CÁCH CHỌN ĐÀN TRANH TỐT

các loại đàn
Các loại đàn
5/5 - (1 bình chọn)

✅ PHÂN LOẠI ĐÀN TRANH

Đàn tranh có 2 loại chính là: Đàn khảm và đàn mộc.

1. Đàn mộc thì không có nhiều họa tiết, chỉ là gỗ để mộc ở mặt đàn và đế thoát âm. Các bộ phận còn lại như cầu đàn, thành đàn, đầu đàn, ngựa đàn, thành đàn,… được sơn màu.

dan tranh moc

2. Đàn khảm thì được khảm trai ở trên thành đàn, đầu đàn. Trông đẹp mắt hơn và gía cũng nhỉnh hơn 1 chút.

dan tranh kham

MỘT CÂY ĐÀN TRANH TỐT SẼ CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SAU

1. Âm thanh vang ( làm xao động lòng người )

2. Kiểu dáng đẹp , nước sơn bắt mắt

3. Gỗ không bị nứt , mối mọt

4. Dây không bị tuôn trong quá trình sử dụng

✅ CÁC LOẠI GỖ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ SẢN XUẤT ĐÀN TRANH

1. Gỗ cẩm lai, gỗ hương, trắc dùng làm thân đàn

2. Gỗ Ngô đồng dùng làm mặt đàn

Đàn tranh tốt chủ yếu là chất lượng gỗ. Nếu là gỗ ép thì sau một thời gian gỗ sẽ bị nứt, các dây đàn sẽ không được chuẩn và âm thanh cũng trở nên rất kinh khủng. Phải là gỗ miếng, chắc chắn và không bị nứt sau một thời gian sử dụng.

các loại đàn
Các loại đàn

✅ CÁC TIÊU CHÍ GIÚP BẠN CHỌN LỰA MỘT CÂY ĐÀN ƯNG Ý

1. KÍCH THƯỚC

Đàn tranh Việt Nam hiện nay có nhiều loại, từ 16,17,19 đến 21,22,23, hay có cả 25 dây, nên kích cỡ của mỗi loại đàn khác nhau. Số dây càng nhiều, kích thước của đàn càng lớn. Nên có thể có 3 lựa chọn về kích thước tùy theo nhu cầu thực tế của bạn:

1. Đàn tranh cổ Việt Nam thường có 16 dây (còn gọi là đàn Thập Lục). Kích thước đàn 16,17 dây nhỏ, gọn, dễ mang theo bên mình và dễ di chuyển nhưng lại không có quãng bass phía dưới nên điều kiện thể hiện sự phong phú, đa dạng trong các ca khúc bị hạn chế một phần.

2. Đàn tranh càng nhiều dây thì quãng bass, quãng trầm càng rộng. Đàn càng to, âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu. Đàn to thường được các nghệ nhân, nghệ sĩ chọn lựa vì có thể diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và có thể sử dụng các kĩ thuật tay trái để đệm cho các bản nhạc hiện đại, mang âm hưởng cuộc sống ngày nay. Thế nhưng đàn to thì lại rất hạn chế về vấn đề mang vác, ví dụ như có những cây 25 dây hay đàn của Trung Quốc, Nhật Bản rất to, dài từ 1m8 trở lên và đều dùng taxi để di chuyển. Thế nhưng có cây 22,23 dây vẫn có thể di chuyển bằng xe máy, nhất là nếu bạn có xe tay ga. Nếu bạn mua đàn trên 20 dây thì những cây đàn tốt, dây trầm nhất thường ngân trung bình trên dưới 10 giây, rất vang và trầm, ấm

3. Thường thì nhiều người chọn loại 19 dây vì vừa có quãng trầm vừa phải và đàn cũng không quá to, có thể di chuyển thuận tiện. Bạn có thể chọn loại đàn này vì nó kết hợp những yếu tố cần thiết

2. NGOẠI HÌNH

Ngoại hình của một cây đàn Tranh cũng góp một phần quan trọng trong cái hứng chơi đàn. Thường thì đàn sẽ được khảm hay chạm hoặc sơn tuỳ theo sở thích của nghệ nhân làm đàn hoặc theo yêu cầu đặt đàn của người mua. Khảm xà cừ, hay còn được gọi là cẩn xà cừ, cẩn ốc là dùng những lát vỏ trai để gắn lên thành đàn và mài để nét cẩn được đẹp và sáng, bóng. Vỏ trai được ưa chuộng là loại vỏ trai của trai ngọc môi vàng (Pinctada maxima), nó thường có kích thước lớn, mặt trong có lớp xà cừ dày màu óng ánh. Có nhiều loại cẩn như Cẩn Tích (cẩn sự tích), Cẩn Bông Mai (cẩn hoa),… Thường thì người mua rất thích cẩn vì nét đẹp kỳ diệu của nét cẩn trên thành đàn, tạo một niềm hứng khởi cho người chơi trước khi ngồi vào ghế.

Ngoài ra còn có chạm trổ, khắc lên gỗ những hình thù đặc biệt mang đậm nét dân gian, mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên khi thành đàn được chạm trổ sẽ không sáng như đàn cẩn, nên không bắt mắt lắm. Thế nhưng mỗi loại hình mỹ thuật đều có nét đẹp riêng của nó, đều truyền vào cây đàn sự tuyệt mĩ và sắc sảo.

Hiện nay còn có xu hướng sơn màu lên thành đàn, nhất là màu vàng, màu đỏ, màu trắng,… cũng tạo một nét lạ cho chiếc áo khoác của cây đàn tranh

3. MÙI NGÔ ĐỒNG

Thật sự đây không phải là một tiêu chí mà là một đặc điểm đặc biệt vô cùng của một cây đàn tranh “xịn”, thứ thiệt. Nếu bạn bước vào cửa hàng đàn mà thấy một mùi gỗ thơm thoang thoảng nhưng có lúc cũng nồng nàn và khi ta tiến đến gần mặt gỗ đàn thì có mùi đặc trưng, đó là những cây đàn tranh vừa được làm từ gỗ ngô đồng.

Nếu bạn thính và nhận ra ngay mùi đặc trưng ở cửa hàng ấy hoặc thấy mặt ngô đồng của mình có mùi thơm lạ thì cây đàn của bạn mới ra lò và là hàng thiệt.

Thế nhưng những bạn không nghe thấy cũng chớ vội buồn ngay vì đa số gỗ để trong kho lâu ngày rồi mới được đem ra làm đàn nên chuyện không có “cái mùi” ấy cũng là tất yếu.

4. ÂM THANH

Đây là một trong những tiêu chí khó nhất đối với người mới học đàn, lại chọn cách một mình một thân đi mua đàn, bởi tiêu chí này cần đến cái tai tài ba của mỗi chúng ta.

Tiếng đàn ở mỗi cây là khác nhau vô cùng nhưng tựu chung lại có hai loại âm thanh dễ nhận biết là: Tiếng Nổ và tiếng Ngân.

+ Tiếng đàn Nổ là tiếng đàn to và vang ra xa. Thường những bạn mới chơi thích tiếng đàn này vì có thể nghe rõ tiếng đàn của mình và rất thích hợp cho những bài saccato, những bài tiết tấu nhanh, vui vẻ, rộn ràng.

+ Tiếng đàn Ngân là âm thanh phát ra từ cây đàn ngân rất lâu, rất ngọt và được các nghệ sĩ yêu thích vô cùng. Tiếng đàn ấy được ưa chuộng nhất trong những bài allegato, những bài “tĩnh”, thể hiện cảm xúc dạt dào, sâu lắng. Những cây đàn tiếng Ngân khi đánh trên cao thử với rung, nhấn bằng tay trái thì âm được nuôi và phát triển nhiều hơn.

5. TÀI CHÍNH

1. Nếu bạn là sinh viên hoặc không có nhiều tiền nhưng vẫn yêu đàn, bạn có thể mua những cây đàn nhỏ, tiếng tạm được với giá vừa phải (trên dưới 2 triệu) để mang về nhà và luyện tập. Cách thức này lúc đầu có thể không được chấp nhận và không vừa lòng cho lắm nhưng nếu “nhỡ may” bạn học rồi mà không say mê lắm thì cũng không quá tiếc số tiền mình bỏ ra, đúng không nào? Và nếu bạn học, cảm thấy say mê thì bạn bắt đầu dành dụm tiền để khi dư dả tài chính và lên tới một trình độ nào đó, bạn có thể lựa chọn cây đàn vừa ý

2. Nếu bạn là những người đã đi làm, hoặc thoải mái về tài chính thì bạn nên chọn mua một cây đàn tốt luôn, tầm (4,5 triệu trở lên) để tập từ lúc đầu luôn. Nếu bạn sử dụng một cây đàn tốt, âm thanh sẽ chuẩn và tốt cho tai nghe của bạn, không lo “hư tai” sau này nữa.

✅ CÁC PHỤ KIỆN ĐI KÈM VỚI ĐÀN TRANH

Đi kèm với đàn tranh còn có:

1. Móng đàn, thường thì móng nhựa đi kèm khi mua đàn, một bộ gồm 3 móng. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định học chơi lâu dài, nên mua 1 bộ móng đồi mồi khoảng 200.000đ, tiếng trong và nhẹ hơn rất nhiều so với gẩy bằng móng nhựa.

2. Bao đựng đàn cũng đi kèm khi mua đàn. Tuy nhiên, bạn nào vác đàn đi nhiều, thì nên mua riêng 1 bao mút để đựng đàn, tránh tình trạng bị lệch dây khi di chuyển.

✅ GIA SƯ CÓ THỂ TƯ VẤN VÀ CHỌN MUA ĐÀN GIÚP BẠN

Nếu bạn tự mình đi mua đàn thì bạn có thể tham khảo những cách trên có thể giúp ích cho bạn.

Còn nếu bạn học với gia sư Đàn Tranh bạn có thể nhờ gia sư tư vấn và cùng đi mua với bạn, giáo viên sẽ giúp bạn chọn được “bảo cầm” cho bạn.

cach chon dan tranh

==> Có thể bạn quan tâm bài viết về hình thức gia sư mới hiện nay gia sư qua mạng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*