Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

5/5 - (1 bình chọn)

Giải bài 1 trang 94 SGK Hóa 8

Bài 1: Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

a) Fe3O4.

b) KClO3.

c) KMnO4.

d) CaCO3.

e) Không khí.

g) H2O.

Lời giải:

Chọn đáp án: b) KClO3c) KMnO4.

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

Giải bài 2 trang 94 SGK Hóa 8

Bài 2: Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Lời giải:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN).

– Nguyên liệu:

PTN: KClO3 hoặc KMnO4(chất giàu oxi, phản ứng thực hiện nhanh, dễ dàng)

CN: Không khí và nước.

– Sản lượng:

PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.

CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

– Giá thành:

PTN: Giá thành cao.

CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3 (hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.

Giải bài 3 trang 94 SGK Hóa 8

Bài 3: Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Giải bài 4 trang 94 SGK Hóa 8

Bài 4: Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48g khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng:

Giải bài 5 trang 94 SGK Hóa 8

Bài 5: Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3 Giải bài tập Hóa học lớp 8 | Giải hóa lớp 8 CaO + CO2.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân hủy vì từ một chất sinh ra hai chất mới.

Giải bài 6 trang 94 SGK Hóa 8

Bài 6: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.

nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

1. Điều chế oxi

a. Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:

2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

b. Trong công nghiệp

– Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (- 196°C ) sau đó là Oxi ( – 183°C)

– Sản xuất từ nước: điện phân nước

2. Phản ứng phân hủy

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

Bài tập tự luyện

Bài 1: Cho các phản ứng hóa học sau: 

1) 2H2 + O2 −to→  2H2O 

2) CuO + H2 → Cu + H2

3) 2KNO3to→ 2KNO2 + O2 

4) 4P + 5O2  −to→ 2P2O5 

5) 2Fe(OH)3to→ Fe2O3 + 3H2

6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 

7) CaO + CO2 → CaCO3 

Số phản ứng phân hủy và số phản ứng hóa hợp lần lượt là

A. 3; 2. 

B. 2; 3. 

C. 4; 1.                                    

D. 2; 4.

Lời giải:

+) Phản ứng phân hủy: 1 chất → 2 hay nhiều chất

=> các phản ứng phân hủy là

3) 2KNO3to→ 2KNO2 + O2

5) 2Fe(OH)to→  Fe2O3+ 3H2O

+) Phản ứng hóa hợp: 2 hay nhiều chất → 1 chất

1) 2H2 + O2   −to→ 2H2O

4) 4P + 5O2to→ 2P2O5

7) CaO + CO2 → CaCO3

Vậy có 2 phản ứng phân hủy và 3 phản ứng hóa hợp

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Nhiệt phân cùng một lượng số mol mỗi chất sau: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào thu được lượng khí oxi lớn nhất?  

A. KMnO4

B. KClO3

C.KNO3                     

D. H2O2

Lời giải:

Giả sử lấy 1 mol mỗi chất

Phương trình hóa học nhiệt phân:

               2KMnO4to→  K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                             1mol

P/ứng:     1mol                     →                    0,5mol

                2KClO3to→  2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       3mol

P/ứng:       1mol         →        1,5mol

                2KNOto→ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                          1mol

P/ứng:      1mol            →         0,5mol

                 2H2O2to→  2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       1mol

P/ứng:      1mol           →        0,5mol

=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là KClO3

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Lấy các mẫu chất sau có cùng khối lượng: KMnO4; KClO3; KNO3; H2O2. Chất nào điều chế được lượng khí oxi lớn nhất?A. KMnO4

B. KClO3

C. KNO3                    

D. H2O2

Lời giải:

Giả sử lấy 100 gam mỗi chất

Phương trình hóa học nhiệt phân:

               2KMnO4to→  K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                             1mol

P/ứng:     0,633mol               →                  0,3165mol

                2KClO3to→  2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                       3mol

P/ứng:     0,816mol       →      1,224mol

                2KNOto→ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                         1mol

P/ứng:    0,99mol        →        0,495mol

                 2H2O2to→  2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                      1mol

P/ứng:      2,94mol     →       1,47mol

=> chất thu được lượng khí oxi lớn nhất là H2O2

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất:

A. KClO3           

B. KMnO4

C. KNO3                     

D. H2O2

Lời giải:

Phương trình hóa học:

               2KMnO4to→  K2MnO4 + MnO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                                              1mol

P/ứng:     0,4mol                       ←               0,2mol

=> mKMnO4=0,4.158=63,2 gam

                2KClO3   −to→ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ PT:   2mol                      3mol

P/ứng:     0,133mol     ←      0,2mol

=> mKClO3=0,133.122,5=16,29 gam

                2KNOto→ 2KNO2 + O2

Tỉ lệ PT:  2mol                         1mol

P/ứng:    0,4mol         ←         0,2mol

=> mKNO3=0,4.101=40,4 gam

                 2H2O2   −to→ 2H2O + O2

Tỉ lệ PT:   2mol                     1mol

P/ứng:      0,4mol      ←      0,2mol

=> mH2O2=0,4.34=13,6 gam

=> chất có khối lượng nhỏ nhất là H2O2

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:

A. Tàn đỏ tắt.   

B. Tàn đỏ nổ to.

C. Tàn đỏ giữ nguyên.

D. Tàn đỏ bùng sáng.

Lời giải:

2KMnO4to→  K2MnO4 + O

Do phản ứng nhiệt phân sinh ra khí O2 vì vậy khi đưa tàn đóm đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng tàn đóm bùng sáng.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 27 (có đáp án): Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Câu 1: Các chất dung để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là

A. KClO3

B. KMnO4

C. CaCO3

D. Cả A & B

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 2: Tổng hệ số của chất tham gia và sản phẩm là

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

A. 2&5

B. 5&2

C. 2&2

D. 2&3

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 3: Có những cách nào điều chế oxi trong công nghiệp

A. Dùng nghiên liệu là không khí

B. Dùng nước làm nguyên liệu

C. Cách nào cũng được

D. A&B

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 4: Nhiệt phân 12,25 g KClO3 thấy có khí bay lên. Tính thể tích của khí ở đktc

A. 4,8 l

B. 3,36 l

C. 2,24 l

D. 3,2 l

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

VO2= 0,15.22,4 = 3,36 l

Câu 5: Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2

B. 3

C. 2 hay nhiều sản phẩm

D. 1

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 6: Chọn nhận xét đúng

A. Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới

D. Cả A và C đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 7: Phản ứng phân hủy là

A. Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

B. Cu + H2S → CuS+H2

C. MgCO3 → MgO + CO2

D. KMnO4 → MnO + O2 + K2O

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 8: Cho phản ứng 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

Tổng hệ số sản phẩm là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Câu 9: Tính khối lượng KMnO4 biết nhiệt phân thấy 2,7552 l khí bay lên

A. 38,678 g

B. 38,868 g

C. 37,689 g

D. 38,886 g

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

nKMnO4= 0,246.158 = 38,868 g

Câu 10: Phương trình không điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

A. 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

B. 2H2O2 −to→ 2H2O + O2

C. 2KClO3 −MnO2→ 2KCl + 3O2

D. 2H2O −to→ 2H2 + O2

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*