✅ Công nghệ ekyc là gì ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

5/5 - (1 bình chọn)

eKYC là gì? Phân biệt KYC và eKYC trong banking

KYC và eKYC là một quy trình cực kì quan trọng của dịch vụ khách hàng. Tại sao eKYC dần trở thành những tiêu chuẩn mới trong ngành tài chính, ngân hàng?

1. KYC là gì?

KYC là viết tắt của cụm từ Know Your Customer – Nhận biết khách hàng của bạn. Đây là một quy trình nhằm xác minh danh tính của khách hàng khi tham gia vào các dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền…

KYC là bước đầu tiên trong tất cả các hoạt động trước khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tài chính, ngân hàng đó. Hiểu đơn giản, ngân hàng hay tổ chức phải nhận biết về khách hàng củ mình và KYC giúp các ngân hàng đảm bảo khách hàng giao dịch đó là chính chủ, là người đã đăng kí dịch vụ với ngân hàng. Đặc biệt, việc biết khách hàng của mình là ai không những giúp các tổ chức tài chính, ngân hàng xác minh danh tính khách hàng, mà còn giúp các ngân hàng đánh giá và giám sát rủi ro, ngăn ngừa các gian lận bất hợp pháp.

Quy trình KYC được triển khai như thế nào?

KYC là một quy trình bao gồm xác minh Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, xác minh khuôn mặt, xác minh sinh trắc học và xác minh các giấy tờ chứng thực khách hàng như hóa đơn điện nước (làm bằng chứng địa chỉ) hoặc hợp đồng lao động (xác định mức lương, nơi công tác…).

Đây là những dữ liệu cá nhân quan trọng, đáng tin cậy giúp ngân hàng nhanh chóng xác minh khách hàng.

KYC hỗ trợ nhận diện khách hàng phát hiện rửa tiền và gian lận

Một vài giấy tờ cá nhân các ngân hàng sử dụng để định danh khách hàng

  • CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực: Những giấy tờ cá nhân này phải có thông tin rõ ràng, ảnh chân dung rõ nét, có tem đảm bảo giấy tờ là thật và còn hiệu lực.
  • Hộ khẩu hoặc giấy đăng kí tạm trú, Hợp đồng lao động, Bảng sao kê lương…: Những giấy tờ này cần thiết khi khách hàng có nhu cầu mở tài khoản tín dụng, vay tiêu dùng…

Các ngân hàng buộc phải tuân thủ những quy định KYC nhằm hạn chế gian lận tài chính và chống lại các hoạt động rửa tiền phi pháp.

Những đối tượng cần phải tuân thủ yêu cầu của eKYC

  • Mở tài khoản ngân hàng hoặc ngân hàng trực tuyến
  • Mở tài khoản thẻ tín dụng
  • Mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán
  • Mở tài khoản mua bảo hiểm

Trên thực tế, khi khách hàng có nhu cầu mở bất kì tài khoản giao dịch đều phải thực hiện đúng các quy tắc nghiêm ngặt về KYC để xác minh danh tính. Tùy vào mức độ bảo mật và tính chất của từng loại giao dịch mà các tổ chức tài chính, ngân hàng sẽ quy định các cấp độ KYC khác nhau. Dịch vụ càng quan trọng, giao dịch càng lớn thì yêu cầu KYC sẽ càng cao.

2. eKYC là gì? eKYC có gì vượt trội hơn KYC truyền thống?

eKYC (electronic Know Your Customer) là định danh khách hàng điện tử, hay định danh khách hàng trực tuyến, cho phép các ngân hàng định danh khách hàng 100% online, đơn giản hóa các thủ tục xác minh giấy tờ, xác minh sinh trắc học mà không cần gặp mặt trực tiếp tại phòng giao dịch như KYC truyền thống.

Hiện nay, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã cho phép các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất chuyển sang hình thức định danh khách hàng điện từ, trong đó có Việt Nam. Từ ngày 05/03/2020, những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam đã được phép triển khai giải pháp eKYC theo Thông tư 16/2020/TT-NHNN (TT 16) ngày 4/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

 Quy trình eKYC được triển khai như thế nào?

e-KYC giúp quy trình xác minh danh tính của khách hàng được thực hiện ngay lập tức, mọi lúc mọi nơi, làm gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng thành công. Khách hàng chỉ mất khoảng 3-5 phút để hoàn tất xác minh để đăng kí tài khoản.

Hiện nay, quy trình eKYC thường được thực hiện trong 3 bước như sau:

Bước 1: Xác minh tài liệu: Chụp mặt trước và mặt sau của loại giấy tờ mà khách hàng muốn xác minh. Các giấy tờ chứng thực danh tính thường được sử dụng là CMND/CCCD, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe…

Bước 2: Trích xuất các thông tin khách hàng tự động nhờ OCR. Công nghệ OCR của FPT.AI được xây dựng trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo, cho kết quả chính xác lên đến 98% đối với các giấy tờ thường gặp như CMND/CCCD, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe… Khách hàng có thể kiểm tra và chỉnh sửa lại các thông tin sau khi máy trích xuất.

Nếu khách hàng đăng kí các dịch vụ yêu cầu tính bảo mật cao như mở thẻ tín dụng, mở tài khoản giao dịch chứng khoán, mua các gói bảo hiểm…, khách hàng có thể sẽ phải xác minh nhiều loại chứng từ hơn như Hộ khẩu, Hợp đồng lao động, Sao kê lương. Những giấy tờ cá nhân này tùy thuộc vào yêu cầu của từng tổ chức tài chính, ngân hàng quy định, và khách hàng buộc phải thực hiện đúng, nhằm đảm bảo khách hàng đủ yêu cầu sử dụng dịch vụ đó.

Bước 3: Đối chiếu người thật và ảnh trên giấy tờ tùy thân bằng cách chụp hình selfie hoặc video. Nếu kết quả không trùng khớp, khách hàng sẽ phải tiến hành xác thực lại.

FPT.AI sở hữu nhiều công nghệ để xác minh tính chính xác của thật như Facematch, Liveness detetion… đảm bảo bảo mật thông tin, chống giả mạo.

3. Những công nghệ được tích hợp trong giải pháp FPT.AI eKYC

Công nghệ OCR

OCR là gì? Optical Character Recognition (viết tắt là OCR), đây là công nghệ Nhận dạng ký tự bằng quang học, được sử dụng để nhận diện ký tự trên định dạng hình ảnh/pdf và trích xuất thông tin trên hình ảnh đó thành văn bản.

Trong quy trình định danh khách hàng điện tử e-kyc, bước xác thực thông tin người dùng từ các loại giấy tờ tùy thân là bắt buộc.  Công nghệ OCR được tích hợp trên nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) của tạo thành giải pháp FPT.AI Reader, có khả năng trích xuất thông tin trên hơn 30 loại giấy tờ khác nhau, đặc biệt các loại giấy tờ tùy thân phổ biến như CMND/CCCD, Hộ chiếu, Giấy phép lái xe…, FPT.AI Reader cho kết quả trích xuất thông tin chính xác lên đến 98%.

Trải nghiệm công nghệ OCR vượt trội của giải pháp FPT.AI Reader tại: https://fpt.ai/vi/so-hoa-tai-lieu-luu-tru-van-ban-chi-trong-1-giay-voi-fptai-reader

Công nghệ Facematch

Công nghệ Facematch của FPT.AI được ra đời nhằm nâng cao tính chính xác của quy trình định danh khách hàng điện tử ekyc. Được trang bị công nghệ Học Sâu (Deep learning), Facematch có khả năng phân tích và so sánh độ trùng khớp của ảnh chụp chân dung trên các giấy tờ tùy như CCCD/CMDN, Bằng lái xe, Hộ chiếu… với ảnh/video khuôn mặt thật, nhằm xác chính chủ của các loại giấy tờ đó.

Quá trình khách hàng tham gia hệ thống eKYC

API Facematch có phương thức hoạt động vô cùng đơn giản, người dùng có thể dễ dàng tự thao tác trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động. Khách hàng phải chụp 2 ảnh tải lên hệ thống để so sánh.

  • Một là ảnh chụp giấy tờ tùy thân gồm: CMND/CCCD, Giấy phép lái xe hoặc Hộ chiếu.
  • Hai là ảnh chụp người thật cần đối chiếu.

Đối chiếu ảnh chụp giấy phép lái xe và ảnh chụp hiện tại của người dùng cho kết quả trùng khớp khoảng 97,67%

Xem thêm hướng dẫn sử dụng chi tiết API Facematch của FPT.AI tại: https://fpt.ai/vi/fptai-vision-facematch-giai-phap-xac-thuc-khuon-mat

Công nghệ Liveness detetion

Công nghệ Liveness của FPT.AI là hàng rào phòng vệ cấp độ 2 trong quy trình định danh khách hàng điện tử eKYC, giúp chống giả mạo khuôn mặt. Hiểu đơn giản, công nghệ Liveness Detection nhằm xác minh người thật đang thao tác theo thời gian thực, và các bước định danh là chính chủ chứ không phải giả mạo.

Trong quy trình định danh trực tuyến eKYC, khách hàng chỉ cần cung cấp 1 ảnh và 1 video selfie được thực hiện trực tiếp bằng máy ảnh của smartphone, máy tính bảng hoặc webcam máy tính. Sau đó công nghệ Liveness sẽ phân tích dữ liệu, ngăn chặn những video được phát lại.

nh chụp Giấy phép lái xe và video MP4 cho kết quả trùng khớp lên đến 99,6%.

Công nghệ Liveness của FPT.AI rất dễ sử dụng. Khách hàng có thể truy cập tại: https://console.fpt.ai/ , chọn API Liveness để dùng thử API Liveness detection của FPT.AI.

Lợi ích của giải pháp định danh khách hàng điện tử eKYC

  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Tăng tỉ lệ onboarding
  • Cắt giảm chi phí vận hành
  • Quản lí và bảo mật thông tin khách hàng cao

Tại sao giải pháp ekYC lại cần thiết trong lĩnh vực banking?

Giải pháp định danh khách hàng điện tử eKYC vừa ra đời đã chứng minh được tính thiết yếu trong dịch vụ ngân hàng. Thay vì khách hàng phải trực tiếp đến văn phòng giao dịch để thực hiện các thủ tục đăng kí mở tài khoản ngân hàng hoặc mở thẻ ATM, đối chiếu các giấy tờ cá nhân rất tốn thời gian và công sức… Thì với eKYC, khách hàng có thể thực hiện các thao tác này qua điện thoại thông minh được kết nối internet, ở mọi lúc mọi nơi, mà không cần gặp mặt trực tiếp.

Điều này không chỉ có lợi cho khách hàng, mà các ngân hàng cũng tiết kiệm được nguồn nhân lực, thời gian, chi phí vận hành bộ máy. Đặc biệt, với công nghệ eKYC, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt hơn với dịch vụ ngân hàng, không cần chờ đợi tốn thời gian, không mất công di chuyển đến các phòng giao dịch đúng trong giờ hành chính.

Thông tin khách hàng nhanh chóng được lưu trữ và số hóa trên CRM của ngân hàng, thuận tiện trong việc tra cứu, quản lí dữ liệu khách hàng và nâng cao tính bảo mật thông tin.

Trước khi triển khai eKYC rộng rãi, các ngân hàng phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu do nhà nước quy định như: Phải có giải pháp công nghệ để kiểm tra đối chiếu thông tin khách hàng, dữ liệu sinh trắc học…; phải có quy trình đánh giá rủi ro, tăng cường các biện pháp rà soát, đánh giá công nghệ eKYC đó, nhằm giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính định danh chính xác khách hàng mở tài khoản ngân hàng trực tuyến, kịp thời phát hiện những gian lận tài chính, giao dịch lừa đảo… và có những biện pháp đảm bảo an toàn thông tin kịp thời.

Từ đầu tháng 7/2020, Ngân hàng nhà nước đã cho phép khoảng 10 ngân hàng được thí điểm eKYC. Chỉ sau 2 tháng VPBank ra mắt giải pháp eKYC được triển khai bởi FPT.AI, ngân hàng đã có khoảng hơn 15.000 tài khoản đăng kí mới, chiếm 50% số tài khoản mở mới dự kiến của cả năm 2020.

Tài liệu cần thiết cho quy trình KYC

Kiểm tra KYC được thực hiện thông qua một nguồn tài liệu, dữ liệu hoặc thông tin độc lập và đáng tin cậy. Mỗi khách hàng được yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập để chứng minh danh tính và địa chỉ. Các tài liệu cần cho quy trình KYC:

  • Thẻ CMND hoặc thẻ CCCD hoặc là hộ chiếu còn hiệu lực: Yêu cầu các giấy tờ này phải có thông tin rõ ràng, ảnh chân dung rõ nét, giấy tờ thật và còn hiệu lực. 
  • Sổ hộ khẩu thường trú hoặc bằng lái xe hoặc hợp đồng lao động hoặc bảng lương hoặc giấy đăng ký tạm trú: Các loại giấy tờ này khách hàng cần cung cấp khi có nhu cầu về vay vốn hay mở tài khoản tín dụng.

Vào tháng 5 năm 2018, Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ ( FinCEN ) – đã thêm một yêu cầu mới đối với các ngân hàng để xác minh danh tính của khách hàng là pháp nhân sở hữu, kiểm soát và thu lợi từ các công ty khi các tổ chức này mở tài khoản.

Điểm mấu chốt: khi một công ty doanh nghiệp mở một tài khoản mới, nó sẽ phải cung cấp số An sinh xã hội và bản sao ID ảnh hoặc hộ chiếu cho nhân viên, thành viên hội đồng quản trị và cổ đông của họ. 

Ai cần tuân thủ các yêu cầu của KYC?

Nếu các ngân hàng và tổ chức tài chính là các đối tượng áp dụng quy định KYC và người cần tuân thủ theo yêu cầu này là những đối tượng sau:

  • Người muốn mở tài khoản ngân hàng
  • Mở tài khoản thẻ tín dụng
  • Người mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán
  • Mở tài khoản ngân hàng trực tuyến
  • Mở tài khoản đăng ký và mua gói bảo hiểm

Nói tóm lại là khi muốn mở bất kỳ tài khoản gì đó dù là truyền thống hay điện tử thì đều phải tuân thủ KYC, tuy nhiên tùy vào mức độ của mỗi tài khoản. Đối với tài khoản ngân hàng trong đó có tài khoản ATM, tài khoản ngân hàng điện tử của mọi người thì mức độ yêu cầu của KYC sẽ cao và nhiều hơn rất nhiều so các tài khoản khác.

Công nghệ được ứng dụng trong giải pháp eKYC

OCR

Công nghệ OCR được tích hợp trong quy trình eKYC để trích xuất thông tin từ các tài liệu nhận dạng như hộ chiếu, chứng minh thư , bằng lái xe và đưa thông tin đã được mã hoá lên hệ thống. Toàn bộ quá trình từ trích xuất dữ liệu để hình thành số liệu không mất quá 3 giây khiến quá trình hoàn toàn tự động và độ chính xác lên tới 99%.

Các loại giấy tờ được xác minh

Đối với xác minh Căn cước công dân

  • Kiểm tra độ chính xác của định dạng như số ID, mã vạch 2D.
  • Xác minh họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ.
  • Phát hiện nhàu nát, gấp cạnh.
  • Kiểm tra xem hình ảnh có can thiệp của photoshop hay giả mạo không.
  • Xác minh microtext, hình ba chiều, in cầu vồng, hoa văn guilloche.
  • Phát hiện độ mờ đục, gian lận.

Đối với xác minh Hộ chiếu

  • Xem xét độ trùng khớp họ tên, ngày tháng năm sinh và ngày hết hạn với vùng có thể đọc được bằng máy (Machine Readable Zone).
  • Phát hiện giả dạng thông qua phông chữ, hình ba chiều, chữ ký.
  • Kiểm tra tính chính xác của định dạng trên hộ chiếu.
  • Phát hiện nhàu nát, gấp cạnh.
  • Xác định hình ảnh có giả mạo không.
  • Xác minh ảnh ba chiều, in cầu vồng.
  • Kiểm tra độ mờ đục, gian lận.

Để xác minh Bằng lái xe

  • Kiểm tra độ chính xác của định dạng.
  • Phát hiện nhàu nát, gấp cạnh.
  • Kiểm tra xem hình ảnh có photoshop hay giả mạo không.
  • Xác minh hình ba chiều, in cầu vồng, hoa văn guilloche.
  • Phát hiện độ mờ đục, gian lận.

Face matching

Với công nghệ eKYC là Face matching, chúng sẽ sử dụng các thuật toán máy tính để chọn ra các chi tiết cụ thể, đặc biệt về khuôn mặt của một người. Những chi tiết này, chẳng hạn như khoảng cách giữa hai mắt hoặc hình dạng của cằm, được số hoá và được so sánh với dữ liệu trên các khuôn mặt khác được thu thập trong cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt. Dữ liệu về một khuôn mặt cụ thể thường được gọi là mẫu khuôn mặt và khác với một bức ảnh vì nó được thiết kế để chỉ bao gồm một số chi tiết nhất định có thể được sử dụng để phân biệt khuôn mặt này với khuôn mặt khác.

Face matching là một phương thức sinh trắc học đặc biệt hữu ích cho quy trình digital onboarding của khách hàng:

  • Gần như tất cả các thiết bị di động đều có camera tích hợp hỗ trợ nó.
  • Trải nghiệm người dùng khi chụp một bức ảnh tự sướng (ảnh / video) đặc biệt trực quan và tiện lợi.
  • Nhận dạng khuôn mặt với độ chính xác 98%.
Face matching là một phương thức sinh trắc học đặc biệt hữu ích cho quy trình digital onboarding

Liveness detection

Công nghệ Liveness detection giúp chống tấn công, đánh cắp danh tính người dùng bởi nó xác định thời gian thực mà việc xác nhận sinh trắc học diễn ra là chính chủ chứ không phải là giả mạo. Đây là một tính năng được thiết kế có hiệu quả cao mà người dùng có thể tương tác với các hệ thống xác thực. Công nghệ này rất dễ sử dụng và chỉ yêu cầu ảnh / video selfie, được chụp qua người dùng webcam hoặc máy ảnh smartphone/ tablet:

  • Hình ảnh / video được ghi trực tiếp, được phân tích để đảm bảo tính sinh động và ngăn chặn phát lại hình ảnh / video và các cuộc tấn công trình bày khác.
  • Ảnh thẻ chứng minh thư, hộ chiếu hoặc bằng lái xe, được so sánh với ảnh trực tiếp (Face matching).

Fraud detection

Ngày nay, các ngân hàng đang chịu áp lực phải phát hiện và ngăn chặn tổn thất gian lận liên quan đến tài khoản tại điểm bán mà không phải hy sinh dịch vụ khách hàng, lòng trung thành và tỷ lệ giữ chân khách hàng. Ví dụ, một cá nhân lấy thông tin cá nhân của khách hàng khác bất hợp pháp và mở tài khoản dưới tên của mình và sử dụng thông tin hợp pháp này.

Do đó, Fraud detection là một tập hợp các hoạt động được thực hiện để ngăn chặn tiền hoặc tài sản có được thông qua các hành vi giả mạo. Trong đó, bước hiệu quả nhất để ngăn chặn gian lận là điểm khởi đầu của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng – onboarding. Đây là điểm tiếp xúc quan trọng nhất để bảo vệ các ngân hàng khỏi gian lận và tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

E-Signature

Chữ ký điện tử là một cách hợp pháp để có được sự đồng ý hoặc phê duyệt trên các tài liệu hoặc biểu mẫu điện tử, nó có thể thay thế một chữ ký viết tay trong hầu hết mọi quy trình.

Chữ ký điện tử hiện đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn tại vì sự hữu ích mà nó mang lại

Công nghệ này cho phép các ngân hàng xử lý thủ tục trực tuyến hoàn toàn, giúp ngân hàng tập trung vào việc thu hút khách hàng mới và phục vụ khách hàng tốt hơn. Chữ ký điện tử đảm bảo các thủ tục được xử lý nhanh hơn, cho phép khách hàng ký tài liệu từ mọi nơi, mọi lúc và trên mọi thiết bị. Nó cũng tăng tốc độ giao dịch và đảm bảo trải nghiệm của người dùng.

EKYC Tương Lai Của Định Danh Khách Hàng Điện Tử.

Quy trình eKYC là sự chuyển đổi số của quy trình KYC truyền thống. Thay vì phải mất hàng tiếng để hoàn thành quy trình thì doanh nghiệp chỉ cần mất tới vài giây để thực hiện với chi phí thấp hơn trong một quy trình được tự động hóa. Việc định danh khách hàng diễn ra nhanh chóng giúp các doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 84% và cung cấp trải nghiệm liền mạch, thoải mái và tiện lợi hơn cho khách hàng. eKYC giúp tăng sự hài lòng của khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ngay từ những giây phút đầu tiên doanh nghiệp tiếp xúc với họ.

Việc tích hợp kỹ thuật số và eKYC vào quy trình làm việc của doanh nghiệp hứa hẹn sẽ mở ra những cải tiến đáng kể về năng suất của nhân viên, tạo ra giá trị quan trọng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, eKYC cũng giúp nhân viên thực hiện các bước hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn.

Quy định của pháp luật về việc triển khai eKYC4

Ngày 4/12/2020, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 16/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN trong đó có một số nội dung chính sau:

1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

– Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân của khách hàng theo quy định hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức tín dụng khác hoặc bởi tổ chức được cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử

– Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với các nội dung tại thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán

– Xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro. Quy trình quản lý, kiểm soát rủi ro phải thường xuyên được rà soát, hoàn thiện dựa trên những thông tin, dữ liệu cập nhật trong quá trình cung ứng dịch vụ

– Lưu trữ, bảo quản đầy đủ, chi tiết theo thời gian đối với các thông tin, dữ liệu nhận biết khách hàng trong quá trình khách hàng mở, sử dụng tài khoản thanh toán.

3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ điều kiện công nghệ để đánh giá rủi ro, xác định phạm vi sử dụng và quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán của khách hàng mở bằng phương thức điện tử nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua các tài khoản thanh toán của khách hàng đó không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng.

4. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định trên đối với một trong các trường hợp sau:

– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng giải pháp cuộc gọi ghi hình để thực hiện thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán đảm bảo hiệu quả như quy trình nhận biết, xác minh thông tin khách hàng qua phương thức gặp mặt trực tiếp.

– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng công nghệ để kiểm tra, đối chiếu đặc điểm sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân thông qua cơ sở dữ liệu căn cước công dân

– Sau khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản

– Các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính chủ tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó

– Các trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động trích Nợ tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định

– Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử không áp dụng đối với tài khoản thanh toán chung, khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng sau:

  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Thực tiễn áp dụng eKYC tại Việt Nam5

Tại Việt Nam, từ ngày 5/3/20121 tất cả ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến để mở tài khoản online cho khách hàng.

Từ tháng 7/2020 đã có nhiều ngân hàng triển khai giải pháp eKYC. Các ngân hàng đã triển khai eKYC cho biết, hoạt động kinh doanh của họ đã đạt được những kết quả nổi bật khi số lượng khách hàng mới tăng nhanh, số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking và Internet Banking cũng tăng rõ rệt.

Thông công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 20020, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Mobile Banking tăng gần 124% về số lượng và 126% về giá trị so với năm 2019, số lượng giao dịch thanh toán qua Internet tăng gần 9% về số lượng và 26% về giá trị giao dịch so với năm 2019.

Tính đến nay có hơn 20% ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng eKYC trong việc định danh khách hàng như VPBank, TPBank, Vietcombank, VietinBank, ACB, Bản Việt… Trong đó VPBank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công eKYC. Chỉ sau 2 tháng ra mắt, VPBank đã có 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% dự toán cả năm 2020. Tiếp theo là HDBank chỉ sau 1 tháng triển khai việc định danh trực tuyến eKYC trên app HDBank đã thu hút gần 15.000 khách hàng đăng ký.

Chia sẻ về việc áp dụng công nghệ định danh điện tử eKYC, Ông Trần Công Quỳnh Lân – Phó Tổng Giám đốc VietinBank chia sẻ: “Tôi nghĩ, chuyển đổi số không làm giảm đi số lượng công việc, nó chỉ chuyển đổi từ nhóm công việc này sang nhóm công việc kia, chúng ta giải phóng con người khỏi những công việc nhàm chán và cung cấp mọi điều kiện cho con người có những công cụ để có thể làm việc những công việc có giá trị cao hơn”.

Quy trình eKYC được rất nhiều ngân hàng triển khai

Ông Đào Minh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết: “Cho phép eKYC là điều kiện vô cùng quan trọng cung ứng dịch vụ hiện đại cho khách hàng. Việc có cơ sở dữ liệu chung quốc gia đang là mong muốn của các ngân hàng khi triển khai eKYC. Qua đó tạo thuận lợi cho ngân hàng có thể định danh một người công dân cũng như xác minh tình hình tài chính, thông tin liên quan của cá nhân đó khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng đánh giá xếp hạng cung cấp dịch vụ đặc biệt là dịch vụ tín dụng.

Ngân hàng hy vọng dự án cơ sở dữ liệu quốc gia được Bộ Công an hoàn thành sớm nhất và ngân hàng sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, chuẩn bị mọi giải pháp để có thể sử dụng nguồn thông tin dữ liệu quốc gia ngay khi dự án được triển khai”.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Để làm tốt câu chuyện eKYC, Ngân hàng nhà nước cần phải dựa trên nguồn dữ liệu trên căn cước công dân, số chứng minh thư nhân dân. Ngân hàng cần sự phối hợp của các Bộ, ngành. Hiện các ngân hàng thương mại đã chủ động làm việc với Bộ Công an”.

Ông Dũng cũng cho biết: “Chiều 20.6, bốn ngân hàng thương mại đã cùng Bộ Công an ký thỏa thuận khai thác dữ liệu căn cước công dân. Đây là nội dung rất lớn phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng. Nếu chúng ta khai thác được dữ liệu căn cước công dân sinh trắc học, gần như việc giả mạo thông tin khi mở thẻ ngân hàng sẽ không còn nữa. Trong 4 ngân hàng trên có 3 ngân hàng thương mại nhà nước và 1 ngân hàng thương mại cổ phần”. 

Như vậy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp như hiện nay, việc triển khai định danh khách hàng trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*