Hóa lớp 10 Bài 47: Bài thực hành số 5: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Đánh giá bài viết post

1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của các đơn chất oxi và lưu huỳnh

– Tiến hành TN:

   + Đốt nóng đỏ 1 đoạn dây thép xoắn trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình oxi

   + Cho 1 ít hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn

– Hiện tượng:

   + Đoạn dây thép cháy đỏ. Khi đưa vào bình oxi, dây thép tiếp tục cháy sáng chói, nhiều hạt nhỏ sáng bắn ra như pháo hoa.

PTHH: 3Fe + 2O2 –to→ Fe3O4

Fe: chất khử

O2: chất oxi hóa

   + Fe và S cháy mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, hỗn hợp đỏ rực.

PTHH: Fe + S –to→ FeS

Fe: chất khử

S: chất oxi hóa

– Giải thích: Oxi và lưu huỳnh có tính oxi hóa, có khả năng oxi hóa nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.

2. Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh

– Tiến hành TN: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình oxi.

– Hiện tượng: Khi đốt, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó sôi, mùi hắc khó chịu. Khi đưa vào bình oxi phản ứng cháy mãnh liệt hơn.

– Giải thích: S bị oxi hóa bởi oxi. Trong môi trường nhiều oxi, phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.

PTHH: S + O2 –to→ SO2

S: Chất khử

O2: Chất oxi hóa

3. Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ

– Tiến hành TN: Đun nóng liên tục 1 ít lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn

– Hiện tượng: Lưu huỳnh rắn màu vàng → chất lỏng màu vàng linh động → quánh nhớt → màu nâu đỏ → lưu huỳnh màu da cam.

– Giải thích: Trạng thái của S phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi đun nóng ở các nhiệt độ khác nhau S có cấu tạo phân tử và trạng thái khác nhau.

Nhiệt độ Trạng thái Màu sắc Cấu tạo phân tử
< 113oC Rắn Vàng Vòng S8
119oC Lỏng linh động Vàng Vòng S8
187oC Lỏng quánh nhớt Nâu đỏ Chuỗi S8 → Sn
445oC Hơi Vàng Chuỗi Sn → Snhỏ
1400oC Hơi Vàng Chuỗi S2
1700oC Hơi Vàng Nguyên tử S

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*