✅ Giấy thông hành covid ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

5/5 - (1 bình chọn)

Hành trình đi lại 300km để làm “giấy thông hành” Covid-19!

Theo báo cáo truy vết của 1 gia đình đi test nhanh Covid-19 thì họ phải đi lại hơn 300 km, lui tới nhiều đơn vị mới có được giấy chứng nhận. Vụ việc đang gây xôn xao cộng đồng mạng.

Mạng xã hội Facebook đang xôn xao về một báo cáo nhanh trường hợp nghi mắc Covid-19 vì hành trình đi lại test nhanh gặp nhiều khó khăn, trắc trở.

Giao thông ùn ứ trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước vì tài xế thiếu giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2

Theo đó, ngày 8-7, chị P.T.L (trú tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) từ Hải Dương vào Đắk Nông. Cùng ngày, chị L. và chồng, con chạy xe máy đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông để thực hiện xét nghiệm test nhanh Covid-19. Sau gần 70 km đi đường, cả 3 người được bảo vệ bệnh viện hướng dẫn sang Sở Y tế Đắk Nông để làm xét nghiệm.

Khi tới Sở Y tế, cả 3 người lại được giới thiệu về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông xét nghiệm. Vậy nhưng, CDC Đắk Nông trả lời không xét nghiệm, giới thiệu gia đình tới Trung tâm Y tế TP Gia Nghĩa để làm.

Khi cả gia đình đến Trung tâm Y tế Gia Nghĩa thì được thông báo hết test nhanh. Gia đình chị L. chạy thêm gần 70 km nữa đến Chốt kiểm dịch huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) để làm test nhanh. Tại đây, cũng với câu trả lời hết mẫu thử, gia đình chị L. phải quay về nhà, cách chốt kiểm dịch gần 100 km.

Khoảng 4 giờ 30 phút ngày 9-7, gia đình chị L. tiếp tục đi 70 km nữa từ nhà lên Trung tâm Y tế TP Gia Nghĩa. Trung tâm này giới thiệu gia đình chị qua Sở Y tế làm xét nghiệm. Tuy nhiên, Sở Y tế Đắk Nông lại giới thiệu ngược về lại Trung tâm Y tế TP Gia Nghĩa.

Tại Trung tâm Y tế TP Gia Nghĩa, một người giới thiệu cho gia đình chị L. về Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp (tỉnh Đắk Nông) làm xét nghiệm. Sau khi đi thêm quãng đường gần 40km, chị L. được Trung tâm Y tế huyện Đắk R’Lấp test nhanh Covid-19 và cho kết quả dương tính.

Như vậy, gia đình chị L. phải chạy qua địa bàn 4 huyện, thành phố với quãng đường hơn 300 km. Trong quá trình di chuyển, cả 3 người đã tiếp xúc với nhiều người.

Theo anh N.V.D (chồng chị L.), gia đình có người thân sinh sống tại Bình Phước đang hấp hối nên muốn gặp con cháu trước khi mất. Thực hiện nghiêm quy định muốn ra vào tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông phải có có giấy chứng nhận test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 nên gia đình anh chị đã đi xét nghiệm. Hiện tại, cả gia đình đang được cách ly tập trung và chưa nhận được thông báo nào của cơ quan y tế về kết quả cuối cùng.

Báo cáo nhanh đang lan truyền trên mạng xã hội nêu trên là của Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức ban hành ngày 9-7. Ông Trương Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức, cho biết thời điểm mà chị L. từ Hải Dương vào Tuy Đức thì đơn vị chưa thực hiện test nhanh. Để phục vụ công việc, gia đình chị L. đã chủ động đến các cơ sở y tế khác test nhanh. 

Đến thời điểm này, Trung tâm Y tế huyện Tuy Đức đã nhận được kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 đối với chị L.

Xét ‘tuổi thọ’ của giấy xét nghiệm COVID-19: Mỗi nơi áp dụng một kiểu

Những ngày qua, người dân đến hầu hết các tỉnh miền Tây đều phải có giấy xét nghiệm COVID-19 kết quả âm tính. Tuy nhiên, việc áp dụng kiểm tra mỗi nơi mỗi kiểu…

Đông đảo tài xế đến làm thủ tục xin qua chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại TP Long Xuyên 

Kể từ ngày 0h ngày 6-7, 100% tất cả phương tiện vào tỉnh An Giang phải có giấy xét nghiệm test nhanh COVID-19 âm tính trong vòng 24 giờ qua hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 3 ngày theo ý kiến chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Đây là địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng “tuổi thọ” cho giấy xét nghiệm COVID-19 ngắn nhất. Trả lời câu hỏi tại sao lại quy định tất cả tài xế vào tỉnh An Giang phải có test nhanh COVID-19 âm tính trong vòng 24 giờ thì ông Nguyễn Thanh Bình – chủ tịch UBND tỉnh An Giang – khẳng định: 

“Vừa qua có một số trường hợp tài xế từ TP.HCM sử dụng giấy xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 5 ngày để vào An Giang vận chuyển hàng hóa nhưng đã gây lây lan dịch COVID-19 tại một số địa phương. Do đó, tỉnh quy định như vậy là để phòng dịch. Vì không ai chắc chắn là tài xế xét nghiệm âm tính An Giang xong rồi đi nơi khác lấy hàng mà không lây nhiễm”.

Ông Ngô Hoàng Hiếu – chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, An Giang – lý giải vì sao giấy xét nghiệm nhanh COVID-19 có thời hiệu ngắn như vậy là vì xét nghiệm âm tính với COVID-19 chỉ có tác dụng hiện tại đối với trường hợp đó mà thôi.

“Hiện nay, Bộ Y tế cũng đâu có quy định rõ ràng mà chỉ yêu cầu các địa phương thực hiện kiểm soát tùy theo tình hình dịch bệnh COVID-19. Đúng lý ra, người dân đi đến đâu phải test nhanh hoặc xét nghiệm đến đó để phòng dịch. Ở đây không phải là vấn đề tốn kém cho người dân và doanh nghiệp mà cái chính là phòng dịch COVID-19” – ông Hiếu khẳng định.

Một chốt kiểm tra người dân đi vào tỉnh Bến Tre trên quốc lộ 60 

Tại tỉnh Bến Tre, giấy xét nghiệm kết quả âm tính với COVID-19 lại có hiệu lực dài tới 7 ngày. Việc kiểm tra loại giấy thông hành được áp dụng kể từ ngày 7-7, đã gây nhiều phiền toái cho người dân khi phải chen chúc, xếp hàng xét nghiệm ngay cửa ngõ vào địa bàn tỉnh này.

Còn tỉnh Tiền Giang, việc áp dụng giấy thông hành được thực hiện từ ngày 1-7. Theo đó, tỉnh này cũng yêu cầu người từ địa phương khác đến Tiền Giang phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 còn thời hạn không quá 3 ngày.

Trong khi đó, TP Cần Thơ cũng vừa ra công văn quy định kiểm soát người vào TP Cần Thơ. Theo đó kể từ 0h ngày 9-7 tất cả người muốn qua các chốt kiểm soát phòng chống dịch đặt tại các cửa ngõ ra vào thành phố, phải có giấy xét nghiệm hoặc test nhanh âm tính với COVID-19 mới đủ điều kiện qua chốt.

Giấy xét nghiệm cũng chỉ có hiệu lực trong 3 ngày kể từ ngày test. Giấy test hoặc xét nghiệm phải được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở được cấp phép xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Riêng tại Cần Thơ hiện có 16 bệnh viện và cơ sở được cấp phép thực hiện xét nghiệm sàng lọc và khẳng định COVID-19.

Như vậy, cùng một tờ giấy xét nghiệm nhưng có thể hết hiệu lực ở địa phương này nhưng khi đi qua địa phương khác vẫn còn tác dụng. 

“Chúng tôi kiến nghị Bộ Y tế cần có quy định thống nhất về hiệu lực của giấy xét nghiệm có giá trị trong bao lâu và thống nhất giữa các địa phương chứ mỗi nơi làm một kiểu thế này khó cho doanh nghiệp và người dân quá”, đại diện một doanh nghiệp vận tải ở Bến Tre kiến nghị.

Lượng xe kẹt cứng từ cầu Vàm Cống, TP Cần Thơ đến trạm kiểm soát dịch COVID-19 tại cổng chào TP Long Xuyên

Sản xuất chật vật vì ‘giấy thông hành’

Không chỉ hàng thực phẩm, tiêu dùng gặp khó, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài TP HCM cũng đang chật vật khâu tổ chức logistics.

Duy Anh là một doanh nghiệp thực phẩm có cơ sở sản xuất tại huyện Củ Chi, TP HCM. Do nhân sự chủ yếu là người địa phương hoặc ở trọ gần đó nên không gặp khó khăn nhiều trong khâu tổ chức lực lượng lao động. Tuy nhiên, việc lưu thông hàng hóa lại bị ảnh hưởng vì tài xế công ty phải test nhanh Covid-19 mới có thể giao hàng cho đối tác.

“Hiện tại, số nơi test ít mà nhiều người muốn được test nên việc xếp hàng hay tập trung đông cũng gây khó khăn”, ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Công ty Duy Anh, cho biết.

Theo khảo sát của VnExpress, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP HCM và các tỉnh lân cận có lưu thông nguyên vật liệu, thành phẩm với thành phố khá “chật vật” trong việc tổ chức logistics trong những ngày qua.

Nguyên nhân bởi hàng loạt địa phương yêu cầu người ra vào địa giới hành chính phải có giấy kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19, giới tài xế và doanh nghiệp hay gọi quen thuộc là “giấy thông hành”.

Từ 5/7, Thành phố Dĩ An (Bình Dương) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 nên người ra vào phải có “giấy thông hành”. Cùng ngày, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Đồng Nai bắt đầu kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 của người từ TP HCM và Bình Dương đi vào tỉnh.

Nhiều tỉnh Tây Nam Bộ cũng có lệnh tương tự. Ví dụ, Vĩnh Long đã quy định người đến tỉnh này từ vùng dịch phải có giấy xét nghiệm âm tính hiệu lực trong 72 giờ từ cuối tháng trước. Hay hôm 7/7, người đến Tiền Giang phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp Realtime RT-PCR không quá 3 ngày.

Ở đầu ra vào TP HCM, sáng 8/7, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tất cả người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ TP HCM đi các tỉnh, thành phố khác hoặc từ tỉnh, thành phố khác đến TP HCM bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV.

Một tấm “giấy thông hành” được cấp ngày 6/7

Bị thiếu hụt tài xế trong đợt bùng phát lần 4, AhaMove, một nền tảng giao hàng khu vực nội thành TP HCM và lân cận cho hay, từ 5/7, sau khi chính quyền một số khu vực yêu cầu giấy thông hành đối với người lao động di chuyển từ TP HCM đi Bình Dương và Đồng Nai, các đơn hàng liên tỉnh của họ và cả của các doanh nghiệp vận chuyển khác bị ùn ứ.

“Diễn biến dịch bệnh quá nhanh khiến cho các lệnh ban hành và áp dụng khá đột ngột, thường chỉ trong vòng hơn một ngày. Trong khi đó, thực tế thời gian có kết quả xét nghiệm tập trung thường kéo dài hơn. Một số tài xế của chúng tôi chưa sắp xếp được thời gian để xét nghiệm đáp ứng điều kiện thông chốt kiểm dịch này”, đại diện AhaMove cho biết.

Thời gian tới, doanh nghiệp này đặt mục tiêu đảm bảo số lượng tài xế phục vụ việc giao nhận nhu yếu phẩm cần thiết của người dân lên mức cao nhất, đồng thời, đảm bảo tài xế thực hiện đúng đủ quy tắc 5K khi giao hàng. Đại diện AhaMove kỳ vọng được hỗ trợ trong khâu xét nghiệm Covid-19 và tiêm vaccine cho nhóm tài xế cũng như được chính quyền hướng dẫn, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi từ offline sang online một cách hiệu quả, an toàn.

Một doanh nghiệp sản xuất ngành thiết bị điện yêu cầu giấu tên cho biết, vấn đề lớn nhất là ở việc các quy định thuộc Chỉ thị 16 (ra vào thành phố phải có giấy xét nghiệm trong bao nhiêu ngày, thủ tục ra sao, thời hạn có hiệu lực…) vẫn còn chưa thống nhất giữa các tỉnh thành lân cận và thường có sự thay đổi.

“Do đó, doanh nghiệp sản xuất – nhất là doanh nghiệp có cơ sở sản xuất ở các tỉnh thành phụ cận sẽ vướng phải nhiều khó khăn trong vấn đề lưu thông hàng hoá hoặc bố trí nhân công làm việc”, vị đại diện công ty nói.

Ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc công ty Bích Chi, một doanh nghiệp thực phẩm trụ sở chính ở Đồng Tháp cho hay, các tỉnh lẻ có rất ít điểm xét nghiệm nên tài xế phải ngồi chầu chực chờ đợi. “Xét nghiệm liên tục vậy thời gian đâu nữa chở hàng. Nếu xoay không kịp giấy thì tài xế phải tạm nghỉ, hàng hoá phải dừng chứ không biết làm sao”, ông Bình nói.

Đó là chưa kể chi phí đang dội lên, khi một lần test nhanh Bích Chi phải tốn khoảng 300.000 đồng. Dù vậy, đây là mức giá đã tương đối “mềm”. Hiện nay, giá xét nghiệm bằng phương pháp Realtime PCR mẫu đơn là hơn 700.000 đồng một lần. Xét PCR mẫu gộp thì hơn 600.000 đồng chia cho số mẫu (5 hoặc 10) cộng với 100.000 đồng một mẫu tiền công lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm. Lựa chọn “nhẹ nhàng” nhất là phương pháp test nhanh giá từ hơn 200.000 đồng đến 400.000 đồng mỗi lần, tùy mỗi cơ sở.

Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) vừa đưa ra kiến nghị không xét nghiệm PCR với lái xe ra vào vùng dịch để tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp với Sở Giao thông Vận tải, Công Thương TP HCM.

Theo VLA, khi ra vào vùng dịch, tài xế được trang bị bảo hộ và chỉ ngồi trên cabin, không ra khỏi xe khi giao và nhận hàng. Đồng thời, tài xế thực hiện nghiêm theo văn bản 898 về hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế. Do đó, theo hiệp hội, rủi ro lây nhiễm từ lái xe ra cộng đồng là rất hiếm.

Một số doanh nghiệp nói rằng họ hiểu rõ các địa phương cũng đang phải căng thẳng chống dịch, nên khó có việc giới chức sẽ bỏ “giấy thông hành”. Một số lãnh đạo cho rằng họ cũng “không biết đề xuất gì nhiều”, vì tình thế đang tiến thoái lưỡng nan cho nhà quản lý lẫn doanh nghiệp.

Trước mắt, doanh nghiệp kỳ vọng việc cấp giấy thông hành được thống nhất giữa TP HCM và các địa phương về thời hạn hiệu lực, quy trình thủ tục và mở rộng các điểm xét nghiệm để giải tỏa quá tải.

“Tôi nghĩ ngoài nghiêm túc 5K, nên tạo điều kiện cho hoạt động giao nhận hàng, hoặc là tiêm đại trà vaccine cho lái xe để họ có chứng nhận mà giao hàng”, ông Bình chia sẻ dù hiểu, giờ bỏ quy định giấy xét nghiệm âm tính cũng khó, mà cũng chưa thể tiêm ngay vaccine.

Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất cho biết đang gặp khó nhất ở khâu logistics. Một số khó khăn còn lại đều đã có lời giải tạm thời. Phía doanh nghiệp thiết bị điện cho hay đã có sự chuẩn bị phần nào nguồn hàng tại các kho trong nội thành TP HCM, vẫn đủ trong một thời gian dài sắp tới.

“Các vấn đề về thiết hụt hàng hoá phục vụ nhu cầu người dân thành phố trong giai đoạn giãn cách sẽ không gặp quá nhiều hạn chế”, đại diện công ty khẳng định.

Công ty Duy Anh giờ không tuyển thêm người mới dù có đơn đặt hàng. Lao động tại xưởng chưa được tiêm vaccine, nên công ty sợ có F0 sẽ ảnh hưởng đến cả xưởng. Hàng ngày, ngoài lo sản xuất để kịp các đơn hàng đã ký, ông Lê Duy Toàn liên tục theo dõi tình hình để liên hệ khách cho thêm ngày xuất. Không chỉ lưu thông nội địa, công ty này còn bị ảnh hưởng bởi giá cước tàu vận chuyển tăng, cùng với việc thiếu container.

“Mong muốn lớn nhất là dịch bệnh ổn và kết thúc nhanh chóng, chứ tính hình này mà kéo dài quá thì mọi người kiệt sức hết và cũng không chịu đựng nổi”, ông Toàn chia sẻ.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM: Cấp giấy ‘thông hành’ để người dân ra ngoài là không cần thiết

Trước nhiều ý kiến đề nghị cấp giấy ‘thông hành’ cho người dân ra ngoài, lực lượng chức năng cũng thuận lợi kiểm soát, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho rằng ‘không cần thiết’.

Đầu các tuyến đường đều có lực lượng kiểm tra “giấy thông hành” của người dân

Chiều 9-7, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp trực tuyến triển khai phát động thi đua cao điểm chống dịch trong thời gian giãn cách xã hội và kế hoạch thực hiện điều phối xét nghiệm COVID-19.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu cho biết vừa qua đã tái lập 12 chốt kiểm soát do TP quản lý. Tại các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng tái thiết lập hơn 100 chốt kiểm dịch.

Ông Châu cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cấp giấy “thông hành” cho người dân ra ngoài khi cần thiết, lực lượng chức năng cũng thuận lợi kiểm soát.

Tuy nhiên, theo ông Châu, qua nghiên cứu, việc này không cần thiết bởi có khả năng sau khi phát giấy đi lại, người dân sẽ lợi dụng giấy này để ra ngoài khi không thực sự cần thiết.

Ông Châu cũng yêu cầu lực lượng kiểm soát dịch cần nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật và văn bản của UBND TP, “kiểm soát kiên quyết” nhưng phải “ứng xử khéo léo nhẹ nhàng với người dân”, để đảm bảo nhiệm vụ và mối quan hệ với nhân dân.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện UBND huyện Bình Chánh cho biết tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch sáng 9-7, Phó chủ tịch UBND TP đã thống nhất tái sử dụng khu chợ Bình Điền làm điểm tập kết lương thực thực phẩm tươi sống. 

Huyện Bình Chánh đề nghị nếu sử dụng khu này phải có biện pháp kiểm soát dịch do thời gian qua bùng phát dịch tại chợ Bình Điền rất cao, gần 300 liên quan đến chợ. 

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, ông Phan Văn Mãi – phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM – cho biết trong thời gian thực hiện chỉ thị 16, không tập trung đông người nên phải có đội lấy mẫu đến từng hộ gia đình lấy mẫu. 

“Trong thời gian này nếu nơi nào tổ chức lấy mẫu tập trung, vi phạm chỉ thị 16 thì rất đáng tiếc. Chỉ thị 16 yêu cầu không tập trung quá 2 người nơi công cộng nên lấy mẫu 5, 7 người là sai. Phải tổ chức lấy mẫu đến từng nhà”, ông Mãi nói.

Người lấy mẫu xong chỉ ở nhà, nếu phát hiện dương tính thì F0 thì đưa đi điều trị, còn F1 sẽ cách ly tại nhà; người trong nhà phải cách ly với nhau. Trong 15 ngày giãn cách, không có chuyện nhà này đi sang nhà khác. Cứ 2-3 ngày phải xét nghiệm trở lại gia đình này. 

Theo ông Mãi, TP.HCM đang xin Bộ Y tế để thực hiện chủ trương này, chiều nay Bộ Y tế trả lời TP sẽ triển khai. Ở những địa bàn chưa tổ chức xét nghiệm phải thông báo cho người dân biết. Nếu người dân có biểu hiện ho, sốt phải liên hệ để đội xét nghiệm lưu động lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Điều này sẽ giảm áp lực cho các bệnh viện.  

Phó bí thư Thường trực cho biết thêm ngày 9-7, TP đã thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch trực 24/24h có bộ phận thường trực và tổng đài 1022 sẽ tiếp nhận, phản hồi các ý kiến thắc mắc của người dân. 

Người dân có biểu hiện, các triệu chứng COVID-19 có thể gọi qua tổng đài 1022.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*