Giải bài 1 trang 69 SGK Hóa 8
Bài 1: Có những khí sau: N2 , O2 ,Cl2 , CO , SO2.
Hãy cho biết:
a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?
b) Những khí nào nặng hơn hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần?
Lời giải:
a) Nhận xét: Trong số các khí thì khí hiđro là nhẹ nhất MH2 = 2g/mol vì vậy tất cả các khí đều nặng hơn khí hiđro. Ta có:
dN2/H2 = 28 : 2 = 14 lần.
dO2/H2 = 32 : 2 = 16 lần.
dCl2/H2 = 71 : 2 = 35,5 lần.
dCO/H2 = 28 : 2 = 14 lần.
dSO2/H2 = 64 : 2 = 32 lần.
b) dN2/kk = 28/29 ≈ 0,966 (Nitơ nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)
dO2/kk = 32/29 ≈ 1,103 (Oxi nặng hơn không khí 1,103 lần)
dCl2/kk = 71/29 ≈ 2,448 (clo nặng hơn không khí 2,448 lần)
dCO/kk = 28/29 ≈ 0,966 (CO nhẹ hơn không khí và bằng 0,965 lần không khí)
dSO2/kk = 64/29 ≈ 2, 207 (SO2 nặng hơn không khí 2,207 lần)
Giải bài 2 trang 69 SGK Hóa 8
Bài 2: Hãy tìm khối lượng mol của những khí:
a) Có tỉ khối đối với oxi là: 1,375 ; 0,0625.
b) Có tỉ khối đối với không khí là: 2,207; 1,172.
Lời giải:
Khối lượng mol của những khí cho:

Giải bài 3 trang 69 SGK Hóa 8
Bài 3: Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm) khí hiđro, khí clo, khí cacbon đioxit, khí metan bằng cách:
a) Đặt đứng bình.
b) Đặt ngược bình.
Giải thích việc làm này?
Lời giải:
Ta có:

a) Đặt ngửa bình thu được những khí có tỉ khối đối với không khí lớn hơn 1
– Khí clo nặng hơn không khí 2,45 lần
– Khí cacbon đioxit nặng hơn không khí 1,52 lần
b) Đặt úp bình thu được những khí còn lại có tỉ khối đối với không khí nhỏ hơn 1:
– Khí hiđro nhẹ hơn không khí và bằng 0,07 lần không khí
– Khí metan CH4 nhẹ hơn không khí và bằng 0,55 lần không khí.
Lý thuyết Hóa học 8 Bài 20: Tỉ khối của chất khí
1. Tỉ khối của chất khí
a. Chất khí A với chất khí B
Dùng để so sánh khi A nhẹ hơn hay nặng hơn khí B bao nhiêu lần
Kí hiệu dA/B
Cách tính dA/B =

Khi dA/B > 1 ⇒ khí A nặng hơn khí B
dA/B = 1 ⇒ khí A bằng khí B
dA/B < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn khí B
b. Chất khí A với không khí
Tương tự như phần a. không khí đóng vai trò như chất khí B với Mkk = 29(g/mol)
Kí hiệu dA/kk
2. Thí dụ
So sánh khí oxi với không khí

⇒ Oxi nặng hơn không khí 32/29 lần
Bài tập tự luyện
Bài 1: B là oxit của nitơ có tỷ khối hơi so với khí cacbonic (CO2) là 1. B có công thức phân tử là:
A. NO2
B. N2O
C. N2O4
D. NO
Lời giải:
Áp dụng công thức tính tỉ khối:

Tính được MB = 1. 44 = 44
Do B là oxit của nito có phân tử khối là 44 nên A chỉ có thể là N2O
Đáp án cần chọn là: B
Bài 2: Hỗn hợp khí CO và CO2 có tỉ khối so với O2 là 1. Thể tích khí CO2 cần thêm vào 8,96 lít hỗn hợp trên (đktc) để có tỉ khối so với O2 tăng lên bằng 1,075 là:
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 11,2 lít
D. 22,4 lít
Lời giải:
Gọi số mol của CO và CO2 lần lượt là a, b (mol)
Áp dụng công thức tính tỉ khối ta có:

<=> a = 3b (1)
Mặt khác có: a + b = (8,96 : 22,4) = 0,4 (2)
Lấy (1) thay vào (2) ta được b = 0,1 mol và a=0,3 mol
Gọi số mol CO2 cần thêm vào là x mol
Ta có:

<=> x = 0,1 mol
=> V = 0,1. 22,4 = 2,24 lít.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 3: Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối so với CH4 là 3. Thể tích khí O2 cần thêm vào 4,48 lít hỗn hợp trên (đktc) để có tỉ khối so với CH4 giảm còn 2,8 là:
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 11,2 lít
D. 22,4 lít
Lời giải:
Gọi số mol của SO2 và O2 lần lượt là a, b (mol)

Đáp án cần chọn là: B
Bài 4: Cho các khí sau: Cl2; H2; O2; SO3; CH4; CO2. Số lượng khí có thể thu được bằng cách đẩy nước trong phòng thí nghiệm là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Lời giải:
Khí thu bằng phương pháp đẩy nước phải chọn những khí ít hoặc không tan trong nước
Khí có thể thu được bằng cách đẩy nước trong phòng thí nghiệm là: H2; O2; CH4; CO2.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 5: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau: Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?
A. H2, HCl, H2S
B. H2, CO2
C. NH3, HCl
D. H2, NH3
Lời giải:
Khí thu bằng phương pháp đẩy nước phải chọn những khí ít hoặc không tan trong nước
→ chọn B có CO2 ít tan trong nước và H2 không tan trong nước
Đáp án cần chọn là: B
Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 20 (có đáp án): Tỉ khối của chất khí
Câu 1: Khí nào nặng nhất trong các khí sau
A. CH4
B. CO2
C. N2
D. H2
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
dCO2/kk = 1,5 (1), dCH4/kk = 0,55; dN2/kk = 0,96; dH2/kk = 0,07
Ta thấy dCO2/kk lớn nhất nên khí CO2 nặng nhất
Câu 2: Khí A có dA/kk > 1 là khí nào
A. H2
B. N2
C. O2
D. NH3
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Vì dO2 = 32/29 > 1
Câu 3: Có thể thu khí N2 bằng cách nào
A. Đặt đứng bình
B. Đặt úp bình
C. Đặt ngang bình
D. Cách nào cũng được
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Do dN2/kk= 28/29 < 1 → N2 nhẹ hơn không khí
Câu 4: Cho X có dX/kk = 1,52. Biết chất khí ấy có 2 nguyên tố Nitơ
A. CO
B. NO
C. N2O
D. N2
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Có 2 nguyên tố Nito nên đáp án có thể là c hoặc d.
Tính dN2O/kk = 1,52
Câu 5: Muốn biết khí A nặng/nhẹ hơn khí B có mấy cách?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Có 2 cách:
+ so sánh M
+ so sánh dA/kk vs dB/kk
Câu 6: Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Số khí nhẹ hơn không khí là: H2O, N2, H2
Câu 7: Trong các khí sau, số khí nặng hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Số khí nặng hơn không khí là: CO2, SO2, N2O
Câu 8: Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần
A. Nặng hơn không khí 2,2 lần
B. Nhẹ hơn không khí 3 lần
C. Nặng hơn không khí 2,4 lần
D. Nhẹ hơn không khí 2 lần
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
dSO2/kk = 64/29 = 2,2 > 1 nên SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần
Câu 9: Khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí O2
A. N2 nặng hơn O2 1,75 lần
B. O2 nặng hơn N2 1,75 lần
C. N2 = O2
D. Không đủ điều kiện để kết luận
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
dO2/N2 = 32/28 = 1,75 > 1 nên khí oxi nặng hơn khí nito 1,75 lần
Câu 10: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
A. CO2, CH4, NH3
B. CO2, H2O, CH4, NH3
C. CO2, SO2,N2O
D. N2, H2, SO2,N2O, CH4, NH3
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Vì tỉ khối của 3 khí CO2, SO2,N2O so với không khí lớn hơn 1 nên có thể thu đứng bình
Để lại một phản hồi