✅ Cách trồng sương sâm ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

5/5 - (1 bình chọn)

Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm

Sương sâm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6 âm lịch.

Sương sâm là loại cây rất được ưa trồng, bởi nó không chỉ mang lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cây sương sâm tuy dễ sống nhưng nếu trồng sai cách sẽ không có được năng suất cao thậm chí khiến cây chết. Bởi vậy, bà con cần nắm vững kỹ thuật trồng bà con sẽ thu được năng suất cao.

Cây sương sâm tốt cho sức khoẻ, chữa được nhiều bệnh, nhất là những người có các bệnh về gan, dạ dày, huyết áp cao do tăng cholesterol….

Chuẩn bị đất

Sương sâm thích hợp trên nhiều chân đất, nơi đất cao ráo thoát nước tốt, có độ mùn cao, được che mát 20 – 30%. Cây cần nhiều nước nhưng không chịu úng nên những vùng đất thấp phải lên ụ hay lên liếp cao để thoát nước. Nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có cây chà chống đỡ. Trồng theo hàng phải làm luống.

Chọn giống

Trồng bằng hạt: Hạt giống mua về ngâm theo tỉ lệ: 4 sôi + 6 lạnh trước một đêm. Sau đó dùng khăn nhỏ, dày gói các hạt giống lại, làm ướt, buộc lại và treo chổ nào có nắng vừa cho đến khi nào hạt giống nứt ra. (thường là từ 7 – 10 ngày). Gieo hạt trực tiếp xuống đất đã chuẩn bị, lấp lớp đất mỏng và tưới nước bằng vòi phun nhẹ.

Trồng bằng cành: Chọn những cành khỏe mạnh, hơi già và có chiều dài khoảng 20cm rồi ghim lên phần đất đã chuẩn bị sẵn (độ nghiêng của cây so với mặt liếp khoảng 45 độ). Mỗi ngày tưới nước 2 lần nhằm tạo độ ẩm cho cây ra rễ.

Tiến hành gieo hạt

Cách 1: Gieo trực tiếp lên đất

Xới lại đất cho tơi xốp rồi lấy ngón tay tạo một lỗ sâu 2-3cm. Gieo hạt vào lỗ với đầu rễ hướng xuống đất với khoảng cách cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 50cm. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. 

Tưới nước đều nhẹ nhàng giữ ẩm cho hạt nảy mầm. Có thể phủ thêm rơm, mụn dừa hay trấu hun để đất có thể thoáng mát,tăng tỉ lệ nảy mầm cho cây.

Cách 2: Gieo hạt vào chậu nhựa mềm (Túi bầu ươm cây)

Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun… Sau đó bạn cho giá thể vào các chậu nhựa mềm ươm hạt đã chuẩn bị, đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lại bằng giá thể ươm.

Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Cách 3: Gieo hạt vào viên nén xơ dừa

Để tiện lợi, nhanh chóng và có tỷ lệ nảy mầm cao hơn, bạn có thể sử dụng viên nén xơ dừa ngâm trong nước khoảng 2 phút rồi gieo hạt, mỗi viên 1-2 hạt. Phải chú ý giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh chóng.

Khi cây lên được 3-4 lá thật, thân đã khá cứng cáp thì đem trồng ra đất trồng đã chuẩn bị. Chú ý: Phải tiến hành che nắng bằng lưới che nếu điều kiện thời tiết quá nắng nóng để cây không bị mất nước sau khi trồng.

Ươm cây giống

Chọn những cây lá tốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to), tách ra đem trồng, vào tháng 5 Âm lịch khi có mưa nhiều thì sương sâm sẽ bị chết, phải thu gom cây con, hạt giống đem cất để chuẩn bị cho năm sau. Trồng cây con gieo sẵn vào từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước 2 lần cho cây.

Chăm sóc cây sương sâm

Chế độ nước

Lúc mới trồng bạn cần tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều để cung cấp đầy đủ nước để cây tăng khả năng sống và sinh trưởng phát triển cứng cáp. Khi cây đã sinh trưởng mạnh thì chỉ cần tưới ngày 1 lần đủ.

Chế độ dinh dưỡng

Sau khi trồng 10-15 ngày thì cây bắt đầu bước vào thời sinh trưởng nên trong giai đoạn này bạn cần bổ sung lượng phân bón hữu cơ như phân bò, phân gà, trùn quế, phân bánh dầu, phân hữu cơ Bounce Back… Hoặc bạn có thể sử dụng phân bón lá hữu cơ seaweed, vitamin B1, đạm cá…bón định kì 12-15 ngày/ lần.

Sau trồng khoảng 40-45 ngày khi cây đã bò lên giàn thì bạn có thể bổ sung hàm lượng phân NPK đầu trâu 15-15-15 hay 20-20-15, để cây sinh trưởng mạnh.

Tiến hành pha 4 muỗng phân cho 1 lít nước và tưới đều cho gốc. Bón định kì 12-15 ngày/ lần, đặc biệt sau mỗi lần bón phân thì bạn phải nhớ tưới lại kĩ bằng nước sạch và nhớ cách ly trước khi thu hoạch 2 tuần để đảm bảo an toàn bạn nhé!

Làm giàn cho dây leo

Khi cây ra ngọn nên làm giàn cho dây leo. Làm giàn từ cây tre, hay làm giàn như trồng khổ qua, dưa leo dây. Chú ý: Quấn ngọn định hướng để giúp dây leo dễ hơn.

Bón phân

Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau: Bón lót bằng phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35kg. Bón cho cây đang thu hoạch bằng phân chuồng ủ hoai + phân NPK: 16-16-8 liều lượng 5kg phân chuồng + 200g phân NPK: 16-16-8/năm/gốc chia làm nhiểu lần trong năm (3 – 5 lần bón). Để bảo đảm vườn luôn xanh tốt, thường xuyên tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, hạn chế bón phân đạm.

Phòng trừ sâu bệnh

Lá sương sâm là loại cây trồng ít sâu bệnh hại, sương sâm rất sợ úng, úng sẽ dễ bị bệnh, đặc biệt là bệnh thối rễ, chết nhanh. Nếu đất không được tơi xốp và thoát nước thì bệnh chết nhanh có điều kiện phát triển mạnh, gây chết dây hoàn toàn. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dầy thì những lá phía dưới hay bị cháy, dùng Fe-EDTA tưới thì lá phát triển diêp lục sẽ xanh lại.

Thối rễ, chết cây con

Xuất hiện khi cây còn nhỏ và non, sau khi cây được 5-7 ngày tuổi, cây bị thối gốc héo rũ chết. Nếu không phòng trừ kịp thời sẽ lây  hết vườn.

Để phòng trị bệnh này bạn có thể sử dụng các chế phẩm phòng trừ nấm hại gây ra như Ridomil Gold, Antracol, Aliette…

Bệnh phấn trắng

• Phát hại ngay từ thời cây con, ban đầu xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp phấn dày đặc, làm hoa khô và chết, giảm phẩm chất, năng suất quả. 

Để khắc phục bệnh này thì ta có thể sử dụng Anvil, Aliette… phun cho cây.

Bệnh giả sương mai

Bệnh phấn vàng hay còn gọi là Giả Sương Mai, bệnh này phát triển khá nhiều trên cây sâm, bệnh thường xuất hiện vào thời tiết có nhìu sương mù vào buổi sáng, độ ẩm không khí cao.

Bệnh xuất hiện trên mặt trên và mặt dưới của lá sâm.Gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, phổ biến nhất là trên lá, chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu, biểu hiện rõ nhất là mặt dưới lá xuất hiện những vết loang lỗ.

Cách khắc phục bệnh này là bạn nên sử dụng các chế phẩm trừ nấm Ridolmil Gold, Antracol…

Sâu xanh, sâu khoang, rầy hại

Khi thấy cây bị sâu bệnh hại tấn công nhẹ thì bạn có thể sử dụng các chất trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gai đình như GE gừng tỏi ớt, dịch tỏi, hoạt chất sinh học Neem Chito… nặng thì bạn có thể sử dụng Randiant, Confidor…

Thu hoạch

Từ lúc dây bắt đầu bỏ ngọn và bắt đầu leo được khoảng 3 – 4 tháng sau thì có thể thu hoạch được, để lá càng xanh đậm càng tốt, khi vò sẽ cho ra sương sâm ngon hơn. Tùy theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân hoặc hái lá./.

Đặc điểm của dây sương sâm bạn đã biết chưa?

Dây sương sâm còn gọi là lá mối, dây xanh leo, dây xanh ba nhị, xanh tam, sâm sâm… có tên khoa học Tiliacora triandra. Sương sâm có nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc nhiều ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Chúng thường mọc trong rừng, trên núi đá vôi, tới độ cao 300 m.

Sương sâm có 2 loại là sương sâm trơn và sương sâm lông. Sương sâm là loài dây leo, lá có hình quả tim, có phiến xoan, màu xanh lục. Sương sâm lông thì là có nhiều lông tơ nhỏ, Sương sâm trơn hay sương sâm bóng thì lá nhẵn và không có lông tơ.

Hoa có màu trắng nhỏ xinh xắn, mọc thành từng chùm. Trái và hạt tròn to bằng hạt ngọc trai, khi chín có màu đỏ, tím hoặc vàng rất sặc sỡ.

Sương sâm có rễ là rễ cọc cắm sâu vào trong đất. Rễ có sức sống mạnh mẽ và đặc biệt là có tính mát.

Công dụng tuyệt vời của sương sâm

Sương sâm có tính hàn, vị thanh mát chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin A, beta-carotene, phốtpho, polyphenol, flavonoid, ancaloit, canxi, sắt… Vì vậy đây chính là một thực phẩm có rất nhiều công dụng được mọi người ưa chuộng.

a. Làm mát, thanh nhiệt, giải độc gan

Sương sâm mang tính hàn lại có vị thanh mát nên đây chính là lí do mà nó được rất nhiều người ưa chuộng. Chỉ cần một ly nước hay thạch sương sâm giữa trưa hè oi bức cũng đủ làm cho cơ thể bạn cảm thấy sảng khoái bất tận rồi đúng không nào.

Đồng thời sương sâm còn giúp giải độc, làm mát gan, tạo điều kiện cho gan loại bỏ độc tố một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

b. Hạ sốt một cách tự nhiên

Sốt là một căn bệnh phổ biến trên thế giới và hầu như bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong đời. Khi bạn bị sốt nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhanh chóng, để giảm nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên, lá sương sâm chính là lựa chọn thông minh.

Tuy nhiên nếu sốt quá cao sử dụng lá sương sâm không hiệu quả thì bạn nên trực tiếp gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn ngay nhé!

c. Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Nhờ hàm lượng flavonoid dồi dào mà lá sương sâm có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Flavonoid là hoạt chất chống oxy hoá mạnh mẽ, bên cạnh giúp hấp thụ vitamin C, chúng còn giúp hệ miễn dịch ngăn ngừa và đảo ngược sự mất cân bằng oxy hóa. 

Do đó nếu muốn hạn chế khả năng mắc ung thư thì lá sương sâm chính là một sự lựa chọn an toàn cho thực đơn của bạn đó.

Ngoài những tác dụng trên thì theo y học cổ truyền, cây sương sâm thường có tác dụng giúp nhuận tràng, giải táo bón, tiêu độc và kiết lỵ. Đồng thời, loại cây này còn được dùng để chữa các bệnh lý liên quan đến huyết áp, gan, tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày…

An Giang: Lạ, trồng thứ cây cho leo cao, vườn đẹp như phim, càng nắng nóng hái lá bán càng đắt hàng

Quyết định cải tạo 6 công đất trồng lúa để lên liếp trồng sương sâm, vợ chồng chị Lê Kim Cúc (ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) có được nguồn thu nhập ổn định.

Sương sâm thuộc họ dây leo, chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch rất lâu, trong quá trình chăm sóc không đòi hỏi nhiều kỹ thuật hay chi phí đầu tư. Bởi vậy, mô hình trồng sương sâm sẽ là lựa chọn phù hợp cho những nông dân muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là những hộ dân ít đất sản xuất.

Mỗi ngày chị Lê Kim Cúc (ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 20-30kg lá sương sâm. Nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh nên đầu ra của lá sương sâm tạm thời bị giảm

Sương sâm có ưu điểm là dễ trồng, nếu chăm sóc tốt thì chỉ sau 4-6 tháng có thể thu hoạch. Đó là chưa nói đến việc trồng sương sâm trong thời gian càng lâu, thu hoạch thường xuyên sẽ giúp đọt non mọc nhanh, lá thu được nhiều hơn, cho năng suất cao.

Bên cạnh đó, một ưu điểm nổi bật của mô hình trồng sương sâm là bà con nông dân có thể tận dụng diện tích xung quanh nhà để phát triển, hoàn toàn phù hợp với những hộ dân ít diện tích đất sản xuất.

Như vợ chồng chị Cúc, ngoài diện tích chuyên canh sương sâm sau vườn, hầu như các khoảng đất trống xung quanh nhà đều được tận dụng để trồng dây sương sâm từ hàng rào, cho đến dựng trụ tre, bạch đàn bên hông nhà để phát triển sương sâm.

Chị Cúc cho biết: “Sương sâm rất dễ trồng, đặt dây xuống, “quay qua quay lại” là mình thu hoạch được. Mới đầu còn ít, càng lớn dây bò nhiều, năng suất cao hơn, miễn sao trong thời gian phát triển đó cung cấp đủ nước tưới, với lại làm giàn chắc chắn cho dây sương sâm leo là được. Lâu lâu bón phân, còn lúc nào thấy bọ nhảy, hay sâu ăn đọt mới sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng nếu dọn sạch cỏ nền, dây trồng thông thoáng thì sâu rầy cũng ít xuất hiện, bởi vậy chi phí cũng nhẹ” – chị Cúc giải thích.

Vườn sương sâm của gia đình chị Cúc từ lúc trồng đến nay gần 10 năm, hầu như ngày nào cũng thu hoạch từ 20-30kg lá. Số lượng ít hay nhiều tùy thuộc vào nhu cầu của bạn hàng ở các chợ. Giá lá sương sâm ổn định, dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg, người mua có thể bỏ mối cho khách hàng, hoặc mua để vò lá sương sâm rồi bán kèm với hạt é, sương sáo…

Ngoài cung cấp cho bạn hàng ở các chợ trong tỉnh, chị Cúc còn kết nối với một số đầu mối ở tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ nên đảm bảo cung cấp mỗi ngày. Hôm nào ít thì chị Cúc thuê 1 người hái lá sương sâm tiếp, hôm nào số lượng nhiều phải thuê thêm 2-3 người cùng hái lá, với giá thỏa thuận 7.000 đồng/kg.

Sương sâm hái lá để làm đồ uống giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

“Khi ăn sương sâm mọi người đừng sợ lá bị xịt phân, thuốc không an toàn. Nếu trong lúc thu hoạch mà xịt thuốc, tưới phân lá sương sâm thì vò ra bở, không dai, khách hàng sẽ biết ngay, không ai đặt hàng mình nữa. Bởi vậy, trong suốt quá trình thu hoạch, ngoài tưới nước sẽ ngưng tất cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dù là thuốc dưỡng lá cũng không dùng” – chị Cúc thiệt tình chia sẻ.

Nếu muốn xịt thuốc trừ sâu hay tưới phân dưỡng lá thì bắt buộc phải ngưng thu hoạch, cách ly một thời gian dài cho an toàn, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng lá sương sâm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tuy sương sâm là loại dễ trồng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm bón, nhưng người trồng cũng phải nắm bắt một số kinh nghiệm để phát triển tốt nhất mô hình. 

Dây sương sâm là loại ưa nước nhưng không được tưới quá nhiều, đất trồng phải đảm bảo tơi xốp, kèm theo hệ thống rãnh thoát nước hiệu quả, tránh bị úng… Ngoài ra, dọn gốc sạch để tránh sâu rầy ẩn trú, giúp đọt non ra nhiều và phải nắm bắt được thời điểm để cột dây sương sâm lên giàn.

Hiện nay, vườn sương sâm của chị Cúc được thiết kế hệ thống tưới nước tự động, vừa giúp tiết kiệm nước, vừa giảm chi phí nhân công lao động. Vì đặc tính của sương sâm là dây leo, để tiết kiệm diện tích, chị Cúc cho thiết kế giàn leo bằng dây và đưa lên cao thay vì giàn trồng bằng trụ thấp ở dưới.

Nhờ vậy, trên cùng một diện tích đất của khu vườn, chị Cúc có thể trồng nhiều dây sương sâm hơn, dễ thu hoạch, tránh đổ ngã…

Vào những tháng nắng nóng, người dân có nhu cầu giải nhiệt, làm mát cơ thể nên sương sâm đắt hàng hơn. 

Nhờ trồng dây sương sâm mà gần 10 năm nay, kinh tế gia đình chị Cúc ổn định, hầu như ngày nào cũng có thu nhập vài trăm ngàn đồng. Thời gian gần đây, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên đầu mối ở các tỉnh tạm thời ngưng đặt hàng, chị Cúc chuyển sang bán lẻ cho bạn hàng trong tỉnh.

“Dịch bệnh nên người mua hạn chế lấy hàng, kéo theo nguồn thu của mình giảm, nhưng là tình hình chung nên đành phải chịu. Giờ đây, mong muốn tình hình dịch bệnh mau chóng qua đi, sản phẩm làm ra bán được hơn” – chị Cúc chia sẻ.

Chuyên cung cấp sỉ và lẻ thạch sương sâm, sương sáo, sương sa, 091 62 65 673 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Nông nghiệp sạch ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*