✅ DẠY TRẺ TỰ KỶ GIAO TIẾP

5/5 - (1 bình chọn)

Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Giao tiếp là một quá trình được xây dựng dựa trên các kỹ năng nối tiếp nhau. Nền móng của ngôi nhà giao tiếp là kỹ năng năng tập trung chú ý. Đây là kỹ năng quan trọng nhất. Sau đó, các kỹ năng hiểu quan hệ nhân quả, giao tiếp mắt, bắt chước, lắng nghe lần lượt là những viên gạch xây dựng cho trẻ một sự hiểu biết, từ đó trẻ biết sử dụng các cử chỉ điệu bộ và tiến tới việc giao tiếp bằng lời nói và hội thoại. Cha mẹ cần lưu ý tới thứ tự các kỹ năng khi dạy giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Tất cả các kỹ năng đều phát triển dần theo thời gian và liên quan đến nhau, không có kỹ năng nào phát triển độc lập.

Các hoạt động giúp tăng cường việc hiểu lời nói
Các hoạt động giúp tăng cường việc hiểu lời nói

Những khó khăn trong giao tiếp với trẻ tự kỷ

Cần nhận biết những khó khăn cơ bản trong giao tiếp của trẻ tự kỷ, vì trẻ thường có những biểu hiện như:

  • Kém định hướng tới các kích thích xã hội, không chuyển sự chú ý giữa người và đồ vật, không chia sẻ cảm xúc tích cực, không lôi cuốn sự chú ý của người khác tới đồ vật, sợ hãi, không thích nghi, làm giảm tương tác xã hội.
  • Không dùng điệu bộ, cử chỉ thông thường;
  • Chậm nói hoặc chỉ nói các từ đơn, cụm từ, nhại lời, không sử dụng ngôn ngữ mang tính giao tiếp; không hiểu nghĩa bóng của câu nói
  • Hiểu lời thường chậm, ảnh hưởng tới phát triển nhận thức
  • Giảm sự chú ý đến xung quanh, chỉ chú ý tới những gì trẻ thích
  • Tăng động: không ngồi yên, kém kiềm chế, đòi gì muốn có ngay, chống đối, cơn hờn giận la khóc, hành vi kích động… gây hhó khăn cho việc dạy trẻ học.

Người dạy trẻ phải hiểu cách trẻ tự kỷ giao tiếp mà từ đó có những cách giúp trẻ có giao tiếp phù hợp. Để trẻ có đáp ứng giao tiếp cần phải:

  • Lập danh mục thứ trẻ thích và theo sự dẫn dắt của trẻ
  • Gọi tên những thứ trẻ muốn hoặc trẻ nhìn thấy.
  • Đưa cho trẻ ảnh, biểu tượng, ký hiệu cái mà trẻ muốn.
  • Cho trẻ cơ hội lựa chọn
  • Khen trẻ khi trẻ có bất kỳ một dấu hiệu giao tiếp
  • Tạo ra những cơ hội cho trẻ giao tiếp trong khi trẻ đi học, chơi với trẻ khác

Người dạy trẻ cần phải hiểu trẻ

  • Biết được khả năng nhận thức của trẻ để dạy trẻ phù hợp với mức độ phát triển, ví dụ trẻ 3 tuổi nhưng khả năng nhận biết chỉ bằng trẻ 2 tuổi thì chỉ áp dụng bài dạy cho trẻ 2 tuổi.
  • Biết được mức độ phát triển giao tiếp của trẻ để chọn cách dạy thích hợp
  • Biết trẻ thích gì: đồ ăn uống, đồ chơi, hoạt động nào trẻ thích để tạo ra nhu cầu giao tiếp và lấy đó để khuyến khích trẻ làm một việc.
  • Trẻ tự kỷ thường có khả năng học bằng thị giác, trí nhớ không gian tốt, do vậy nên sử dụng công cụ bằng nhìn để dạy trẻ.
Sử dụng công cụ bằng nhìn để dạy trẻ tự kỷ
Sử dụng công cụ bằng nhìn để dạy trẻ tự kỷ

Các cách tăng cường giao tiếp với trẻ tự kỷ

  • Gọi tên trẻ thường xuyên, luôn nhìn vào mắt khi nói với trẻ, đưa các đồ chơi ngang tầm mắt cho trẻ nhìn thấy, có cử chỉ giao tiếp kèm theo để trẻ dễ hiểu và chú ý hơn. Dạy các cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp.
  • Dạy trẻ một thứ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần để trẻ có thể nhớ được hoặc làm thành thạo dần
  • Hoạt động luân phiên, đến lượt để trẻ biết có người có ta, biết tương tác với người khác
  • Gợi ý bằng cầm tay chỉ việc hoặc bằng lời để tạo điều kiện cho trẻ thực hiện những điều mong muốn
  • Luôn giữ sự vui vẻ liên tục để gây hứng thú thì trẻ mới duy trì sự chú ý và muốn tiếp tục học và tương tác.
Luôn giữ sự vui vẻ liên tục để trẻ chú ý và muốn tiếp tục học và tương tác
Luôn giữ sự vui vẻ liên tục để trẻ chú ý và muốn tiếp tục học và tương tác

Những hoạt động tăng cường sự giao tiếp

  • Cùng luân phiên chơi đồ chơi với trẻ theo những cách khác nhau
  • Trò chơi có người: chơi ú òa, cù lét, trốn tìm, rượt bắt, kéo cưa, nu na nu nống, nhong nhong cưỡi ngựa, đu tay…
  • Giúp trẻ hiểu những gì cha mẹ nói: chỉ nên nói câu ngắn, nói chậm, nhấn mạnh từ chính và chỉ bảo rõ ràng.
  • Giao tiếp bằng tranh: sử dụng hệ thống tranh, biểu tượng phản ánh thực tế để dạy trẻ sử dụng trong giao tiếp, làm theo lịch trình hoặc thứ tự các bước, thể hiện nhu cầu, cơ hội lựa chọn…
  • Dạy trẻ trong công việc hàng ngày: ăn uống, vệ sinh, làm một số việc nhà…
  • Sử dụng âm nhạc
  • Cùng xem sách, đọc sách: kể chuyện theo tranh, kể chuyện lại
Các hoạt động tăng cường kỹ năng chú ý của trẻ tự kỷ
Các hoạt động tăng cường kỹ năng chú ý của trẻ tự kỷ

Gọi tên trẻ

Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi.

Gọi tên trẻ trong các hoạt động, trong các trò chơi, khi sai việc trẻ:

Ví dụ: “Nam. Đưa mẹ bóng”, “Nam. Con gà đâu?”

Ngang tầm mắt

Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ tạo được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội.

Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn. 

Theo dõi và tham gia

Quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.

Tập ngồi

Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.

Đợi và làm theo lần lượt

Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt
Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt

Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác.

Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.

Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh trực quan

Hỗ trợ bằng lời:

Sử dụng lời nói đơn giản, nhất quán, chọn nói từ chính và phù hợp với tình huống

Cho trẻ thêm thời gian để xử lí thông tin, cân nhắc và đưa ra phản hồi.

Kèm theo cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết.

Thay đổi giọng nói (về ngữ điệu và âm vực): lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc chậm, tạo sự ngạc nhiên và bất ngờ để kéo sự chú ý của trẻ.

Tránh hành động, lời nói tiêu cực (Con đừng có làm như thế, con không được ném đồ…), nói những câu nhấn mạnh vào hành vi phù hợp: Nhặt bóng lên, cất đồ chơi, tắt ti vi…

Hỗ trợ bằng hình ảnh trực quan:

Hình ảnh trực quan giúp trẻ hiểu thông tin từ môi trường được chính xác hơn, bù đắp những khó khăn khi xử lí các thông tin bằng thính giác.

Hình ảnh trực quan giúp trẻ kiểm soát hành vi: trẻ chưa biết sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện nhu cầu bản thân, trẻ có thể dùng phương tiện khác để hỗ trợ hoặc thay thế cho ngôn ngữ nói như tranh ảnh, cử chỉ điệu bộ (chỉ ngón)

Hình ảnh trực quan hỗ trợ trẻ phát triển các kĩ năng (kĩ năng tự phục vụ…), phát triển, hiểu và thể hiện cảm xúc.

Hình ảnh trực quan có thể là: Ảnh thật, ảnh biểu tượng, video, các cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của người lớn.

Tạo nhu cầu

ha, mẹ cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ để trẻ tương tác nhiều nhất có thể
ha, mẹ cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ để trẻ tương tác nhiều nhất có thể

Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ, đó là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.

Tạo nhu cầu cho trẻ bằng một số cách sau:

Để đồ lên cao: Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với

Để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp

Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích.

Từng chút một: Không nên đưa tất cả đồ chơi hoặc đồ ăn cho trẻ, nên đưa cho trẻ từng đồ một, từng miếng đồ ăn một để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.

– Đưa các vật liệu mà trẻ cần hỗ trợ để sử dụng/ vận hành được:

Ví dụ:Chỉ đưa bát mà không đưa thìa, chỉ đưa đàn mà không đưa que gõ.

– Đưa từng phần một để trẻ phải yêu cầu thêm: Đưa từng miếng ghép hình, cho từng miếng bim bim…

– Không đưa rất cả các vật liệu mà trẻ cần để thực hiện hoạt động (trẻ sẽ làm hỏng hoặc không biết cách chơi): Không đưa cả hộp thổi bóng cho trẻ, nên đưa que thổi, nếu trẻ muốn chơi, trẻ đưa que thổi cho mẹ.

– Làm một việc mà trẻ không muốn bạn làm (trẻ sẽ phản đối): Trẻ muốn mở hộp đồ chơi, khi đó bạn làm động tác giả vờ cất đi và nói “cất đi”, sau đó đợi phản ứng của trẻ. Nếu trẻ đòi đồ chơi bạn dạy trẻ “xin” hoặc “ạ” hoặc chỉ vào hộp hoặc nói một từ nào đó đúng tình huống như “mở”, “lấy”…  

– Làm trái với kỳ vọng của trẻ (tình huống ngớ ngẩn): Trẻ muốn ăn sữa chua, không đưa thìa cho con mà lại đưa ống hút, dạy biết từ chối không phải ống hút và chỉ tay để lấy thìa.

Trợ giúp trẻ – Cầm tay chỉ việc

Cha, mẹ cần được dạy trẻ chính xác về việc nên làm
Cha, mẹ cần được dạy trẻ chính xác về việc nên làm

Trẻ rất khó để học bằng bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm. Vì vậy, hỗ trợ trẻ khi cần là cần thiết.

Các bước trợ giúp trẻ như sau:

Làm mẫu cách làm: Làm mẫu các kĩ năng hoặc cách chơi để trẻ quan sát và bắt chước làm theo, nếu trẻ không bắt chước, chuyển sang bước tiếp theo.

Cầm tay chỉ việc hoàn toàn: Hoàn toàn cầm tay trẻ thực hiện nhiệm vụ

Cầm tay chỉ việc một phần: Cầm tay trẻ để nhắc nhở, sau đó để trẻ tự thực hiện; hoặc đẩy nhẹ tay trẻ để trẻ biết cần phải làm gì.

Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng hành động và cử chỉ kèm lời nói

Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng ánh mắt kèm lời nói

Nhắc nhở bằng trẻ lời nói

Chuỗi – từng bước nhỏ

Từ việc thực hiện những bước nhỏ, hành động đơn giản để hoàn thành một chuỗi, trình tự, nhiệm vụ phức tạp.

– Chuỗi Tiến là bắt đầu ở bước đầu tiên và dạy từng bước thứ tự

– Chuỗi Ngược là bắt đầu ở bước cuối cùng trong chuỗi và thực hiện ngược lại

Chơi đa dạng

Dạy trẻ học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn
Dạy trẻ học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn

Học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn, không máy móc và rập khuôn với một kiểu chơi duy nhất theo cách riêng của trẻ.

Bắt đầu chơi bằng những cách đơn giản, sau đó tăng dần tính phức tạp của đồ chơi/trò chơi.

Chơi đa dạng giúp nâng cao khả năng nhận thức của trẻ.

Có cấu trúc

Lịch trình hoạt động

Lịch trình giúp trẻ hiểu và biết hành động đang diễn ra, hành động nào sẽ diễn ra tiếp theo và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, giảm bối rối và lúng túng khi có thể phán đoán trước được sự việc có thể xảy ra.

Bắt đầu và kết thúc

Trong bất kì hoạt động nào cũng cần cho trẻ hiểu khi nào bắt đầu một hành động, và khi nào là kết thúc hành động giúp trẻ dễ dàng học và hoàn thành nhiệm vụ hơn.

Khi bắt đầu chơi nên nói “Bây giờ chơi….”, khi chơi xong có thể nói “Chơi xong rồi. Cất đi”, kèm theo các hỗ trợ (hình ảnh, hành động) trực quan phù hợp.                                 

Trong khi chơi:

Bất kì hoạt động nào cũng cần tổ chức theo một trình tự nhất định “Bắt đầu – diễn biến – kết thúc”

– Bắt đầu: “Bây giời chơi đọc sách”

– Diễn biến: Dậy trẻ nhận biết, chỉ tranh ảnh trong sách

– Kết thúc: “Đọc sách xong rồi. Cất sách/Cất đi”

Củng cố

Củng cố được đưa ra khi trẻ có những phản hồi phù hợp như: Chủ động nhìn mắt, chú ý tích cực, hành vi đúng, thành công dù nhỏ…  

Các hình thức củng cố:

– Khen ngợi bằng lời: “nhìn giỏi”, “ghép hình rất giỏi”

– Luôn mỉm cười: tạo sự gần gũi, thân thiện

– Chạm vào người/cù ki, ôm, hôn trẻ

– Phần thưởng hữu hình: bằng đồ ăn, đồ chơi mà trẻ thích, sticker (hình dán yêu thích)

– Chơi theo ý thích: Chơi theo cách mà trẻ thích (thời gian ngắn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*