Công thức Ankin

5/5 - (1 bình chọn)

Ankin là những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử chứa một nối ba.

– Công thức tổng quát 

CnH2n – 2 , ( n ≥ 2).

Đồng phân

Ankin có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nối ba, không có đồng phân hình học.

Cách viết đồng phân: 

+ Viết mạch C thẳng. Xét tính đối xứng của mạch C để đặt liên kết ba. Ta được đồng phân mạch thẳng.

+ Giảm 1 C làm nhánh, xét tính đối xứng để gắn C nhánh và nối ba, kiểm tra hoá trị C. Khi số C làm nhánh bằng số C mạch chính thì dừng.

+ Điền H để có đồng phân hoàn chỉnh.

Danh pháp

Gọi tên: 

+ Chọn mạch chính: là mạch dài nhất, chứa nối ba, nhiều nhánh nhất.

+ Đánh số: từ phía gần nối ba nhất.

+ Tên: Số chỉ vị trí nhánh – Tên nhánh + Tên mạch chính –  số chỉ vị trí nối ba –  in.

– Tên thông thường:

Lý thuyết về ankin

I. KHÁI NIỆM, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

  • Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 1 liên kết ba CΞC còn lại là các liên kết đơn.
  • Công thức tổng quát của ankin: CnH2n-2 (n ≥ 2).

– Tên gọi:

+ Tên thay thế:

Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối ba + in

+ Tên thường:

Tên gốc hiđrocacbon gắn với C mang liên kết ba + axetilen

 – Ankin có các loại đồng phân: đồng phân bixicloankan (n ≥ 4), đồng phân vị trí liên kết ba (n ≥ 4); đồng phân mạch C (n ≥ 5); đồng phân xicloanken, đồng phân ankađien.

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng cộng

a. Cộng H2

CnH2n-2 + H2 → CnH2n (Pd/PbCO3, t0)

CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2 (Ni, t0)

Chú ý:

– Tuỳ thuộc vào xúc tác được sử dụng mà phản ứng cộng H2 vào ankin xảy ra theo các hướng khác nhau.

– Thường thì phản ứng cộng H2 vào ankin thường tạo ra hỗn hợp gồm nhiều sản phẩm.

– Số mol khí giảm = số mol H2 tham gia phản ứng. Chú ý bảo toàn khối lượng, bảo toàn H, bảo toàn C.

b. Cộng Br2

CnH2n-2 + Br2 → CnH2n-2Br2

CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2n-2Br4

Khối lượng dung dịch brom tăng chính là khối lượng ankin đã phản ứng.

c. Cộng HX

– Cộng H2O:

+ C2H2 → anđehit                     

CHΞCH + H2O → CH3 – CHO (H2SO4, HgSO4, 800C)

+ Ankin khác → xeton              

CHΞC-CH3 + H2O → CH3-CO-CH3 (H+)

– Cộng axit:

CHΞCH + HCl → CH2=CHCl (vinyl clorua)  (Hg2Cl2 ở 150 đến 2000C)

CHΞCH + HCN → CH2=CH-CN (nitrin acrylic)

CHΞCH + CH3COOH → CH3COOCH=CH2 (vinylaxetat)

CHΞCH + C2H5OH → CH2=CH-O-CH3 (etylvinylete)

2. Phản ứng trùng hợp

– Đime hóa                 

2CHΞCH → CHΞC-CH=CH2 (vinyl axetilen) (NH4Cl, Cu2Cl2, t0)

– Trime hóa                 

3CHΞCH → C6H6 (C, 6000C)

– Trùng hợp (polime hóa)                   

nCHΞCH → (-CH=CH-)n (xt, t0, p) (nhựa cupren)

3. Phản ứng oxi hóa

a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

CnH2n-2 + (3n – 1)/2O2 → nCO2 + (n – 1)H2O

→ đặc điểm của phản ứng đốt cháy ankin: nCO2 > nH2O và nCO2 – nH2O = nankin.

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

– Các ankin đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.

3C2H2 + 8KMnO4 + 2H2O → 3(COOK)2 + 2MnO2 + 2KOH

Nếu trong môi trường axit thì tạo thành CO2 sau đó CO2 phản ứng với KOH tạo thành muối.

– Với các ankin khác sẽ có sự đứt mạch tạo thành hỗn hợp 2 muối:

R1-CΞC-R2 + 2KMnO4 → R1COOK + R2COOK + 2MnO2

4. Phản ứng thế của ank-1-in

CHΞCH + Ag2O → CAgΞCAg↓ + H2O

2CHΞC-R + Ag2O → CAgΞC-R↓ (vàng) + H2O

Chú ý:

– Chỉ có C2H2 mới phản ứng với Ag2O theo tỉ lệ mol 1:1; các ank-1-in khác chỉ phản ứng theo tỉ lệ 2:1.

– Nếu có hỗn hợp ankin tham gia phản ứng với Ag2O mà tỉ lệ mol của (ankin : Ag2O) = k có giá trị:

     + k < 2 → có C2H2.

     + k > 2 → không có C2H2

     + k = 2 → hỗn hợp gồm 2 ank-1-in hoặc hỗn hợp C2H2 và ankin khác (không phải ank-1-in) có số mol bằng nhau.

– Từ kết tủa vàng thu được có thể khôi phục lại ankin ban đầu bằng cách cho tác dụng với HCl.

CAgΞC-R + HCl → CHΞC-R + AgCl

(phản ứng này dùng để tách ank-1-in khỏi hỗn hợp)

– Ngoài cách viết với Ag2O có thể viết phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 và phản ứng này được dùng để nhận biết ank-1-in.

ĐIỀU CHẾ AXETILEN

– Nhiệt phân metan:                                        

2CH4 → C­2H2 + 3H2 (15000C, làm lạnh nhanh)

– Thủy phân CaC2: (có trong đất đèn)             

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

Xem thêm

Gia sư hóa học

Công thức Axetilen

Công thức Ankin

Công thức Ancol

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*