5 kinh nghiệm mở trung tâm gia sư bạn cần biết

Cơ sở hạ tầng đầy đủ
Cơ sở hạ tầng đầy đủ
5/5 - (2 bình chọn)

Mô hình trung tâm gia sư tại Việt Nam đã có mặt từ đầu những năm 2000. Đây là hình thức giảng dạy khá phổ biến cho đến thời điểm hiện tại, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và ôn luyện kiến thức cho nhiều bậc học. Nếu bạn đang có ý định mở trung tâm về gia sư, hãy tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để biết rõ 5 kinh nghiệm mở trung tâm gia sư –  điều quan trọng không nên bỏ lỡ.

 

Kinh nghiệm mở trung tâm gia sư
Kinh nghiệm mở trung tâm gia sư

Bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây :

1. Cơ sở hạ tầng

Để có thể thành lập một trung tâm gia sư, đầu tiên bạn cần chọn lựa một địa điểm thích hợp với hệ thống phòng ốc đáp ứng việc học tập cho các học viên. Địa điểm phải đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại nhưng không quá ồn ào, đông đúc người qua lại.

Sau khi lựa chọn được địa điểm phù hợp, bạn cần chuẩn bị bàn ghế, bảng và các thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy. Tốt nhất là nên mua những vật dụng còn mới để sử dụng lâu dài, tránh việc mua lại những đồ dùng cũ, chỉ sử dụng một thời gian ngắn sẽ bị hư hao.

Văn phòng gia sư cần phải lịch sự, khi có học viên đến đăng ký phải có khu vực chờ, khu vực đăng ký với nhân viên ở trung tâm. Bàn ghế phải được kê ngay hàng thẳng lối, văn phòng sạch sẽ, giấy tờ sắp xếp ngăn nắp theo tuần tự.

Cơ sở hạ tầng đầy đủ
Cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại

Tại một số khu trọ của sinh viên ở các thành phố lớn hầu như đều có các lớp gia sư, tuy nhiên không phải nơi nào cũng được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng. Việc đầu tư cho cơ sở làm việc cũng phần nào đánh giá được chất lượng của đơn vị.

Bạn cần chuẩn bị sẵn một khoản chi phí để thuê mặt bằng và sắm sửa những cơ sở vật chất nói trên.

2. Đối tượng khách hàng

Trước khi bắt tay vào việc mở các trung tâm, bạn cần có kinh nghiệm mở trung tâm gia sư hoặc nghiên cứu thật kĩ về nhu cầu của những học viên xung quanh khu vực của mình để xem tính khả thi là bao nhiêu phần trăm. Hầu hết đối tượng hướng tới của các trung tâm là học sinh hoặc sinh viên. Vậy khả năng đáp ứng của bạn nằm trong giới hạn đối tượng nào. Việc đào tạo tiến hành với quy mô giảng dạy kiến thức cho những bộ môn gì? Có cần đến giáo viên bản ngữ hay không. Từ đó xác định rõ nhóm đối tượng mình hướng tới để có mục tiêu rõ ràng, ví dụ như mở các trung tâm chuyên về gia sư tiếng anh chẳng hạn

Tại một số lớp học gia sư hiện nay đang áp dụng mô hình đăng tuyển gia sư trên mạng xã hội hoặc các website. Hầu hết đều ghi rõ yêu cầu giảng dạy và mức lương, mức phí ứng trước (theo thông lệ sẽ ứng trước ½ tháng lương đầu tiên). Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho các trung tâm. Tuy nhiên rất nhiều người làm nghề gia sư lại thấy đây là việc làm gây khó dễ cho họ, vì việc phải chi trả một nửa tháng lương ban đầu là không hề nhỏ, trong khi đó bản thân chưa biết có đáp ứng được hay không.

3. Câu chuyện thu phí

Lời khuyên cho việc thu phí đối với các lớp gia sư đó là nên liên hệ trực tiếp với những phụ huynh có nhu cầu tìm người dạy thêm. Đối với những trường hợp sinh viên muốn nhận lớp dạy thêm thì có thể đến nhận lớp phải chi trả một khoản phí nhỏ (50.000VNĐ đến 100.000VNĐ). Sau tháng đầu tiên giảng dạy trung tâm sẽ thu hồi lại ½ khoản tiền cho gia sư. Nếu như thu trước ½ tháng lương đầu của người nhận đứng lớp thì trung tâm nên thực hiện hợp đồng cam kết rõ ràng. Việc làm này nhằm đảm bảo mang lại quyền lợi cho các phía trung tâm, người dạy và cả người học.

4. Tìm kiếm nguồn gia sư

Đây là một trong các kinh nghiệm mở các lớp gia sư quan trọng bạn cần phải biết khi có ý định mở các lớp gia sư. Tìm kiếm nguồn gia sư là việc không mấy khó khăn nếu bạn có tương tác tối với các trường đại học, phổ thông hoặc một số trung tâm liên kết.

Đội ngũ gia sư giỏi
Đội ngũ gia sư giỏi

Tùy thuộc vào khả năng và đối tượng đáp ứng mà bạn quyết định nguồn gia sư của mình như thế nào. Lời khuyên hữu ích cho những người mới mở trung tâm, nên chọn nguồn nhân lực từ các trường đại học sư phạm có uy tín hoặc thầy cô giáo đang giảng dạy tại các trường công có thời gian trống tiết.

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ, tốt nhất nên lựa chọn giáo viên bản xứ, người nước ngoài để học viên được tiếp trao đổi thực tế và gần gũi hơn. Tâm lý phụ huynh và người học lúc nào cũng mong muốn chọn lựa được thầy giáo tốt cho con em mình, hãy tận dụng điều này.

Xem thêm bài viết về Nghề gia sư tại Đây

5. Thủ tục đăng ký thành lập

Để thành lập trung tâm theo đúng quy định, ngoài kinh nghiệm mở trung tâm bạn cần phải đảm bảo tính hợp pháp và có độ uy tín, đáp ứng mục tiêu duy trì hoạt động lâu dài, bạn cần thực hiện một số thủ tục, giấy tờ dưới đây:

  • Hồ sơ pháp nhân gồm có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao); Mã số thuế của pháp nhân (bản sao); Hợp đồng đăng ký trụ sở làm nơi giảng dạy (hợp đồng thuê nhà).
  • Hồ sơ đăng ký để trung tâm hoạt động cần có những giấy tờ thủ tục sau: Đơn xin phép thành lập trung tâm gia sư được UBND nơi cư trú đóng dấu xác nhận; Sơ yếu lý lịch của giám đốc trung tâm  có ảnh thee 3 x 4 kèm theo có xác nhận của UBND; Hồ sơ đề án thành lập trung tâm, bên trong nêu rõ mục đích hoạt động của đơn vị, quy mô đào tạo, định hướng phát triển và khả năng tài chính; Văn bản báo cáo với địa phương nơi trung tâm hoạt động trong thời gian sắp tới (phải đảm bảo các vấn đề về an ninh trật tự và vệ sinh môi trường); Hồ sơ có thể kèm theo một số giấy tờ khác theo yêu cầu riêng của từng đơn vị nếu có.

Thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ 5 kinh nghiệm mở trung tâm gia sư quan trọng khi có ý định thành lập các lớp gia sư.

Giới thiệu trung tâm uy tín trong lĩnh vực gia sư TP.Hồ Chí Minh

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*