✅ Đề thi vật lý lớp 6 học kì 2 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

5/5 - (1 bình chọn)

Mục Lục

Đề 1 thi Vật lý lớp 6 học kì 2

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm).

Hãy chọn đáp án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực?

A. Ròng rọc động.

B. Ròng rọc cố định.

C. Mặt phẳng nghiêng.

D. Đòn bẩy.

Câu 2 (0,5 điểm): Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 3 (0,5 điểm): Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.

B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

D. Thể tích chất lỏng giảm.

Câu 4 (0,5 điểm): Đơn vị đo nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út có kí hiệu là:

A. oC.

B. oF .

C. K.

D. T.

Câu 5 (0,5 điểm): Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước.

B. Đốt một ngọn nến.

C. Đúc một cái chuông đồng.

D. Đốt một ngọn đèn dầu.

Câu 6 (0,5 điểm): Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ.

B. Gió.

C. Khối lượng chất lỏng.

D. Diện tích mặt thoáng.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 7 (3,0 điểm): Các chất rắn, lỏng, khí dãn nở vì nhiệt như thế nào? Tại sao khi làm nước đá người ta không đổ thật đầy nước vào chai?

Câu 8 (3,0 điểm): Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)036810121416
Nhiệt độ (0C)-6-3000369

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy giải tích sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 16?

Câu 9 (1,0 điểm): Ở bầu nhiệt kế y tế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Tại sao phải làm như vậy?

Đáp án Đề 1 thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

A

C

A

D

C

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm).

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

Câu 7.

(3,0 điểm)

 

– Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .

– Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn .

– Vì khi đông đặc nước tăng thể tích có thể làm vỡ chai.

0,5

 

0,5

 

1

 

1

Đề 2 thi Vật lý lớp 6 học kì 2

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định:

A. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo

B. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo

C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo

D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo

Câu 2: Nhiệt kế y tế họat động dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt.

B. Nóng chảy

C. Đông đặc

D. Bay hơi.

Câu 3: Sự nở thêm vì nhiệt của các chất được sắp xếp theo thứ tự từ ít tới nhiều là:

A. Rắn – Khí – Lỏng

B. Rắn – Lỏng – Khí

C. Lỏng – Khí – Rắn

D. Khí – Lỏng – Rắn

Câu 4: Nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện chuẩn là:

A. 150oC

B. 0oC

C. 50oC

D. 100oC

Câu 5: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80oC.

A. Nhiệt kế rượu;

B. Nhiệt kế thủy ngân;

C. Nhiệt kế y tế;

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Nước động trên mái tôn

B. Sương mù.

C. Nước đựng trong chai cạn dần.

D. Mây.

II. TỰ LUÂN (7 điểm)

Câu 7 (2 điểm): Một chai nhựa rỗng được nút chặt, chai được đưa vào ngăn đá của tủ lạnh một lúc thì chai bị móp lại.Giải thích tại sao? Để cho vỏ chai trở lại bình thường em sẽ làm gì? Giải thích tại sao?

Câu 8 (1,5 điểm): a)Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc?

b) Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của một vật có thay đổi không?

Câu 9 (1,5 điểm): a) Để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, em sẽ dùng nhiệt kế thuỷ ngân hay nhiệt kế rượu? Tại sao?

b) Trong thời gian sôi nhiệt độ của một chất thay đổi như thế nào?

Câu 10 (2 điểm) a) Sự bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Để mau khô tóc sau khi gội đầu, phụ nữ thường hay xõa tóc ra và dùng máy sấy thổi không khí nóng vào tóc. Vì sao làm như vậy thì tóc lại mau khô?

Đáp án Đề 2 thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm). Chọn đúng đáp án mỗi câu được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

B

D

B

C

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

Câu 7

(2 đ)

– Khi đưa chai nhựa rỗng được nút chặt, nhiệt độ giảm xuống làm cho phần không khí bên trong chai nhựa và phần vỏ chai bằng chất rắn cũng co lại nên ta thấy chai nhựa bị móp lại.

– Cho chai nhựa vào nước nóng hoặc phơi nắng; …

– Vì khi đó nhiệt độ tăng làm cho không khí trong chai nở ra làm cho vỏ chai trở lại bình thường.

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

0,5đ

 

Câu 8

(1,5đ)

a) -Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

-Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

b) Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của một vật không thay đổi.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

 

Câu 9

(1,5đ)

a) Nên dùng nhiệt kế thuỷ ngân

– Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

– Nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

b) Trong thời gian sôi nhiệt độ của một chất lỏng không thay đổi.

 

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

 

 

 

Câu 10

(2đ)

a) Sự bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

b)

– Khi xõa tóc thì diện tích mặt thoáng của nước trên tóc lớn

– Khi dùng máy sấy thổi không khí nóng vào vòa tóc làm cho nhiệt độ của nước trên tóc cao hơn.

– Khi dùng máy sấy thổi không khí nóng vào tóc làm cho luồng không khí thổi vào tóc mạnh (tốc độ gió mạnh)

 

0,5đ

 

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

Đề 3 thi Vật lý lớp 6 học kì 2

A.TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3,00 điểm)

Câu 1. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

B. Đốt một ngọn đèn dầu.

C. Đốt một ngọn nến.

D. Đúc một cái chuông đồng.

Câu 2. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể

A. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

D. Tăng cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Câu 3. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.

B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản.

D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.

Câu 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 5 Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.

B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra.

C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.

Câu 6. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.

B. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn

C. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.

D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

Câu 7. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Hơ nóng cổ lọ.

B. Hơ nóng nút.

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.

D. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 8. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng:

A. Chất lỏng biến thành chất rắn.

B. Chất lỏng biến thành chất khí.

C. Chất rắn biến thành chất khí.

D. Chất khí biến thành chất lỏng.

Câu 9. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Câu 10. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì:

A. Sơn trên bảng hút nước

B. Nước trên bảng chảy xuống đất

C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí

D. Gỗ làm bảng hút nước

Câu 11. Tìm câu sai trong các câu sau:

A. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt khác nhau

B. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt giống nhau

C. Khi nung nóng một chất khí thì khối lượng riêng của chất khí đó giảm

D. Khi nung nóng một chất khí thì trọng lượng riêng của chất khí đó giảm

Câu 12. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi trên mặt thoáng

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: (7,00 điểm)

Câu 13. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Cho ví dụ. (2,00 điểm)

Câu 14. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? (1,00 điểm)

Câu 15. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? (2,00đ)

– Đổi đơn vị nhiệt độ sau:

+ 50oC = oF

+ 128oF = oC

Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: (2,00đ)

Thời gian (phút)02468101214
Nhiệt độ (oC)-4-2000246

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b) Phân tích đường biểu diễn

(Có hiện tượng gì xảy ra, lúc đó chất tồn tại ở những thể nào?)

Đáp án Đề 3 thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

Phần 1. Trắc nghiệm 3 điểm (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

C

C

C

D

A

B

D

B

A

A

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 13

 

– Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

– Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

– Cho được ví dụ:

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Câu 14

 

Vì khi bị đun nóng nước, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. Có thể gây nguy hiểm cháy nổ hoặc làm phỏng.

1 điểm

Câu 15

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nỡ vì nhiệt của các chất

Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể

Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ không khí

Nhiệt kế thủy ngân:đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

– 500C=(50×1,8) + 32 = 1220F

– 1280F=(128-32)/1,8= 530C

0,75 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 16

– Đồ thị vẽ đúng và đẹp.

– Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ tăng: Thể rắn, đường biểu diễn nằm nghiêng

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8 nhiệt độ không thay đổi: Thể rắn và lỏng, đường biểu diễn nằm ngang

– Từ phút thứ 10 đến phút thứ 14 nhiệt độ tăng: Thể lỏng, đường biểu diễn nằm nghiêng

1,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Đề 4 thi Vật lý lớp 6 học kì 2

A. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (3,00 điểm)

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của sự sôi?

A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng;

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi;

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi trên mặt thoáng;

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Câu 2. Tìm câu sai trong các câu sau:

A. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt khác nhau

B. Mọi chất khí khác nhau sẽ nỡ vì nhiệt giống nhau

C. Khi nung nóng một chất khí thì khối lượng riêng của chất khí đó giảm

D. Khi nung nóng một chất khí thì trọng lượng riêng của chất khí đó giảm

Câu 3. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì:

A. Sơn trên bảng hút nước

B. Nước trên bảng chảy xuống đất

C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí

D. Gỗ làm bảng hút nước

Câu 4. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 5. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng:

A. Chất lỏng biến thành chất rắn.

B. Chất lỏng biến thành chất khí.

C. Chất rắn biến thành chất khí.

D. Chất khí biến thành chất lỏng.

Câu 6. Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.

B. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn

C. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.

D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

Câu 7. Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?

A. Hơ nóng cổ lọ.

B. Hơ nóng nút.

C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.

D. Hơ nóng đáy lọ.

Câu 8. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A. Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.

B. Vỏ bóng bàn nóng lên nở ra.

C. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

D. Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.

Câu 9. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Câu 10. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.

B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C. Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản.

D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.

Câu 11. Lý do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở đỉnh cột cờ là để có thể

A. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao.

C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao.

D. Tăng cường độ lớn của lực dùng để kéo cờ lên cao.

Câu 12. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.

B. Đốt một ngọn đèn dầu.

C. Đốt một ngọn nến.

D. Đúc một cái chuông đồng.

B. TỰ LUẬN: Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau: (7,00 điểm)

Câu 13. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Cho ví dụ. (2,00 điểm)

Câu 14. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? (1,00 điểm)

Câu 15. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống? (2,00đ)

– Đổi đơn vị nhiệt độ sau:

+ 50oC = oF

+ 128oF = oC

Câu 16. Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: (2,00đ)

Thời gian (phút)02468101214
Nhiệt độ (oC)-4-2000246

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b) Phân tích đường biểu diễn

(Có hiện tượng gì xảy ra, lúc đó chất tồn tại ở những thể nào?)

Đáp án Đề 4 thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

Phần 1. Trắc nghiệm 3 điểm (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

C

A

D

D

A

A

D

C

A

B

Phần 2. Tự luận (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 13

 

– Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

– Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

– Cho được ví dụ:

0,75 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

Câu 14

 

Vì khi bị đun nóng nước, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. Có thể gây nguy hiểm cháy nổ hoặc làm phỏng.

1 điểm

Câu 15

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nỡ vì nhiệt của các chất

Nhiệt kế y tế: đo nhiệt độ cơ thể

Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ không khí

Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm

– 500C=(50×1,8) + 32 = 1220F

– 1280F=(128-32)/1,8= 530C

0,75 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 16

– Đồ thị vẽ đúng và đẹp.

– Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ tăng: Thể rắn, đường biểu diễn nằm nghiêng

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 8 nhiệt độ không thay đổi: Thể rắn và lỏng, đường biểu diễn nằm ngang

– Từ phút thứ 10 đến phút thứ 14 nhiệt độ tăng: Thể lỏng, đường biểu diễn nằm nghiêng

1,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

Đề 5 thi Vật lý lớp 6 học kì 2

Câu 1: (2 điểm)

a) Dùng ròng rọc có lợi gì?

b) Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào?

Câu 2. (2,5 điểm)

a) Thế nào là sự đông đặc? Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của các chất thay đổi như thế nào?

b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất lỏng và chất khí?

Câu 3. (3 điểm)

a)Thế nào là sự ngưng tụ? Sự ngưng tụ của một chất lỏng nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào?

b) Người làm muối muốn thu hoạch muối nhanh thì cần thời tiết như thế nào

Câu 4 (2,5 điểm).

Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi:

Đáp án Đề 5 thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

Câu

Nội dung

Điểm

1(2đ)

– Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo.

– Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo cờ).

– Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.

 

 

0,5đ

 

0,5đ

2 (2,5đ)

a) Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

b) So sánh:

Giống nhau: chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Khác nhau: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

0. 5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

3 (3đ)

a) Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Khi giảm nhiệt độ của hơi sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn.

b) Muốn thu hoạch muối nhanh thì cần thời tiết phải nắng to và có gió.

0,75đ

0,75đ

1,5đ

4 (2,5đ)

a) Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy

Đoạn DE ứng với quá trình sôi

b) Đoạn AB nước tồn tại ở thể rắn

Đoạn CD nước ở thể lỏng.

0,75đ

0,75đ

0,5đ

0,5đ

Đề 6 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) (Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất):

Câu 1. Hiện tượng xảy ra ở quả cầu bằng đồng khi bị hơ nóng:

A. Thể tích quả cầu tăng

B. Thể tích quả cầu giảm

C. Nhiệt độ quả cầu giảm

D. Khối lượng quả cầu tăng

Câu 2. Sự nở thêm vì nhiệt của các chất được sắp xếp theo thứ tự từ nhiều tới ít:

A. Rắn – Khí – Lỏng

B. Rắn – Lỏng – Khí

C. Lỏng – Khí – Rắn

D. Khí – Lỏng – Rắn

Câu 3. Nhiệt kế hoạt động chủ yếu dựa trên hiện tượng:

A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

B. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

C. Sự nở vì nhiệt của chất khí

D. Sự bay hơi

Câu 4. Đặt một ca đựng nước vào ngăn đá của tủ lạnh, hiện tượng sẻ xảy ra đối với nước trong ca:

A. Nhiệt độ tăng

B. Đông đặc

C. Nóng chảy

D. Ngưng tụ

Câu 5. Trên thân nhiệt kế Y tế, tại vạch chia 37oC thường được hiển thị bằng màu đỏ có ý nghĩa:

A. Làm đẹp thân nhiệt kế

B. Mốc thân nhiệt cơ thể người bị nóng sốt

C. Mốc thân nhiệt cơ thể người bị cảm lạnh

D. Mốc thân nhiệt cơ thể người bình thường

Câu 6. Theo thang đo nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ hơi nước đang sôi là:

A. 0oC

B. 0oF

C. 212o F

D. 221oF

Câu 7. Chất thép có nhiệt độ nóng chảy 1300oC, nếu đun khối thép tới nhiệt độ 1276oC nó tồn tại ở thể:

A. Rắn

B. Rắn và Lỏng

C. Lỏng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định:

A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo

B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo

C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo

D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo

Câu 9. Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng:

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Đòn bẩy.

C. Ròng rọc động.

D. Ròng rọc cố định.

II. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (thay đổi/không đổi/giống nhau/khác nhau/nóng chảy/bay hơi)

1. Sự nở thêm vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau thì ………………………………. . .

2. Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật ………………………. .

3. Công việc sản xuất muối có liên quan đến hiện tượng …………………………….

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Sự bay hơi là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 2. (2 điểm) Giải thích hiện tượng có các giọt nước bám vào thành ngoài của ly thuỷ tinh đang đựng nước đá?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 3. (1 điểm) Hãy tính xem 45oC ứng với bao nhiêu độ F?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 4. (2 điểm) Bảng theo dõi nhiệt độ không khí trong phòng của một ngày gần đây.

Thời điểm (giờ)7h9h11h12h13h15h16h17h
Nhiệt độ (oC)3031333535343230

Đáp án: Đề 6 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Mỗi câu đúng được 0. 25 điểm

Câu123456789
Đáp ánADBBDCABC

II. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Mỗi câu đúng được 0. 25 điểm

1. khác nhau

2. không đổi

3. bay hơi

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Sự bay hơi là sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi

– Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Nhiệt độ

+ Diện tích mặt thoáng chất lỏng

+ Gió

0. 25đ

0. 25đ

0. 25đ

0. 25đ

 

Câu 2

– Do không khí có chứa hơi nước.

– Lớp không khí tiếp xúc với mặt ngoài của cốc thí nghiệm bị lạnh xuống và ngưng tụ lại thành những giọt nước

1 đ

1 đ

 

Câu 3

– Viết được 45o = 0o + 45o

= 32oF + (45 x 1,8oF) = 45o

0,5đ

0,5đ

Đề 7 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

I- TRẮC NGHIỆM (4đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0. 5đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào?

A. Luôn tăng

B. Luôn giảm

C. Không đổi

D. Lúc đầu tăng sau đó giảm.

Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ:

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Sự tạo thành sương mù.

C. Sự tạo thành hơi nước.

D. Sự tạo thành mây.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Trọng lượng của chất lỏng tăng.

B. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.

C. Thể tích của chất lỏng tăng.

D. Khối lượng của chất lỏng tăng.

Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên cơ sở hiện tượng nào?

A. Dãn nở vì nhiệt.

B. Nóng chảy.

C. Đông đặc.

D. Bay hơi.

Câu 5: Tại sao chỗ nối tiếp của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.

B. Vì để vậy sẽ lắp được các thanh ray dễ dàng hơn.

C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ dãn nở.

D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 6: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí oxi, khí hiđrô và khí cacbonic thì:

A. Khí hiđrô giãn nở vì nhiệt nhiều nhất .

B. Khí oxi giãn nở vì nhiệt ít nhất.

C. Khí cacbonic giãn nở vì nhiệt như hiđrô.

D. Cả ba chất giãn nở vì nhiệt như nhau.

Câu 7: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng?

A. Sự nóng chảy và sự đông đặc.

B. Sự nóng chảy và sự bay hơi.

C. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

D. Sự bay hơi và sự đông đặc.

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu 8: Nước sôi ở nhiệt độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhiệt độ này gọi là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của nước.

II- TỰ LUẬN (6đ)

Câu 9: (1đ) (1,0 điểm): Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ

thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống?

Câu 10: (3đ)

a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

b. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên những yếu tố đó?

c. Tại sao nói sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt?

Câu 11: (2đ) Tính:

a. 20oC bằng bao nhiêu oF?

b. 176oF bằng bao nhiêu oC?

Đáp án Đề 7 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

I- TRẮC NGHIỆM (4đ) (Mỗi câu trả lời đúng 0. 5đ)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất

Câu1234567
Đáp ánCDCACDA

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (0,5đ)

Câu 8: (1) 100oC

(2) nhiệt độ sôi

II-TỰ LUẬN (6đ)

Câu 9: (1,0 điểm): Đường đi bằng bê tông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiêt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường

Câu 10: (3 điểm)

a) Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn:

– Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

b) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng

c) Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng

Câu 11: (2 điểm)

a. 20oC = (20 . 1,8oF) + 32oF = 68oF (1đ)

Đề 8 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ:

A. 0oC

B. 100oC

C. 10oC

D. – 10oC

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A  Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

D. Dãn nở vì nhiệt của các chất

Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra.

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.

C. Quả bóng bàn co lại.

D. Quả bóng bàn nhẹ đi.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng.

B. Làm muối.

C. Sương đọng trên là cây.

D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.

II. TỰ LUẬN (7 điểm).

Câu 1: (2 điểm) Thế nào là sự sôi? Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2: (1 điểm) Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời các câu hỏi sau:

1) Nhiệt độ nóng chảy của chất A là………….

Chất A là ………………

2) Thời gian nóng chảy của chất A là …………………

Ở 70oC chất A tồn tại ở thể……………………..

Câu 3: (1 điểm) Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại.

Câu 4: (2 điểm) Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt hộp đóng hộp mới mua vào xoong nước để đun sôi lên. Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm như thế nguy hiểm lắm.

Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm như thế và phải làm như thế nào mới được?

Câu 5: (1 điểm) Một thùng đựng 200 lít nước ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 80oC.

Đáp án Đề 8 thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu123456
Đáp ánCBDDBA

II. Tự luân (7 điểm)

Câu 1:

– Sự sôi là sự hóa hơi xảy ra cả trên mặt thoáng chất lỏng và trong lòng chất lỏng.

– Sự bay hơi, sự sôi giống nhau ở chỗ đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

– Sự bay hơi, sự sôi khác nhau ở chỗ sự sôi xảy ra trên mặt thoáng và cả trong lòng CL còn sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng CL; Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định còn sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Câu 2: Mỗi ý 0, 5 điểm

1) – 80oC – băng phiến.

2) 2 oC – rắn.

Câu 3:

Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ không khí. Khi chúng ta hà hơi vào mặt kính Hơi nước trong cơ thể gặp lạnh nên ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ làm mặt kính mờ đi. Sau đó các hạt nước li ti đó lại bay hơi nên mặt kính sáng trở lại.

Câu 4:

Làm như vậy sẽ khiến hộp nóng lên nở ra, không khí trong hộp nở ra nhiều hơn vỏ hộp nên gây ra lực tác dụng lên vỏ hộp có thể gây nổ, vỡ hộp.

Nam nên mở nắp hộp ra trước rồi mới hâm nóng thức ăn.

Câu 5: 200 lít nước nở thêm:

200 x 27 = 5400 cm3 = 5,4lít

Thể tích nước trong bình ở 80oC là:

200 + 5,4 = 205,4 lít

Đề 9 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

MÔN: VẬT LÝ 6
(Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề)

Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Lỏng, rắn, khí 
B. Khí, rắn, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Rắn, lỏng, khí.

Câu 2: Nhiệt kế là thiết bị dùng để

A. đo thể tích
B. đo chiều dài.
C. đo khối lượng
D. đo nhiệt độ

Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó

A. vẫn tăng
B. giảm xuống
C. mới đầu tăng, sau giảm
D. không thay đổi

Câu 4: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?

A. Chất lỏng biến thành hơi.
B. Chất khí biến thành chất lỏng.
C. Chất rắn biến thành chất khí.
D. Chất lỏng biến thành chất rắn.

Câu 5: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng

A. luôn tăng 
B. luôn giảm
C. không hề thay đổi
D. vừa tăng vừa giảm

Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tuyết rơi 
B. Rèn thép trong lò rèn.
C. Làm đá trong tủ lạnh
D. Đúc tượng đồng.

Câu 7: Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. 
B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.

Câu 8: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi

A. nước trong cốc càng nhiều. 
B. nước trong cốc càng ít.
C. nước trong cốc càng nóng.
D. nước trong cốc càng lạnh.

Câu 9: Mây được tạo thành từ

A. nước bay hơi 
B. khói
C. nước đông đặc
D. hơi nước ngưng tụ

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường
B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi
C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước.
D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước

Câu 11: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng
B. thể lỏng sang thể rắn
C. thể hơi sang thể lỏng
D. thể lỏng sang thể hơi

Câu 12: Nước đông đặc ở nhiệt độ

A. 00C.
B. 1000C.
C. – 100C.
D. 100C.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?

b) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ?

Câu 2: (2 điểm)

Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi

Câu 3: (2 điểm)

a) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá? Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai?

b) Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?

Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ bị vỡ?

Đáp án đề 9 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu123456789101112
Đáp ánCDDACBDCDACA
Điểm0,250,250,250,250,250,250,250,250,250,250,250,25

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Nội dung đáp án Điểm

13

(2 điểm)

a) – Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển từ thể hơi sang thẻ lỏng gọi là sự ngưng tụ.

0,5

0,5

0,5

0,5

 

 

14

(2 điểm)

– Giống nhau: Giữa sự bay hơi và sự sôi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí

– Khác nhau: Sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và ở bất kì nhiệt độ nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng và ở một nhiệt độ xác định

1,0

0,5

0,5

15

(2điểm)

a) Cây rụng lá vào mùa nắng để hạn chế sự bay hơi nước.

Ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai để giảm diện tích thoát nước.

b) Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt đọng trên lá.

0,5

0,5

 

1,0

16

(1điểm)

Khi ta rót đột ngột nước sôi vào thành cốc dày, thành thủy tinh phía bên trong tăng nhiệt độ đột ngột lên cao làm cho thành bên trong giãn nở vì nhiệt nhiều.

Trong khi đó, do không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi nên thành bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thành bên trong do đó dãn nở vì nhiệt ít hơn.

Hai thành cốc giãn nở vì nhiệt không đều nhau nên cốc bị vỡ

0,5

 

 

 

0,25

 

0,25

Đề 10 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

SỞ GD-ĐT ……..…….
TRƯỜNG THCS ……..

 

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
Năm học …
MÔN: VẬT LÝ 6

(Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên lá cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.

Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy

Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :

A. Sự đông đặc.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự bay hơi.

Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật :

A .Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D.Thay đổi

Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.

II. TỰ LUẬN (5 điểm).

Câu 9. Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F

Câu 10. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá

Câu 11. Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá

Đáp án đề 10 thi học kì 2 môn Vật lý

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu12345678
Đáp ánADBABCBD

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

45oC = 32oF + (45×1,80oF)

= 32 oF + 81 0F

= 103 oF

Vậy 45oC tương ưng 103 oF

Câu 2:

  • Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng.
  • Khi trông cây trồng cây người ta phải phớt lá; để chống lại sự thoát hơi nước của cây.

Câu 3:

  • Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy
  • Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn là sự đông đặc
  • Sự chuyển thể từ lỏng sang hơi là sự bay hơi
  • Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng là sự ngưng tụ

Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.

PHÒNG GD – ĐT……. 

TRƯỜNG THCS……

          

ĐỀ 11 KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC …

Môn : Vật lý 6

Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề )

C. Nhiệt độ không thay đổi.                D. Nhiệt độ lúc tăng, lúc giảm, thay đổi liên tục.

10C thì chiều dài của sợi cáp tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu.

PHÒNG GD – ……

TRƯỜNG THCS ….

           

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ 11 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC …

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6

 

 I.Trắc nghiệm khách quan: ( 4 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng:( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 

Ngày dạy 6A:……./……../…

                                                                                                   6B……./………/2021

 PHÒNG GD – ĐT…….

TRƯỜNG THCS……

              

ĐỀ 12 KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC …

Môn : Vật lý 6

Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề )

PHÒNG GD – ĐT

TRƯỜNG THCS

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ 12 KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC …

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 6

 

I.Trắc nghiệm khách quan: ( 4 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng:( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) 

UBND HUYỆN……..                           

TRƯỜNG THCS                              

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ 13 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

Năm học …

Môn: Vật lí 6

( Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề ).

UBND HUYỆN …….

TRƯỜNG THCS..

 

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ  ĐÁP ÁN

Năm học …

Môn: Vật lí 6

PHÒNG GD & ĐT…….             ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC …

TRƯỜNG THCS ..                               MÔN THI: VẬT LÝ LỚP 6

          Thời gian làm bài  : 45 phút( không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC                   

ĐỀ 14

PHÒNG GD & ĐT……..            HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS…….                                NĂM HỌC …

                                                             Môn : VẬT LÍ 6

( Đáp án có 01 trang )

ĐỀ 14

 

Câu

Nội dung

Điểm

1(2đ)

– Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao tác dụng thay đổi hướng của lực kéo.

– Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

– Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế.

 

0,5đ

 

0,5đ

2(2,5đ)

a)Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

  Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

b)So sánh:

Giống nhau: chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Khác nhau: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở ra vì nhiệt nhiếu hơn chất rắn

0.5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

3(3đ)

a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

b)  Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.

0,75đ

0,75đ

1,5đ

4 ( 2,5đ)

a) Ở 800C

– Chất B là băng phiến

b)Bắt đầu từ phút thứ 3

      –  5 phút

– Thể rắn

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

0,5đ

0,5đ

(Mọi cách giải đúng khác của học sinh vẫn đạt  điểm tối đa)

TRƯỜNG THCS …………….. ĐỀ 15 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: …

Môn: Vật lí 6

Thời gian: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

  1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm):Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi kết quả vào giấy bài làm. Ví dụ: Câu 1 chọn ý B đúng thì ghi 1B, câu 2 chọn ý C đúng thì ghi 2C…Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Đề 16 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

1. Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm).

* Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng. (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm).

Câu 1. Một lọ thuỷ tinh được đậy kín bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt ta phải mở nút bằng cách nào sau đây?

A. Hơ nóng nút.B. Hơ nóng đáy lọ.
C. Hơ nóng cổ lọ.D. Làm lạnh cổ lọ.

Câu 2. Khi nung nóng một vật rắn, điều nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của vật tăng.B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng.D. Khối lượng riêng của vật giảm.

Câu 3. Các phép đo chiều cao của tháp ÉP-PHEN (nước pháp) cho thấy trong vòng 6 tháng (từ 01/01/1890 đến 01/7/1890 chiều cao của tháp tăng thêm 10cm.Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng chiều cao như vậy?

A. Do tháp có trọng lượng.B. Do sự nở vì nhiệt của thép làm tháp.
C. Do sự thay đổi chiêù cao .D. Do lực đẩy của trái Đất hướng từ dưới lên.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng.C. Thể tích của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng giảm.D. Cả khối lượng ,trọng lượng thể tích của chất lỏng tăng

Câu 5: hiện tượng nước biển tạo thành muối là hiện tượng :

A. Bay hơiB. Ngưng tụC. Đông đặcD. Cả 3 hiện tượng trên

Câu 6. Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. Khối lượng riêng.B. Khối lượng.
C. Trọng lượngD.Cả khối lượng và trọng lượng

Câu 7: Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì :

A. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.B. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra
C. Nước nóng tràn vào bóng.D. Không khí tràn vào bóng.

Câu 8. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?

A. Rắn, khí ,lỏng.B. Rắn, lỏng, khí .
C. Khí, rắn ,lỏng.D. lỏng, khí,rắn,

Câu 9:Trong suốt thời gian vật đang đông đặc nhiệt độ của vật thay đổi như thế nào?

A .luôn tăngB.luôn giảm
C.không đổiD. lúc đầu giảm sau đó không đổi

Câu 10: để đo nhiệt độ,người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A .Lực kếB. Thước thẳngC. CânD. nhiệt kế .

* Điền từ ,cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) (điền mỗi ý đúng được 0, 25 điểm).

Câu 11. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào……………………………….mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 12. Băng phiến nóng chảy ở…………….nhiệt độ này gọi là……………………………….của băng phiến Trong thời gian …………………..nhiệt độ của băng phiến không thay đổi

Câu 13. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là ………………………… Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là …………………………

II- Tự luận (6đ)

Câu 14. (2đ) Tại sao khi trồng chuối người ta thường phạt bớt lá?

Câu 15. (2đ) Sau khi tắm, nếu đứng ngoài gió ta sẽ có cảm giác mát lạnh.Giải thích tại sao như vậy?

Câu 16. (2đ) Vào mùa đông trời lạnh, nếu hà hơi từ miệng vào 1 tấm kính, ta sẽ thấy tấm kính bị mờ. hãy Giải thích?

Đáp án đề 16 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

I.Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án mà em cho là đúng:( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu12345678910
Đáp ánCDBCAABBCD

* Điền từ ,cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) (điền mỗi ý đúng được 0, 25 điểm).

Câu 11. …nhiệt độ, gió và diện tích

Câu 12……800C……nhiệt độ nóng chảy….nóng chảy….

Câu 13……sự nóng chảy….sự đông đặc

2. Tự luận: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 14

Khi trồng chuối người ta thường phạt bớt lá để làm giảm diện tích mặt thoáng của lá

1 điểm

Diện tích mặt thoáng của lá ít, nhờ đó hạn chế sự bay hơi của nước từ lá cây làm cho lá cây đỡ khô (vì Nếu lá cây bay hết hơi nước làm cây khô dẫn đến cây có thể bị chết)

 

1 điểm

Câu 15

Sau khi tắm nước bám trên người , hiện tượng bay hơi của nước xẽ xảy ra nhanh hơn khi ta đứng ngoài gió

 

1 điểm

Khi Bay hơi nước trên cơ thể người đã lấy mất 1 phần nhiệt của cơ thể ,làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh.

 

 

1 điểm

Câu 16

Vào mùa đông trời lạnh, nếu hà hơi từ miệng vào 1 tấm kính thì do hơi trong miệng ấm và có nhiều hơi nước.

1 điểm

 

khi gặp nhiệt độ thấp của tấm kính hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ li ti làm mờ kính. Đó là sự ngưng tụ của hơi nước.

 

1 điểm

SỞ GD-ĐT ……..…….
TRƯỜNG THCS ……..

 

ĐỀ 17 KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
Năm học …
MÔN: VẬT LÝ 6

(Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên lá cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.

Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy

Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :

A. Sự đông đặc.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự bay hơi.

Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật :

A .Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D.Thay đổi

Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.

II. TỰ LUẬN (5 điểm).

Câu 9. Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F

Câu 10. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá

Câu 11. Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá.

Đáp án đề 17 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu12345678
Đáp ánADBABCBD

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1:

45oC = 32oF + (45×1,80oF)

= 32 oF + 81 0F

= 103 oF

Vậy 45oC tương ưng 103 oF

Câu 2:

  • Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng.
  • Khi trông cây trồng cây người ta phải phớt lá; để chống lại sự thoát hơi nước của cây.

Câu 3:

  • Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy
  • Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn là sự đông đặc
  • Sự chuyển thể từ lỏng sang hơi là sự bay hơi
  • Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng là sự ngưng tụ

Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.

Đề 18 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Câu 1: Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. theo em điều đó có đúng không?

Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn thay đổi như thế nào, vì sao?

Câu 3: Tại sao khi rót nước sôi vào ly thủy tinh, để cho ly khỏi nứt người ta thường để vào trong ly một cái muỗng inox rồi rót nước nóng lên cái muỗng?

Câu 4: Nối mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải để có một câu hoàn chỉnh với nội dung đúng đối với một đòn bẩy.

1. Điểm O làA. Điểm tác dụng của lực nâng vật
2. Điểm O1B. Điểm tác dụng của trọng lực vật
3. Điểm O2C. Điểm tựa
4. Khoảng cách OO1D. Khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật.
5. Khoảng cách OO2E. Khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng của lực nâng vật.
6. Lực F1 làF. Lực nâng vật.
7. Lực F2 làG. Trọng lượng của vật.

Câu 5: Điề từ thích hợp ( nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai) vào chỗ chấm.

Để đo ………………. Người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như …………. Thủy ngân,……….. rượu, ……………. Kim loại. Ở Việt Nam sử dụng ………….. Xen-xi-ut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sử dụng ……………… Fa-ren-hai.

Câu 6: ở 00C, 0,5kg không khí chiếm thể tích 385l. Ở 300C, 1kg không khí chiếm thể tích 855l.

a. Tính khối lượng riêng của không khí ở hai nhiệt độ trên.

b. Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên.

c. Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở phía dưới? Giải thích tại sao khi vào phòng ta thường thấy lạnh chân?

Câu 7: Em hãy đổi 40C, 250C, 420C, 800C ra 0F.

Đáp án đề 18 thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Câu 1: Đúng vì có thể coi điểm tác dụng nằm ở hai mép ròng rọc còn điểm tựa chính là sát trục quay.

Câu 2: Khi làm lạnh một vật rắn thì thể tích của vật giảm vì vậy khối lượng riêng của vật rắn tăng lên.

Câu 3: Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh dãn nở đột ngột không đồng đều, kết quả là li thủy tinh dễ bị nứt. Để cho li khỏi bị nứt, người ta thương để vào trong li 1 cái muỗng inox rồi rót nước nóng lên cái muỗng, như vậy nhiệt từ nước không truyền trực tiếp vào li, hạn chế được hiện tượng trên.

Câu 4: Ghép : 1C, 2B, 3A, 4E, 5D, 6G, 7F.

Câu 5: Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt giai.

Câu 6:

a. khối lương riêng của không khí ở 00C là 1,298kg/m3.

Khối lượng riêng của không khí ở 300C là 1,169kg/m3.

b. Trọng lượng riêng của không khí ở 00C là 12,98N/m3.

Câu 7: 40C = 39,20F.

250C = 770F.

420C = 107,60F.

800C = 1760F.

   

ĐỀ 19

ĐỀ THI HỌC KỲ II

Môn: Vật Lý 6

Thời gian: 45 phút

ĐÁP ÁN ĐỀ 19

Giải đề 20 thi học kì 2 lý lớp 6 trường PTDTNT THCS Ninh Sơn

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí

B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn

D. Khí, rắn, lỏng

Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên

C. Quả bóng bàn co lại

D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng

B. Làm muối

C. Sương đọng trên lá cây

D. Khăn ướt khô khi phơi nắng

Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Ròng rọc cố định

C. Ròng rọc động

D. Đòn bẩy

Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là:

A. Sự đông đặc

B. Sự ngưng tụ

C. Sự nóng chảy

D. Sự bay hơi

Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:

A. Tăng

B. Không thay đổi

C. Giảm

D. Thay đổi

Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước

B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh

C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió

D. Vì cả ba nguyên nhân trên

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 9: Tính 450C bằng bao nhiêu 0F.

Câu 10: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phớt bớt lá?

Câu 11: Thế nào là sự nóng chảy, thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những  giọt nước đóng quanh ly nước đá.

Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. C2. C3. B4. A
5. B6. C7. B8. D

Câu 1:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.

Cách giải:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

=> Thứ tự sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: Khí, lỏng, rắn

Chọn C

Câu 2:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ:

– Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

– Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Cách giải:

– Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ => sự bay hơi

– Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm. => sự bay hơi

– Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm => sự ngưng tụ

Chọn C

Câu 3:

Phương pháp:

– Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Khi nhúng vào nước nóng, vỏ quả bóng bàn và không khi trong quả bóng sẽ nở ra. Nhưng do không khí nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ quả bóng bàn nên nó sẽ làm vỏ quả bóng phồng lên như cũ.

Suy ra: quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên là do chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về sự nóng chảy và sự đông đặc:

– Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

– Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Cách giải:

Trường hợp liên quan đến sự nóng chảy là đúc tượng đồng.

Chọn A

Câu 5:

Phương pháp:

Ròng rọc cố định chỉ giúp thay đổi hướng của lực mà không thay đổi độ lớn của lực.

Cách giải:

Ròng rọc cố định chỉ giúp thay đổi hướng của lực mà không thay đổi độ lớn của lực nên nó không có lợi về lực.

Chọn B

Câu 6:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về sự nóng chảy và sự đông đặc:

– Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

– Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Cách giải:

Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

Chọn C

Câu 7:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về sự nóng chảy: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Cách giải:

Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Chọn B

Câu 8:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về sự bay hơi.

Cách giải:

Đứng trước sông, hồ thì trong không khí có nhiều hơi nước, độ ẩm cao, hơi nước từ mặt hồ, biển, sông bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh và bao giờ ở đó cũng có gió => khiến ta cảm thấy mát mẻ.

Chọn D

II. TỰ LUẬN

Câu 9:

Phương pháp:

Cách giải:

Ta thấy: từ 00C đến 1000C có 100 khoảng và từ 320F đến 2120F có 180 khoảng => Mỗi khoảng trên thang nhiệt độ Xen-xi-út sẽ ứng với 1,8 khoảng trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai.

450C=00C+450C

Suy ra: 450C=320F+(45.1,80F)=1130F

Vậy 450C = 1130F.

Câu 10:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về sự bay hơi và sự ngưng tụ.

Cách giải:

– Sự bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố:

+ Nhiệt độ

+ Gió

+ Diện tích mặt thoáng chất lỏng

– Khi trồng cây người ta phải phớt lá để chống lại sự thoát hơi nước của cây.

Câu 11:

Phương pháp:

Vận dụng lý thuyết về sự nóng chảy và sự đông đặc.

Cách giải:

– Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

– Sự chuyển thể thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Đề 21 kiểm tra học kì 2 – Vật lí 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì

A. Khí oxi giãn nở vì nhiệt nhiều hơn khí hydro

B. Khí ni tơ giãn nở vì nhiệt nhiều nhất

C. Khí ô xi giãn nở vì nhiệt ít nhất

D. Cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau.

Câu 2: Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu, còn đầu kia để tự do là để

A. Tôn không bị thủng nhiều lỗ 

B. Tiết kiệm đinh

C. Tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt 

D. Tiết kiệm thời gian

Câu 3: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào

A. Sự ngưng tụ

B. sự bay hơi              

C. sự đông đặc

D. bay hơi hoặc đông đặc

Câu 4: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì

A. Nước trong cốc thấm ra ngoài

B. Nước trong không khí tụ trên thành cốc

C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài

D. Hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ tạo thành nước

Câu 5: Khi sử dụng pa-lăng như hình vẽ bên để kéo vật có khối lượng m = 50kg thì lực kéo F sẽ là:

A. 250 N                                B. 100 kg

C. 5000 N                              D. 50 kg

Câu 6: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là

A. Rắn, lỏng, khí.       B. Khí , lỏng, rắn.

C. Lỏng, khí, rắn        D. Lỏng, rắn, khí

Câu 7: Khi đúc nồi nhôm, các quá trình xảy ra là

A. Lỏng – rắn

B. Lỏng – rắn – lỏng

C. Rắn – lỏng- rắn  

D. rắn – lỏng

Câu 8: Khi nói về sự nóng chảy, câu kết luận không đúng là:

A. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.

B. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác

C. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau

D. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi

Câu 9: Thông thường nước sôi ở 1000C nhưng ta có thể đun sôi nước ở nhiệt độ thấp hơn 1000C trong điều kiện

A. Áp suất cao

B. Áp suất thấp                      

C. Áp suất tiêu chuẩn 

D. Ở độ cao ngang với mực nước biển

Câu 10: Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là

A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình

B. Các bọt khí nổi lên

C. Các bọt khí càng nổi lên, càng to ra

D. Các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước

Câu 11: Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là

A. 1000C                     B. 420C   

C. 370C                       D. 200C

Câu 12: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để

A. Đo nhiệt độ             B. Đo khối lượng

C. Đo thể tích              D. Đo lực

Câu 13: Rượu đựng trong chai, khi mở nắp sẽ cạn dần là do

A. Ngưng tụ nhiều

B. Bay hơi nhiều, ngưng tụ ít 

C. bay hơi nhiều

D. ngưng tụ nhiều, bay hơi ít

Câu 14: Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng lên vì

A. Khối lượng của vật tăng lên và thể tích của vật giảm đi

B. Khối lượng của vật không thay đổi và thể tích của vật giảm

C. Khối lượng của vật không đổi và thể tích của vật tăng lên

D. Khối lượng và thể tích của vật cùng giảm

Câu 15: Ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở là vì

A. Chiều dài của thanh ray không đủ

B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn

C. Khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra 

D. Không thể hàn hai thanh ray được

Câu 16: Các bình ở hình vẽ dưới đây đều chứa cùng một lượng nước được đặt trong cùng một phòng kín có cùng nhiệt độ thì tốc độ bay hơi của nước

A. Trong bình A nhanh nhất

B. Trong bình B nhanh nhất

C. Trong bình C nhanh nhất

D. Trong 3 bình như nhau

Câu 17: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố

A. Khối lượng chất lỏng.

B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng

C. Diện tích và áp suất trên mặt thoáng chất lỏng 

D. Áp suất trên mặt chất lỏng

Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp liên quan đến sự đông đặc là

A. Đúc tượng đồng

B. Sự tạo thành sương mù

C. Làm muối

D. Chưng cất rượu

Câu 19: Khi làm nước đá, các quá trình chuyển thể xảy ra là

A. Rắn – lỏng

B. Lỏng – rắn – lỏng              

C. lỏng – rắn

D. rắn – lỏng – rắn

Câu 20: Nhiệt kế trong hình dưới đây có thể đo được nhiệt độ nhỏ thấp là:

A. 200C                                   B. -200C

C. từ 200C đến 500C               D. 00

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Do đó, trong sự giãn nở vì nhiệt của các khí nito, khí ô xi và khí hydro thì cả khí ô xi, khí ni tơ và khí hydro giãn nở vì nhiệt như nhau

Chọn D.

Câu 2:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh 1 đầu vì tôn nở vì nhiệt nhiều, nên cần để lại 1 đầu không đóng đinh để tấm tôn có chỗ dãn nở khi nhiệt độ thay đổi.

Cách giải:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh 1 đầu vì tôn dãn nở vì nhiệt nhiều, nên cần để lại 1 đầu không đóng đinh để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Cách giải:

Khi làm muối, người ta phơi nước biển dưới nắng để nước bay hơi, để lại muối.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Cách giải:

Bên ngoài cốc nước đá có nước do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp:

Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực.

Trọng lượng của vật: P = 10.m

Cách giải:

Ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi phương của lực tác dụng. Mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực.

Pa lăng trên hình có 1 ròng rọc động, vậy cần tác dụng một lực chỉ bằng 0,5 lần trọng lượng vật. Mà: P=10.m=10.50=500N

Nên lực tác dụng: F=1/2.P=0,5.500=250N

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Các chất khác nhau nở dãn nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều là: rắn, lỏng, khí.

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Cách giải:

Khi đúc tượng đồng, ta nấu chảy đồng, đổ vào khuôn đúc để đồng lỏng nguội đi và đông đặc lại thành thể rắn. Vậy đồng ở các thể: rắn – lỏng – rắn.

Chọn C.

Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

Cách giải:

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.

Vậy khi nói về sự nóng chảy, câu kết luận không đúnglà: Các chất nóng chảy ở nhiệt độ này nhưng lại đông đặc ở nhiệt độ khác.

Chọn B.

Câu 9:

Phương pháp:

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất. Đối với nước, ở áp suất chuẩn, nước sôi ở 1000C, khi áp suất thấp, nước có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.

Cách giải:

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất. Đối với nước, ở áp suất chuẩn, nước sôi ở 1000C. Khi ở áp suất thấp, nước có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C.

Chọn B.

Câu 10:

Phương pháp:

Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Cách giải:

Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. Khi đun nước, hiện tượng chứng tỏ nước sôi là các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng của nước.

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp:

Nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người. Nhiệt độ người bình thường là 370C. Nhiệt độ này được đánh màu đỏ trên nhiệt kế y tế để cho biết người có thân nhiệt bình thường.

Cách giải:

Nhiệt độ màu đỏ trên nhiệt kế y tế là 370C

Chọn C.

Câu 12:

Phương pháp:

Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.

Cách giải:

Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ.

Chọn A.

Câu 13:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ diễn ra liên tục trên bề mặt chất lỏng.

Cách giải:

Hiện tượng bay hơi và ngưng tụ diễn ra liên tục trên bề mặt chất lỏng. Rượu trong chai mở nắp cạn dần do sự bay hơi diễn ra nhiều hơn sự ngưng tụ.

Chọn B.

Câu 14:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhưng khối lượng không thay đổi.

Cách giải:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, nhưng khối lượng không thay đổi.

Nên khi làm lạnh một vật rắn, khối lượng không đổi, thể tích giảm.

Chọn B.

Câu 15:

Phương pháp:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Cách giải:

Chất rắn nở ra khi nóng lên, vì vậy chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt có một khe hở để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dài ra. Phần tăng chiều dài sẽ làm khe hở nhỏ lại. Nếu để các thanh ray khít nhau thì khi thanh nở dài ra sẽ làm cong đường ray.

Chọn C.

Câu 16:

Phương pháp:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Cách giải:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Vì bình B có diện tích mặt thoáng lớn nhất nên tốc độ bay hơi lớn nhất.

Chọn B.

Câu 17:

Phương pháp:

Mỗi chất lỏng có nhiệt độ sôi nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Cách giải:

Mỗi chất lỏng có nhiệt độ sôi nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng. Áp suất trên mặt thoáng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Chọn D.

Câu 18:

Phương pháp:

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn.

Cách giải:

Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. Được ứng dụng trong việc đúc tượng.

Chọn A. 

Câu 19:

Phương pháp:

Khi làm nước đá, nước lỏng chuyển sang thể rắn.

Cách giải:

Khi làm nước đá, nước lỏng chuyển sang thể rắn.

Chọn C.

Câu 20:

Phương pháp:

Nhiệt kế này có thể đo nhiệt độ thấp nhất là -200C.

Cách giải:

Nhiệt kế trong hình có thể đo nhiệt độ thấp nhất là -200C. 

Chọn B.

Đề 22 kiểm tra học kì 2 – Vật lí 6

Đề bài

A.TRẮC NGHIỆM( 3đ): Khoanh tròn  chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì :

A. Bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

B. Bê tông và thép không bị nở.

C. Bê tông nở nhiều hơn thép.

D. Bê tông nở ít hơn thép.

Câu 2: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ?

A. Vì vỏ quả bóng gặp nóng nên nở ra

B. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt

C. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng

D.  Vì vỏ quả bóng co lại

Câu 3: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi :

A. Nhiệt độ chất lỏng

B. Khối lượng riêng chất lỏng

C. Khối lượng chất lỏng

D. Thể tích chất lỏng.

Câu 4: Nhiệt kế Y tế dùng để đo

A. Nhiệt độ của lò nung

B. Nhiệt độ trong tủ lạnh

C. Nhiệt độ của vòi nước

D. Nhiệt độ cơ thể người

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây  hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy

A. Đốt ngọn đèn dầu

B. Đốt ngọn nến

C. Bỏ cục nước đá vào trong nước

D. Đúc một chuông đồng

Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc

A. Đúc một chuông đồng

B. Sản  xuất muối từ nước biển

C. Thép lỏng để nguội trong khuôn đúc

D. Cho khay nước vào tủ lạnh

Câu 7: Ở nhiệt độ bình thường chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng

A. Thủy ngân              B. Rượu

C. Nhôm                     D. Nước

Câu 8: Chất lỏng nở ra khi…………., co lại khi ………… Từ cần điền vào dấu (…) là:

A. tăng, giảm               B. không thay đổi

C. thể tích tăng            D. nóng, lạnh      

Câu 9: Sự bay hơi là sự chuyển từ thể .…….. sang thể ……… Từ cần điền vào dấu (…) là:

A. Lỏng, hơi                 B. rắn ,khí 

C. khí, lỏng                  D. rắn, lỏng

Câu 10: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào

A. Hơ nóng nút

B. Hơ nóng cổ lọ 

C. Hơ nóng cổ lọ và nút 

D. Hơ nóng đáy lọ

Câu 11: Khi làm lạnh vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng vì

A. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật giảm

B. Khối lượng của vật giảm, thể tích của vật giảm

C. Khối lượng của vật không đổi, thể tích của vật giảm

D. Khối lượng của vật tăng, thể tích của vật không đổi

Câu 12: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít, cách nào đúng

A. Rắn, lỏng, khí            B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, rắn, lỏng             D. Khí, lỏng, rắn

B. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 13: Trình bày các kết luận về sự nóng chảy? (1,5đ)

Câu 14: Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy ấm? (1đ)

Câu 15: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất? Chất nào nở vì nhiệt ít nhất? (1đ)

Câu 16: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? (1,5đ)

Câu 17: Nêu cấu tạo của ròng rọc? (1đ)

Câu 18: Điền vào các số trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên? (1đ)

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm.

Câu 1:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Bê tông được làm từ xi măng trộn với nước và cát, sỏi, nở vì nhiệt như thép. Nhờ đó mà các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi. (Có thể em chưa biết – Trang 50 – SGK Vật Lí 6)

Cách giải:

Khi nhiệt độ thay đổi, các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

Chọn A.

Câu 2:

Phương pháp:

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Chất khí nở ra khi nóng lên. Do đó quả bóng bàn bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng, làm không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra và đẩy phần bị bẹp phồng lên như cũ.

Chọn B.

Câu 3:

Phương pháp:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Công thức tính khối lượng riêng: D=m/V

Cách giải:

+ Khi đung nóng một lượng chất lỏng thì nhiệt độ của nó tăng, nó dãn nở làm tăng thể tích, khối lượng của chất lỏng không đổi.

+ Mà khối lượng riêng được xác định bởi công thức: D=m/V

Khối lượng m không thay đổi, thể tích V tăng nên khối lượng riêng D giảm.

+ Vậy khi đun nóng một lượng chất lỏng thì chỉ có khối lượng của chất lỏng là không thay đổi.

Chọn C.

Câu 4:

Phương pháp:

Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

Cách giải:

Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp:

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Cách giải:

Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Hiện tượng liên quan đến sự nóng chảy là: Đốt ngọn nến, bỏ cụ nước đá vào trong nước, đúc chuông đồng..

Đốt một ngọn đèn dầu là sự cháy của dầu, không liên quan đến sự nóng chảy.

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Cách giải:

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Hiện tượng liên quan đến sự đông đặc là: Đúc chuông đồng, thép lỏng để nguội trong khuôn đúc, cho khay nước vào tủ lạnh.

Sản xuất muối liên quan đến sự bay hơi. (Nước biển được phơi nắng, để hơi nước bay đi để lại muối.)

Chọn B.

Câu 7:

Ở nhiệt độ thường thuỷ ngân, rượu và nước tồn tại ở thể lỏng.

Ở nhiệt độ thường nhôm tồn tại ở thể rắn.

Chọn C.

Câu 8:

Phương pháp:

Lí thuyết sự nở vì nhiệt của chất lỏng:

+ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Cách giải:

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

Chọn D.

Câu 9:

Phương pháp:

Lí thuyết về sự bay hơi:

+ Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

+ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Cách giải:

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi

Chọn A.

Câu 10:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Cách giải:

Các chất nở ra khi nóng lên. Do đó khi nút chai bị kẹt, ta hơ nóng cổ lọ để cổ lọ nở ra, dễ dàng lấy được nút chai.

Chọn B.

Câu 11:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khi nhiệt độ của các chất thay đổi thì khối lượng không đổi.

Công thức tính khối lượng riêng: D=m/V

Cách giải:

+ Các chất co lại khi lạnh đi, nên khi làm lạnh vật rắn thì thể tích của vật rắn giảm. Khi làm lạnh vật rắn, khối lượng của vật rắn không thay đổi.

+ Ta có khối lượng riêng của vật được xác định bởi công thức: D=m/V

Khi làm lạnh vật rắn thì thể tích của vật rắn giảm, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của vật sẽ giảm.

Chọn C.

Câu 12:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Vậy sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít là: khí, lỏng, rắn.

Chọn D.

II. Tự luận.

Câu 13:

Phương pháp:

+ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Cách giải:

+ Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

+ Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu 14:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Các chất nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên nếu đổ đầy ấm, khi bị đun nóng nước nở nhiều hơn ấm nên nước tràn ra khỏi ấm.

Câu 15:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí. Chất  nở vì nhiệt ít nhất là chất rắn.

Câu 16:

Phương pháp:

+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Cách giải:

Kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí:

+ Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

Câu 17:

Phương pháp:

Ròng rọc cấu tạo gồm một bánh xe quay quanh trục, vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo.

Cách giải:

+ Ròng rọc cố định: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe được lắp cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục cố định.

+ Ròng rọc động: Một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe không được lắp cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động cùng trục của nó. 

Câu 18:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể rắn sang thế lỏng gọi là sự nóng chảy, quá trình ngược lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) gọi là sự bay hơi, quá trình ngược lại chuyển từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Cách giải:

(1) sự nóng chảy;  (2) sự bay hơi

(3) sự đông đặc;  (4) sự ngưng tụ

Đề 23 kiểm tra học kì 2 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1. Dùng đòn bẩy để nâng vật khi nào thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (Fi)?

A . Khi OO2 < OO1                 

B. Khi OO2 = OOi

C. Khi OO2 > OOi                   

D. Khi O1O2 < OO1

Câu 2. Trường hợp nào dưới đáv được dùng đế đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố định?

A . Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ xuống.

B . Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ xuống,

C. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ lên.

Câu 3. Khi rót nước sôi vào hai cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao?

A . Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh.

B . Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều,

C. Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.

D. Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4. Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phải dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế rượu.                    

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.            

D. Nhiệt kế nào cũng được.

Câu 5. Trong thực tế ta thấy có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân nhưng không thấy nhiệt kế nước, vì sao?

A . Vì nước là một chất lỏng trong suốt khó nhìn thấy.

B . Vì nước truyền nhiệt không đều.

C . Vì nước nở vì nhiệt rất ít.

D. Vì một lí do khác các lí do nêu trên.

Câu 6. 50°F ứng với bao nhiêu độ °c?

A. 32°c

B. 12°c.                                   

C. 10°c.                                   

D. 22°c.

Câu 7. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

A. Ngọn nến đang cháy.         

B. Vào mùa xuân, băng tuyết tan ra.

C . Xi măng đông cứng lại.     

D. Hâm nóng thức ăn để mỡ tan ra.

Câu 8. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nhiệt độ của chất lỏng.

B. Lượng chất lỏne.

C . Diện tích mặt thoáng chất lỏng.

D. Gió trên mặt thoáng chất lỏng.

Câu 9. Bên ngoài thành cốc đựng nuớc đá có nước

A . Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.

B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước,

C . Nước trong còc bay hơi ra bên ngoài.

D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Câu 10. Căn cứ mực chất lỏng trong ống, em hãy ghi các giá trị nhiệt độ sau đây vào các hình A. B, c, D cho phù hợp: 10 c, 15°c, 20°c , 25°c.

B . TỰ LUẬN

Câu 11:

a) Hãy nêu tên các loại máy cơ đơn giản mà em biết.

b) Em hãy cho một thí dụ về việc sử dụng máy cơ đon giản trong cuộc sổng.

Câu 12. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải ……………………. vòng kim loại để nó…………… , hoặc ta phải…………………… quả cầu để nó……………..

b. Khi nung nóng…………… quả cầu tăng lên, ngược lại…………….. của nó sẽ……………….. khi……………..

c. Chất rắn……….. khi nóng lên, co lại khi………….

d. Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày,………….. tăng lên đột ngột làm thủy tinh……………. đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.

e. Các chất rắn khác nhau thì………………….. khác nhau.

Câu 13. Nếu nhìn vào các mạch điện trong các thiết bị. máy móc, ta thấy các môi hàn được làm băng chì? Tại sao người ta không hàn bằng các vật liệu khác? 

Câu 14. Em hãy đổi 14°c, 35°c, 48°c. 96°c ra °F

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn C

Dùng đòn bẩy để nâng vật, khi OO2 > OO1 thì lực nâng vật lên (F2) nhỏ hơn trọng lượng vật (Fi). 

Câu 2. Chọn B

Để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc cố định ta phải móc lực kế vào dây ròng rọc, sau đó cầm vào thân của lực kể kéo từ từ xuống.

Câu 3. Chọn D

Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày mòng khác nhau, cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn, vì cốc dày giãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.

Câu 4. Chọn c

Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phài dùng nhiệt kế thủy ngân.Vì nhiệt kế thủy ngân mới có GHĐ đến 100°c là nhiệt độ nước sôi.

Câu 5. Chọn D

Vì nước giãn nở đặc biệt, có một khoảng từ 0°c đến 4°c không theo quy luật, nhiệt độ khi này tăng thì nước lại co lại. Đó là lí do khác các lí do đã nêu.

Câu 6. Chọn C

Câu 7. Chọn C

Hiện tượng xi mãng đông cứng lại không liên quan đến sự nóng chảy 8.Chọn B

Tốc độ bay hơi cua một chất lỏng không phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong bình.

Câu 9. Chọn D

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì nước trong không khí tụ trên thành cốc khi gặp thành cốc bị lạnh.

Câu 10.

+ Bình A mực chất lòng cao nhì nên nhiệt độ cao thứ nhì (20°C);

+ Bình B mực chất lòne thấp nhất nên nhiệt độ thấp nhất (10°C);

+ Bình c mực chất lỏng thấp nhì nên nhiệt độ thấp thứ nhì (15°C);

+ Bình D mực chất lỏng cao nhất nên nhiệt độ cao thứ nhất (25°C);

Câu 11.

a) Nêu tên các loại máy cơ đơn giàn đã được học: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc

b)   Một thí dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sổng

+ Bác thợ nề dùng ròng rọc đưa các vật liệu lên cao.

Câu 12.

a) Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải nung nóng vòng kim loại để nó dãn nở, hoặc ta phải làm lạnh quả cầu đế nó co lại.

b) Khi nung nóng thể tích quả cầu tăng lên. ngược lại thế tích của nó sẽ giảm đi khi làm lạnh.

c) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

d) Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, nhiệt độ tăng lên đột ngột làm thủy tinh dãn nở đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.

e)  Các chất rắn khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 13.

      Các linh kiện trên các mạch điện có các tính chất nếu gặp nhiệt độ cao thì dễ bị hư hỏng. Vì vậy phải chọn chì là vật liệu nóng chảy ở nhiột thấp đề hàn các linh kiện lại với nhau.

Câu 14.

+) 14°c = 32°F                    +) 14.1,8°F = 57,2°F.

+) 35°c = 32°F                    +) 35.1,8°F = 95°F.

+) 48°c = 32°F                    +) 48.1,8°F = 118,4°F

+) 96°c = 32°F                    +) 96.1,8°F = 204,8°F.

Đề 24 kiểm tra học kì 2 – Vật lí 6

Đề bài

A . TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên hình vẽ. Phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dề nhất?

A. Ở  A                                                                                               

B. Ở B.

C. Ở C.

D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và JC tác dụng P của vật.

Câu 2. Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động?

A . Bằng.

B. It nhất bằng.

C . Nhỏ hơn.

D. Lớn hơn

Câu 3. Khi đưa nhiệt độ từ 30°c xuống 5°c, thanh đồng sẽ:

A . co ngắn lại.

B. dãn nở ra.

C . giảm thể tích.

D. A và C đúng

Câu 4. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A . Vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra.

B . Vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.

C. Không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra.

D. Nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.

Câu 5. Nhiệt kế nào dưới đây không thổ đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A . Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí6.

B . Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 6. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tể có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 100°c

B. 42°c                                       

C. 37°c

D. 20°c

Câu 7. Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tạo thành mưa đá.                

B. Đúc tượng đồng.

C. Làm kem que.                        

D. Tạo thành sương mù.

Câu 8. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.

B. Nước trong cổc cạn dần.

C. Phơi quần áo cho khô.           

D. Sự tạo thành hơi nước.

Câu 9. Câu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi?

A . Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.

B . Mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn.

C. Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn

D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng.

Câu 10. Thủy ngân trong phòne có nhiệt độ nóng chảy là -39°c và nhiệt độ sôi là 357°c. Khi phòng cỏ nhiệt độ 30°c thì thủy ngân tôn tại ở:

A. chỉ ở thể lỏng.                       

B. chỉ ở thể hơi.

C . ở cả thể lỏng và thể hơi.       

D. ờ cả thể rắn, thể lỏng và thể hơi.

B . TỰ LUẬN

Câu 11: Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một thí dụ. 

Câu 12. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự co dăn vì nhiệt nếu bị……………….. có thê gây ra…………………….. Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để …………………………….  một đầu cầu thép phải đặt trên…………………………..

b. Bãng kép gồm 2 thanh……………….. có bản chất………………… được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì…………………………… khác nhau nên băng kép bị…………… Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc………………………………………………..

Câu 13. Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích tại sao?

Câu 14. Em hãy đổi 34°c, 65°c, 40°c, 690°c ra °F.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn C

Phải đặt lực tác dụng của người c để bẩy vật lên dỗ nhất vì khi đó cánh tay đòn lớn nhất.

Câu 2. Chọn D

Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ lớn hơn so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động

Câu 3. Chọn D

Khi đưa nhiệt độ từ 30°c xuống 5°c, thanh đồng sẽ co ngắn lại và giảm thể tích. Vậy câu đúng và đủ là D.

Câu 4. Chọn C

Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì không khí trong quả bóng bàn nóng lên nờ ra.

Câu 5. Chọn B

Nhiệt kế y tế vì GHĐ chỉ cở 42°c không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi là 100°c.

Câu 6. Chọn B

Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 42°c.

Câu 7. Chọn D

Trường họp tạo thành sương mù liên quan đến sự ngưng tụ, không liên quan đến sự đông đặc.

Câu 8. Chọn A

Trường hợp khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước liên quan đến sự ngưng tụ.

Câu 9. Chọn D

Sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. Vậy câu D là sai.

Câu 10. Chọn C

Khi phòng có nhiệt độ 30°c thì thủy ngân tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi.

Câu 11.

+ Nêu tên các loại máy cơ đơn giản đã được học: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

+ Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván kê trước nhà để đấy xe vào nhà.

+ Đòn bẩy: Cái xà beng, cái búa nhổ đinh.

+ Ròng rọc: Ròng rọc ở đỉnh cột cờ để kéo cờ.

Câu 12

a) Sự co dãn vì nhiệt nếu bị giữ lại có thể gây ra một lực rất lớn. Vì thế mà ở chồ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để hở một khoảng nhỏ, một đầu cầu thép phải đặt trên những con lăn.

B) Băng kép gồm 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng kép bị cong đi. Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc đóng ngắt mạch điện tự động.

Câu 13

Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ vì hơi nước trong ấm bay hơi bay ra vòi gặp không khí lạnh liền bị ngưng tụ thành giọt sương nhỏ ta thấy như khói trắng.

Câu 14.

+ 34°c = 32°F              + 34.1.8°F = 93,2°F.

+ 65°c = 32°F              + 65.1,8°F = 149°F.

+ 40°c = 32°F              + 40.1.8°F = 104°F.

+ 690°c = 32°F          + 690.1,8°F = 1274°F.

Đề 25 kiểm tra học kì 2 – Vật lí 6

Đề bài

Câu 1 (2,0 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Băng phiến nóng chảy ở ………… Nhiệt độ này gọi là ………..của băng phiến. Trong quá trình ………… nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì ………………ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của ………. là 0oC của ……… 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của ………..là 32oF của …….…. 2120F.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

b)  So sánh sự khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.

Câu 3. (2,0 điểm)

a) Thế nào gọi là sự nóng chảy? Cho ví dụ?

b) Thế nào gọi là sự đông đặc? Cho ví dụ?

Câu 4. (2,0 điểm)

a) Vì sao phơi áo quần ngoài trời nắng sẽ nhanh khô hơn phơi áo quần trong nhà?

b) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng nào?

Câu 5. (2,0 điểm) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b) Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy? 

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

a) Băng phiến nóng chảy ở 800C Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của nước đang sôi 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của  nước đá đang tan là 320F của nước đang sôi 2120F

Cách giải:

a) Băng phiến nóng chảy ở 800C Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của nước đang sôi 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của  nước đá đang tan là 320F của nước đang sôi 2120F

Câu 2:

Phương pháp:

a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

   Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

b) Khác nhau:

    – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    – Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    – Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí

Cách giải:

a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

   Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

b) Khác nhau:

    – Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    – Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    – Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí

Câu 3:

Phương pháp:

a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Ví dụ: Bỏ viên nước đá vào cốc, lúc sau nước đá nóng chảy thành nước

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: Bỏ cốc nước vào tủ lạnh, đến 00C nước sẻ đông đặc thành nước đá

Cách giải:

a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.Ví dụ: Bỏ viên nước đá vào cốc, lúc sau nước đá nóng chảy thành nước

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: Bỏ cốc nước vào tủ lạnh, đến 00C nước sẻ đông đặc thành nước đá.

Câu 4:

Phương pháp:

a) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, áp suất trên mặt chất lỏng, diện tích mặt thoáng. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.

b) Các chất khi nóng lên thì dãn nở ra, tăng thể tích. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

a) Ngoài trời nắng có nhiệt độ cao.

nên nước trong áo quần bay hơi nhanh hơn trong nhà, do đó áo quần nhanh khô hơn

b) Giải thích đúng nút bình thủy bật ra do không khí lọt vào bình nóng lên nở ra gây ra một lực làm nút bình bật ra

Nêu đúng cách khắc phục: chờ một vài giay sau mới đậy lại.

Câu 5:

Phương pháp:

a) Sử dụng bảng số liệu để vẽ đồ thị

b) Từ đồ thị nhận xét

Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -60C đến -30C. Nước đang ở thể rắn 

– Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 00C. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

– Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 30C đến 90C. Nước đang ở thể lỏng. 

Cách giải:

a) Vẽ đồ thị: 

b)

– Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -60C đến -30C. Nước đang ở thể rắn 

– Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 00C. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

– Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 30C đến 90C. Nước đang ở thể lỏng.

Đề 26 kiểm tra học kì 2 – Vật lí 6

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí        B. Rắn, khí, lỏng

C. Khí, lỏng, rắn         D. Khí, rắn, lỏng

Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ

A. 00C                         B. 1000

C. -100C                      D. 100C

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.

B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm

C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm

D. Cả ba trường hợp trên

Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng:

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí

C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn

D. Dãn nở vì nhiệt của các chất

Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?

A. Quả bóng bàn nở ra

B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên

C. Quả bóng bàn co lại

D. Quả bóng bàn nhẹ đi

Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:

A. Đúc tượng đồng

B. Làm muối

C. Sương đọng trên lá cây

D. Khăn ướt khi phơi ra nắng

Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo?

A. Ròng rọc động

B. Ròng rọc cố định               

C. Đòn bẩy

D. Mặt phẳng nghiêng

Câu 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:

A. Mặt phẳng nghiêng

B. Ròng rọc cố định

C. Ròng rọc động

D. Đòn bẩy

Câu 9: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là

A. Sự đông đặc

B. Sự ngưng tụ

C. Sự nóng chảy

D. Sự bay hơi

Câu 10: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật:

A. Tăng                       B. Không thay đổi

C. Giảm                       D. Thay đổi.

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

A. Khối lượng của vật tăng 

B. Khối lượng của vật giảm

C. Khối lượng riêng của vật tăng

D. Khối lượng riêng của vật giảm

Câu 12: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?

A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước 

B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh

C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió

D. Vì cả ba nguyên nhân trên

Câu 13: Nối một công việc ở cột A với một máy cơ đơn giản thích hợp ở cột B

1) Dùng xà beng để dịch chuyển vật nặng.

2) Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà

3) Cáp treo

4) Kéo cờ lên cao

A. Đòn bẩy

B. Ròng rọc

C. Mặt phẳng nghiêng


Câu 14: Điền đúng sai trong các câu sau:

Câu

Đúng

Sai

1.Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

 

 

2.Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau

 

 

3.Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí

 

 

4.Khe hở trên đường ray liên quan đến sự nở vì nhiệt của các chất

 

 


II. TỰ LUẬN

Câu 1: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn.

a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy?

b) Chất rắn này là chất gì?

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu?

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút?

e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào?

f) Phút thứ 10, chất rắn ở thể gì?

Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM 

1-C2-B3-A4-A5-B6-A
7-A8-B9-C10-B11-D12-D

Câu 1:

Phương pháp:

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và ít hơn chất khí.

Chọn C.

Câu 2:

Phương pháp:

Ở áp suất chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ 1000C

Cách giải:

Ở áp suất chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ 1000C

Chọn B.

Câu 3:

Phương pháp:

Sự ngưng tụ là hiện tượng chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng.

Cách giải:

Sự ngưng tụ là hiện tượng chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ do hơi nước ngưng tụ trên mặt gương.

Chọn A.

Câu 4:

Phương pháp:

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Cách giải:

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Chọn A.

Câu 5:

Phương pháp:

quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên do chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.

Cách giải:

quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên do chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.

Chọn B.

Câu 6:

Phương pháp:

Sự nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ rắn sang lỏng.

Cách giải:

Sự nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ rắn sang lỏng.

Được ứng dụng trong đúc tượng.

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Có 4 loại máy cơ đơn giản: ròng rọc cố định, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng lực kéo, ròng rọc động không làm thay đổi hướng của lực kéo.

Cách giải:

Có 4 loại máy cơ đơn giản: ròng rọc cố định, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng lực kéo, ròng rọc động không làm thay đổi hướng của lực kéo.

Chọn A.

Câu 8:

Phương pháp:

Có 4 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động, đòn bẩy cho ta lợi về lực, ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hưởng của lực tác dụng, không cho ta lợi về lực.

Cách giải:

Có 4 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động, đòn bẩy cho ta lợi về lực, ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hưởng của lực tác dụng, không cho ta lợi về lực.

Chọn B.

Câu 9:

Phương pháp:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Cách giải:

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Chọn C.

Câu 10:

Phương pháp:

Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Cách giải:

Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Chọn B.

Câu 11:

Phương pháp:

Khi nung nóng một vật rắn thì nó dãn nở vì nhiệt, nên thể tích tăng, còn khối lượng không thay đổi. Áp dụng công thức khối lượng riêng D=m/V

Cách giải:

Khi nung nóng một vật rắn thì nó dãn nở vì nhiệt, nên thể tích tăng, còn khối lượng không thay đổi. Áp dụng công thức khối lượng riêng D=m/V

Vậy khi nung nóng khối lượng riêng của vật giảm.

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp:

Đứng trước sông, hồ, biển thì trong không khí có nhiều hơi nước, độ âm cao, hơi nước từ mặt hồ, biển, sông bay hơi, làm giảm nhiệt độ xung quanh, và bao giờ ở đó cũng có gió. Nên ta cảm thấy mát mẻ.

Cách giải:

Đứng trước sông, hồ, biển thì trong không khí có nhiều hơi nước, độ âm cao, hơi nước từ mặt hồ, biển, sông bay hơi, làm giảm nhiệt độ xung quanh, và bao giờ ở đó cũng có gió. Nên ta cảm thấy mát mẻ.

Chọn D.

Câu 13:

Phương pháp:

Máy cơ đơn giản gồm: Đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng

Đòn bẩy thường dùng trong xà beng để bẩy các vật nặng.

Ròng rọc được ứng dụng trong cáp treo, kéo cờ lên cao.

Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng.

Cách giải:

1 – A; 2 – C; 3 – B; 4 – B

Câu 14:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn chất khí. Các chất rắn và chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt như nhau. Khe hở trên đường ray là liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Cách giải:

1- Đúng ; 2 – Sai; 3 – Sai; 4 – Đúng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp:

Nhìn vào đồ thị nhiệt độ theo thời gian ta thấy đây là sự đun nóng 1 chất, diễn ra hiện tượng nóng chảy, trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi, sau khi chuyển hoàn toàn thành chất lỏng, tiếp tục đun thì nhiệt độ của vật tăng lên. Vì chất rắn này có nhiệt độ nóng chảy xác định nên ta dựa vào bảng số liệu nhiệt độ nóng chảy để xác định đó là chất gì.

Cách giải:

a) Ở 800C chất rắn này bắt đầu nóng chảy.

b) Chất rắn này là chất băng phiến.

c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút

d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này 5 phút (từ phút thứ 4 đến phút thứ 9)

e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở cả hai thể rắn và lỏng, vì khi đó đang diễn ra quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng.

f) Phút thứ 10, chất rắn ở lỏng vì quá trình nóng chảy đã diễn ra xong.

Câu 2:

Phương pháp:

Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

Cách giải:

Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên la do khí trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra, đẩy chỗ bẹp phồng lên.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 27 thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dùng đòn bẩy để bẩy vật nặng lên ( hình vẽ). phải đặt lực tác dụng của người ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?

A. ở A.

B. ở B.

C. ở C.

D. Ở khoảng giữa điểm tựa O và lực tác dụng P của vật.

Câu 2: Lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc động?

A. Bằng.      B. Ít nhất bằng.

C. Nhỏ hơn.      D. Lớn hơn.

Câu 3:. Khi đưa nhiệ đọ từ 300C xuống 50C, thanh đồng sẽ:

A. Co ngắn lại.      B. Dãn nở ra.

C. Giảm thể tích.      D. A và C đúng

Câu 4: Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:

A. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra.

B. Không khí bên trong quả bóng nở ra khi nhiệt độ tăng lên.

C. Không khí bên trong quả bóng co lại.

D. Nước bên ngoài ngám vào bên trong quả bóng.

Câu 5: Nhiệt kế nào dưới đây không thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?

A. Nhiệt kế dầu trong bộ thí nghiệm vật lí 6.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thủy ngân.

D. Cả 3 loại nhiệt kế trên.

Câu 6:Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?

A. 1000C.      B. 420C.      C. 370C.      D. 200C.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không lien quan đến sự đông đặc?

A. Tạo thành mưa đá.      B. Đúc tượng đồng.

C. Làm kem que.      D. Tạo thành sương mù.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây lien quan đến sự ngưng tụ?

A. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước.

B. Nước trong cốc cạn dần.

C. Phơi quần áo cho khô.

D. Sự tạo thành hơi nước.

Câu 9: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi?

A. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.

B. Mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn.

C. Gió càng mạnh thì tôc độ bay hơi càng lớn.

D. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng lẫn bên trong lòng chất lỏng.

Câu 10: Thủy ngân trong phòng có nhiệt độ nóng chảy là – 390C và nhiệt độ sôi là 3570C. Khi phòng có nhiệt độ 300C thì thủy ngân tồn tại ở:

A. Chỉ ở thể lỏng.

B. Chỉ ở thể hơi.

C. ở cả thể lỏng và thể hơi.

D. ở cả thể rắn, thể lỏng, thể hơi.

B. TỰ LUẬN

Câu 11: Kể tên các loại máy cơ đơn giản và nêu ví dụ cho mỗi loại.

Câu 12: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a. Sự co dãn vì nhiệt nếu bị ………….. có thể gây ra ……………….. Vì thế mà ở chỗ tiếp nối của hai đầu thanh ray phải để ………….., một đầu cầu thép phải đặt trên ………………

b. Băng kép gồm hai thanh ……………… có bản chất ……………….. được tán chặt với nhau. Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì …………….. khác nhau nên băng kép bị ………….. Do đó người ta ứng dụng tinh chất này vào việc ………………………….

Câu 13: Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ. Em hãy giải thích tại sao.

Câu 14: Em hãy đổi 340C, 650C, 400C, 6900C ra 0F

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn C.

Câu 2: Chọn D.

Câu 3: Chọn D.

Câu 4: Chọn C.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Chọn B.

Câu 7: Chọn D.

Câu 8: Chọn A.

Câu 9: Chọn D.

Câu 10: Chọn C.

Câu 11:

– nêu tên các loại máy cơ đơn giản đã học;

– Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.

– Mặt phẳng nghiêng: tấm ván kê trước nhà đẻ đẩy xe vào nhà.

– Đòn bẩy: cái xà beng, cái búa nhổ đinh.

– Ròng rọc: ròng rọc ở đỉnh cột cờ để kéo cờ.

Câu 12:

a. giữ lại, một lực rất lớn, hở một khoảng nhỏ, những con lăn.

b. Kim loại, khác nhau, dãn nở vì nhiệt, cong đi, tạo ra các role nhiệt.

Câu 13: Hiện tượng khói trắng tỏa ra ở miệng vòi ấm khi đun nước là do cả sự bay hơi lẫn ngưng tụ vì hơi nước trong ấm bay hơi bay ra vòi gặp không khí lạnh liền bị ngưng tụ thành giọt sương nhỏ, ta thấy như khói trắng.

Câu 14:

340C = 93,20F

650C = 1490F.

400C = 1040F.

6900C = 12740F.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề 28 thi Học kì 2 Vật Lí lớp 6

Môn: Vật Lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Hãy giải thích:

– Tại sao giữa các tòa nhà lớn thường có khi hở?

– Tại sao các ống nước thương được nối với nhau bằng đẹm cao su?

– Tại sao ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ?

– Tại sao không nên để xe đạp điện ngoài nắng?

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm

a. Sự chuyển từ thể ……….. sang thể ………… gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ………….. của chất lỏng.

b. ……….. bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào …………., ………… và ……………….của chất lỏng.

c. Sự chuyển từ thể ……………. Sang thể …………… gọi là sự ngưng tụ. đây là quá trình ngược của quá trình……………. Sự ngưng tụ xay ra ……………. Khi nhiệt độ …………

d. Sau khi mưa, mặt đường sẽ khô nhanh nếu trời ……………….. và có ………………

e. Trong các bình đựng chất lỏng đậy kín thì …………… và …………… đồng thời xảy ra. Hai quá trình này cân bằng nhau nên lượng chất lỏng trong bình……………….

Câu 3: Em hãy đổi 00F, 680F, 1320F, 2410F ra 0C.

Câu 4: Để nâng một vật, ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của người đặt tại A. Khối lượng vật là 36kg, AB = 2,5m, OB = 25cm.

a. Biết độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa. Hãy xác định lực tác dụng.

b. Khi nào lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật?

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy giải thích:

– Giữa các tòa nhà lớn thường có khe hở là để cho các khối bê tông giãn nở.

– Các ống nước thường được nối với nhau bằng đệm cao su là để ống dãn nở.

– ở các nắp của bình xăng xe thường có một lỗ rất nhỏ là để khí hoặc hơi xăng bay ra ngoài khi giãn nở.

– Không nên để xe đạp ngoài nắng vì khi nắng, không khí trong săm xe dãn nở làm nổ săm xe.

Câu 2:

a. hơi, mặt thoáng

b. tốc độ, nhiệ độ, gió, diên tích mặt thoáng.

c. Hơi, lỏng, bay hơi, nhanh , giảm,

d. Nắng, có gió.

e. Sự bay hơi, sự ngưng tụ, không đổi.

Câu 3:

00F = -17,780C.

680F = 200C.

1320F = 55,560C.

2410F = 116,10C.

Câu 4:

a. độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa nên lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì cafnn nhỏ bấy nhiêu lần. Trọng lượng vật: P = 10.m = 360N, AB = 2,5 m = 250cm.

Suy ra OA = 225cm thì OB = 25cm, OA = 9.OB , vậy lực tác dụng của nhỏ hơn trọng lượng của vật 9 lần tức là 4N.

b. Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật.

10 Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 có đáp án

Đề cương ôn tập học kỳ II vật lí lớp 6

Đề bài

A. LÝ THUYẾT:   

 IRÒNG RỌC

– Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN:

– Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Nhôm nở vì nhiệt >Đồng nở vì nhiệt >Sắt)

III. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG:

– Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (Rượu nở vì nhiệt >dầu nở vì nhiệt >nước)

IV. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ:

– Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

– Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

– Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
V. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT: 

– Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra lực rất lớn.

 + Cấu tạo băng kép: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
– Người ta ứng dụng tính chất  này của băng kép vào việc đóng – ngắt tự động mạch điện.
VI. NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI:

– Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.

– Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế…

+ Nhiệt kế y tế: Thường dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
+ Nhiệt kế thuỷ ngân: Thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm cơ bản
+ Nhiệt kế rượu: Thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển (thời tiết)

– Trong nhiệt giai Xenxiút:

+ Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC.

+ Nhiệt độ  hơi nước đang sôi là 100oC.

VII. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC:

 –  Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

 –  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc

* Đặc điểm:
–  Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

– Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của các vật không thay đổi

 VIII. SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ:

– Sự  chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

– Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. 

Đặc điểm:
– Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
– Ở nhiệt độ bình thường vẫn có hiện tượng bay hơi đối với chất lỏng.

B. Câu Hỏi Lý Thuyết

1. Máy cơ đơn giản gồm những loại máy cơ nào? Máy cơ đơn giản có tác dụng gì?

2. Có những loại ròng rọc nào? Nêu các tác dụng của những loại ròng rọc đó.

3. Hãy nêu đặc điểm về sự nở vì nhiệt của các chất?

4. Tại sao chỗ nối của hai đầu thanh ray đường tàu lại phải có một khe hẹp ?

6. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ?

7. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

8. Băng kép có cấu tạo như thế nào? Băng kép có những ứng dụng gì ?

9. Nhiệt kế được chế tạo dựa theo nguyên lí nào?  Có những loại nhiệt kế nào? Tại sao nhiệt kế y tế lại có chỗ thắt ở phía trên bầu thuỷ ngân ?

– Tại sao nhiệt kế y tế lại có thang đo từ 350c đến 420c ?

10. Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi được không? Tại sao.

11. Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì? Trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật có thay đổi hay không?

12. Nhiệt độ nóng chảy của nước bằng bao nhiêu 0c ? Nước đông đặc ở bao nhiêu 0F?

13. Bay hơi là gì, ngưng tụ là gì ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

14. Nước bay hơi ở nhiệt độ nào ? Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?

15. Sự sôi là gì? Nước sôi ở nhiệt độ nào ? Trong suốt quá trình nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào nếu ta cứ tiếp tục cung cấp nhiệt cho nước?

16. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi giống nhau hay không?

C. BÀI TẬP

Bài 1. Tại sao khi đóng các chai nước ngọt ta không nên đóng thật đầy?

Bài 2.  Các chất khác nhau có nóng chảy hay đông đặc ở cùng một nhiệt độ hay không? Nước đông đặc ở bao nhiêu 0c?

Bài 3. Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi cho vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ?

Bài 4. Khi đun nóng một chất thì khối lượng riêng của nó sẽ như thế nào? 

Bài 5. Tại sao khi ta rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là klhi rót nước nóng vào cốc mỏng ?

Bài 6. Mô tả cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng?

Bài 7. Giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?

Bài 8. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan?

Bài 9. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô ?

Bài 10. Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào những ngày trời rất lạnh?
Lời giải chi tiết

B. LÝ THUYẾT 

1. Máy cơ đơn giản bao gồm: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.

Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc một cách dễ dàng,(nhẹ nhàng) hơn.

2. – Có hai loại ròng rọc đó là ròng rọc cố định và ròng rọc động.

– Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng lực kéo so với khi kéo trực tiếp vật.

– Ròng rọc động giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

3. – Các chất nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi

– Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

– Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

– Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

– Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

– Sự co dãn vì nhiệt của các chất khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.

4. Chỗ nối của hai thanh ray đường tàu phải có một khe hẹp để khi gặp thời tiét nắng nóng nhiệt độ tăng cao hai thanh ray sẽ dài ra lấp đầy khe hở. Nếu không có khe hở khi gặp thời tiết nắng nóng thanh ray nở vì nhiệt dai ra gây một lực lớn làm cong vênh đường ray tau đi qua dễ bị đổ.

6.Khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm, vì nếu đổ đầy ấm khi đun nóng cả ấm và nước đều nở vì nhiệt nhưng nước là chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn ấm là chất rắn do đó nước sẽ gây ra một lực rất lớn làm bật nắp ấm, nước tràn qua miệng ấm làm tắt hoặc hỏng bếp mà nước chưa sôi .

7. Không khí nóng có trọng lượng không thay đổi nhưng thể tích khí tăng lên do đó trọng lượng riêng của khí nóng giảm. Vì vậy không khí nóng sẽ nhẹ hơn không khí lạnh .

8. Băng kép có cấu tạo gồm hai thanh kim loại khác nhau được ép chặt với nhau (có thể một thanh đồng và một thanh sắt)

Ứng dụng của băng kép: được dùng làm công tắc của bàn là điện, khi nhiệt độ tăng cao hai thanh nở vì nhiệt không giống nhau băng kép sẽ cong lên làm ngắt mạch điện. Khi nhiệt độ giảm băng kép lại duôĩ ra làm hai chốt lấy điện tiếp xúc với nhau, mạch điện lại được đóng một cách tự động.
9. Nhiệt kế được chế tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất không giống nhau.

 Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: Nhiệt kế thuỷ ngân; nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế kim loại, nhiệt kế điện tử …..

Nhiệt kế y tế phải có chỗ thắt phía trên bầu thuỷ ngân để thuỷ ngân tút xuống một cách từ từ giúp người đo đọc kết quả được chính xác hơn .

 Nhiệt kế y tế chỉ có thang đo từ 35 đến 42 0c vì thân nhiệt của cơ thể ngưới là 370c, nếu người có thân nhiệt lớn hơn 20c hoặc nhỏ hơn 20c là sốt cao có thể ngây nguy hiểm tới tính mạng.

10. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì rượu sôi ở 800c còn hơi nước đang sôi thì có nhiệt độ 1000c .

11. Sự nóng chảy là một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự đông đặc là một chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn;
Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó, nhiệt độ đó gọi là nhiệt nóng chảy của chất.

Trong suốt quá trình nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi .

12. Nhiệt độ nóng chảy của nước đá là 00c ; Nhiệt độ đông đặc của nước là 320F.

13. Bay hơi là sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể hơi; Ngưng tụ là sự chuyển thể của một chất từ thể hơi sang thể lỏng.

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, tốc độ gió .

Nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh.

Gió càng mạnh tốc độ bay hơi càng nhanh.

Diện tích mặt thoáng càng rộng tốc độ bay hơi càng nhanh.

14. Nước bay hơi ở mọi nhiệt độ. Khi trồng chuói hay mía phải phạt bớt là để tránh sự bay hơi nước qúa nhanh làm khô thân cây và cháy cây trong khi dễ cây vừa mới trồng chưa hút được nước.

15. Nước sôi ở 1000c. Trong suốt quá trình nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi nếu ta tiếp tục cung cấp nhiệt cho nước.  

16. Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi không giống nhau

C. BÀI TẬP

Bài 1. Nếu đóng các chai nước ngọt thật đầy gặp vào những hôm trời nóng nhiệt độ tăng cao, nước ngọt trong chai nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ chai gây áp suất lớn làm bật nút chai hay vỡ vỏ chai …

Bài 2. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc khác nhau. Nước đông đặc ở 00c

Bài 3. Khi cho quả bóng bàn vào nước nóng chất khí trong quả bóng bàn nở vì nhiệt tạo ra lực lớn đẩy quả bóng bàn căng tròn như cũ .

Bài 4. Khi đun nóng một chất thì khối lượng của chất đó không thay đổi nhưng thể tích của nó tăng lên do đó khối lượng riêng của nó sẽ giảm (D = ). 

Bài 5. Do thuỷ tinh dẫn nhiệt kém. Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày lớp thuỷ tinh bên trong đã nóng lên nở ra nhưng lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên, nó sẽ gây ra một lực rất lớn làm nứt, vỡ cốc. Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng nhiệt được truyền đều hơn nên cốc không có hiện tượng nứt vỡ.

Bài 6. Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00Cđến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C.

Bài 7. Các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái.

Bài 8. Sương mù được tạo thành do sự ngưng tụ của hơi nước có trong không khí tạo thành các hạt nước nhỏ li ti như các hạt bụi, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khi nhiệt độ không khí xuống thấp và độ ẩm không khí cao (tỷ lệ hơi nước cao). Do đó sương mù thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, tuy nhiên vào mùa hè những hôm nhiệt độ xuống thấp cũng có thể xuất hiện.

Khi Mặt Trời lên cao nhiệt độ không khí tăng lên làm các hạt nước nhỏ li ti bay hơi hết sương mù tan.

Bài 9. Khi sấy tóc máy sấy vừa tạo ra gió mạnh lại tạo ra nhiệt độ cao làm nước bám trên tóc bay hơi nhanh do đó tóc sẽ mau khô.

Bài 10. Vào mùa lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp khi đó hơi nước có trong hơi thở mới ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ li ti như sương mù và ta mới nhìn thấy.

Lớp 6 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

🔭 GIA SƯ LÝ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*