùng thước đo cần biết những yếu tố nào? Nêu rỏ từng yếu tố?

b) Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước sau:

Câu 2: (1,5 điểm)

Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?

Câu 3: (1,0 điểm)

Trọng lực là gì? Đơn vị trọng lực?

Câu 4: (2,0 điểm)

Một vật có khối lượng 100g treo vào một sợi dây cố định.

a) Giải thích vì sao vật đứng yên?

b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 5: (2 điểm)

Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 6: (1,5 điểm)

Tính khối lượng và trọng lượng của một cột đồng có thể tích 80 dm3.

Đáp án và Thang điểm

Câu 1: (2 điểm)

a) – Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước (0,5 điểm)

– GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước (0,25 điểm)

– ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. (0,25 điểm)

b) GHĐ của thước là 15cm (0,5 điểm)

ĐCNN của thước là 1cm (0,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

(Nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0,5 điểm)

Chẳng hạn như:

– Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại. (0,5 điểm)

– Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần. (0,5 điểm)

Câu 3: (1,0 điểm)

– Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật (0,5 điểm)

– Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N (0,5 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

a) Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây) (1,0 điểm)

b) Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống. (1,0 điểm)

Câu 5: ( điểm)

– Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. (0,5 điểm)

– Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V (0,5 điểm)

Trong đó: D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3;

m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; (0,5 điểm)

V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3. (0,5 điểm)

Câu 6: (1,5 điểm)

Tóm tắt:

V = 80 dm3 = 0,08 m3.

D = 8900 kg/m3 (tham khảo)

Tính m = ?, P = ? (0,25 điểm)

Lời giải:

Ta có: m = D. V = 0,08. 8900 = 712 kg.

mà: P = 10. m = 10. 712 = 7120 N. (0,75 điểm)

Vậy cột đồng có khối lượng 712 kg và trọng lượng là 7120 N. (0,5 điểm)

Đề 6 thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án

    Môn Vật Lí lớp 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1: Để đo chiều dài cuốn sách vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.

B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm

C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm

D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm

Câu 2: Lực có thể gây ra những tác đụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 3: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.

B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi ta thả viên phấn rơi xuống.

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.

Câu 4: Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 60 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3 . Hỏi thể tích của hòn đá là bao nhiêu?

A. 60 cm3           B. 100 cm3

C. 40 cm3           D. 160 cm3

Câu 5: Trên vỏ hộp sữa có ghi 450 gam. Số đó cho biết

A. Khối lượng của hộp sữa.

B. Trọng lượng của hộp sữa.

C. Trọng lượng của hộp sữa trong hộp.

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 6: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?

A. m (mét)           B. Kg (Kílôgam)

C. N (Niu-Tơn)          D. m3, dm3, cm3

Câu 7: Trọng lực là lực hút của:

A. Trái đất           B. Mặt trăng

C. Mặt trời           D. Sao hoả

Câu 8: Dụng cụ dùng để đo khối lượng là:

A. Thước

B. Cân

C. Bình chia độ, bình tràn

D. Cả a, b, c đúng

Câu 9: Quả cân 500g ở tại mặt đất có trọng lượng là:

A. 5N.           B. 0,5N

C. 500N.           D. 50N

Câu 10: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:

A. Thể tích bình tràn.

B. Thể tích bình chứa.

C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa

D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn

Câu 11: Khi quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. Không làm biến dạng cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 12: Gió thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong các lực sau?

A. Lực căng.           B. Lực hút.

C. Lực kéo.           D. Lực đẩy

II. Phần tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu 2: (2,0 điểm) Khối lượng riêng là gì? Viết công thức và cho biết ý nghĩa của từng đại lượng?

Câu 3: (2,0 điểm) Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 18 cm. Khi treo một vật nặng chiều dài của lò xo là l = 25cm

a. Tính độ biến dạng của lò xo.

b. Khi vật nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào?

Câu 4: (2,0 điểm) Một tảng đá có thể tích 1m3. Cho khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Tìm khối lượng và trọng lượng của tảng đá.

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

1. A 2. D 3. D 4. C 5. D 6. D
7. A 8. B 9. A 10. C 11. D 12. D

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) của chất đó. (0,5 điểm)

Công thức: D = m/V (0,75 điểm)

Trong đó: (0,75 điểm)

m: Khối lượng của vật (kg)

V: Thể tích của vật (m3)

D: Khối lượng riêng của chất làm vật (kg/m3)

Câu 3: (2,0 điểm)

a. Độ biến dạng của lò xo: l – l0 = 25 – 18 = 7cm (1,0 điểm)

b. Khi vật đứng yên, lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào vật cân bằng với trọng lực của vật (1,0 điểm)

Câu 4: (2,0 điểm)

Khối lượng của tảng đá: D = m/V ⇒ m = D.V = 2600.1 = 2600(kg) (1,0 điểm)

Trọng lượng của tảng đá: P = 10. m = 10. 2600 = 26000 (N) (1,0 điểm)

Đề 7 thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án

    Môn Vật Lí lớp 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm):

Câu 1: Giới hạn đo của bình chia độ là

A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.

B. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.

C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.

D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Câu 2: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để đưa thùng hàng lên cao.

B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực của cung tên làm mũi tên bay vào không trung.

Câu 3: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là

A. 200 cm3 và 5 cm3

B. 100 cm3 và 5 cm3

C. 200 cm3 và 10 cm3

D. 100 cm3 và 2 cm3

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 45cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là

 

A. 92cm3           B. 27cm3

C. 47cm3           D. 187cm3.

Câu 5: Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là

A. 1000g           B.100g

C. 10g           D. 1g

Câu 6: Trọng lượng của một vật là

A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất.

B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.

D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật..

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Mô tả hiện tượng xảy ra khi treo một vật vào đầu dưới của một lò xo được gắn cố định vào giá thí nghiệm?

Câu 2: (1,5 điểm) Phát biểu và viết công thức tính khối lượng riêng? nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Câu 3: (2,0 điểm) Cho bảng khối lượng riêng của một số chất như sau

Chất Khối lượng riêng (kg/m3) Chất Khối lượng riêng (kg/m3)
Nhôm 2700 Thủy ngân 13600
Sắt 7800 Nước 1000
Chì 11300 Xăng 700

Hãy tính:

a. Khối lượng của một khối nhôm có thể tích 60dm3?

b. Trọng lượng của một khối nhôm ?

Câu 4: (2,0 điểm) Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì? Lấy ví dụ minh họa

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A D C C C B

II. Tự luận

Câu 1: (1,5 điểm)

Vật treo vào lò xo chịu lực hút của Trái Đất theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống nên dịch chuyển về phía mặt đất và kéo lò xo giãn ra. Lò xo bị biến dạng sinh ra lực đàn hồi có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, đặt vào vật kéo vật lên. Khi độ lớn của lực đàn hồi bằng trọng lượng của vật thì vật không thay đổi vận tốc (đứng yên). (1,5 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

– Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy. (0,5 điểm)

– Công thức tính khối lượng riêng: D = m/V, trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật, đơn vị đo là kg/m3; m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg; V là thể tích của vật, đơn vị đo là m3. (1,0 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

Dựa vào bảng khối lượng riêng ta thấy: khối lượng riêng của nhôm D1 = 2700kg/m3 (0,5 điểm)

a. Khối lượng của khối nhôm là m1 = D1. V1 = 2700.0,06 = 162 kg (0,75 điểm)

b. Trọng lượng của khối nhôm là P = 10.m1 = 162.10 = 1620 N (0,75 điểm)

Câu 4: (2 điểm)

– Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp (1,0 điểm)

– Tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng.

– Trong thực tế, thùng dầu nặng từ khoảng 100 kg đến 200 kg. Với khối lượng như vậy, thì một mình người công nhân không thể nhấc chúng lên được sàn xe ôtô. Nhưng sử dụng mặt phẳng nghiêng, người công nhân dễ dàng lăn chúng lên sàn xe. (1,0 điểm)

Đề 8 thi Vật Lí lớp 6 Học kì 1 có đáp án

    Môn Vật Lí lớp 6

    Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Bài 1: (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1: Trong các số liệu sau, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa:

A. Trên nhãn của chai nước có ghi: 300 ml

B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên vỏ túi bột giặt có ghi: Khối lượng tịnh 1kg

Câu 2: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt

B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

C. Trọng lượng của một quả nặng

D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.

Câu 3: Trong các vật sau đây vật nào không phải là đòn bẩy?

A. Cái cân đòn           B. Cái kéo

C. Cái búa nhổ đinh           D. Cái cầu thang gác

Câu 4: Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l?

A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.

B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.

C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.

D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.

Câu 5: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ?

A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.

B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.

D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

Câu 6: Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là:

A. 50cm3           B. 84cm3

C. 34cm3           D. 134cm3

Câu 7: Lọ hoa nằm yên trên mặt bàn vì nó:

A. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

B. Không chịu tác dụng của lực nào.

C. Chịu tác dụng của trọng lực.

D. Chịu lực nâng của mặt bàn

Câu 8: Kéo vật trọng lượng 10N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 10N.

B. Lực ít nhất bằng 1N.

C. Lực ít nhất bằng 100N.

D. Lực ít nhất bằng 1000N.

Bài 2: (1 điểm) Điền từ hoặc cum từ thích hợp vào chỗ trống (…)

Câu 9: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi…………của vật đó hoặc làm nó…………

Câu 10: Trọng lực là…………….của Trái Đất.

Câu 11: Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và…………….của thước.

Phần tự luận

Bài 3: (1 điểm) Nối mỗi mệnh đề ở cột A với mỗi mệnh đề ở cột B sao cho thành một câu đúng.

Cột A A với B Cột B
12. Dụng cụ dùng để đo khối lượng là   a. lực kế
13. Dụng cụ dùng để đo thể tích là b. thước
14. Dụng cụ dùng để đo lực là c. cân
15. Dụng cụ dùng để đo chiều dài là d. bình chia độ, bình tràn

II. Phần tự luận (6 điểm)

 

Câu 16: (1 điểm) Đổi các đơn vị sau.

a. 0,5m3 = ……………dm3.

b. 150mm = ……………m.

c. 1,2m3 = ………………lít.

d. 40 lạng = ……………kg.

Câu 17: (1,5 điểm)

a. Hãy nêu lợi ích của máy cơ đơn giản.

b. Muốn đưa một thùng dầu nặng 120kg từ dưới đất lên xe ô tô. Chúng ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?

Câu 18: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định.

a. Giải thích vì sao vật đứng yên?

b. Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 19: (2 điểm) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3.

a. Tính khối lượng riêng của vật đó.

b. Tính trọng lượng của vật đó.

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B B C B C A A

Bài 2: Điền từ hoặc cum từ thích hợp vào chỗ trống (…)

Câu 9: chuyển động; biến dạng.

Câu 10: lực hút

Câu 11: ĐCNN

Bài 3: Nối mỗi mệnh đề ở cột A với mỗi mệnh đề ở cột B sao cho thành một câu đúng.

12 – c           13 – d

14 – a           15 – b

II. Tự luận

Câu 16: (1 điểm) Đổi các đơn vị sau.

a. 0,5m3 = 500 dm3. (0,25 điểm)

b. 150mm = 0,15 m. (0,25 điểm)

c. 1,2m3 = 1200 lít. (0,25 điểm)

d. 40 lạng = 4 kg. (0,25 điểm)

Câu 17: (1,5 điểm)

a. Lợi ích của máy cơ đơn giản: Các máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. (1 điểm)

b. Muốn đưa một thùng dầu nặng 120kg từ dưới đất lên xe ô tô, chúng ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng. (0,5 điểm)

Câu 18: (1,5 điểm)

a. Vật đứng yên vì: Lực kéo của sợi dây bằng với trọng lượng của vật. (0,5 điểm)

b. Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống vì: Cắt đứt sợi dây,vật không còn chịu lực kéo của sợi dây nữa. Lúc đó vật chỉ còn chịu tác dụng của trọng lực có chiều từ trên xuống dưới nên rơi xuống. (1 điểm)

Câu 19: (2 điểm)

Tóm tắt: (0,5 điểm)

m = 180kg, V = 1,2 m3

D = ?, P = ?

Khối lượng riêng của vật là:

D = m/V = 180/1,2 = 150 (kg/m3) (0,75 điểm)

Trọng lượng của vật là:

P = 10. m = 10. 180 = 1800 (N) (0,75 điểm)

Giải đề 9 thi học kì 1 lý lớp 6 trường THCS huyện Văn Yên

Đề bài

I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dụng cụ nào dùng để đo độ thể tích chất lỏng?

A. Cân Rô-bec-van

B. Bình chia độ

C. Lực kế

D. Thước kẻ

Câu 2: Gió thổi làm căng một cácnh buồm. Gió đã tác dụng lên cácnh buồm một lực nào?

A. Lực căng                B. Lực hút

C. Lực kéo                  D. Lực đẩy

Câu 3: Dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh               B. Kìm điện

C. Kéo cắt giấy                 D. Con dao thái

Câu 4: Một vật có trọng lượng 500N thì có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 500kg         B. 50kg

C. 5kg             D. 0,5kg

Câu 5: Công thức tính khối lượng riêng của vật là?

Câu 6: Đơn vị của lực là?

A.

                B.

C.

                        D.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm): Đổi các đơn vị sau:

a) 60 cm3 = …………lít

b) 300 g = …………kg

c) 250 ml = ………..cc

Câu 8 (2 điểm):

a) Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo bao nhiêu Niutơn?

b) Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?

Câu 9 (2,5 điểm): Một cột sắt có thể tích 0,5 m3. Hỏi cột sắt đó có khối lượng và trọng lượng riêng là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng cử sất là 7800 kg/m3.

Câu 10 (1 điểm): Cho bình A chứa tối đa 8 lít nước và bình B chứa được tối đa 5 lít nước. Cho lượng nước đủ dùng, làm thế nào để lấy được 6 lít nước?

Lời giải chi tiết

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1:

Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là bình chia độ.

Chọn B

Câu 2:

Gió đã tác dụng vào cánh buồm một lực đẩy.

Chọn D

Câu 3:

Dụng cụ không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản là con dao thái.

Chọn D

Câu 4:

Chọn A

Câu 6:

Đơn vị của lực là: Nitơn (N)

Chọn C

Phần II: Tự luận

Câu 7:

a) 60 cm3 = 0,06 lít

b) 300 g = 0,3 kg

c) 250 ml = 250 cc

Câu 8:

a) Để kéo trực tiếp một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo:

b)

Công thức tính trọng lượng riêng của một chất:

Câu 10:

– Đổ nước đầy bình A được 8 lít rồi chắt từ bình A sáng cho đầy bình B thì bình A còn 3 lít.

– Đổ bỏ nước ở bình B, rồi chắt 3 lít còn lại ở bình A sang bình B.

– Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt sáng cho đầy bình B (đã có 3 lít)

=> Bình A còn lại 6 lít.

Giải đề 10 thi học kì 1 lý lớp 6 trường THCS Ngô Gia Tự

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)  

Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng

Câu 1: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Lực nâng của người lực sĩ với quả tạ.

B. Lực đẩy của lò xo trong bút bi.

C. Lực ép của quả nặng lên mặt bàn

D. Lực kéo của sợi dây thừng.

Câu 2: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.

Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. Cùng chiều, cùng điểm đặt, mạnh như nhau.

B. Cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.

C. Cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.

D. Cùng tác dụng vào nhiều vật, cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.

Câu 4: Trên vỏ một hộp thịt có ghi

. Số liệu đó chỉ

A. khối lượng của thịt trong hộp.

B. thể tích của cả hộp thịt.

C. thể tích của thịt trong hộp.

D. khối lượng của cả hộp thịt.

Câu 5: Một quả nặng treo đứng yên trên 1 sợi dây nhẹ, không dãn. Quả nặng đó chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực hút của Trái Đất.

B. Trọng lực và lực kéo của sợi dây.

C. Trọng lực.

D. Lực kéo của sợi dây.

Câu 6: Tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng là?

A. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, thước dây.

B. Đòn bẩy, ròng rọc, bình chia độ.

C. Ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, lò xo lá tròn.

D. Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.

Câu 7: Lực đàn hồi xuất hiện khi

A. lò xo bị cắt ngắn

B. lò xo nằm yên trên bàn

C. lò xo được treo thẳng đứng

D. lò xo bị kéo giãn

Câu 8: Đơn vị đo khối lượng là:

A.

                              B.

C.

                              D.

Câu 9: Đơn vị của trọng lượng riêng là

A.

                  B.

C.

                  D.

Câu 10: Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận sai

A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.

C. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.

D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

Câu 11: Công thức tính khối lượng riêng là

A.

           B.

C.

         D.

Câu 12: Bạn A nâng hòn đá nặng 3kg theo phương thẳng đứng. Tính lực tác dụng ít nhất của bạn A

để nâng được hòn đá?

A. 3000N.
B. 3N.

C. 30N.
D. 300N.

Câu 13: Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh (hòn bi bỏ lọt bình chia độ), ta cần dùng

A. một cái cân và một cái bình chia độ.

B. một cái lực kế, một bình chứa.

C. một cái bình chia độ, một bình tràn.

D. một cái cân, một bình tràn.

Câu 14: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3
. Vậy 1m3

nước có khối lượng là:

A. 100g.
B. 100kg.

C. 1000N.
D. 1000kg.

Câu 15: Chọn câu sai. Trường hợp nào sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản?

A. Đưa xe máy lên xe tải.

B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường.

C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố.

D. Chạy xe máy trên đường.

Câu 16: Hình bên là ứng dụng của máy cơ đơn giản nào?

A. Đòn bẩy

B. Ròng rọc

C. Mặt phẳng nghiêng

D. Cả 3 máy cơ đơn giản trên

Câu 17: Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?

A. Cái kéo                           B. Bập bênh

C. Cầu trượt                        D. Cần cẩu

Câu 18: Bao gạo có khối lượng

thì có trọng lượng là:

A.

                     B.

C.

                   D.

Câu 19: Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng.

B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

C. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

D. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.

B. Hòn đá là vật có tính chất đàn hồi.

C. Tờ giấy là vật có tính chất đàn hồi.

D. Sợi dây đồng là vật có tính chất đàn hồi.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm) Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị của khối lượng riêng 1 chất? Công thức tính khối lượng riêng của một chất.

Câu 2 (2,5 điểm) Một xe cát có thể tích là

và có khối lượng là

Tính:

a. Khối lượng riêng của cát.

b. Trọng lượng của xe cát.

c. Trọng lượng riêng của cát.

Câu 3 (1 điểm) Tại sao ô tô đi qua đường đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài?

Lời giải chi tiết

1. B

2. D

3. B

4. A

5. B

6. D

7. D

8. C

9. D

10. B

11. D

12. C

13. A

14. D

15. D

16. A

17. C

18. B

19. D

20. A

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp:

Lực đàn hồi xuất hiện trong lò xo

Cách giải:

Lực đàn hồi là lực đẩy của lò xo trong bút bi

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng

Cách giải:

Lực có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên, làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động, làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

Chọn D.

Câu 3:

Phương pháp:

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

Cách giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.

Chọn B.

Câu 4:

Cách giải:

Con số

trên hộp thịt chỉ khối lượng của thịt trong hộp.

Chọn A.

Câu 5:

Cách giải:

Một vật trên Trái Đất luôn chịu tác dụng của trọng lực

Quả nặng được treo bằng sợi dây → quả nặng chịu tác dụng của lực kéo của sợi dây

Chọn B.

Câu 6:

Cách giải:

Tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.

Chọn D.

Câu 7:

Phương pháp:

Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ chịu tác dụng của lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.

Cách giải:

Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn

Chọn D.

Câu 8:

Cách giải:

Đơn vị đo khối lượng là

.

Chọn C.

Câu 9:

Cách giải:

Đơn vị của trọng lượng riêng là

.Chọn D.

Câu 10:

Phương pháp:

Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn

Cách giải:

Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ → A đúng

Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ → B sai

Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn → C đúng

Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ → D đúng

Chọn B.

Câu 11:

Cách giải:

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp:

Trọng lượng của vật:

Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật

Cách giải:

Trọng lượng của hòn đá là:

Để nâng được hòn đá lên theo phương thẳng đứng, cần tác dụng một lực nhỏ nhất bằng

Chọn C.

Câu 13:

Phương pháp:

Để đo khối lượng cần dùng cân

Để đo thể tích của vật cần dùng bình chia độ

Cách giải:

Để xác định khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, cần dùng một cái cân và một bình chia độ

Chọn A.

Câu 14:

Phương pháp:

Khối lượng:

Cách giải:

Khối lượng của

nước là:

Chọn D.

Câu 15:

Phương pháp:

Các loại máy cơ đơn giản thường dùng: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy

Cách giải:

Đưa xe máy lên xe tải: sử dụng mặt phẳng nghiêng → A đúng

Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường: mặt phẳng nghiêng → B đúng

Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố: mặt phẳng nghiêng → C đúng

Chạy xe máy trên đường: sử dụng lực phát động của động cơ xe máy → D sai

Chọn D.

Câu 16:

Cách giải:

Hình trên là ứng dụng của đòn bẩy

Chọn A.

Câu 17:

Phương pháp:

Áp dụng ứng dụng của các loại máy cơ đơn giản

Cách giải:

Ứng dụng của các loại máy cơ đơn giản:

Cái kéo: đòn bẩy

Bập bênh: đòn bẩy

Cầu trượt: mặt phẳng nghiêng

Cần cẩu: ròng rọc

→ Ứng dụng của mặt phẳng nghiêng là cầu trượt

Chọn C.

Câu 18:

Phương pháp:

Trọng lượng:

Cách giải:

Trọng lượng của bao gạo là:

Chọn B.

Câu 19:

Cách giải:

Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng

Chọn D.

Câu 20:

Cách giải:

Lò xo là một vật có tính chất đàn hồi

Chọn A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết khối lượng riêng

Cách giải:

Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.

Đơn vị khối lượng riêng là

.

Câu 3:

Phương pháp:

Sử dụng ứng dụng của mặt phẳng nghiêng: mặt phẳng nghiêng càng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ

Cách giải:

Đường ô tô qua đèo càng ngoằn ngoèo, càng dài thì độ dốc càng ít, lực kéo vật càng nhỏ nên ô tô dễ dàng đi lên đèo hơn. 

Giải đề 11 thi học kì 1 lý lớp 6 trường THCS Thanh Am

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng ghi vào bài làm:

Câu 1: Đơn vị khối lượng riêng là:

A.

                  B.

C. N/m                        D.

Câu 2: Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận nào sau đây không đúng?

A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

B. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.

C. Chiều dài của lò xo càng lớn thì khi bị nén, lực đàn hồi càng lớn.

D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhiều thì lực đàn hồi càng lớn.

Câu 3: Cái tủ nằm yên trên sàn vì:

A. chịu tác dụng của 2 lực cân bằng.

B. chịu tác dụng của lực hút Trái Đất.

C. không chịu tác dụng của lực nào.

D. chịu lực nâng của sản nhà.

Câu 4: Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

A. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.

B. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

C. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.

D. Lực kéo cùng phương, ngược chiều với trọng lực.

Câu 5: Lực nào sau đây là lực đẩy?

A. Lực của tay người cầm chiếc cốc.

B. Lực của đầu tàu làm cho các toa phía sau chuyển động.

C. Lực của vận động viên khi ném lao. 

D. Lực của nam châm tác dụng lên miếng sắt.

Câu 6: Một quả cân có khối lượng 200g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu?

A. 2000N                             B. 200N

C. 2N                                   D. 20N

Câu 7: Dụng cụ nào sau đây không được dùng để đo thể tích chất lỏng?

A. Ca đong có ghi sẵn dung tích.

B. Bình chia độ.

C. Xi lanh có ghi sẵn dung tích.

D. Cốc uống nước.

Câu 8: Gió thổi căng phồng một cánh buồm làm thuyền chuyển động. Gió tác dụng lên cánh buồm một:

A. lực kéo                            B. lực nâng

C. lực đẩy                            D. lực hút

Câu 9: Trọng lực tác dụng vào một vật là:

A. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

B. lực hút của vật tác dụng lên Trái Đất.

C. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất.

D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 10: Một vật đặc có khối lượng là 8 kg và thể tích là 0,002 m3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?

A.

.             B.

C.

.         D.

Câu 11: Khi nói: “ khối lượng riêng của sắt là

” có nghĩa là:

A.

sắt có khối lượng riêng là

B.

sắt có khối lượng là

C.

sắt có trọng lượng là

D.

sắt bằng

sắt.

Câu 12: Đơn vị đo thể tích là:

A. lít (l)                 B. miligam (mg)

C. kilôgam (kg)     D. mét (m)

Câu 13: Công thức tính trọng lượng riêng của một chất là:

Câu 14: Khi một quả bóng đập vào một bức tường, lực mà tường tác dụng lên quả bóng:

A. chỉ làm biến dạng quả bóng.

B. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

C. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 15: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực do dây cung tác dụng làm mũi tên bắn đi.

B. Lực hút của Trái Đất lên các vật.

C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.

D. Lực nam châm hút đinh sắt.

Câu 16: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là

A. 10N/m3
B. 100N/m3

C. 1000N/m3
D. 10000N/m3

Câu 17: Khi đo độ dài của một vật, cần đặt sao cho một đầu của vật…….vạch số 0 của thước.

A. ngang bằng với.

B. vuông góc với.

C. thụt vào so với.

D. lệch với.

Câu 18: Thước nào dưới đây thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em?

A. Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm.

B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 1 cm.

C. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

D. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 10 cm.

Câu 19: Độ chia nhỏ nhất của thước đo độ dài:

A. giá trị ghi cuối cùng trên thước.

B. độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

C. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.

D. độ dài lớn nhất mà thước đo được.

Câu 20: Một bình chia độ ban đầu có chứa nước, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch

Thể tích viên bi là:

A.

                   B.

C.

                 D.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 1 (2đ): Mực nước ban đầu trong một bình chia độ là

khi thả chìm 5 hòn đá có thể tích giống nhau vào thì nước dâng lên tới vạch

Thể tích mỗi hòn đá là bao nhiêu?

Câu 2 (3đ): Một thanh kim loại hình hộp có chiều dài 40cm, rộng 5cm, cao 2cm. Biết thanh kim loại có khối lượng 3,12kg.

a. Tính thể tích của thanh kim loại.

b. Tính trọng lượng riêng của thanh kim loại.

c. Cho biết thanh kim loại được làm bằng chất gì?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp:

Cách giải:

Đơn vị khối lượng riêng là

Chọn A.

Câu 2:

Cách giải:

A, D đúng vì độ lớn lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng.

B đúng

C sai vì khi lò xo càng bị nén thì chiều dài lò xo càng nhỏ, lực đàn hồi càng lớn.

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Cách giải:

Tủ chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái đất và lực nâng của sàn nhà.

Chọn A.

Câu 4:

Cách giải:

Lực kéo của người thợ có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên

cùng phương, ngược chiều với trọng lực.

Chọn D.

Câu 5:

Cách giải:

Lực của tay người cầm chiếc cốc: lực giữ

Lực của đầu tàu làm cho các toa phía sau chuyển động: lực kéo

Lực của vận động viên khi ném lao: lực đẩy

Lực của nam châm tác dụng lên miếng sắt: lực hút

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp:

Công thức

Cách giải:

Quả nặng

có trọng lượng là:

Chọn C.

Câu 7:

Cách giải:

Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, xi lanh có sẵn dung tích, chai đã biết thể tích.

Không dùng cốc uống nước vì không đo được thể tích

Chọn D.

Câu 8:

Cách giải:

Gió tác dụng lên cánh buồm một lực đẩy.

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp:

Sử dụng định nghĩa trọng lực

Cách giải:

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Chọn A.

Câu 10:

Phương pháp:

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp:

Khối lượng riêng của vật là khối lượng trên một đơn vị thể tích

Cách giải:

Khối lượng riêng của sắt là

có nghĩa là 1 mét khối sắt nặng

Chọn B.

Câu 12:

Cách giải:

Đơn vị đo thể tích là lít.

Chọn A.

Câu 13:

Cách giải:

Chọn B.

Câu 14:

Phương pháp:

Lực tác dụng vào một vật có thể làm biến đổi chuyển động hoặc biến dạng vật.

Cách giải:

Khi một quả bóng đập vào một bức tường, lực mà tường tác dụng lên quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Chọn B.

Câu 15:

Phương pháp:

Lực đàn hồi xuất hiện khi các vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng

Cách giải:

Dây cung là vật đàn hồi, khi dây cung biến dạng là mũi tên bắn đi

lực đàn hồi

Chọn A.

Câu 16:

Phương pháp:

Sử dụng công thức liên hệ:

Cách giải:

Trọng lượng riêng của nước là:

Chọn D.

Câu 17:

Phương pháp:

Sử dụng phương pháp đo độ dài.

Cách giải:

Khi đo độ dài của một vật, cần đặt sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước

Chọn A.

Câu 18:

Phương pháp:

Đo độ dài với thước có giới hạn đo phù hợp và độ chia càng nhỏ thì càng chính xác.

Cách giải:

Chọn thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.

Chọn C.

Câu 19:

Cách giải:

Độ chia nhỏ nhất của thước đo độ dài độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước

Chọn B.

Câu 20:

Phương pháp:

Thể tích của vật là phần thể tích chênh lệch trước và sau khi thả vật vào bình chia độ.

Cách giải:

Thể tích của vật là:

Chọn D.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp:

Thể tích vật rắn bằng thể tích mực nước dâng lên – thể tích nước ban đầu.

Cách giải:

Thể tích của năm hòn đá là:

Thể tích của mỗi hòn đá là:

Câu 2:

Phương pháp:

Giải đề 12 thi học kì 1 lý lớp 6 trường THCS Tân Phú Trung

Đề bài

Câu 1: (1 điểm)

a) Em hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng?

b) Dùng một tấm ván để đưa vật lên một chiếc xe tải. Em hãy cho biết tấm ván là ứng dụng của loại máy cơ đơn giản nào?

Câu 2: (1,5 điểm)

a) Khi nào xuất hiện lực đàn hồi của lò xo?

b) Một lò xo có chiều dài ban đầu là 10 cm, treo vật vào một đầu lò xo thì lò xo dài 12 cm. Tính độ biến dạng của lò xo?

Câu 3: (2,5 điểm)

a) Thế nào là trọng lực? Trọng lực có phương chiều như thế nào?

b) Một quyển sách đặt nằm yên trên bàn. Em hãy xác định phương và chiều của các lực tác dụng lên sách?

Câu 4: (1 điểm)

Đổi các đơn vị sau:

a) 3,2 km = …………….m

b) 620 m = ……………..dm

c) 85 g = …………kg

d) 2,4 tạ = ………….g

Câu 5: (1 điểm)

a) Em hãy cho biết thước có giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?

b) Xác định chiều dài của vật?

Câu 6: (3 điểm)

Cho một quả cầu vào một bình chia độ đang chứa 200 cm3 nước, mực nước dâng lên đến 468 cm3. Em hãy:

a) Tính thể tích của quả cầu theo đơn vị cm3?

b) Biết khối lượng của quả cầu là 723,6 g. Hãy tính trọng lượng của quả cầu?

c) Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu?

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Máy cơ đơn giản”.

Cách giải

a)

Các loại máy cơ đơn giản thường gặp là:

– Đòn bẩy: bập bênh, búa nhổ đinh,kéo, …

– Mặt phẳng nghiêng

– Ròng rọc: ròng rọc cố định và ròng rọc động.

b)

Dùng một tấm ván để đưa vật lên một chiếc xe tải là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.

Câu 2:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Lực đàn hồi”.

Cách giải

a)

Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi có lực tác dụng vào lò xo, làm lò xo bị nén hoặc dãn. Lực đàn hồi có nhiệm vụ làm lò xo trở về hình dạng ban đầu.

b)

Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó.

Độ biến dạg của lò xo =

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Trọng lực – Đơn vị lực”.

Cách giải

a)

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó.

– Trọng lực có:

+ Phương: thẳng đứng

+ Chiều: hướng từ trên xuống dưới

+ Độ lớn: là trọng lượng của vật.

b)

Có hai lực tác dụng lên quyển sách là:

– Trọng lực: có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

– Lực nâng của bàn: có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

Cả hai lực này có cường độ như nhau. Quyển sách nằm yên => Hai lực này là hai lực cân bằng.

Câu 4:

Phương pháp

1 km = 1000 m; 1m = 10 dm

1 kg = 1000 g; 1 tạ = 100 kg

Cách giải

a) 3,2 km = 320 m

b) 620 m = 6200 dm

c) 85 g = 0,085 kg

d) 2,4 tạ = 240000 g

Câu 5:

Phương pháp

– Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Cách giải

a)

Thước có giới hạn đo là 10cm và độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm.

b)

Chiều dài của vật là 4,5 cm.

Câu 6:

Phương pháp

– Vận dụng lý thuyết đo thể tích vật rắn không thấm nước.

– Sử dụng công thức tính trọng lượng: P = 10m

Giải đề 13 thi học kì 1 lý lớp 6 Phòng GDĐT huyện Chi Lăng

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn ý đúng nhất trong các câu trả lời sau (A, B, C hoặc D)

Câu 1 (0,5 điểm): Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là:

A. Ca đong và bình chia độ

B. Bình tràn và bình chứa

C. Bình tràn và ca đong

D. Bình chứa và bình chia độ

Câu 2 (0,5 điểm): Người ta dùng bình chia độ chứa 100 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới 150 cm3. Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?

A. 150 cm3                  B. 200 cm3

C. 100 cm3                  D. 50 cm3

Câu 3 (0,5 điểm): Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh:

A. Biến đổi chuyển động

B. Vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng

C. Biến dạng

D. Không gây ra tác dụng gì

Câu 4 (0,5 điểm): Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì:

A. Lực đẩy của tay

B. Sức đẩy của không khí

C. Một lí do khác

D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.

Câu 5 (0,5 điểm): Khi lò xo bị biến dạng, kết luận nào đúng trong số các câu sau?

A. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ

B. Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn

C. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

D. Biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi giảm đi

Câu 6 (0,5 điểm): Trong thực tế dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

A. Đổi hướng của lực

B. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật

C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật

D. Không gây ra tác dụng gì

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 7 (1,0 điểm)

Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30; số nhỏ nhất là 0; đơn vị tính là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm m10 khoảng bằng nhau. Hãy xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước?

Câu 8 (2,0 điểm)

a) Thế nào là hai lực cân bằng?

b) Cho ví dụ về hai lực cân bằng?

c) Một quả cầu bằng kim loại treo vào một sợi dây cố định. Cắt đứt sợi dây, quả cầu rơi xuống. Giải thích vì sao?

Câu 9 (3,0 điểm)

a) Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất?

b) Nêu rõ ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng có trong công thức tính khối lượng riêng?

c) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. Tính khối lượng riêng của vật đó.

Câu 10 (1,0 điểm): Có mấy loại máy cơ đơn giản? Em hãy kể trên các loại máy cơ đó? 

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp

Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, can,…

Cách giải

Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, can,…

Chọn A

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng công thức:

Cách giải

Thể tích của hòn đá là:

Chọn D

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực”.

Cách giải

Lực của cầu thủ tác dụng vào trái banh đang đứng yên làm cho trái banh vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp

Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Cách giải

Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.

Chọn D

Câu 5:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về đặc điểm của lực đàn hồi.

Cách giải

Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.

Chọn C

Câu 6:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Mặt phẳng nghiêng”

Cách giải

– Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao hay xuống thấp thì mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng và độ lớn của lực tác dụng.

Chọn C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 7:

Phương pháp

– Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

– Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Cách giải

– Thước có giới hạn đo là: 30cm.

– Độ chia nhỏ nhất của thước là: 0,1 cm

Câu 8:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về trọng lực và hai lực cân bằng.

Cách giải

a)

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

b)

Ví dụ về hai lực cân bằng:

Khi hai đội kéo co mạnh ngang nhau, sợi dây đứng yên. Ta nói hai lực mà các độ kéo co tác dụng lên dây là hai lực cân bằng.

c)

Khi treo quả cầu kim loại vào sợi dây cố định thì quả cầu sẽ chịu tác dụng của hai lực là: lực căng của sợi dây và trọng lực P. Hai lực này cân bằng nhau giữa cho quả cầu đứng yên.

Khi cắt đứt sợi dây, tức là sợi dây không tác dụng lực lên quả cầu nữa, quả cầu chỉ chịu tác dụng của trọng lực (lực hút của Trái Đất) => quả cầu rơi xuống.

Câu 9:

Phương pháp

Đề số 14 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1.  Hãy chọn câu đúng:

A . GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó. 

B . GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất mà thước đo có thể đo được.

C . GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước đo.

D. GHĐ của thước đo độ dài là độ dài của cái thước.

Câu 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 2000mm.

B. 200cm.                                

C. 20dm.                                 

D. 2m

Câu 3. Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l?

A . Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.

B . Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.

C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.

D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới gần vạch 84cm3. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

A .34cm3

B.34,0cm3.

C.33cm3.                                                              

D.33,0cm3.

Câu 5. Con sổ 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì?

A . Thể tích của hộp mứt.

B . Khối lượng của mứt trong hộp.

C . Sức nặng của hộp mứt.

D. Khối lượng và sức nặng của hộp mứt.

Câu 6. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?

A . Lực mà cần cẩu đã phải tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên.

B . Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.

C . Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.

D. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động.

Câu 7. Chuyển động nào dưới đây không có sự biến đổi?

A . Một chiếc tàu hỏa đang chạy bỗng bị hãm phanh, tàu dừng lại.

B . Kim đồng hồ chạy đúng thời gian

C . Một người đi xe đạp đang xuống dốc.

D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 5000 km/h.

Câu 8. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biển đổi nào?

A . Quả nặng bị biến dạng.

B . Quả nặng dao động.

C . Quả nặng chuyển động lại gần nam châm.

D. Quả nặng chuyển động ra xa nam châm.

Câu 9. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là :

A . 1g.

B . 10g.

C. 100g.

D. 1000g.

Câu 10. Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?

A . Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay.

B . Lực của một lực sĩ đang giơ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.

C . Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo

lại tay người.

D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật

Câu 11. Lực nào sau đây không phải là trọng lực?

A . Lực làm cho nước mưa rơi xuống.

B . Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.

C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phàn được buông ra khỏi tay cảm.

D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt

Câu 12. Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào một đầu lò xo, lò xo dãn ra 1cm. Muốn lò xo dãn ra 3cm phải làm thế nào?

A . Treo thêm một quả nặng 50g.

B . Thay quả nặng 50g bàng quả nặng 100g.

C . Treo thêm quả nặng 100g.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 13. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:

A. Trọng lực của một quả nặng.

B. Lực hút của nam châm lên miếng sắt.

C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng

Câu 14. Cho một khổi chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 10cm3. Khối lượng của khối chì bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của chì bằng 11300kg/m3.

A. 113kg.

B. 113g.                                   

C. 11,3kg.

D. 1,13g.

Câu 15. Một vật có khối lượng bằng 0,8 tấn và có thể tích bằng 1m3 . Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật đó nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 80N/m3.

B. 800N/m3.

C. 8000N/m3.

D. 800N/dm3.

Câu 16. Một cái cột trụ bằng sắt có thể tích bằng 2m3 và nặng 15,6 tấn Khối lượng riêng của sắt nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 11300kg/m3.                       

B. 7800kg/m3.

C. 2700kg/m3.                         

D. 1000kg/m3.

Câu 17. Đơn vị đo khối lượng riêng là:

A. N/m3

B. kg/m2                                  

C. kg                                        

D. kg/m3.

Câu 18. Trong 4 cách sau:

  1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

      2 .  Tăng chiều cao kê mặt phang nghiêng

      3 . Giảm độ dài của mặt phăng nghiêng

      4 . Tăng độ dài của mặt phăng nghiêng

      Những cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Cách 1 và 3.                             B. Cách 1 và 4.

C. Cách 2 và 3.                             D. Cách 2 và 4.

Câu 19. Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta có thể:

A . Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng

B . Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.

C . Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

D. Giảm độ cao kê mặt phảng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Câu 20. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biêt với 4 tâm ván này người đó đã đá thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N.

Hỏi tấm ván nào dài nhất?

A . Tẩm ván 1.

B. Tấm ván 2.

C. Tấm ván 3.

D. Tấm ván 4.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn C

            Câu đúng: GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất mà thước đo có thể đo được

Câu 2. Chọn A.

            Nếu dùng thước có ĐCNN là lmm đề đo cách ghi kết quả đúng là 2000 mm.

Câu 3. Chọn C

            Nên chọn bình chia độ 500ml có vạch chia tới 2ml để đo thê tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l.

Câu 4. Chọn A

            Đình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3 kết quả ghi đúng là: 34cm3

Câu 5. Chọn B.

            Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ khối lượng của mứt trongg hộp

Câu 6. Chọn B.

            Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm là lực đẩy.

Câu 7. Chọn D

            Một máy bay đang bay thẳng vói vận tốc 5000 km/h không có sự biến đổi:

Câu 8. Chọn C

            Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đồi là quả nặng chuyên độn lại gần nam châm.

Câu 9. Chọn B

            Một quả nặng có trọng lượng 0,1N thì khối lượng là m = 0,01 kg = 1

Câu 10. Chọn B

            Lực của một lực sĩ đang giơ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ là hai lực cân bằng

Câu 11. Chọn D

            Lực mà nam châm tác dụng vào hòn bi sắt không phải là trọng lực

Câu 12. Chọn c

            Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào làm lò xo dãn ra lcm. Vậy muốn lò xo dãn ra 3cm phải 

Câu 13. Chọn c

            Trong các lực trên thì lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp là lực đàn hồi.

Câu 14. Chọn B

            Khối lượng của khối chì m = D. V = 10-5.11300= 0,113kg = 113g.

Câu 15. Chọn C

            Khối lượng vật m = 0,8 tấn = 800kg.

            Khối lượng riêng của chất: D = 800kg/m3 Trọng lượng riêng của chất: d = 10D = 8000N/m3.

Câu 16. Chọn B

            Khối lượng vật: m = 15,6 tấn = 15600kg.

Câu 17. Chọn D

            Đơn vị đo khối lượng riêng là: kg/m3.

Câu 18. Chọn B

            Cách 1 và 4 làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng.

Câu 19. Chọn D

            Để làm giảm độ nghiêng ta có thể giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.

Câu 20. Chọn B.

            Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tài, tức là cùng một độ cao. Với tấm ván 2 ta cần đẩy thùng dầu với lực nhỏ nhất nên nó có chiều dài lớn nhất.

Đề số 15 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Hãy chọn câu đúng:

ĐCNN của một thước đo độ dài là

A . khoảng cách ngắn nhất giữa hai số gần nhau ghi trên thước đo.

B . khoảng cách giữa hai vạch chia trên thước

C . giá trị bàng số đầu tiên ghi trên thước đo. 

D. giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước đo.

Câu 2. Khi đo độ dài, người ta thường làm như thế nào?

A . Đặt thước không dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vật ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật

B . Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo. một đầu của vật ngang bằng vói vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kểt quả đo tại đầu kia của vật

C. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch sô 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật

D. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông sóc với cạnh thước tại đầu kia của vật.

Câu 3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 5cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. V = 20cm3.                          

B. V= 20,5cm3.

C .V3 = 20,50cm3.                    

D. V4 = 20,2cm3.

Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình là 81 cm3. Thể tích của hòn đá là :

A. 81cm3.

B. 50cm3.                                 

C. 131cm3.

D. 31cm3.

Câu 5. Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật?

A . 5 mét.

B. 2 lít.                                       

C. 10 gói.                                   

D. 2 kilôgam.

Câu 6. Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mẹ đi chợ mua hàng ngày?

A . Cân đòn có GHĐ 1kg và ĐCNN 0,50g.

B . Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 10g.

C. Cân đòn có GHĐ 50kg và ĐCNN 100g.

D. Cân đòn có GHĐ 100kg và ĐCNN 200g. 

Câu 7: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo?

A . Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quà tạ.

B . Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành câv làm cho cành cây bị cong đi.

C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bav lên trời.

D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi chuyển động?

A. Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại.

B. Tăng ga cho xe máy chạy nhanh hơn.

C. Xe máy chạy đều trên đường thẳng.

D. Xe máy chạy đều trên đường cong.

Câu 9. Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?

A. Một cái cân và một cái thước.

B. Một cái cân và một cái bình chia độ

C. Một cái lực kế và một cái thước.

D. Một cái lực kế và một cái bình chia độ.

Câu 10. Đơn vị trọng lượng là

A. N.         

B. N.m2.    

C. N.m.      

D. N.m3.

Câu 11. Để kéo một vật có khối lượng 18,5kg lên cao theo phương thẳng đứng, người ta phải dùng một lực có cường độ ít nhất bẳng

A. F = 1,85N

B. F = 180N

C. F = 18,5N

D. F = 185N.

Câu 12. Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

A . chỉ có lực tác dụng vào tay.

B . chỉ có lực tác dụng vào dây chun.

C . có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

D. không có lực.

Câu 13. Một vật khối lượng 250g, có trọng lượng là bao nhiêu?

A. 250N

B. 2,5N.                                   

C. 25N.                                    

D. 0,25N.

Câu 14. Chọn câu phát biểu đúng:

A . Khối lượng của vật là do sức hút của Trái Đất lên vật đó.

B . Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng tâm Trái Đất

C . Khối lượng của vật còn được gọi là trong lượng cùa vật đó.

D. Đơn vị trọng lượng là ke.

Câu 15: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêne và khối lượng riêng của cùng một chất?

A. m = V.D.

B. P = d.v

C. d =10.D.

D. P = 10.m.

Câu 16. 1,2 lít nước có khối lượng bằng bao nhiêu, biết rằng khối lượng riêng của nước bằng 1000kg/m3?

A. 1,2kg.

B. 12kg.                                     

C. 120kg.                                   

D. 1,2 tấn.

Câu 17. Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa có giá trị gần đúng là bao nhiêu?

A. 1,264N/m3                              

B. 0,791N/m3.

C. 12 643N/m3                            

D. 1264N/m3.

Câu 18. Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 2N.          

B. 20N.        

C. 0,2N.       

D. 200N.

Câu 19. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

A. Mặt phẳng nghiêng.               

B. Ròng rọc cố định.

C. Ròng rọc động.                     

D. Đòn bẩy.

Câu 20. Cầu thang là thí dụ của máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây?

A. Đòn bẩy.                               

B. Mặt phẳng nghiêng,

C. Ròng rọc động.                      

D. Ròng rọc cổ định.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn D

ĐCNN của một thước đo độ dài là giá trị độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước đo.

Câu 2. Chọn D

Khi đo độ dài, ta phải đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu kia của vật.

Câu 3. Chọn B

Nếu bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Cách ghi kết quả đúng là V2 = 20,5cm3

Câu 4. Chọn D

Thể tích của của hòn đá: V = 81 – 50 = 31 cm3

Câu 5. Chọn D.

 2 kilôgam là khối lượng nên chỉ lượng chất chửa trong một vật.

Câu 6. Chọn B

Nên dùng cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 10g để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mẹ đi chợ mua hàng ngày, vì nó phù hợp với các khối lượng vừa phải mà ta hay mua.

Câu 7. Chọn D.

Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày là lực kéo.

Câu 8. Chọn C.

Khi xe máy chạy đều trên đường thẳng là không có sự biến đổi chuyển động

Câu 9. Chọn D

Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ gồm một cái lực kế và một cái bình chia độ. Lực kế đo trọng lượng và một cái bình chia độ đo thể tích.

Câu 10.Chọn A

Đơn vị trọng lượng cũng là đơn vị đo lực nên là niu tơn (N).

Câu 11.Chọn D

Để kéo một vật có khối lượng 18,5kg lên cao theo phương thẳng đứng, người ta phải dùng một lực có cường độ ít nhât bằng P = 10m = 185N.

Câu 12. Chọn c

Dùng tay kéo dây chun, khi đó có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.

Câu 13. Chọn B

Một vật khổi lượng 250g = 0,25kg, vật có trọng lượng là P = 10m = 2,5N.

Câu 14.Chọn B

Câu đúng: Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái Đất.

Câu 15. Chọn C

Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10.D

Câu 16. Chọn A

1,2 lít nước có khối lượng bằng m = DV = 1000.1,2.103= 1,2kg

Câu 17.Chọn c

Trọng lượng của sữa P = 0,397.10 = 3,97N.

Thể tích sữa là V = 0,314 lít = 0,314.10m3.

Đề số 16 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m. Dùng thước đo nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

A . Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm.

B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm.

C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm.

D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm.

Câu 2. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là không đúng?

A . 4,44m.

B. 44,4dm.     

C . 444cm.      

D. 445cm.

Câu 3. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?

A. 1 bát gạo.  

B. 1 hòn đá sỏi

C. 5 viên phấn

D. 1 cái kim.

Câu 4. Trong các số liệu sau đây, sổ liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.

B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén.

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên vỏ gói xà phòng bột có ghi: khối lượng tịnh lkg.

Câu 5. Gió thổi mạnh không gây ra sự biến đổi nào trong các biến đổi dưới đây?

A. Lúa trên đồng đổ rạp về một phía.

B. Cây lớn nhanh hơn.

C. Xe đạp trên đường đi chậm lại.

D. Xe đạp trên đường đi nhanh hơn.

Câu 6.Khi thả một hòn đá vào bình chia độ (GHĐ 100 cm3, ĐCNN 1cm3) có chứa 50cm3 nước người ta thấy rằng mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 95cm3. Thể tích hòn đá là

A. 95cm3.

B. 50cm3.

C. 45cm3.

D. 145cm3.

Câu 7. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?

A . Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.

B .Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau

C. Cùng phương. ngược chiểu, mạnh như nhau.

D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.

Câu 8. Còng thức tính khối lượng riêng là

A . D = V.

B. D = PV.  .

C. D = mV. D.

D. D = m/V.

Câu 9. Một vật đặc có khối lượng 8000g và thể tích 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là

A . 40N/m3.

B . 4N/m3.     

C . 4000N/m3.

D. 40000N/m3.

Câu 10. Máy cơ đom giản nào không làm thay đổi hướng của lực kéo?

A . Mặt phẳng nghiêng.         

B. Ròng rọc động.

C. Ròng rọc cố định   

D. Đòn bẩy.

B . TỰ  LUẬN

Câu 11:  Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?

Câu 12. Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Thí dụ?

Câu 13. Kể tên các loại máy cơ đơn giản . Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một thí dụ.

Câu 14.

a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực.

b . Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?

Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo loại 5 yến không? Vì sao?

Câu 15.

 Nước trong bình chia độ có khối lượng tổng cộng 110,4g, riêng bình có khối lượng 12,1 g . Thể tích nước 100 cm3. Hãy cho biết khối lượng riêng của nước đo được là bao nhiêu?

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn A

Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn lmỀ Dùng thước có GHĐ là lm và ĐCNN là lmm đo chiều dài bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất.

Câu 2 .Chọn D

Cách ghi 445 cm là không đúng vì thước đo có ĐCNN là 2cm thì không thể cho kết quả là số lẻ

Câu 3. Chọn B

Có thể dùng bình chia độ và bình tràn đé đo thề tích của 1 hòn đá sỏi.

Câu 4. Chọn D.

Số liệu chỉ khối lượng là: Trên vò gói xà phòng bột cỏ ghi: Khối lượng tịnh lkg.

Câu 5. Chọn B

Gió thôi mạnh không làm cho cá v lởn nhanh hơn.

Câu 6. Chọn C

Thể tích hòn đá là: V = 95 – 50 = 45cm

Câu 7. Chọn C

Hai lực cân bằng có đặc điểm: Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.

Câu 8. Chọn D 

Công thức tính khối lượng riêng là : D = m/V

Câu 9. Chọn D

Khối lượng riêng: D = m/V = 8/0,002 = 4000 kg/m3.

Trọng lượng riêng: d = 10D = 40000 N/m3.

Câu 10. Chọn B

Ròng rọc động là loại máy cơ đơn giản không làm thay đổi hướng lực kéo.

Câu 11.

+ Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 12.

Hai lực cân bằng là hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau và tác dụng lên cùng một vật

Vật đặt trên bàn chịu tác dụng của trọng lực và lực đờ của bàn. hai lực đó là hai lực cân bằng

Câu 13.

Kể tên các loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng. đòn bẩv. ròng rọc. (các em tự nêu thí dụ).

Câu 14.

a. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lượng là cường độ của trọng lực. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

b.

+ 30,5kg tương ứng với 305N

+ Không lớn hom vì 5 yến = 50kg tương ứng với 500N (305N < 500N)

Câu 15.

      Khối lượng của nước: m = m1 – m= 110,4 -12,1 = 98,3g.

Khối lượng riêng của nước: D = 983 kg/m3.

Đề số 17 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Người thợ may dùng thước nào dưới đây để đo vòng cổ khách hàng may áo sơ mi?

A . Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.

B . Thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm.

C . Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm.

D. Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm

Câu 2. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa đề đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?

A. Đo thể tích bình tràn.

B. Đo thể tích bình chứa.

C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào bình.

Câu 3. Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên. Trong các kết quả ghi sau đây có một kết quả đúng, đó là:

A. 32cm3.

B. 35,0cm3.

C. 33cm3.                                                              

D. 31,0cm3.

Câu 4. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?

A . Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng.

B . Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng

C . Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 5. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?

A . Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B . Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

C . Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Câu 6. Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu?

A. 0,02N.

B. 0,2N.

C. 20N.

D. 200N.

Câu 7. Trường hợp nào sau đây là thí dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.

B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

C. Một vật được thả thì rơi xuống.

D. Một vật được ném thì bay lên cao.

Câu 8. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bàng 1000N.    

B. Lực ít nhất bằng 100N.

C . Lực ít nhất bằng 10N.        

D. Lực ít nhất bằng 1N.

Câu 9. Cho biết lkg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.

B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.

C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.

D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.

Câu 10. Trong 4 cách sau:

1. Giảm chiều cao kẻ mặt phẳng nghiêng

2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng

4. Tăng độ dài của mặt phăng nghiêng

Các cách nào làm giảm lực kéo khi đưa vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng?  

A. Các cách 1 và 2                             

B. Các cách 1 và 3.

C. Các cách 2 và 3.                 

D. Các cách 1 và 4.

B . TỰ LUẬN

Câu 11. Nêu nguyên tắc đo thể tích chất lỏng?

Câu 12. Một chiêc cân đòn đã được điêu chỉnh cho kim chỉ đúng vào vạch số 0 của bảng chia độ. Đặt hai quả cân giống nhau (có khối lượng bang nhau) lên hai đĩa cân thì thấy kim không chỉ đúng vạch sổ 0. Em hãy giải thích vì sao?

Câu 13. Nêu kết quả tác dụng của lực. Để đo cường độ của lực người ta dùng dụng cụ nào?

Câu 14. Trên chai nước ngọt có ghi 750ml. Con sổ đó có ý nghĩa gì? Đổi ra đơn vị lít và m3.

Câu 15. Nước rò rỉ qua đường ống nước của một hộ gia đình trung bình một giọt trong một giây; 20 giọt có thể tích 1cm3. Tính thể tích nước rò rỉ qua đường ống trong một tháng.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn B

     Người thợ may dùng thước dây có GHĐ 1,5m, ĐCNN 5mm để đo vòng cổ khách hàng.

Câu 2. Chọn C

     Khi sử dụng bình tràn và bình chửa để đo thể tích vật ran không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bàng cách đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

Câu 3. Chọn A

     Bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, kết quả chỉ có thể là số chẵn.

Câu 4. Chọn C

     Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thề gây ra làm quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thòi chuyển động của nó bị biến đổi.

Câu 5. Chọn D

         Hai lực được gọi là cân bằng là: Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

Câu 6. Chọn B

          Khối lượng của một vật m = 20g = 0,02kg.

          Trọng lượng của một vật P = 10m = 10. 0,02 = 0,2N

Câu 7. Chọn C

         Ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động là: Một vật được thả thì rơi xuống.

Câu 8. Chọn C

         Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực ít nhất bằng trọng lượng vật tức là

F = P = 10m = 10N.

Câu 9. Chọn B.

         Phát biểu đúng: Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.

Câu 10. Chọn D

         Trong 4 cách thì các cách 1 và 4 là làm giảm lực kéo khi đưa vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng.

Câu 11.  Nguyên tắc đo thể tích chất lỏng:

a. Ước lượng thể tích vật cần đo.

b. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

c. Đặt bình chia độ thẳng đứng.

d. Đặt mắt ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.

e. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất

Câu 12.

         Sở dĩ khi đặt hai quả cân giống nhau (có khối lượng bằng nhau) lên hai đĩa cân thì thấy kim không chỉ đúng vạch số 0 là vì cân này có chiều dài hai đòn cân khác nhau nên là cân sai.

Câu 13.

     Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.

     + Để đo cường độ của lực người ta dùng lực kế.

Câu 14.          

     Con số trên chai nước ngọt có ghi 750ml đó là thể tích nước ngọt ữong chai.

     + Đổi đơn vị 750ml = 0,750 lít = 0,000750m3

Câu 15.

     Mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có 24 giờ, mỗi giờ có 3600 giây.

     Số giọt nước trong 1 tháng:

(giọt).

     Thể tích nước là

 cm3  m3.

Đề số 18 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Nêu nguyên tắc đo độ dài một vật.

Câu 2. Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. Khi đó hai dụng cụ cho cùng một kết quà. Nếu mang cả hai dụng cụ này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ của hai dụng cụ cỏ còn giống nhau nữa không? Cân nào chỉ đúng?

Câu 3. Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu 4. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.

a. Giải thích vì sao vật đứng yên

b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng vên lại chuyển động?

Câu 5. Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì về phương, chiều và cường độ?

Câu 6. Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của các hòn bi bằng thuỷ tinh?

Câu 7.

a) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng?

b) Ta đặt vật A lên đĩa cân bên trái và đặt các quả cân lên đĩa bên phải của một cân Rôbecvan. Muốn cân thăng bằng ta phải đặt: 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100 g và 2 quả cân 20g. Khối lượng của A là bao nhiêu?

c) Thả vật A (không thấm nước) vào một bình có dung tích 500cm3 đang chửa 400cm3 nước thì thấy nước tràn ra là 100cm3. Tính thể tích vật A?

d) Tính trọng lượng riêng của chất làm vật A?

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Các nguyên tắc đo độ dài một vật là:

a. Ước lượng độ dài vật cần đo.

b. Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

c.  Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số không  của thước

d. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.

e.  Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Câu 2.

      Khi dùng cân Rôbecvan thì dù ở vùng xích đạo hay ở địa cực thì khối lượng các quả cân ở đĩa bên này luôn bằng với khối lượng vật ở đĩa bên kia nên cân vân đúng. Còn khi trọng lượng của vật thay đổi thì số chỉ lực kế thay đổi. Vì vậy, ở địa cực, số chỉ của lực kế sẽ khác với ở xích đạo.

Câu 3.

      Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

Câu 4

a. Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng (trọng lực và lực kéo của dây).

b. Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.

Câu 5.

Lực đàn hồi:

–  Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

–  Phương cùng phương với lực tác dụng lên vật.

–  Chiều ngược chiều lực tác dụng.

–  Độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật.

Câu 6.

Để đo được khối lượng riêng của các hòn bi ta làm như sau:

–  Đo khối lượng của các hòn bi bằng cân.

–  Dùng bình chia độ đo thể tích các hòn bi.

d) Đổi được: . Đổi được:

m3

Thế vào công thức, tính được

N/m3.

Đề số 19 – Đề kiểm tra học kì 1 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Nêu cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan. 

Câu 2. Nêu thí dụ về các vật biến dạng đàn hồi. 

Câu 3. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi

Câu 4. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho một thí dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó. 

Câu 5. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào vị trí dấu . của các câu sau để được nội dung đúng.

a. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực………………………………

trọng lượng của vật.

b. Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của

lực nâng …………………………………..  khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác

dụng của trọng lượng vật. 

Câu 6. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3. Cho biết: Dsắt= 7800kg/m3.

Câu 7. Đổi các đơn vị sau:

a. 2 tấn = ….. tạ;

b. 6 dm3 = …. lít;

c. 100 g = …..kg;

d. 1500 kg/m3 =….g/cm3;

e. 160 dm = ….m;

f. 20 hm = … m

g. 0,5 lít = ….cc;

h. 0,8 g/cc =…kg/m3

Lời giải chi tiết

Câu 1. Cách đo khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan

a. Đầu tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh sổ 0.

b. Đặt vật đem cân lên một đĩa cân bên tráiẾ

Đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nàm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

c. Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của vật.

Câu 2.

– Lưỡi cưa bằng thép khi bị uốn cong rồi thả ra thì quay trở lại như cũ.

–  Khi đặt vật nặng lên tấm ván thì tấm ván bị cong xuống. Lấy vật nặng ra, tấm ván trở lại như cũ

Câu 3.

Kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi:

+ Dụng cụ dùng để đo thể tích: bình chia độ (có bình tràn nếu sỏi lớn).

+ Dụng cụ dùng để đo khối lượng: cân Rôbecvan có hộp quả cân (hoặc cân khác có ĐCNN và giới hạn đo bé).

+ Nước, sỏi, khăn lau,

Câu 4.

 Hai lực cùng tác dụng vào một vật (chung điểm đặt), mạnh như nhau (cùng độ lớn), cùng phương nhưng ngược chiều gọi là hai lực cân băng

+ Một vật treo trên sợi dây: trọng lực và lực đàn hồi của dây cân bằng nhau

Câu 5.

Điền từ hoặc cụm từ thích hạp vào vị trí dấu…

a)  Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

b) Khi sử dụng đòn bẩy, muốn làm cho lực nâng vật nhỏ hom trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 6.

Tóm tắt:

Dsắt  = 7800kg/m3

V  = 40dm3 = 0,04m3

m = ?   P = ?

 Áp dụng công thức: D = m/V => m = D.V

Thay số

.

Tính P:

Câu 7.

a. 2 tấn = 20 tạ                                          

b. 6dm3 = 6 lít                                            

c. 100g = 0,1 kg              

d. 1500kg/m3 = 1,5g/cm3                                 

e. 160dm = 16m;

f. 20km = 20000m;

g. 0,5 lít = 500cc;

h. 0,8g/cc = 800kg/m3.

40 Đề Thi Học Kỳ 1 Vật Lý 6 Có Đáp Án

Xem thêm

Gia sư vật lý

26 Đề thi Vật lý lớp 6 giữa học kì 1 (Có đáp án)

59 Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 1 (Có đáp án)

Đề thi vật lý lớp 6 học kì 2

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*