Ngày nay, công nghệ thông tin được xem là lĩnh vực đầu thể hiện mức độ phát triển của một quốc gia. Hiện nay, các ứng dụng liên quan thuộc phạm trù công nghệ IT đang rất được quan tâm. Database cũng là một trong những cụm từ phổ biến. Vậy Database là gì? Các mô hình Database phổ biến và ứng dụng cụ thể của mô hình này là gì? Hãy cùng khám phá các câu hỏi trên ngay sau đây.
Database là gì?
Database là từ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực thuộc công nghệ thông tin, dữ liệu, lập trình và phần mềm… .Database là cơ sở dữ liệu, là một bộ sưu tập dữ liệu được tổ chức bày bản và thường được truy cập từ hệ thống máy tính hoặc tồn tại dưới dạng tập tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Database còn có thể được lưu trữ trên thiết bị có chức năng ghi nhớ như: thẻ nhớ, đĩa cứng, CD…
Database giữ vai trò chủ chốt trong các ứng dụng công nghệ
Vai trò của Database
Database có vai trò vô cùng quan trọng khi làm việc với hệ thống dữ liệu. Chúng giúp người dùng thành công trong việc kết nối các dữ liệu. Người dùng có thể truy cập hệ cơ sở dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng hơn. Database chính là cơ sở nguồn để người dùng có thể truy xuất ra những thông tin cần thiết.
Đặc điểm chính của Database chính là truy xuất ra những thông tin, dữ liệu bằng nhiều phương thức khác nhau. Các nội dung truy xuất được đảm bảo toàn vẹn dữ liệu ở mức độ cao. Đồng thời, nguồn thông tin khi xuất ra hoàn toàn không bị trùng lặp, nếu có thì xác suất cũng rất thấp. Một cơ sở dữ liệu Database cho phép nhiều người dùng đồng thời truy cập trong cùng một thời gian.
Các mô hình Database phổ biến hiện nay
- Cơ sở dữ liệu Database dạng File: Database dạng File là dạng thường gặp nhất và cũng là mô hình phổ biến nhất hiện nay. Có thể dễ dàng thấy những tập tin, những thông tin được lưu trữ, chia sẻ và truy cập dưới dạng File. Cơ sở dữ liệu dạng File thường gặp nhất chính là *.mdb Foxpro. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu này còn bao gồm những định dạng khác như text, dạng file ascii, dạng file *.dbf…
- Cơ sở dữ liệu Database quan hệ: Đây cũng là một trong những mô hình dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Ở mô hình này, các thực thể khác nhau, tức các nguồn dữ liệu khác nhau sẽ cùng được quy hợp, lưu trữ cùng một bảng dữ liệu và các dữ liệu này phải có quan hệ với nhau. Một vài cơ sở dữ liệu nổi tiếng có hỗ trợ Database quan hệ có thể kể đến như: Oracle, MS SQL Server, MySQL…
- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Hệ cơ sở dữ liệu này cũng là một bảng dữ liệu thuần. Tuy nhiên, Database bổ sung thêm các trường hợp hướng đối tượng khác như: hành vi đối tượng nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Các đối tượng này cũng được phân cấp rất rõ ràng, mỗi cấp được gọi là một lớp dữ liệu. Hiểu một cách đơn giản hơn, chúng là tập hợp các nhóm đối tượng trong cùng một bảng và được thể hiện bằng dòng dữ liệu. Những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hỗ trợ Database này bao gồm: MS SQL Server, Postgres, Oracle
- Database bán cấu trúc: Cơ sở dữ liệu Database bán cấu trúc có thể lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Và các thông tin, dữ liệu này thường được lưu trữ dưới định dạng XML. Ở mô hình này, các thông tin mô tả dữ liệu và đối tượng đều được trình bày trong các thẻ tag. Nhờ vào ưu điểm nổi bật này, hệ cơ sở dữ liệu vừa được mở rộng, vừa tiện lợi giúp người dùng có thể dễ dàng truy xuất những thông tin cần thiết. Theo các chuyên gia nghiên cứu, Database bán cấu trúc có thể sẽ là hướng đi mới đầy tiềm năng trong các lĩnh vực ứng dụng công nghệ dữ liệu.
Ứng dụng của Database
Hệ thống cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trong trong thời đại thông tin – kỹ thuật như hiện nay. Chức năng chính của Database có thể kể đến là: lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu cùng nhiều ứng dụng khác.
Database giúp quản lý các dịch vụ bảo mật và phục hồi hệ thống quản trị dữ liệu, giúp thực thi các ràng buộc bên trong hệ cơ sở này. Đồng thời, quản lý và kiểm soát tất cả các máy khách kết nối, truy cập vào hệ thống dữ liệu ở hệ thống nguồn. Hỗ trợ xử lý tất cả các truy cập dữ liệu và các chức năng điều khiển khác.
Ngoài ra, Database còn cung cấp tính năng kiểm soát đồng thời, giúp bảo mật chặt chẽ hơn. Tạo môi trường đa người dùng với điều kiện kết nối an toàn. Nhiều người có thể truy cập đồng thời và truy xuất được những dữ liệu cần thiết
Trên đây là những kiến thức bổ sung về Database cũng như các mô hình hệ thống cơ sở dữ liệu. Đây hứa hẹn là những thông tin vô cùng cần thiết cho những người học tập và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong tương lai, hứa hẹn lĩnh vực này sẽ tạo nên một xu hướng phát triển bùng nổ.
Sự phát triển của Database
Database lần đầu tiên được tạo ra vào những năm 1960. Các cơ sở dữ liệu ban đầu này là các mô hình mạng mà mỗi bản ghi có liên quan đến nhiều bản ghi chính và phụ. Cơ sở dữ liệu phân cấp cũng là một trong những mô hình ban đầu của Database. Chúng bao gồm các sơ đồ hình cây với một thư mục gốc của các bản ghi được liên kết với một số thư mục con.
Cơ sở dữ liệu quan hệ được phát triển vào những năm 1970. Sau đó, cơ sở dữ liệu hướng đối tượng ra đời tiếp theo vào những năm 1980. E.F. Codd đã tạo ra cơ sở dữ liệu quan hệ khi còn làm việc tại IBM. Nó trở thành tiêu chuẩn cho các hệ thống Database vì lược đồ logic và cách nó tổ chức. Việc sử dụng một lược đồ logic giúp tách cơ sở dữ liệu quan hệ khỏi bộ nhớ vật lý.
Cơ sở dữ liệu quan hệ, kết hợp với sự phát triển của internet bắt đầu từ giữa những năm 1990, dẫn đến sự gia tăng và phổ biến của Database. Ngày nay, nhiều ứng dụng kinh doanh và tiêu dùng phụ thuộc lớn vào các Database chuyên biệt.
Các chức năng cơ bản của Database
Các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu được lưu trữ trong Database để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. Một số chức năng cơ bản của Database bao gồm:
- Cải tiến quy trình kinh doanh: Các công ty thu thập dữ liệu về các quy trình kinh doanh, như bán hàng, xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng. Họ phân tích dữ liệu đó để cải thiện các quy trình này, mở rộng kinh doanh và tăng doanh thu.
- Theo dõi khách hàng: Database thường lưu trữ thông tin về mọi người, chẳng hạn như khách hàng hoặc người dùng. Ví dụ: các nền tảng truyền thông xã hội sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin người dùng, như tên, địa chỉ email và hành vi của người đó. Dữ liệu được sử dụng để đề xuất nội dung và cải thiện trải nghiệm cho người dùng.
- Bảo mật thông tin sức khỏe cá nhân: Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng Database để lưu trữ dữ liệu sức khỏe cá nhân một cách an toàn nhằm thông báo và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
- Lưu trữ dữ liệu cá nhân: Database cũng có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin cá nhân. Ví dụ: lưu trữ đám mây cá nhân giúp người dùng sao lưu ảnh.
Database có chức năng theo dõi hành vi và lưu trữ thông tin khách hàng
Các thành phần cơ bản của một Database
Mặc dù các loại cơ sở dữ liệu khác nhau khác nhau về lược đồ, cấu trúc dữ liệu và kiểu dữ liệu phù hợp nhất với chúng, các Database đều bao gồm năm thành phần cơ bản giống nhau. Cụ thể:
- Phần cứng: Đây là thiết bị vật lý mà phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên đó. Phần cứng của Database bao gồm máy tính, máy chủ và ổ cứng.
- Phần mềm: Phần mềm hoặc ứng dụng cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát Database. Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) được sử dụng để quản lý và điều khiển cơ sở dữ liệu.
- Dữ liệu: Đây là thông tin thô mà cơ sở dữ liệu lưu trữ. Quản trị viên Database tổ chức dữ liệu để làm cho dữ liệu có ý nghĩa hơn.
- Ngôn ngữ truy cập dữ liệu: Đây là ngôn ngữ lập trình điều khiển cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ lập trình và DBMS phải hoạt động cùng nhau. Một trong những ngôn ngữ Database phổ biến nhất là SQL.
- Các thủ tục: Các quy tắc này xác định cách hoạt động của Database và cách nó xử lý dữ liệu.

Những hạn chế hiện hữu của Database
- Hấp thụ sự gia tăng đáng kể về khối lượng dữ liệu: Sự bùng nổ dữ liệu đến từ các cảm biến, máy được kết nối và hàng chục nguồn khác khiến các quản trị viên của Database gặp khó khăn trong việc cố gắng quản lý và tổ chức dữ liệu công ty một cách hiệu quả.
- Đảm bảo bảo mật dữ liệu: Ngày nay, vi phạm dữ liệu đang xảy ra ở khắp mọi nơi và tin tặc ngày càng sáng tạo hơn. Điều quan trọng nhất lúc này là đảm bảo rằng dữ liệu được bảo mật nhưng đồng thời phải dễ dàng truy cập đối với người dùng.
- Theo kịp nhu cầu: Trong môi trường kinh doanh chuyển động nhanh hiện nay, các công ty cần quyền truy cập theo thời gian thực vào dữ liệu của họ để hỗ trợ việc ra quyết định kịp thời và tận dụng các cơ hội mới.
- Quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu và cơ sở hạ tầng: Người quản trị Database phải liên tục theo dõi cơ sở dữ liệu để tìm các sự cố và thực hiện bảo trì phòng ngừa, cũng như áp dụng các bản vá và nâng cấp phần mềm. Khi cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp và khối lượng dữ liệu ngày càng lớn, các công ty phải đối mặt với chi phí gia tăng nhằm giám sát và điều chỉnh Database của họ.
Những câu hỏi thường gặp về database
1. Sự khác biệt giữa database là gì và spreadsheet là gì?
Nhìn chung thì cả spreadsheet và database đều là những phương pháp dùng để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa chúng chính là về công dụng. Spreadsheet là một ứng dụng trên máy tính giúp sắp xếp, quản lý, truy vấn và tính toán số liệu, trong khi database là tập hợp nhiều thông tin dữ liệu liên quan được tổ hợp, sắp xếp để người dùng truy cập dữ liệu dễ dàng.
2. Hiện nay có những loại database mới nào?
Trong năm nay, xu hướng quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) bao gồm:
– DBMS dựa trên thuật toán đám mây
– Tự động hóa và DBMS
– Củng cố cổng an ninh trên hệ thống
– Cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ (In-memory)
– Cơ sở dữ liệu đồ thị
– DBMS có mã nguồn mở
– Cơ sở dữ liệu dưới dạng dịch vụ
Ở một mức độ nào đó, những xu hướng này được xếp hạng ưu tiên dựa trên việc các doanh nghiệp muốn cung cấp quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ của họ qua internet, với mục tiêu duy trì (hoặc tăng) lợi nhuận trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua.
3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên sử dụng giải pháp quản lý cơ sở dữ liệu nào?
Trong lĩnh vực quản lý data này, rất khó để đánh giá đâu là phần mềm cơ sở dữ liệu tốt nhất dành cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa. Tuy nhiên, có ba hệ thống sau đây được đánh giá là tối ưu nhất trên thị trường vào thời điểm hiện tại:
– Xero – một ứng dụng trực tuyến dựa trên thuật toán đám mây, rất thích hợp để quản lý hàng tồn kho cho các doanh nghiệp bán lẻ. Xero sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quy chuẩn hóa các quy trình xuất nhập hàng hoá và lưu giữ hồ sơ chính xác số liệu mức tồn kho của doanh nghiệp.
– Salesforce – Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dành cho quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Nó cũng sử dụng công nghệ đám mây, đảm bảo các tiêu chí nhanh chóng, an toàn và bảo mật của dữ liệu.
– Oracle – nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cơ sở dữ liệu để đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong doanh nghiệp, thì Oracle có thể là lựa chọn tốt nhất. Đây là một bộ ứng dụng trực tuyến được tích hợp đầy đủ nhiều tính năng. Bao gồm CRM, quản lý chuỗi cung ứng, cấu hình vô cùng mạnh mẽ và dễ sử dụng, thao tác.
Để lại một phản hồi