Công thức định luật ôm
Georg Simon Ohm (1789 – 1854), nhà vật lí học người Đức, khi thế giới chưa có ampe kế và vôn kế, bằng những công cụ thô sơ thì ông đã nghiên cứu và công bố định luật Ôm vào năm 1827, nhưng đến 49 năm sau mới được kiểm nghiệm và công nhận tính đúng đắn của định luật. Bài hôm nay đi tìm hiểu về định luật Ôm và công thức định luật Ôm.

Định luật Ôm là gì?

– Định luật Ôm: định luật liên quan đến sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở.
– Nội dung của định luật: Cường độ dòng điện khi chạy qua dây dẫn sẽ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu dây và cường độ dòng diện sẽ tỉ lệ nghịch điện trở của dây dẫn.
Biểu thức:

Trong đó:
+ I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (A).
+ U là điện áp trên vật dẫn (V)
+ R là điện trở (ôm).
– Trong định luật Ohm, điện trở R sẽ không phụ thuộc vào cường độ dòng điện, như vậy R là 1 hằng số.

Công thức định luật ôm toàn mạch


Thí nghiệm

Cho kết quả của một thí nghiệm như sau:
Định luật Ôm đối với toàn mạch
Từ kết quả trên ta thấy: U(N) = U0 – a.I = E – a.I
Với U(N) = UAB = I. R(N) được gọi là độ giảm thế mạch ngoài.
Ta thấy: a = r là điện trở trong của nguồn điện.
Do đó: E = I x [R(N) + r] = I. R(N) + I.r (*)
Vậy: Suất điện động có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
Từ hệ thức (*) ta có:
U(N) = I. R(N) = E – It

Kết luận: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
Hiện tượng đoản mạch
Cường độ dòng điện trong mạch kín đạt giá trị lớn nhất khi R(N)= 0.
Khi đó ta nói rằng nguồn điện bị đoản mạch và I = E/r
Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn, chuyển hoá năng lượng
Công của nguồn điện sản ra trong thời gian t: A = E.I.t (**)
Nhiệt lượng toả ra trên toàn mạch: Q = (RN + r) x I^2 x t (***)
Theo định luật bảo toàn năng lượng thì A = Q, do đó từ (**) và (***) ta suy ra

Như vậy định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Hiệu suất nguồn điện


Tại sao lại gọi là định luật ôm, Ohm ?
Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức, Georg Ohm, được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình (xem phần Lịch sử dưới đây). Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm.
Định nghĩa và công thức
Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau:

- Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn
- R là điện trở
- U là điện áp trên vật dẫn




Ví dụ cách tính định luật Ôm
VD1:

VD2:

VD3:
Đề bài:

Câu hỏi: Phát biểu định luật Ôm.
Trả lời:
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Bài tập định luật Ôm
Bài 1:Cho mạch điện như hình dưới, thông số như sau: R1=10 Ω,R2=15 Ω,R3=6 Ω R4=3 Ω,nguồn có suất điện động =20V, điện trở r=1, ampe kế điện trở trong không đáng kể.

a) Hãy cho biết chiều của dòng điện qua ampe kế và số chỉ của ampe kế là bao nhiêu
b) Thay ampe kế bằng một vôn kế có điện trở vô cùng lớn,hãy xác định số chỉ của vôn kế khi đó là bao nhiêu?
Đáp án: IA=0.59 A, dòng điện chạy từ C đến D, Vôn kế chỉ 3.67 V
Bài 2: Cho mạch điện (hình vẽ dưới), với R1=3 Ω,R2=7 Ω,R3=6 Ω R4=9 Ω, nguồn có suất điện động =14V,điện trở trong r=1 Ω
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở

b) Hiệu điện thế UAB và UMN
c) Công suất tỏa nhiệt trên các điện trở
d) Hiệu suất của nguồn điện
Đáp án: I=2A, I1=I2=1.2A, I3=I4=0.8A, UAB=12V, UMN=1,2V
Bài 3:Cho mạch điện (hình vẽ dưới),các nguồn giống nhau mỗi nguồn có suất điện động =3 V,điện trở trong r=0.25 Ω,trên đèn có ghi 6V-6W, điện trở R1=4 Ω,R2=5 Ω,R3=5 Ω,R4=4 Ω,

a) Hãy cho biết đèn sẽ sáng như thế nào?
b) Để đèn sáng bình thường thì ta cần phải thay điên trở R1 bằng một điện trở R’ có giá trị là bao nhiêu?
Đáp án: đèn sáng yếu, R’=1.5 Ω
Bài 4: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên dưới. Cho biết: R1 = 8W; R2 = R3 = 12W; R4 là một biến trở. Đặt vào hai đầu A, B của mạch điện một hiệu điện thế UAB = 66V.

a) Mắc vào hai điểm E và F của mạch một ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể và điều chỉnh biến trở R4 = 28W.
b) Tìm số chỉ của ampe kế và chiều của dòng điện qua ampe kế.
c) Thay ampe kế bằng một vôn kế có điện trở rất lớn.
- Tìm số chỉ của vôn kế. Cho biết cực dương của vôn kế mắc vào điểm nào?
- Điều chỉnh biến trở cho đến khi vôn kế chỉ 0. Tìm hệ thức giữa các điện trở R1, R2, R3 và R4 khi đó và tính R4.
Đáp án: IA=0.5A, dòng điện chạy từ F đến E, vôn kế chỉ 6.6V, mắc cực dương vôn kế vào điểm E, R4=18W
Bài 5:Cho mạch điện (hình vẽ dưới), nguồn giống nhau, mỗi nguồn suất điện động =6 V,điện trở trong có r=3 Ω, điện trở R1=6 Ω,R2=3 Ω,R3=17 Ω,R4=4 Ω,R5=6 Ω, R6=10 Ω R7=5 Ω
a) Xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

b) Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính
c) Nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài sau 1 phút
d) Công suất tỏa nhiệt trên các điện trở
e) Hiệu suất của nguồn điện
f) Công của dòng điện sản ra sau 1 phút
Đáp án: 30V, 5W, 1500J, Ang = 1800J, H = 83.3%
Bài 6: cho mạch điện (hình vẽ dưới). Với thông số R1=16W,R2=24W,R3=10W,R4=30W.Cường độ dòng điện qua R4 là 0,5A Tụ điện điện dung C1=5mF,điện trở Ampe kế rất nhỏ và điện trở vôn kế rất lớn,suất điện động

của nguồn 22V. Yêu cầu tính:
a) Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
b) Điện tích tụ điện
c) Số chỉ vôn kế, Ampe kế
d) Điện trở trong của nguồn
Đáp án: a) 20V; b) Q=15.10-6 C; c) 8 V, 1A; d) 2W
Trong các thí nghiệm trên, nhiệt độ của dây dẫn đang xét được coi như không đổi. Trong nhiều trường hợp, khi cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng thì nhiệt độ của dây dẫn cũng tăng lên và khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây dẫn cũng tăng. Do đó khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn cũng tăng nhưng tăng không tỉ lệ thuận (không tuân theo công thức định luật Ôm). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế trong trường hợp này không phải là đường thẳng.
Ứng dụng của định luật ôm
Định luật Ohm có thể được sử dụng để xác nhận các giá trị tĩnh của các linh kiện trong mạch, cường độ dòng điện, nguồn cung cấp điện áp và giảm điện áp. Ví dụ, nếu một dụng cụ thử nghiệm phát hiện phép đo dòng điện cao hơn bình thường, điều đó có thể có nghĩa là điện trở giảm hoặc điện áp tăng, gây ra tình trạng điện áp cao. Điều này có thể chỉ ra trong mạch có vấn đề.
Trong các mạch điện một chiều (dc), việc đo dòng điện thấp hơn bình thường có thể có nghĩa là điện áp đã giảm hoặc điện trở mạch tăng. Nguyên nhân có thể làm tăng điện trở là kết nối kém hoặc lỏng lẻo, ăn mòn và / hoặc các thành phần bị hư hỏng.
Tải trong một mạch vẽ trên dòng điện. Tải có thể là bất kỳ loại thành phần nào: thiết bị điện nhỏ, máy tính, thiết bị gia dụng hoặc động cơ lớn. Hầu hết các thành phần này (tải) có một bảng tên hoặc nhãn dán thông tin kèm theo. Những bảng tên này cung cấp chứng nhận an toàn và nhiều số tham chiếu.
Kỹ thuật viên tham khảo bảng tên trên các thành phần để tìm hiểu điện áp tiêu chuẩn và giá trị dòng điện. Trong quá trình kiểm tra, nếu các kỹ thuật viên thấy rằng đồng hồ vạn năng hoặc ampe kìm của họ không đo giá trị nào đó, họ có thể sử dụng Định luật Ohm để tính toán và xác định vấn đề nằm ở đâu.
Bài tập cách tính định luật ôm thường gặp
Ví dụ 1: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu?
Lời giải
Cường độ dòng điện trong mạch là
I = UN/R = 12 : 4,8 = 2,5 (A)
Ví dụ 2: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện bằng bao nhiêu?
Lời giải

Ví dụ 3: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
Lời giải:
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:

Ví dụ 4: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

Ví dụ 5:

✅ Lớp ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐
Để lại một phản hồi