Cách giải rượu

Đánh giá bài viết post

Cách giải rượu, bia nhanh, hiệu quả tức thì

Uống trà gừng và chanh

Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng sau cho vào một ly trà pha một lát chanh.

Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu. Gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể.

Nếu thích có thể cho thêm vào nước trà gừng nóng một thìa mật ong để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Nước trà gừng+chanh giúp giải say rượu cực nhanh.

Uống nước dừa

Nước dừa giúp bù đắp lượng nước cho cơ thể vì chúng chứa nhiều các chất điện phân quan trọng như kali và natri.

Loại nước uống có vị ngọt ngào này lại rất mát. Uống một ly nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì đã quá chén.

Uống nước chanh, cam tươi

Dùng chanh tươi là phương pháp giải rượu truyền thống mà nhiều người thường dùng. Bạn có thể lấy một quả chanh thái lát mỏng hoặc vắt lấy nước cốt chanh pha vào một chút nước ấm rồi thêm đường. Phương pháp lấy nước uống giải rượu này đơn giản và hiệu quả cao.

Nươc chanh và cam tươi cũng giúp giải rượu tuyệt vời.

Chanh và các loại trái cây có múi có khả năng giúp cơ thể giải độ cồn trong rượu bia nhanh hơn. Nếu uống 1 ly nước chanh hoặc cam có pha mật ong, khi tỉnh dậy sẽ thấy tỉnh táo và ít khát nước hơn.

Ngoài ra, theo phương pháp dân gian, trước khi uống rượu, lấy một miếng chanh, hoặc vôi chà xát chúng vào nách cánh tay cầm cốc của mình rồi thả vào đồ uống. Cách làm này đem lại hiệu quả bất ngờ.

Cà phê đậm đặc và nước chè

Uống cà phê là cách giải rượu đơn giản nhưng hiệu quả. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.

Ngoài ra, cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải say bia rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axit tanic khử được chất cồn trong rượu.

Uống nước ép cà chua

Nước ép cà chua giàu kali, canxi, natri rất tốt trong giải rượu.

Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri…

Cách giải ngộ độc rượu đơn giản và dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Ăn cháo trắng

Cháo là một món giải rượu rất hiệu quả. Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng để các anh ăn, ăn càng nóng càng tốt.

Cháo sẽ giúp người say tỉnh táo và lấy lại sức khỏe nhanh chóng.

Uống nước ép mía

Tính lạnh, vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, dễ hấp thụ và giải rượu. Ngoài ra, mía còn cung cấp lượng đường và nước cho cơ thể do uống nhiều bia rượu.

Tuy nhiên, khi say rượu mọi người nên dùng mía ép tươi chứ không nên dùng đường chế từ mía đã tinh luyện.

Vị ngọt mát tự nhiên của mía có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Nước

Nước lọc là phương pháp giải rượu tốt nhất và dễ tìm nhất trong nhà, nước sẽ giúp pha loãng lượng rượu bia trong cơ thể người xỉn, đào thải các chất độc nhanh qua đường tiết niệu.

Nước cơm, cháo

Dùng nước cơm đặc hoặc cháo để cho người say giải rượu, vì trong nước cơm/cháo có nhiều loại đường, vitamin B, giải độc nhanh, tỉnh rượu mau.

Củ sắn (củ đậu)

Củ sắn có tính mát, ngọt, giải rượu hiệu quả, chỉ cần lấy củ sắn ép nước uống hàng ngày để chữa ngộ độc rượu.

Gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ấm và giúp giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông, đây cũng là thực phẩm giải độc rượu vô cùng hiệu quả và dễ mua.

Bạn chỉ cần thái mỏng khoảng 60 g gừng, sắc với nước uống, thêm một ít mật ong sẽ giúp mạch máu sẽ được lưu thông tốt, giải nhanh các chất cồn trong cơ thể.

Đậu xanh, đậu đen

Đậu xanh, đậu đen có tác dụng giải độc rất tốt mà ít ai biết.

  • Đối với đậu xanh bạn rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn và pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
  • Đối với đậu đen, bạn ninh nhừ rồi uống liên tục sẽ giải độc rượu rất nhanh.

Chuối

Chuối là trái cây cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và còn có thể giải độc rượu, thanh lọc máu, người bị ngộ độc rượu có thể ăn 3 – 5 quả chuối.

Bột sắn dây

Bạn cho người say uống một ly bột sắn dây thêm vài giọt chanh giúp mát gan, đào thải độc tố, giảm cơn say và đau đầu vào ngày hôm sau.

Chè xanh

Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn.

Sữa chua

Có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thu rượu, giải tỏa khó chịu sau say rượu.

Nước ép trái cây: dưa hấu, nho, nước bưởi

  • Dưa hấu: Có tác dụng thanh nhiệt, làm rượu nhanh chóng được bài tiết qua đường nước tiểu.
  • Nho: Bên trong nho có hàm lượng acid tartaric phong phú, có thể kết hợp với ethanol trong rượu hình thành este từ đó giúp giải rượu rất tốt.
  • Bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Bên cạnh đó, các loại quả như: táo, quýt, dâu tươi, lựu, lê…Cả ngó sen, rau cần hoặc lá dong cũng có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu.

Cách giải rượu bằng mật ong

Mật ong chứa nguồn kali và chất chống oxy hóa giàu có, có tác dụng đẩy lùi tình trạng nôn nao, khó chịu khi say rượu, bia. Đặc biệt, khi kết hợp mật ong và nước cam sẽ tạo ra đường là fructose, một chất có khả năng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa rượu. Khi bị say rượu, bia, bạn chỉ cần uống một ly nước cam pha mật ong rồi nằm ngủ, khi ngủ dậy bạn sẽ thấy cơ thể tỉnh táo hơn nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế cam bằng chanh tươi cũng được. 

Phô mai

Phô mai chứa lượng canxi cao gấp nhiều lần trong sữa, ngoài ra còn protein, vitamin D (giúp cơ thể hấp thụ canxi), cùng với acid folic, kẽm, phốt pho và vitamin A, B2, B12, và K2. Chất béo trong phô mai là chất béo tự nhiên, cùng với axit béo, omega-3, khi vào cơ thể sẽ bao bọc xung quanh thành dạ dày, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Protein trong phô mai cũng làm chậm sự hấp thu năng lượng trong bữa ăn.

Nước đường muối

Khi uống rượu bia sẽ gây lợi tiểu và buồn nôn. Đi tiểu nhiều và nôn khiến cơ thể mất nước và điện giải. Lúc này nhanh nhất bạn nên pha một cốc nước đường muối cho người say uống. Bên cạnh đó, nước đường muối cũng giúp người say tỉnh rượu nhanh hơn, tỉnh táo hơn.

Một số mẹo giúp chống say rượu bạn nên biết

Trước khi uống bia rượu nên ăn 1 chút thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ: vì khi ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ thì chúng sẽ bám lại vào thành ruột giống như một chiếc áo chống thấm,trong thành dạ dày khiến rượu không thấm qua được hoặc thấm ít hơn. Nên lhi bạn uống rượu bia nhiều sẽ giúp làm giảm thời gian ngấm bia rượu vào cơ thể sẽ lâu hơn.

Không nên uống bia rượu khi đói: Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể con người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300 ml lượng cồn trong 1 giờ. Do vậy, nếu uống rượu liên tục mà không ăn kèm các loại thực phẩm sẽ nhanh bị say hơn, đồng thời gây ra tình trạng “quá tải” đối với hoạt động lọc chất độc của gan. Khi gan không kịp chuyển hóa hết sẽ khiến cho nồng độ cồn tăng dần trong máu.  Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, việc “đổ bê tông” dạ dày trước khi ăn rất quan trọng và các “đấng mày râu” nên kết hợp ăn các loại thực phẩm trong khi uống rượu. Bởi một cái dạ dày trống rỗng sẽ làm chất ethanol dễ dàng hấp thu vào cơ thể, gây say nhanh chóng. Ngoài ra, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày. 

Uống nhiều nước lọc: Khi bị say rượu cơ thể chúng ta rất háo nước. Chính vì vậy nước lọc (nước lạnh càng tốt) là cách giải rượu tốt giúp bạn pha loãng rượu trong cơ thể, làm giảm nồng độ cồn trong người, giúp bạn tỉnh táo hơn. Nhưng tránh uống các loại nước có gas vì khi đó nó sẽ thải ra lượng khí cacbon dioxide trong dạ dày, giúp cho rượu đẩy nhanh tốc độ hấp thụ vào người.

Lưu ý chăm sóc người say đúng cách: 

Mức độ chăm sóc người say rượu bia tùy thuộc vào tình trạng say của họ, nhưng việc chăm sóc người say xỉn sẽ giúp họ tránh được nhiều nguy hiểm.

  • Không để người say tự lái xe máy, xe ô tô về môt mình: Bởi dễ mất tự chủ, té ngã, hoặc chạy quá tốc độ gây nguy hiểm cho chính họ hoặc những người tham gia giao thông khác.
  • Không để họ ngủ một mình vì họ có thể tự làm mình tổn thương hoặc có thể ngừng thở khi ngủ. Lâu lâu kiểm tra xem họ có phản ứng hay không như bảo mở mắt, gọi xem có trả lời không.
  • Nếu người say nôn khi đang nằm:Hãy đặt họ ở tư thế đầu nghiêng, đầu gối bên trên gấp lại, lấy thứ gì đó chặn sau lưng họ. Không để người say nằm trên sàn nhà dễ bị nhiễm lạnh, trúng gió và không đề nghị họ đi dạo để tỉnh rượu.
  • Theo sát người say khi đi vào toilet vì họ sẽ dễ bị vấp ngã, trượt té khi chưa tỉnh rượu.
  • Xem người say có triệu chứng bị ngộ độc rượu không như nhịp thở lúc nhanh lúc chậm, môi da tím tái, tay chân lạnh và ẩm ướt… và đưa họ đi cấp cứu ngay.
  • Không để người say rượu bia mặc quá nhiều đồ, đặc biệt là đi vớ hay choàng khăn dày sẽ gây cản trở việc đào thải rượu qua tuyến mồ hôi.
  • Khi người say tỉnh cần cho ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cháo, sữa, khoai, sắn…nhằm tránh hạ đường huyết và bổ sung năng lượng kịp thời.
  • Không khiêu khích hay nói nặng lời với những người đang say, nên dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để khuyên họ ngừng uống.

TẠI SAO VIỆC GIẢI RƯỢU NHANH LẠI CẦN THIẾT?

Giải rượu nhanh là việc cần thiết nhằm giúp người say trở lại trạng thái tỉnh táo, không mệt mỏi sau cuộc nhậu đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm do uống nhiều rượu bia gây nên như:

  • Nhịp tim không đều
  • Thân nhiệt giảm
  • Nôn, co giật
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mất nước
  • Đau dạ dày
  • Hôn mê (trường hợp ngộ độc nặng)

Người Việt chi 100.000 tỉ đồng để uống bia mỗi năm

Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ ba châu Á. Tính riêng năm 2017, người dân đã tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu – tương đương 72 triệu lít cồn và tiêu thụ tới gần 4,1 tỉ lít bia – tương đương với 161 triệu lít cồn (chi phí là 4 tỉ USD, tương đương gần 100.000 tỉ đồng). Tính bình quân mỗi người dân (kể cả những người không uống bia rượu lẫn những đứa trẻ sơ sinh) đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia trong một năm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*