Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu (dàn ý + 4 mẫu)

5/5 - (1 bình chọn)

Đề bài: Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu

Bình giảng bài thơ Nhớ đồng – mẫu 1

   Từ ấy được xem như những trái ngọt đầu tiên mà Tố Hữu đã gặt hái được đế dâng cho đời. Đến với tập thơ chúng ta không chỉ bắt gặp một thanh niên yêu cách mạng, say mê lí tưởng mà còn thấy được hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng đang sông và chiến đâu. Vì vậy, Từ ấy không chí có những bài thơ tràn đầy cảm xúc say mê lí tưởng, mà còn có những bài ghi lại những chặng đường chiến dấu bị tù đày gian khổ, trong số đó phải nói đến bài thơ Nhớ đồng.

   Bài thơ được Tố Hữu viết vào tháng 7 năm 1939, bốn tháng sau khi nhà thơ bị mật thám bắt và cầm tù. Toàn bài thơ là nỗi nhớ tha thiết.

   Mở đầu bài thơ là lôi nói so sánh được nhà thơ nêu ra như đê xác định tâm thế cô đơn của chính mình:

    Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

    Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

   Nhà thơ như tự hỏi chính lòng mình để rồi tự khẳng định tâm trạng của chính mình. Đày chính là tâm trạng cô đơn, quạnh vánh và cồn cào nhớ thương. Câu thơ như một tiếng thở dài buồn đến da diết. Chúng ta lại chợt nhớ đến hình ảnh của người chiến sĩ cộng sản lần đầu tiên bị ném vào tù trong bài Tâm tư trong tù:

   Thế nhưng đến đây ta không chỉ cảm nhận thây sự cô đơn mà còn cảm thây cái buồn tê tái, cái hiu quạnh đến lạnh lẽo, và sự thương nhớ như đang vò xé gan ruột.

   Sau hai câu thơ đầu mở ra như lời bộc bạch tâm sự, nhà thơ lần lượt cho ta thấy rõ nỗi nhớ nhung trong tâm hồn người cách mạng:

    Đâu gió còn thơm đất nhả mùi

    Đâu luồng tre mát thưở yên vui

    Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

    Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi

    Đâu những đường con bước vạn dời

    Xóm nhà tranh thấp ngủ im lơi

    Giữa dòng ngày tháng âm u đó

    Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi…

   Không gian của bài thơ như được trải rộng ra. Đó chính là không gian của quê hương yêu dấu nơi có mùi đất quá quen thuộc, nơi có bóng tre mát rượi, những ô mạ xanh mơn mởn, nơi trải dài nương khoai, nương sắn và cả những mái tranh thấp bình dị. Không gian được trải rộng ra phải chăng cũng ciiính là sự trải rộng cửa nỗi nhớ trong lòng nhà thơ. Đáng lưu ý là trước mỗi cảnh vật quen thuộc như vậy là từ đâu dùng đế’ hỏi. Tuy nhiên ở đây nhà thơ không chỉ đơn thuần là sự tìm kiếm, là hỏi vị trí mà chính là đang tự hỏi lòng mình, đang lục lại trong trí nhớ những gì đả xa, đã mất. Đâu gợi lên trong chúng ta sự mất mát trống vắng. Từ Đâu được Tố Hữu lặp lại năm lần liên tiếp làm cho nỗi nhớ như càng được nhản lên dồn dập, làm cho sự trống vắng mất mát hụt hẫng trong lòng nhà thơ nhân lên đến xót xa. Vì vậy có thể nói đâu đã trở thành tiếng gợi nhớ thương đến cồn cào da diết. .Và nỗi thương nhớ hiu quạnh ấy như được trải dài ra bởi:

    Giữa dòng ngày tháng âm u đó

    Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…

   Có thể nói, hai khổ thơ trên đã khái quát một cách sâu sắc nỗi nhớ quê hương đồng ruộng. Nồi nhớ ấy dâng lên và thốt ra nghẹn ngào thấm thía:

    Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

    Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

   Vẫn là cách nói so sánh diễn tả sự vắng vẻ cô đơn. Ôi và nhớ ơi xuất hiện trong cùng một câu thơ làm cho nỗi nhớ quê càng trở nên da diết hơn bao giờ hết.

   Nhớ đến ruộng dồng quê hương nhà thơ đồng thời hướng nỗi nhớ của mình đến con người. Đây là những con người lao động gần gũi đang lưng cong xuống luống cày, vãi giống tung trời. Nhưng tất cả cũng chỉ là trong tiềm thức, chỉ còn là nỗi nhớ. Và giờ này cảnh vật và con người cũng hiện lên đầy buồn nhớ như chính tâm trạng của nhà thơ:

    Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

    Lúc mềm xao xác ủ ven sông

    Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước

    Một giọng hò đưa hớ não nùng.

   Tất cả hình ảnh con người hiện lên trong tâm trí nhà thơ càng làm cho nỗi nhớ về cuộc sống thêm da diết. Tất cả đã xa rồi, đối diện với nhà thơ lúc này chỉ là kỉ niệm, những kỉ niệm đang cào xé chĩ có thế mơ tới, chi không thể với tới được. Và một lần nữa nhà thơ đã phải thốt lên:

    Gì đâu bằng những trưa thương nhớ

    Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.

   Câu thơ được điệp lại làm cho nỗi nhớ thương, sự cô đơn trong lòng nhà thơ càng tăng lên. Và tất cả kỉ niệm như vụt biến, nhà thơ trở lại với thực tại phũ phàng và nhận ra:

    Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

    Sao mà cách biệt, quá xa xôi

    Chao ôi thương nhở, chao thương nhở

    Ôi mẹ giờ xa đơn chiếc ơi!

   Có lẽ đấy là tiếng gọi của sự nhớ thương, là tiếng nói xót xa cho hoàn cảnh bị giam cầm. Người chiến sĩ cách mạng chợt nhận ra thực tại sao mà cách biệt quá xa xôi. Cũng bởi lẽ thế mà nỗi nhớ lại cồn cào thêm. Chi trong một câu tliơ thôi mà thương nhớ được điệp tới hai lần. Từ chao càng làm cho nỗi nhớ ấv trở nên da diết xót xa hơn.

   Qua nỗi nhớ quê hương, con người chúng ta không chí thấy hiện lên hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng đang cô đơn trong ngục tù mà còn cho ta thấy tấm lòng yèu quê hương, sự gắn bó của người chiến sĩ với quần chúng nhân dân lao động, luôn luôn hướng tới cuộc sống bên ngoài. Đó cũng là những nét rất cơ bản và quen thuộc về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản bị tù đày trong thơ Tố Hừu.

   Sau những khoảnh khắc thương nhớ, nhà thơ chợt nhìn và nhớ về chính bản thân mình. Các khổ cuối của bài thơ sẽ cho ta thấy rõ sự nhận thức ấy.

   Trước hết là nhớ về bản thân mình:

    Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

    Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

    Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

    Muốn thoát, than ơi, bước chẳng rời.

   Vẫn là sự lục tìm trong trí nhớ, song đã có sự nhận thức rất rõ ràng về những ngày xưa. Nhà thơ nhớ lại những ngày bế tắc, những ngày băn khoăn kiếm tìm lẽ sông. Đấy chính là những ngày nhà thơ chưa bắt gặp lí tưởng cộng sản. Những từ ngữ như: vấn vơ, băn khoăn, quanh quẩn đã diễn tả một cách chính xác sự bế tắc trong con người nhà thơ lúc này. Ba tiếng tôi nhớ tồi. vang lên như một sự nhận thức thấm thìa, buồn cho cuộc sống theo mãi vòng quanh quẩn, muốn thoát nhưng chẳng thể bước nổi.

   Khổ thơ tiếp theo chuyển sang một giọng điệu hoàn toàn khác đầy say sưa hưng phấn:

    Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

    Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

    Say đồng hương nấng ưui ca hát

    Trên chín tầng cao bát ngát trời

   Nhà thơ nhớ lại ngày tôi thấy tôi nghĩa là ngày tự soi vào lòng mình, tự thấy mình đã trưởng thành, thấy lẽ vêu đời. Lúc này là lúc nhà thơ cảm thấy hạnh phúc. Niềm hạnh phúc ấy được tác giả ví với hình ảnh của con chim cà lơi nhẹ nhàng tung bay trên bầu trời. Đây là một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. Niềm vui, niềm hạnh phúc ấy được Tô’ Hữu diẻn tả một cách tinh tế bằng các từ say đồng, vui ca hát, bát ngát trời. Đặc biệt với câu thơ nhẹ nhàng như con chim cà lơi, Tô’ Hữu dùng tới sáu thanh bàng, vì vậy đã diễn tả được cái phơi phới trong tâm hồn nhà thơ — một tâm hồn say mê lí tưởng.

   Trở về với thực tại, nhà thơ lại đầy ắp tâm trạng:

    Cho tới chừ đây, tới chừ đây

    Tôi mơ qua cửa khám bao ngày.

    Tôi thu tất cả trong thầm lặng

    Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

   Câu thơ mở đầu khổ thơ trên như một lời than. Đây là sự tiếc nuối quá khứ đã qua, là sự xót xa trong nỗi đau thực tại. Tới giờ đây được lặp lại hai lần làm cho sự xót xa được nhấn mạnh thêm. Và lúc này tất cả tâm hồn người chiến sĩ hướng ra cuộc sông bên ngoài: tôi mơ qua cửa khám bao ngày. Tuy nhiên đọng lại cả khổ thơ là nồi buồn bị cùm trói trong tù túng, siết chật trong thầm lặng. Và nếu trước đây, hình ảnh cánh chim được so sánh để diễn tả sự ngây ngất say mê lí tưởng thì giờ đây cánh chim lại gắn với nỗi buồn. Qua đó ta thấy được khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng.

   Kết thúc bài thơ là điệp khúc được vang lên lần thứ hai trong bài thơ:

    Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

    Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!

   Điệp khúc này tạo cho bài thơ có cấu trúc đặc biệt: mở ra bàng nỗi cô đơn, nỗi nhớ và kết thúc cũng vậy. Vì vậy, có thê nói nhớ là nét chủ đạo bao trùm 44 câu của bài thơ.

   Nhớ đồng – cái tên bài thơ đã mở ra đầy nhớ thương. Nhưng bài thơ không chỉ có tâm trạng nhớ què, nhớ những con người say mê lí tưởng, khát khao tự do. Đấy cũng là nét đẹp trong phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong thơ Tố Hữu nói riêng và những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam nói chung

Dàn ý Bình giảng bài thơ Nhớ đồng

1. Mở bài

– Tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết của chàng thanh niên giác ngộ ánh sáng cách mạng, bài thơ “Nhớ đồng” là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

2. Thân bài

– Nỗi nhớ da diết đầy xúc cảm trong những ngày trưa thương nhớ.

– Càng nhớ lại càng cô đơn, nỗi cô đơn càng ngập tràn, “hiu quạnh”.

– Niềm mong nhớ ấy cứ khắc khoải, chực chờ, bao hình ảnh quê hương dần hiện về trong tâm khảm.

+ Là hương gió nhẹ nhẹ hòa trong mùi đất lành thơm ngát.

+ Là những luồng tre xanh toả bóng mát chiều hè.

+ Là những cánh đồng có ô mạ xanh tươi.

+ Là những ruộng nương khoai sắn ngọt bùi.

+ Là những mái nhà tranh ấm êm bình dị.

– Nỗi nhớ hướng về những con người của miền quê.

+ Vất vả mệt nhọc, có khó khăn chồng chất.

+ Lạc quan, cất lên tiếng hò trong gian khó.

– Tố Hữu còn tìm về mình của những ngày xưa qua nỗi nhớ.

+ Băn khoăn trong vòng luẩn tìm kiếm lẽ yêu đời.

+ Hứng khởi khi nhận ra lý tưởng sống cao đẹp.

3. Kết bài

– Bài thơ kết thúc bằng lời thơ được lặp lại đầy ắp một niềm thương, niềm khắc khoải khôn nguôi. Có lẽ, nỗi nhớ mãi vẫn sục sôi, cuộn trào trong trái tim người thì sĩ yêu nước.

Bình giảng bài thơ Nhớ đồng – mẫu 2

     Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đến với thơ ông, ta bắt gặp những áng thơ tràn đầy niềm tin, lý tưởng cách mạng. Tập thơ “Từ ấy” của ông tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết ấy, bài thơ “Nhớ đồng” là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

     Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Tố Hữu bị cầm tù nơi ngục tối. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết và nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của tác giả. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, là tiếng thơ tựa tiếng hát yêu thương, bộc lộ nỗi cô đơn, nỗi mong nhớ sâu thẳm nơi đáy lòng của người chiến sĩ cách mạng:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò”

     Lối so sánh hơn độc đáo của tác giả gợi lên nỗi nhớ da diết đầy xúc cảm. Không có gì thương và buồn hơn là những ngày trưa thương nhớ quê nhà. Càng nhớ lại càng cô đơn, nỗi nhớ càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cô đơn lại càng ngập tràn, “hiu quạnh” bấy nhiêu. Một tiếng hò tình quê cất lên thắm thiết mang thương nhớ cồn cào hay tiếng hò ấy là tiếng lòng hiu quạnh, lạnh giá, đơn độc của nhà thơ nơi chốn tù đày đau thương. Niềm mong nhớ ấy cứ khắc khoải, chực chờ, bao hình ảnh quê hương dần hiện về trong tâm khảm. Càng nhớ càng thương lại càng buồn trĩu nặng:

“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu luồng tre mát thuở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi

Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi”

     Nơi chốn quê nhà thương yêu ấy có biết bao vẻ đẹp, bao dấu ấn mãi chẳng thể nào quên được. Đó là những gì đẹp đẽ nhất mà chỉ có ở chốn quê hương mình mà thôi, chẳng nơi đâu có thể thay thế được. Đó là hương gió nhẹ nhẹ hòa trong mùi đất lành thơm ngát, là những luồng tre xanh toả bóng mát chiều hè. Quê hương ấy còn là những cánh đồng có ô mạ xanh tươi nơi có những người dân cày một nắng hai sương lam lũ, chân chất, thật thà. Và đó còn là những ruộng nương khoai sắn ngọt bùi, là những mái nhà tranh ấm êm bình dị, tuy nghèo khó mà tấm lòng bao la, chứa chan tình người dành cho nhau. Cảm xúc theo nỗi nhớ trào dâng trong lòng, tiếng thơ mang theo biết bao tâm tình trong sâu thẳm tâm hồn. Điệp từ “Đâu” đứng ở đầu câu vừa như một câu hỏi tu từ lại vừa như đang kiếm tìm chút gì đó thân thuộc của những ngày xưa nơi quê nhà, khi mà chưa có chiến tranh, mất mát, đau thương. Đâu rồi những khung cảnh của ngày xưa, hiện tại sao thấy trống vắng mà hụt hẫng đến vậy. Đâu chỉ có cảnh vật quê hương, nỗi nhớ đó còn hướng về những con người của miền quê. Những người lao động cần cù nhẫn nại, qua bao gian khó vẫn kiên cường tranh đấu, vẫn hăng say với lao động. Nhà thơ nhắc đến họ bằng tình yêu và niềm kính trọng

“Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ủ ven sông

Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước

Một giọng hò đưa hố não nùng.”

     Dù có vất vả mệt nhọc, có khó khăn chồng chất thì những người nông dân vẫn giữ vững niềm tin, lạc quan trong gian khó. Vẫn cất lên giọng hò tha thiết xua tan những âm u, não nề. Bao kỉ niệm vẫn vậy, vẫn còn đó, vẫn được giữ mãi trong kí ức của nhà thơ. Khi nỗi nhớ cứ ngày một lớn thì kỉ niệm cũng theo dòng cảm xúc ùa về trong tâm tưởng. Nỗi nhớ làm sao ai có thể ngăn được. Một lần nữa, nhà thơ phải thốt lên nghẹn ngào:

“Gì đâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên sông một tiếng hò”

     Biết bao vẻ đẹp xưa hiện về khiến lòng người không khỏi khắc khoải, nhớ thương. Nhưng đâu ai có thể sống mãi với quá khứ được, hiện tại luôn là thứ khiến con người phải trăn trở, đấu tranh:

“Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ giờ xa đơn chiếc ơi!”

     Thực tại sao phũ phàng quá đi thôi, chỉ có nhà thơ đang nơi đây một mình một cõi. Bao cách biệt xa xôi thấm dần vào nỗi buồn kẻ cô đơn, chiếc bóng, những điều thân thuộc, bóng mẹ già cũng xa rồi, chỉ còn lại nỗi thương nhớ cứ dằn vặt mãi không thôi. Những lời cảm thán “Chao ôi”,”Ôi” cất lên nghe ngậm ngùi mà thê lương quá. Ta như cảm nhận được nỗi xót xa, đắng cay hòa trong từng lời thương nhớ vậy.

     Tố Hữu – một nhà thơ- một chiến sĩ cách mạng yêu quê hương đất nước mình bằng một tấm lòng thiết tha, trọn vẹn. Tâm hồn luôn hướng về nguồn cội, về dân tộc và tổ quốc thân thương, gắn bó với nhân dân, cùng nhân dân lao động. Dẫu trong ngục hiểm nguy, khó khăn vẫn hướng về cuộc sống ngoài kia với những nỗi đau của dân tộc. Không chỉ là nhân dân, là đồng quê, Tố Hữu còn tìm về mình của những ngày xưa qua nỗi nhớ:

“Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ơi, bước chẳng rời.”

     Ai cũng có cho mình một quá khứ và Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ nhớ về những tháng ngày đầy gian nan khi đi tìm lẽ sống, kiếm lẽ yêu đời nhưng vẫn mãi một vòng quanh quẩn, chẳng tìm đâu ra một lối thoát cho cuộc sống chính mình. Nhưng rồi, mọi chuyện cũng trôi qua và trở nên tốt đẹp hơn khi bắt gặp được lý tưởng cách mạng sáng soi:

“Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng ưa ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời”

     Lòng đầy hưng phấn, nhẹ nhàng khi tìm thấy chính niềm yêu trong lựa chọn của mình. Sự phấn khởi, hăng say, tự hào và khát khao cuộc sống được cất lên như một nốt nhạc tươi vui giữa cuộc đời. Còn gì vui hơn khi được sống với chính mình, có được sự nhẹ nhàng trong tâm khảm và được là chính mình cơ chứ? Hình ảnh so sánh niềm “nhẹ nhàng” với cánh chim thật độc đáo và ấn tượng, đó phải chăng đâu chỉ là niềm vui riêng mà còn là niềm vui chung cùng với thiên nhiên, đất trời.

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!”

     Bài thơ kết thúc bằng lời thơ được lặp lại đầy ắp một niềm thương, niềm khắc khoải khôn nguôi. Có lẽ, nỗi nhớ mãi vẫn sục sôi, cuộn trào trong trái tim người thì sĩ yêu nước.

Bình giảng bài thơ Nhớ đồng – mẫu 3

     “Từ ấy” là tiếng reo vui của một tâm hồn trẻ bắt gặp được lí tưởng cộng sản. Với trái tim rạo rực trào sôi, với một khát vọng sống và cống hiến, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã hăng hái hoạt động, làm mọi việc cho lí tưởng cộng sản. Nhưng rồi ông bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (1939). Hồn thơ Tố Hữu đã trở nên sâu lắng trong một nỗi nhớ da diết cuộc sống và con người. Những ngày bị giam cầm đau khổ ông đã viết những bài thơ thể hiện tâm trạng, tình cảm của mình. “Nhớ đồng” là một bài thơ mà mỗi câu thơ như muốn khắc hoạ nỗi nhớ cảnh, nhớ người, đồng quê. Đoạn thơ sau đã ghi lại chân thực tâm trạng đó của nhà thơ:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi

     Câu thơ mở đầu đã dựng lên thời gian của nỗi nhớ. Một buổi trưa hè trong song sắt của nhà lao. Người tù đang trong một tâm trạng buồn, tiếng hò vọng lại càng làm cho nỗi nhớ trở nên da diết hơn. Đặt trong hoàn cảnh của nhà thơ, câu thơ trở nên xúc động lòng người. Khi mới bắt gặp ánh sáng của lí tưởng, Tố Hữu đã say mê, đã rạo rực:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

     Tâm hồn ấy khi xưa sôi nổi háo hức bao nhiêu thì nay buồn thương da diết bấy nhiêu. Người thanh niên đang say mê hoạt động cùng đồng chí, bạn bè, nay bị tách biệt với tất cả thì sao tránh khỏi buồn đau! Những buổi trưa dài trong xà lim, tiếng hò quê hương vọng lại như đánh thức một nỗi niềm. Cuộc đời nhà thơ vốn gắn bó với những câu ca, những giọng hò trong trẻo của xứ Huế mộng và mơ. Nay xa quê còn gì để nhớ đầu tiên nếu như không phải là giọng hò quê mẹ?

     Nhà thơ đã nghe thấy âm thanh của giọng hò quen thuộc, nhưng không chỉ nghe bằng thính giác mà nghe bằng cả con tim đang rạo rực một nỗi niềm. Tiếng hò không còn trong trẻo như thường nữa, tiếng hò trở nên hiu quạnh. Dường như, Tố Hữu đã nghe thấy cả âm thanh và cả nỗi niềm của con người sau giọng hò. Phải chăng đó là nỗi buồn của một quê hương trong vòng nô lệ? Phải yêu quê lắm, yêu Huế lắm, gắn bó tha thiết từ tấm bé mới có thể nghe thấy cả hơi thở, cả nỗi niềm của giọng hò trong trưa vắng bên song sắt của nhà giam.

     Giọng hò đã đánh thức những tình cảm vồn từ lâu ấp ủ trong một con tim khao khát sống giữa cộng đồng. Giọng hò gắn với đồng quê, với cuộc sống tự do bên ngoài song sắt đã đánh thức nỗi niềm quê hương trong lòng tác giả:

“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”

     Hàng loạt những điệp từ “đâu” đặt ở mỗi câu thơ tạo nên dạng thức hỏi. Những câu hỏi dồn dập, liên tiếp như những nỗi niềm nhớ thương đang cuồn cuộn trào dâng không thể kìm nén được. Bốn câu thơ gợi lên một khung cảnh rộng về đồng quê có “cồn thơm”, có những ruộng tre mát xanh rợp bóng, có những ô mạ xanh non tràn đầy sức sống, có những nương khoai, nương sắn. Cảnh làng quê hiện lên thật gần gũi và thân thương. Dường như nhà thơ hỏi để mà sống lại với ruộng đồng. Nỗi niềm quê hương đã ăn sâu trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi ấy. Những câu thơ như khắc khoải một nỗi nhớ chồng chất. Cảnh vật hiện về trong tâm trí càng làm cho những khát khao ấy trở nên sôi sục hơn. Dường như nhà thơ đang sống với quê hương, đồng ruộng mình.

     Câu thơ đầu gây một ấn tượng thật lạ. Sao đọc đến đấy vẫn thấy như thoang thoảng đâu đây có mùi đất của quê mình, thấm thía nỗi nhớ quê của một người đi xa. Còn nhà thơ, dù ông đang sống giữa quê mình nhưng lại bị song cửa nhà tù ngăn cách. Nỗi nhớ niềm thương như trào dâng lên đầu ngọn bút. Đó không chỉ là đồng ruộng thân yêu nơi xứ Huế, đó còn là khung cảnh của mọi miền quê trên đất nước Việt Nam. Nó gợi lên cho ta bao nhiêu xúc động, bao nhiêu yêu thương về những miền đất thanh bình, nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Phải chăng đó là tấm lòng của một người con “của vạn nhà” và của “vạn quê hương”?

     Mỗi cảnh được gợi lên đều gắn liền với những đặc tính vô cùng quen thuộc: mùi thơm của đất, màu xanh mơn mởn của mạ non, cái yên vui mỗi rặng tre làng, cái ngọt bùi của khoai, của sắn… Thân thương thế, gần gũi thế, khi xa sao lại không nhớ, không thương cho được? Song, nhớ thương ngập lòng mà hiện tại quá cô đơn, tâm hồn nào cũng thấy buồn, thấy nhớ.

     Những câu thơ trên gợi cảm giác về sự yên bình, một cuộc sống vui vẻ, thì những câu sau hồn thơ chuyển sang một cung bậc khác, giọng điệu trở nên trầm lắng hơn:

“Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi”

     Cảm giác buồn thương da diết lan toả trong sự hồi tưởng về những con đường nhỏ bé, quạnh hiu, muôn đời vẫn thế, cái không khí hiu hắt của làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, những xóm làng tranh im hơi, hiu hắt. Cuộc đời dường như chìm đắm trong tối tăm nô lệ. Cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng là thế, không một sinh khí, một sức sống, tất cả đều trôi đi trong cái lặng im đáng sợ. Có một cái gì như nổi trôi không xác định như thân phận của con người trong cuộc đời nô lệ. Cuộc sống không đổi thay, cứ lặng lẽ trôi. Một cảm giác buồn thương tê tái tràn ngập trong lòng nhà thơ và trong lòng độc giả. Cho đến hôm nay, cái không khí nông thôn Việt Nam của một quá vãng xa xăm vẫn chưa thể xoá nhoà đi được. Câu thơ của Tố Hữu chìm đi trong cảm giác buồn thương tê tái!

     Mỗi con người có một vùng quê, Tố Hữu cũng có một vùng quê – xứ quê – vốn đẹp mộng mơ nhưng cũng bị chìm đắm trong đêm đen nô lệ như bao vùng quê khác. Trước cảnh ấy, con người đang sống và hoạt động để giải phóng quê hương không khỏi cảm giác buồn. Nỗi buồn như lan toả trong một không gian nhà lao quạnh vắng, một thời gian của buổi trưa hè gợi nhớ, gợi thương.

     Đoạn thơ đã sử dụng những từ ngữ đầy ám ảnh: “vạn đời”, “ngủ im hơi”, “âm u”, “trôi cứ trôi” gợi cảm giác buồn thương tê tái trong lòng.

     Vậy là tất cả đã xa, giờ chỉ còn trong hoài niệm, trong nỗi nhớ tràn ngập cõi lòng. Ta cảm thông và trân trọng biết bao nỗi buồn ấy, nỗi nhớ ấy! Đoạn thơ đã đánh thức trong ta những nỗi niềm sâu thẳm.

     Những câu thơ tưởng chừng không có gì là nghệ thuật ấy đã lay động tâm hồn người đọc. Nếu như ta trân trọng, nâng niu bài thơ “Nhớ đồng” thì trước hết là trân trọng một tấm lòng rất chân thật của người con đối với quê hương mình. Những giọng hò xứ Huế như còn vương vấn đâu đây!

Bình giảng bài thơ Nhớ đồng – mẫu 4

     Nỗi nhớ đồng, tình yêu thương quê hương cháy bỏng tâm hồn người chiến sĩ trong những năm tháng tù đày. Những đường nét, màu sắc, âm thanh được nhà thơ sử dụng đã làm hiện lên thấp thoáng bóng hình quê hương với bao nỗi nhớ, tình thương, nỗi buồn day dứt, triền miên khôn nguôi.

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi…”

     Phần “Xiềng xích” trong tập thơ “Từ ấy” gồm 29 bài thơ. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1939, Tố Hữu đã viết một chùm thơ 9 bài. “Nhớ đồng” là bài số 7 được viết vào tháng 7 năm 1939. Nhan đề hài thơ là “’Nhớ đồng” và đó cũng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu trong chốn ngục tù. Bài thơ gồm có 44 câu thơ nói lên 4 nỗi nhớ. 10 câu đầu là nỗi nhớ đồng quê. 10 câu tiếp theo nói lên nỗi nhớ những người dân cày lam lũ. 10 câu nối tiếp diễn tả lòng thương nhớ mợ già và “những hồn thân tự thuở xưa”. 14 câu còn lại là tâm trạng “tôi nhớ tôi”, và thể hiện lòng khao khát tự do.

     Bài thơ có cấu trúc “phức điệu”, đoạn 1 và 3 xuất hiện điệp khúc:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quanh bên trong một tiếng hò!”.

Điệp khúc ấy được biến tấu thành:

“Gì sâu bằng những trưa hiu quanh,

Ôi ruộng đồng hương nhớ ơi!”.

     Đặt vào đầu đoạn 2 và cuối đoạn 4.

     Câu trúc “phức điệu” ấy rất độc đáo nhằm tạo nên những vòng xoáy đầy da diết về nỗi nhớ đồng trong lòng người chiến sĩ trẻ đang bị đầy đọa trong chốn ngục tù. Đây là đoạn một bài thơ “Nhớ đồng”

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

…………………………..

Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi”.

     Từ ngày bị mật thám bắt, bị tù đày giữa “lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ”, nỗi nhớ đồng cứ diễn ra triền miên, nhất là những buổi trưa trong nhà tù. Nỗi nhớ ấy day dứt và thiết tha vô cùng, không thể nào nguôi. Tự đáy lòng thốt lên so sánh: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ”. Thế giới nhà tù, trong và ngoài song sắt đều “hiu quạnh”, rất vắng vẻ và buồn. “Hiu quạnh” đâu chỉ là ngoại cảnh nhà tù mà còn là tâm cảnh của “thân tù”. Trong khoảnh khắc “hiu quạnh ấy nhớ buổi trưa, nhà thơ nhớ “một tiếng hò” nơi làng quê, thổn thức cả nỗi lòng:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò”

     Nhớ một tiếng hò”, nhớ một khúc dân ca, nhớ một giọng hò “Mái nhì”, “Mái đẩy”, một giọng hò “đĩa gạo” của quê hương mà nhà thơ từng ôm ấp trong lòng:

“Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước,

Một giọng hò đưa hố não nùng”.

(đoạn 2)

     “Một tiếng hò” là hồn quê. Nhớ “một giọng hò” là nhớ đồng, là nhớ quê hương , “nghĩa nặng tình sâu” đã bao ngày li biệt. Bốn câu thơ tiếp theo, chữ “đâu” được điệp lại, các câu hỏi tu lừ liên tiếp xuất hiện, nỗi “nhớ đồng” day dứt khôn nguôi:

”Đâu nhớ cồn thơm đất nhả mùi,

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?”

     Vần thơ làm hiện lên một không gian nghệ thuật bức tranh đồng quê: diễn tả một tâm trạng nghệ thuật ấy là nỗi nhớ đồng da diết. Nhớ hương vị quê hương, nhớ cồn thơm đất nhả mùi”, nhớ luống cày, nhớ hương lúa. Nhở lũy tre, ruồng tre xanh trùm bóng mát rượi “thở yên vui”. Chữ  thở trong câu thơ “đâu ruồng tre mát thở yên vui” được sử dụng tài tình, gợi tả âm thanh rì rào, lao xao của lá tre, khúc nhạc yên vui, êm đềm của làng quê ta bao đời nay. Một sự chuyển đổi cảm giác đầy thi vị. Nhớ đồng là nhớ “từng ô mạ xanh mơn mởn” – tươi đẹp và xanh non. Nhớ đồng là nhớ vị “bùi” của sắn, vị “ngọt” của khoai. Các tính từ – bổ ngữ: “thơm”, “mát”, “yên vui”, “xanh mơm mởm” “ngột”, “bùi”… đã tô đậm vẻ đẹp của đồng quê. Bức tranh quê trong hoài niệm hiện lên thân thuộc, bình dị, xinh đẹp và đáng yêu biết bao! Bị tù đày mà xa cách quê hương. Cảnh sắc quê hương giờ đây chỉ hiện lên trong hoài niệm, trong nỗi nhớ vơi đầy. Chữ ”đâu” bốn lần xuất hiện diễn tả một cách xúc động, đầy ám ảnh nỗi nhớ đồng gắn liền với nỗi đau buồn cô đơn của nhà thơ đang bị đày đọa trong chốn ngục tù.

     Hơn một nghìn ngày bị tù đày (1939 – 1942), Tố Hữu có biết bao nỗi nhớ day dứt và triền miên trong lòng. Chợt nghe một tiếng chim tu tú gọi bầy mà nhớ “Vườn râm dậy tiếng ve ngân – Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào” (Khi con tu hú). Một màu xanh của đồng lúa, một tiếng hát “bơ vơ” một ánh nắng chiều bên nương gợi lên bao nỗi nhớ quê, nhớ nhà vô cùng da diết:

“Đồng xanh gợn nhơ quê hương

Bơ vơ tiếng hát bên nương nắng chiều”.

(Tiếng hát đi cày).

     “Nhớ đồng” là nhớ mãi nhớ hoài “Những hồn chất phác hiền như đất – Khoai sắn tình quê rất thiệt thà. “Nhớ đồng” là nhớ mẹ già thương yêu:

“Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!”

     Tiếng thơ cất lên nghe thật bồn chồn, tha thiết. Nhớ đồng, nhớ quê, nhớ mẹ già… là những nét rất đẹp trong hồn thơ Tố Hữu.

     Đoạn thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ những cảnh đời lầm than, là đọng sau luỹ tre xanh:

“Đâu những đường con bước vạn đời

Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi

Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…”.

     Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật về nỗi “nhớ đồng” được mở rộng và khơi sầu thêm “những trưa thương nhớ…”, “những trưa hiu quạnh…” Tiếng thơ cất lên tự hỏi: “Đâu những đường con bước vạn đời?”. Xa cách đã bao ngày hình bóng quê hương. Còn đâu nữa, ở đâu rồi những con đường quê gập ghềnh xuôi ngược của bao kiếp người lam lũ, của mẹ ta, chị ta “Đòn gánh tre chín dạn hai vai” (Nguyễn Du),..? Còn đâu nữa, ở đâu rồi hình ảnh bình dị, thân thuộc đáng yêu: “Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi”. Một câu thơ có hình ảnh sáng tạo, gợi cảm. Sáng tạo và gợi cảm ở nghệ thuật dùng từ “thấp”, ở hình ảnh nhân hóa “…ngủ im hơi”. Đó là hình ảnh làng quê Việt Nam tăm tối, nghèo nàn, liêu điều, xác xơ… dưới thời Pháp thuộc. Ở đâu cũng thế, khắp Bắc, Trung, Nam, đều thế: “Năm gian nhà cỏ thấp le te…”, “Phần thuế quan Tây, phần trả nợ… (Nguyễn Khuyến).

     Với Tố Hữu thì nỗi nhớ luôn luôn gắn liền với tình thương, thương quê hương đất nước, thương đồng chí đồng bào, thương nhân dân lao động nghèo khổ đang rên xiết dưới ách thống trị của ngoại bang, đang bị ”Đọa đày trong những hố thẳm không cùng (Tâm tư trong tù). Cuộc sống của nhân dân ta thuở ấy cứ lặng lẽ, âm thầm trôi đi trong những tháng ngày đen tối “âm u”. Đó là cái “Ao đời” tù đọng như thi sĩ Xuân Diệu đã nói tới trong “Tỏa nhị Kiều”. Cuộc đời “không đổi”, thân phận ”không đổi”, nhưng mà “trôi cứ trôi”. Ba chữ “trôi cứ trôi” thấm thía bao nỗi buồn. Câu thơ không chỉ nói lên một nỗi buồn “nhớ đồng” thấm thía và còn mang ý nghĩa lay gọi, thức tỉnh về nô lệ và tự do:

“Giữa dòng ngày tháng âm u đó,

Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi”.

     Điệp ngữ “trôi cứ trôi” liên kết với hình ảnh ẩn dụ “dòng ngày tháng âm u tạo nên tính hệ thống ngôn ngữ văn chương giàu sắc thái biểu cảm nói về cái vô nghĩa, cái đáng chán của những thân phận, những kiếp người bị tước đoạt mất tự do!

     Tố Hữu đã có lần thổ lộ: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”, cho nên “Thơ là chuyện tri âm tri kỉ” ở đời. Đọc thơ Tố Hữu, đặc biệt đọc những bài như “Tâm tư trong tù”, “Nhớ đồng”, “Tiếng hát đi đày”,… chúng ta tìm thấy và hòa nhập với “điệu hồn” thi sĩ.

     Đoạn thơ trên đây hội tụ bao nét đẹp của hồn thơ Tố Hữu. Nỗi nhớ đồng, tình yêu thương quê hương cháy bỏng tâm hồn người chiến sĩ trong những năm tháng tù đày. Những đường nét, màu sắc, âm thanh được nhà thơ sử dụng đã làm hiện lên thấp thoáng bóng hình quê hương với bao nỗi nhớ, tình thương, nỗi buồn day dứt, triền miên khôn nguôi. Giọng thơ bồi hồi xao xuyến, thấm thía một nỗi buồn thương. Chất trữ tình và cảm xúc về cái đẹp, về nỗi buồn thương nhớ đồng quê đã tạo nên một cảm hứng đồng hành với tư tưởng cách mạng. Đó là khao khát tự do:

“…Tôi mơ qua cửa khám bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây”.

(Nhớ đồng)

Nhớ đồng (Tố Hữu) (dàn ý + 7 mẫu)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*