Mục Lục
Phương pháp giải một số dạng bài tập về lipit, chất béo
Phương pháp giải một số dạng bài tập về lipit, chất béo đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu ví dụ có lời giải chi tiết.
Dạng 1: Câu hỏi lý thuyết về lipit, chất béo
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Khi thuỷ phân trong môi trường axit, tristearin ta thu được sản phẩm là :
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có phương trình phản ứng thủy phân tristearin:

Hướng dẫn giải chi tiết:
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
=> Đúng do este không có chứa liên kết H liên phân tử nên nhiệt độ sôi thấp hơn ancol có cùng phân tử khối
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
=> Đúng, người ta chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng cách hidro hóa
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
=> Đúng, este có dạng: CnH2n+2-2kO2a (a ≤ k)
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
=> Sai, sản phẩm phản ứng xà phòng hóa chất béo là muối và glixerol.
Đáp án D.
Dạng 2: Bài toán về thủy phân chất béo
* Một số lưu ý cần nhớ:
Ta có phương trình hóa học:

D. 6,900 kg
Hướng dẫn giải chi tiết:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
Ta có: nNaOH = 1,2/40 = 0,03 (kmol)
Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01 (kmol)
⇒ mC3H5(OH)3 = 0,01 x 92 = 0,92 (kg)
Vì H = 80% ⇒ mC3H5(OH)3 thực tế = 0,92 x 80/100 = 0,736 (kg)
Đáp án C
Ví dụ 2: : Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit X bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.

Theo phương trình (1) suy ra
Do đó trong 94,6 gam chất rắn có 0,1 mol NaOH dư và 0,3 mol RCOONa.
Vậy ta có phương trình : 0,1.40 + (R+67).0,3 = 94,6 => R = 235 => R là C17H31–.
Đáp án D.
Dạng 3: Bài toán xác định chỉ số axit, chỉ số xà phòng hóa, chỉ số iot của chất béo
* Một số lưu ý cần nhớ:
– Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo
– Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.
– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Tổng số miligam KOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong một gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hoá của chất béo. Vậy chỉ số xà phòng hoá của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa 89% tristearin là:
A. 185.
B. 175.
C. 165.
D. 155.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Chất béo có chỉ số axit = 7
=> 1 gam chất béo cần 7 mg (0,007 gam) KOH để trung hoà axit.

=> nKOH phản ứng với este = 3.0,001 = 0,003 mol.
=> mKOH phản ứng với este = 0,003.56.1000 = 168 mg.
Vậy chỉ số xà phòng hoá = chỉ số axit + chỉ số este hóa = 7 + 168 = 175.
Đáp án B.
Ví dụ 2: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là :
A. 31 gam.
B. 32,36 gam.
C. 30 gam.
D. 31,45 gam.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Chất béo có chỉ số axit bằng 7
=> Cần 7 mg KOH để trung hòa 1 gam chất béo
=> Cần x mg KOH để trung hòa 200 gam chất béo
x = 7 . 200 = 1400 (mg) = 1,4 gam
n NaOH (trung hòa axit) = n KOH = 1,4 : 56 = 0,025 (mol)
Gọi số mol NaOH cần để xà phòng hóa este là x (mol)
=> Số mol ancol tạo thành sau phản ứng là x/3 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
200 + 0,025.40 + 40x = 207,55 + 92. x/3 + 0,025.18 n = 0,75
Vậy khối lượng của NaOH là : (0,025 + 0,75).40 = 31 gam.
Đáp án A.

2 dạng bài tập về Lipit, Chất béo trong đề thi Đại học có giải chi tiết
– CTTQ: (RCOO)3C3H5
R: Là gốc axit béo
+ Axit béo no: Panmitic (CH3 – [CH2]2 – COOH); Stearic (CH3 – [CH2]16 – COOH)
+ Axit béo không no: oleic ( C17H33COOH); linoleic(C17H31COOH)
– Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng (dầu) → rắn (mỡ)
Dạng 1: Xác định công thức hoặc khối lượng của chất béo
Phương pháp :
Chất béo ( lipit) thuộc loại este nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của este như phản ứng thủy phân; chất béo không no còn phản ứng cộng H2, I2
Ví dụ 1 : Thủy phân hoàn toàn 444g một lipit thu được 46g glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là:
A. C15H31COOH và C17H35COOH
B. C17H31COOH và C17H35COOH
C. C17H35COOH và C17H33COOH
D. C17H33COOH và C15H31COOH
Hướng dẫn giải :

Ví dụ 2 : Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 cần dùng 1,2kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100kg
B. 0,750kg
C. 0,736kg
D. 6,900kg
Hướng dẫn giải :
(C17H30COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Ta có: nNaOH = 0,03Kmol
nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01Kmol
mC3H5(OH)3 = 0,01.92 = 0,92kg
H = 80% ⇒ mglixerol thực tế = 0,92. 80% = 0,736kg
→ Đáp án C
Ví dụ 3 : Để sản xuất xà phòng người ta đun nóng axit béo với dung dịch NaOH, Tính Khối lượng glixerol thu được trong quá trình xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn)?
A. 1,78 kg
B. 0,184 kg
C. 0,89 kg
D. 1,84 kg
Hướng dẫn giải :
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
mglixerol = 92.nglixerol = 92.ntristearin = 92. (2,225/890). 0,8 = 0,184 kg.
→ Đáp án C
Ví dụ 4 : Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là
A. 3,2 B. 6,4 C. 4,6 D. 7,5
Hướng dẫn giải :
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H31COOK = 0,01 mol
Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối ⇒ nC17H31COOK = 0,02 mol
⇒ m = 0,02.(282 + 38) = 6,4 g
→ Đáp án B
Ví dụ 5 : Thuỷ phân hoàn toàn một lipit trung tính bằng NaOH thu được 46 gam glixerol (glixerin) và 429 gam hỗn hợp 2 muối. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C15H31COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Hướng dẫn giải :
Gọi hai muối lần lượt là RCOONa và R’COONa.
⇒ 0,5. (RCOOH + 22) + 1.(R’COOH + 22) = 229
⇔ RCOOH + 2R’COOH = 792
⇒ RCOOH = 280 (C17H31COOH)
R’COOH = 256 (C15H31COOH)
→ Đáp án C
Ví dụ 6 : Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5
D. (C15H29COO)3C3H5
Hướng dẫn giải :
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic)
⇒ Chất béo: (C17H33COO)3C3H5
→ Đáp án A
Dạng 2: Xác định chỉ số axit, chỉ số xà phòng, chỉ số iot của chất béo
Phương pháp :
– Chỉ số axit của chất béo: là số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1g chất béo
– Chỉ số xà phòng hóa của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit ( chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong 1g chất béo
– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100g lipit. Chỉ số này để đánh giá mức độ không no của lipit
Ví dụ 1 : Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14g một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:
A. 6,0 B. 7,2 C. 4,8 D. 5,5
Hướng dẫn giải :
mKOH = 0,1. 0,0015.56 = 0,084g = 84mg
⇒Chỉ số axit = 84/14 = 6
→ Đáp án A
Ví dụ 2 : Để xà phòng hóa 63mg chất béo trung tính cần 10,08mg NaOH. Chỉ số xà phòng của chất béo là:
A. 224 B.140 C.180 D.200
Hướng dẫn giải :
NaOH → KOH
40 → 56 (mg)
10,08 → 14,112 (mg)
Chỉ số xà phòng là = 14,112/0,063 = 224
→ Đáp án A
Ví dụ 3 : Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 26,0 B. 86,2 C. 82,3 D. 102,0
Hướng dẫn giải :

Ví dụ 5 : Một loại chất béo chứa 4,23% axit oleic, 1,6% axit panmitic còn lại là triolein. Chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo trên là:
A. 109,6
B. 163,2
C. 190,85
D. 171,65
Hướng dẫn giải :
Giả sử có 100g chất béo
⇒ mC17H33COOH = 4,23 g; mC15H31COOH = 1,6 g;
⇒ m(C17H33COO)3C3H5 = 94,17g
Để phản ứng hết với 100g chất béo trên cần:
nKOH = nC17H33COOH + nC15H31COOH + 3n(C17H33COO)3C3H5

⇒ mKOH = 19,085 g = 19085 mg
⇒ Chỉ số xà phòng hóa là: 19085/100 = 190,85
→ Đáp án C
Ví dụ 6 : Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là những axit béo chưa bão hòa phản ứng với dung dịch iôt thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iôt. Chỉ số iôt của mẫu chất béo trên là
A. 16,94
B. 16,39
C. 19,63
D. 13,69
Hướng dẫn giải :
Chỉ số I2 là số gam I2 cần để cộng với 100g chất béo
⇒ Chỉ số iot là: (9,91/58,5).100 = 16,94
→ Đáp án A
Cách xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo hay, chi tiết
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
– Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo
– Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.
– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit
Ví dụ minh họa
Bài 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14 gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:
A. 6,0
B. 7,2
C. 4,8
D. 5,5
Hướng dẫn:
Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
Ta có: mKOH = 0,015 x 0,1 x 56000 = 84 (mg)
⇒ Chỉ số axit là: 84/14 = 6
Bài 2: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:
A. 108,265 g
B. 170 g
C. 82,265 g
D. 107,57 g
Hướng dẫn:
Ta có: mKOH cần dùng = 7 x 100 = 700 mg = 0,7 (gam)
⇒ nKOH = 0,7/56 = 0,0125 (mol)

Vậy mmuối = 100 + mKOH – mH2O – mglixerol
= 100 + 17,92 – 0,0125 x 18 – 0,3075/3 x 92 = 108, 265 (gam)
Bài 3: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.
Hướng dẫn:
Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH. Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 * 7 = 35 mg KOH, hay 0,035/56 mol KOH
⇒ 0,035/56 mol OH– ⇒ 0,035/56 mol NaOH ⇒ khối lượng NaOH cần để trung hòa axit tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 là:
mNaOH = 0,035/56*40g = 25(mg) = 0,025g|5g chất béo
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là:
A. 210
B. 150
C. 187
D. 200
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Ta có: nKOH = nNaOH = 0,09 x 0,1 = 0,009 (mol)
⇒ mKOH = 0,009 x 56 = 0,504 (gam) = 504 (mg)
1 gam lipit cần: 504/2,52 = 200 (mg) KOH
Vậy chỉ số xà phòng là 200
Bài 2: Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. tính chỉ số axit chủa chất béo đó.
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Ta có: nKOH = 0,1 .0,003 = 0,0003 (mol)
⇒ mKOH = 0,0003 .56 = 0,0168(gam) = 16,8 (mg)
Vậy chỉ số axit = 16,8/2,8 = 6
Bài 3: Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7.
A. 5 và 14mg KOH
B. 4 và 26mg KOH
C. 3 và 56mg KOH
D. 6 và 28mg KOH
Hiển thị đáp án
Đáp án: D

Trung hòa 4g chất béo cần mKOH = 4.7 = 28 (mg)
Bài 4: Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 26,0
B. 86,2
C. 82,3
D. 102,0
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Phản ứng: (C17H33COO)3C3H5 + 3I2 → (C17H33COOI2)3C3H5
⇒ Chỉ số iot là: (3 × 254)/884 x 100 = 86,2
Bài 5: Số miligam KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
A. 175 B. 168 C. 184 D. 158
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Khối lượng KOH trung hòa axit : 0,007 (gam)
nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 (mol)
Khối lượng C17H35COOH trong 1 gam chất béo là:
0,125.10-3.890 = 0,11125 (gam)
Khối lượng tristearoyl glixerol trong 1 gam chất béo là: 0,8875 (gam)
≈0,001 (mol) ⇒ nKOH = 0,003(mol) ⇒ mKOH = 0,168(gam)
Chỉ số xà phòng hóa là : 168 + 7 = 175.
Bài 6: Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.
A.112 B. 124 C.224 D.214
Hiển thị đáp án
Đáp án: C

Cách giải bài tập về Chất béo cực hay, chi tiết
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Chất béo (lipit) thuộc loại este nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của este như phản ứng thủy phân (trong mối trường axit hay trong môi trường kiềm). Ngoài ra với lipit không no còn có phản ứng cộng như công H2, cộng Iôt…
Ví dụ minh họa
Bài 1: Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin)và hai loại axit béo. Xác định công thức của hai loại axit béo đó.
Hướng dẫn:
Ta có: nglixerol = 46/92 = 0,5(mol)

Kết hợp với (*) ⇒ cặp nghiệm thích hợp : C17H35- và C17H33-
Bài 2: 10,4 gam hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch natri hidroxit 4%. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn:
Gọi A là số mol của CH3COOH và b là số mol của CH3COOC2H5
Ta có: nNaOH = (4*150)/(100*40) = 0,15 (mol)

Giải hệ phương trình, ta được: a = 0,1; b = 0,05
Vậy : %mCH3COOC2H5 = 0,05.88/10,4 . 100% = 42,3%
Bài 3: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100 kg
B. 0.750 kg
C. 0,736 kg
D. 6,900 kg
Hướng dẫn:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
Ta có: nNaOH = 1,2/40 = 0,03 (kmol)
Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01 (kmol)
⇒ mC3H5(0H)3 = 0,01 x 92 = 0,92 (kg)
Vì H = 80% ⇒ mC3H5(0H)3 thực tế = 0,92 x 80/100 = 0,736 (kg)
Đáp án C
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearate.
A. 702,63g B. 789,47g C. 704,84g D. 805,46g
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Khối lượng chất béo là : 702,63.(100/89) = 789,47(kg)
Bài 2: Một loại mỡ chứa 50% olein (glixerol trioleat) 30% panmitin (glixerol tripanmitat) và 20% stearin (glixerol tristearat). Viết phương trình phản ứng điều chế xà phòng từ loại mỡ trên. Tính khối lượng xà phòng và khối lượng glixerol thu được từ 100kg mỡ đó. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 102,3 g và 23,4g B. 213g và 11g
C. 103,2g và 10,7g D. 224g và 32g
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Phản ứng.

Bài 3: Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%.
A. 1,428
B. 1,028
C. 1,513
D. 1,628
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Theo đề bài ⇒ Thủy phân 10 g lipid cần nNaOH = nKOH = 1,68/56 = 0,03 mol
⇒ Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol
⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 . nNaOH = 1000 mol
BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 – 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn
⇒ m xà phòng 72% = 1,028/0,72 = 1,428 tấn
Bài 4: Giả sử một chất béo có công thức:
Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 19,37 kg chất béo
B. 21,5 kg
C. 25,8 kg
D. Một trị số khácHiển thị đáp án
Đáp án: A
Giả sử ta cần x mol chất béo đó

Bài 5: Câu nào sau đây đúng? Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy:
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau hoàn toàn
C. Chỉ giống nhau về tính chất hoá học.
D. Đều là lipit.Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Dầu mỡ động thực vật là các trieste, còn dầu mỡ bôi trơn máy là các ankan cao phân tử. Chúng hoàn toàn khác nhau.
Bài 6: Câu nào sau đây sai?
A. Lipit là một loại chất béo
B. Lipit có trong tế bào sống
C. Lipit không hoà tan trong nước
D. Lipit là một loại este phức tạpHiển thị đáp án
Đáp án:A
Lipit bao gồm các chất béo, sáp, steroid, phospholipid…
Cách giải bài tập phản ứng thủy phân lipit hay, chi tiết
Phương pháp giải
a. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

Trong công nghiệp, phản ứng trên được tiến hành trong nồi hấp ở 220℃ và 25 atm.
b. Phản ứng xà phòng hóa
Khi đun nóng với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng

Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.
– Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit (tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit).
– Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Giải
Đáp án D
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
⇒ sản phẩm thu được là: C17H35COONa và glixerol.
Ví dụ 2: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearate.
Giải
Trong 1 tấn xà phòng có72% khối lượng natri stearate.
⇒ mC17H35COONa = 720kg

Ví dụ 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo cần vừa đủ 0,06mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 17,80g B. 18,24g
C. 16,68g D. 18,38g
Giải
Đáp án A
Phản ứng: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

BTKL: mxà phòng = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8g
Bài tập vận dụng
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh
B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng
C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu
D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch Hiển thị đáp án
Đáp án D
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch
Câu 2. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. Glixerol và axit cacboxylic.
B. Glixerol và muối của axit béo.
C. Glixerol và muối của axit cacboxylic.
D. Glixerol và axit béo
Hiển thị đáp án
Đáp án D
Đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được glixerol và axit béo : phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
Câu 3. Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100kg
B. 0.750 kg
C. 0,736 kg
D. 6,900 kg
Hiển thị đáp án
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
Ta có: nNaOH = 1,2/40 = 0,03 (kmol)
Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 nNaOH = 0,01 (kmol)
⇒mC3H5(OH)3 = 0,01 . 92 = 0,92 (kg)
Vì H = 80% ⇒ mC3H5(OH)(3 thực tế) = 0,92 . 80/100 = 0,736 (kg)
Đáp án C
Câu 4. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?
A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
D. Cả A, B đều đúng.
Hiển thị đáp án
Xà phòng là muối của natri của các axit béo (RCOONa).
Khi đun axit béo với kiềm : RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O.
Khi đun chất béo với kiềm : C3H5(OOCR)3 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa.
Câu 5. Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Hiển thị đáp án
Tripanmitin : (C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
Câu 6. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit X bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.
D. (C17H31COO)3C3H5.
Hiển thị đáp án
Đặt công thức trung bình của lipit X là C3H5(OOCR)3.
C3H5(OOCR)3 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa (1)
Theo giả thiết ta có

Cách làm bài tập về chất béo hay, chi tiết
Phương pháp
– Chất béo (lipit) thuộc loại este nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của este như:
+ Phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo ra glixerol và các axit béo

+ Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm: phản ứng xà phòng hóa tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5OH (glixerol)
– Ngoài ra với lipit không no còn có phản ứng cộng như cộng H2, cộng Iôt…
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
A. 8,100kg
B. 0,750 kg
C. 0,736 kg
D. 6,900 kg
Giải
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)

Bài tập vận dụng
Câu 1. Giả sử một chất béo có công thức: (RCOO)3C3H5 . Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 19,37 kg chất béo
B. 21,5 kg
C. 25,8 kg
D. Một trị số khácHiển thị đáp án
Giả sử ta cần x mol chất béo đó

Bảo toàn khối lượng ⇒ 860x + 3x.40 = mxà phòng + x.92
Mà mxà phòng = 20 000g ⇒ x = 22,522
⇒ mchất béo = 22,522. 860 = 19,37.103 (g) = 19,37 kg
Câu 2. Câu nào sau đây đúng? Dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy:
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau hoàn toàn
C. Chỉ giống nhau về tính chất hoá học.
D. Đều là lipit.
Hiển thị đáp án
Dầu mỡ động thực vật là các trieste, còn dầu mỡ bôi trơn máy là các ankan cao phân tử. Chúng hoàn toàn khác nhau.
Câu 3. Chỉ số axit của một loại chất béo chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin là:
A. 21,69 B. 7,2
C. 168 D.175,49
Hiển thị đáp án
Giả sử trong 1g chất béo có 0,89g tristearin còn 0,11g axit stearic

Câu 4. Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no. Axit đó là:
A. Stearic B. Oleic
C. Panmitic D. Linoleic
Hiển thị đáp án
nglixerol = 0,1mol

Câu 5. Đun sôi ag một triglixrit X với dd KOH đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và mg hỗn hợp Y gồm muối của a xit oleic với 3,18g muối của axit linoleic. Công thức của X và a là:
A.(C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 8,41g
B. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 8,41g
C. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 4,81g
D. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 4,81g
Hiển thị đáp án
nglixerol = 0,01mol
Nếu triglixrit là (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33
(C17H31COO)2C3H5OOCC17H33 + 3KOH → 2C17H31COOK + C17H33COOK + C3H5(OH)3
Khối lượng muối linoleat: 0,02. 318 = 6,36g > 3,18 : loại
Vậy công thức của X là:
(C17H33COO)2C3H5OOCC17H31 + 3 KOH → 2C17H33COOK + C17H31COOK + C3H5(OH)3
Và a = 0,01.841 = 8,41g.
⇒ Chọn B.
Câu 6. Xà phòng hóa 100g chất béo có chỉ số a xit bằng 7 cần ag dd NaOH 25% thu được 9,43g glixerol và bg muối natri, giá trị của a,b là:
A. 15,2 và 103,145
B. 5,12 và 10,3145
C. 51,2 và 103,145
D. 51,2 và 10,3145
Hiển thị đáp án

35 Bài tập Lipit cơ bản, nâng cao chọn lọc, có lời giải chi tiết
Bài 1: Giả sử một chất béo có công thức:

Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 19,37 kg B. 21,5 kg
C. 25,8 kg D. Một trị số khác
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Giả sử ta cần x mol chất béo đó

Bảo toàn khối lượng ⇒ 860x + 3x.40 = mxà phòng + x.92
Mà mxà phòng = 20 000g ⇒ x = 22,522
⇒ mchất béo = 22,522.860 = 19,37.103 (g) = 19,37 kg
Bài 2: Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%.
A. 1,428 B. 1,028
C. 1,513 D. 1,628
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Theo đề bài ⇒ Thủy phân 10 g lipid cần

Bài 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 265,2 gam chất béo (X) bằng dung dịch KOH thu được 288gam một muối kali duy nhất. Tên gọi của X là
A. tripanmitoyl glixerol (hay tripanmitin).
B. trilinoleoyl glixerol (hay trilinolein).
C. tristearoyl glixerol (hay tristearin).
D. trioleoyl glixerol (hay triolein).
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
+ Gọi : nC3H5(OH)3 = x (mol) ⇒ nKOH = 3x ( mol )
(RCOO)3C3H5 + 3KOH → 3RCOOK + C3H5(OH)3
+ Bảo toàn khối lượng:
mX + mKOH = mmuối + mglixerol
⇒ 265,2 + 3x.56 = 288 + 92x
⇒ x = 0,3 ( mol )
nRCOOK = 3x = 0,9 (mol)
⇒ R + 83 = 288 : 0,9 = 320
⇒ R = 237 (C17H33– : olein)
Bài 4: Cho 17,8 gam tristearin vào dung dịch NaOH dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được a gam xà phòng khan. Giá trị của a là
A. 19,18 B. 6,12
C. 1,84 D. 18,36
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3

Bài 5: Thủy phân một triglixerit (X) chỉ thu được hỗn hợp Y gồm: X, glixerol và hỗn hợp 2 axit béo (axit oleic và một axit no (Z)). Mặt khác, 26,58 gam X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 9,6 gam Br2 . Tên của Z là
A. axit linolenic. B. axit linoleic.
C. axit stearic. D. axit panmitic
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Giả sử triglixerit có 2 axit oleic và 1 axit Z
⇒ nBr2 pư = noleic = 2neste ⇒ neste = 0,03
Ta có mX = 26,58g nên MX = 886
Suy ra MZ = 284 ⇒ Z là axit stearic ⇒ Đáp án C
Nếu X gồm 1 axit oleic và 2 axit Z thì nX = nBr2 = 0,06 mol
⇒ MX = 443 => MZ = 33 (loại)
Bài 6: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 g B. 17,80g
C. 18,24g D. 18,38
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Có nglixerol = nNaOH : 3 = 0,02 mol ⇒ áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mxà phòng = mmuối = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,80 gam.
Bài 7: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là
A. 112,46 B. 128,88
C. 106,08 D. 106,80
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3.
mmuối = 115,92 gam ⇒ có nC17H35COOK = 115,92 : 322 = 0,36 mol
⇒ nstearin = 0,36 : 3 = 0,12 mol ⇒ m = mstearin = 0,12 × 890 = 106,80 gam
Bài 8: Cho 13,26 gam triolein tác dụng với lượng dư Br2. Số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,030 B. 0,045
C. 0,015 D. 0,010
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Mỗi gốc oleat C17H33COO có cấu tạo:
CH3[C2]7CH=CH[CH2]7COO có 1 nối đôi C=C trong gốc hiđrocacbon ⇒ triolein có 3 nối đôi C=C.
Do đó: (C17H33COO)3C3H5 + 3Br2→ (CH3[CH2]7CHBr-CHBr[CH2]7COO)3C3H5.
⇒ tối đa pư = 3ntriolein = 13,26 : 884.3 = 0,045 mol
Bài 9: Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 19,88 B. 19,32
C. 18,76 D. 7,00
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
có nstearin = 17,8:890 = 0,02 mol; nKOH = 0,07mol ⇒ KOH dư 0,01 mol.
nglixerol = nstearin = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng có:
m = mchất rắn thu được = 17,8 + 0,07 × 56 – 0,02 × 92 = 19,88 gam.
Bài 10: Hiđro hóa hoàn toàn 35,36 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344 B. 4,032
C. 2,688 D. 0,448
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
phản ứng hiđro hóa triolein chuyển chất béo lỏng sang rắn:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 –Ni, toC→ (C17H35COO)3C3H5
có ntriolein = 35,36 : 884 = 0,04 mol ⇒ nH2 pư = 0,04 × 3 = 0,12 mol.
⇒ VH2 pư = 0,12 × 22,4 = 2,688 lít.
Bài 11: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 2 B. 4
C. 1 D. 3
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
có nglixerol = 0,92 : 92 = 0,01 mol; nnatri linoleat = 3,02 : 302 = 0,01 mol
⇒ tỉ lệ nglixerol : nnatri linoleat = 1 : 1 ⇒ X chứa 1 gốc linoleat
⇒ 2 gốc axit còn lại là 2 gốc oleat ⇒ có 2 cấu tạo thỏa mãn X
Bài 12: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch KOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 264,6g B. 96,6g
C. 88,2g D. 289,8g
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
Có 0,3 mol (C17H35COO)3C3H5 ⇒ tương ứng có 0,9 mol C17H35COOK.
⇒ m = mmuối = 0,9 × 322 = 289,8 gam
Bài 13: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6 B. 9,2
C. 14,4 D. 4,6
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
nglixerol = ntristearin = 0,1 mol
⇒ mglixeorol = m = 0,1.92 = 9,2g
Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho m gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28 g. B. 17,42g.
C. 17,72g. D. 18,68
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
+ m gam chất béo + 1,61 mol O2 –to→ 1,14 mol CO2 + 1,06 mol H2O.
BTKL ⇒ m = 17,72g
Bảo toàn nguyên tố O có nO trong chất béo = 0,12 mol.
Mà chất béo có 6O ⇒ nchất béo = 0,12 : 6 = 0,02 mol = nglixerol
+ 17,72 gam chất béo cần 0,06 mol NaOH → muối + 0,02 mol C3H5(OH)3.
BTKL ⇒ mmuối = 17,72 + 0,06 × 40 – 0,02 × 92 = 18,28 gam
Bài 15: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 g muối của một axit béo no Y. Chất Y là:
A. axit linoleic. B. axit oleic.
C. axit stearic. D. axit panmitic.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Ta có nNaOH = 3nGlixerol = 0,3 mol ⇒ nTrieste = nGlixerol = 0,1 mol
⇒ nMuối = 0,3 mol ⇒ 83,4 : 0,3 = 278
⇒ MAxit béo = 278 – 22 = 256 = MAxit panmitic
Bài 16: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là
A. 15,680 lít. B. 20,160 lít.
C. 17,472 lít. D. 16,128 lít.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Công thức phân tử của X là: C55H104O6
nX = 0,01 mol
C55H104O6 (0,01) + 78O2 (0,78 mol) → 55CO2 + 52H2O
VO2 = 0,78.22,4 = 17,472 lít
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:
A. 7,312 gam. B. 7,512 gam.
C. 7,412 gam. D. 7,612 gam.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
m(g) Chất béo (CxHyO6) + 1,61 mol O2 → 1,14 mol CO2 + 1,06 mol H2O
Bảo toàn nguyên tố O ta có: nO (chất béo) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng:
m = mC + mH + mO = 1,14.12 + 1,06.2.1 + 0,12.16 = 17,72(g).
Bảo toàn nguyên tố Oxi: nchất béo = 0,02 mol.
Mchất béo = 17,72 : 0,02 = 886
Với 7,088(g) chất béo
⇒ nchất béo = 0,008 mol = nglixerol = 0,008 mol ⇒ nNaOH = 3nchất béo = 0,024 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmuối = mcb + mNaOH – mglixerol = 7,088 + 0,024.40 – 0,008.92 = 7,312g
Bài 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 18,36.
C. 19,04. D. 14,68.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
nglixerol = 0,02 mol ⇒ nNaOH = 3nGlixerol = 0,06 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m = mchất béo + mNaOH – mglixerol = 17,8 + 0,06.40 – 1,84 = 18,36g
Bài 19: Cho 0,15 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 24,4 gam. B. 9,2 gam.
C. 13,8 gam. D. 27,6 gam.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
nglixerol = ntristearin = 0,15 mol ⇒ m = 0,15 × 92 = 13,8(g)
Bài 20: Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 9,2 B. 14,4
C. 4,6 D. 27,6
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
(C17H35COO)3C3H5 (0,1) + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (0,1 mol)
Ta có: nglixeron = ntristearin = 0,1 mol → mglixeron = 0,1.92 = 9,2(g)
Bài 21: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2. Khối lượng phân tử của X là
A. 886 B. 890
C. 884 D. 888
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Axit oleic là: C17H33COOH, axit stearic là C17H35COOH
Khi thủy phân chất béo X thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol 1:2 nên trong X có 1 nhóm C17H33COO – và 2 nhóm C17H35COO–. Chất béo luôn có dạng (RCOO)3C3H5.
Vậy khối lượng phân tử X là: (281 + 2.283) + 41 = 888
Bài 22: Thủy phân 0,1 mol chất béo với hiệu suất 80% thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 11,50. B.9,20.
C. 7,36. D.7,20.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Cứ 0,1 mol chất béo thủy phân hoàn toàn ⇒ 0,1 mol glixerol.
⇒ Với hiệu suất 80% ⇒ mGlixerol = 0,1 × 0,8 × 92 = 7,36 gam
Bài 23: Đun nóng triglixerit X với dd NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri stearat và natri oleat. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dd chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 54,84 gam muối. Phân tử khối của X là
A. 886. B. 884.
C. 890. D. 888.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Y gồm 2 muối natri của axit stearic và oleic. Hai phần chia ra bằng nhau nên:
nmuối axit oleic = nC17H33COONa = nBr2 = 0,12 mol.
Lại thêm mC17H33COONa + mC17H35COONa = 54,84 gam
⇒ nC17H35COONa = 0,06 mol ⇒ nC17H33COONa : nC17H33COONa = 2 ÷ 1.
⇒ triglyxerit X được tạo bởi 2 gốc oleic và 1 gốc stearic
⇒ MX = 886.
Bài 24: Thủy phân hoàn toàn chất béo X (tổng số liên kết pi nhỏ hơn 8) trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH) . Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2 thu được 75,24 gam CO2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 180. B. 150.
C. 120. D. 210.
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Chất chéo X có dạng (C17HxCOO)3C3H5 ⇔ CTPT C57HaO6.

⇔ a = 102
⇒ Chất béo chứa 1 gốc C17H31COO– và 2 gốc C17H33COO–
⇒ CTPT của chất béo là: C57H102O6. Đặt nC57H102O6 = a và nH2O = b.
Ta có PT theo bảo toàn khối lượng: 882a – 18b = (–1,08) (1)
PT bảo toàn oxi: 6a – b = (–1,35) (2)
Giải hệ (1) và (2) ⇒ a = 0,03 mol.
Vì chất béo chứa 1 gốc C17H31COO– và 2 gốc C17H33COO–.
⇒ Chất béo có thể phản ứng với Br2 tỉ lệ tối đa là 1:4.
⇒ nBr2 = 0,03 × 4 = 0,12 mol ⇒ VBr2 = 0,12 lít = 120 ml
Bài 25: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo Y. Chất Y là
A. axit panmitic. B. axit oleic.
C. axit linolenic. D. axit stearic.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
nglixerol = 0,1 mol ⇒ nmuối = 3nglixerol = 0,3 mol.
⇒ Mmuối = 278 (C15H31COONa).
⇒ B là axit panmitic
Bài 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 80,6. B. 80,6.
C. 91,8. D. 91,8.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Ta có nGlixerol = 0,1 mol ⇒ nKOH pứ = 0,3 mol.
BTKL ⇒ mXà phòng = 89 + 0,3 × 56 – 9,2 = 96,6 gam
Bài 27: Khi cho chất béo phản ứng với dung dich Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol , đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là ?
A. V = 22,4(b + 3a) B. V = 22,4(b + 7a)
C. V = 22,4(4a – b) D. V = 22,4(b + 6a)
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Vì 1 mol chất béo X phản ứng tối đa 4 mol Br2 nên trong phân tử có 7 liên kết pi ( tính cả 3 liên kết pi trong chức –COO- )
Nên với phần đốt cháy thì: nCO2 – nH20 = (7-1)nX
⇒ nCO2 = b + 6a ⇒ VCO2 = 22,4.(b + 6a) lít
Bài 28: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là :
A. 0,20 B. 0,30
C. 0,18. D. 0,15.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Gọi độ bất bão hòa của chất béo đó là k
Ta có

Do đó chất béo có 7 – 3 = 4 liên kết π C=C
a mol chất béo phản ứng tối đa với 4a mol Br2.
⇒ 4a = 0,6 ⇒ a = 0,15.
Bài 29: Cho 45 gam trieste của glixerol với axit béo tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M được m1 gam xà phòng và m2 gam glixerol. Giá trị m1, m2 là
A. m1 = 46,4; m2 = 4,6.
B. m1 = 4,6; m2 = 46,4.
C. m1 = 40,6; m2 = 13,8.
D. m1 = 15,2; m2 = 20,8.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
nNaOH = 0,15 mol ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 .0,15 = 0,05 (mol).
⇒ m2 = 4,6 gam.
BTKL : 45 + 0,15.40 = mxà phòng + mC3H5(OH)3 ⇒ mxp = 46,4g.
Bài 30: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH ( coi như phản ứng này xảy ra hoàn toàn ) là bao nhiêu kg?
A. 1,78 kg B. 0,184 kg
C. 0,89 kg D. 1,84 kg
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

Bài 31: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 tấn triolein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lit?
A. 76018 lít B. 760,18 lít
C. 7,6018 lít D. 7601,8 lít
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 –Ni, to→ (C17H35COO)3C3H5

Bài 33: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là
A. 3,2. B. 6,4.
C. 4,6 D. 7,5.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,01 mol; nC17H33COOK = 0,01 mol
Mà cứ 0,01 mol chất béo tạo ra 0,03 mol muối ⇒ nC17H33COOK = 0,02 mol
⇒ m = 0,02. (282 + 38) = 6,4 g.
Bài 34: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó có công thức là
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C15H31COO)3C3H5
D. (C15H29COO)3C3H5
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Ta có nC3H5(OH)3 = 0,02 mol ⇒ nRCOONa = 0,06 mol.
⇒ MRCOONa = 304 ⇒ MRCOOH = 282 (axit oleic).
Bài 35: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH.
B. C17H33COOH và C15H31COOH.
C. C17H31COOH và C17H33COOH.
D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
Ta có nglyxerol = 0,5 ⇒ Mlipit = 888 ⇒ 2.( R + 44) + R’ + 44 + 41 = 888
⇒ 2R + R’ = 715
⇒ R = 239 (C17H35-) và R’ = 237 (C17H33-)
Các dạng bài toán thủy phân chất béo và cách giải
A. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Phương trình thủy phân
a) Thủy phân trong môi trường axit

2. Tên và khối lượng phân tử của một số axit béo và triglixerit thường gặp:
+) Axit béo và chất béo no:
C15H31COOH: axit panmitic (M =256) → (C15H31COO)3C3H5: tripanmitin (M=806)
C17H35COOH: axit stearic (M = 284) → (C17H35COO)3C3H5: tristearin (M=890)
+) Axit béo và chất béo không no:
C17H33COOH: axit oleic (M=282) →(C17H33COO)3C3H5: triolein (M=884)
C17H31COOH: axit linoleic (M=280) → (C17H31COO)3C3H5: trilinolein (M=878)
B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 27,6
B. 4,6
C. 14,4
D. 9,2
Hướng dẫn giải:
nchat beo = nglixerol = 0,1mol
mglixerol = 0,1.92 = 9,2 mol
→ Chọn D
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 19,12
B. 18,36
C. 19,04
D. 14,68
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng xảy ra:

Áp dụng ĐLBTKL: mchất béo + mNaOH pư = m muối + mglixerol
→ 17,8 + 0,06.40 = mmuối + 0,02.92
→ mmuối = 18,36 gam
→ Chọn B
Câu 3: Xà phòng hóa m gam trigixerit X cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của axit oleic và axit panmitic có tỉ lệ mol tương ứng 2:1. Giá trị của m là
A. 172,0
B. 174,0
C. 176,8
D. 171,6
Lời giải:
nNaOH = 0,6 mol
Thu được hỗn hợp muối của axit oleic và axit panmitic có tỉ lệ mol tương ứng 2:1
→ Trigixerit X chứa 2 gốc oleic và 1 gốc panmitic
→ X có dạng: (C17H33COO)2C3H5(C15 H31COO) MX = 858 (g/mol)

→ m = 0,2.858 = 171,6 g
→ Chọn D
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho 17,8 gam tristearin vào dung dịch NaOH dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được a gam xà phòng khan. Giá trị của a là
A. 19,18 gam
B. 6,12 gam
C. 1,84 gam
D. 18,36 gam
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 89
B. 101
C. 85
D. 93
Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong dung dịch KOH thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là
A. 200,8.
B. 183,6.
C. 211,6.
D. 193,2.
Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam
B. 17,80 gam
C. 18,24 gam
D. 18,38 gam
Câu 5: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40kg dung dịch NaOH 15%, giá sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là
A. 13,8
B. 4,6
C. 6,975
D. 9,2
Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol một este X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một ancolvà 89 gam hỗn hợp muối của hai axit béo. Hai axit béo đó là
A. C17H35COOH và C15H31COOH
B. C17H31COOH và C17H35COOH
C. C17H33COOH và C15H31COOH
D. C17H35COOH và C17H33COOH
Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no Y. Y là:
A. axit axetic
B. axit panmitic
C. axit oleic
D. Axit stearic
Câu 8: Thủy phân 265,2 gam chất béo tạo bởi axit béo trong dung dịch KOH đun nóng thu được 288 gam muối kali. Chất béo này có tên gọi là
A. tristearin
B. triolein
C. trilinolein
D. tripanmitin
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
A. C15H31COOH và C17H35COOH
B. C17H33COOH và C15H31COOH
C. C17H31COOH và C17H33COOH
D. C17H33COOH và C17H35COOH
Câu 10: Đun nóng a gam chất béo X với NaOH dư, sau phản ứng thu được 4,6 gam glixerol, m gam muối oleat và 30,6 gam muối stearat. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 15,2 gam và 44,4 gam.
B. 44,4 gam và 15,2 gam.
C. 44 gam và 12 gam
D. 57,4 gam và 15,2 gam
Đáp án tham khảo
1D | 2A | 3D | 4B | 5B | 6A | 7B | 8B | 9D | 10A |
Các dạng bài toán đốt cháy chất béo và cách giải
A. Phương pháp giải
1. Phản ứng đốt cháy

B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit cần 1,61 mol O2 thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 7,648 gam.
B. 6,672 gam.
C. 7,312 gam.
D. 7,612 gam.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức:

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 7,8 mol O2 thu được 5,5 mol CO2 và 5,2 mol H2O. Mặt khác cho a gam X phản ứng với vừa đủ dung dịch Br2. Số mol Br2 tham gia phản ứng là
A. 0,2
B. 0,1
C. 0,4
D. 0,3
Hướng dẫn giải:

C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 18,28g
B. 27,14g
C. 27,42g
D. 25,02g
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 17,72g một chất béo cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol H2O. Mặt khác cho 26,58 gam chất béo này vào vừa đủ dd NaOH thì thu được lượng muối là
A. 18,56g
B. 27,42g
C. 27,14g
D. 18,28g
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,30.
C. 0,18.
D. 0,15.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixetit ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 0,7
B. 0,3
C. 0,5
D. 0,4
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc) thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là
A. 48,720.
B. 49,392.
C. 49,840.
D. 47,152.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40
B. 31,92
C. 35,60
D. 36,72
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Giá trị m là
A. 32,24g.
B. 30,12g.
C. 35,44g.
D. 33,74g
Câu 8: Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là?
A. V = 22,4(b + 3a)
B. V = 22,4(b + 7a)
C. V = 22,4(4a – b)
D. V = 22,4(b + 6a)
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hóa m gam hỗn hợp X với hiệu suất 90% thì khối lượng glixerol thu được là
A. 2,484 gam.
B. 0,828 gam.
C. 1,656 gam.
D. 0,92 gam.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2 thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,768
B. 3,712
C. 2,808
D. 3,692
2. Đáp án tham khảo
1C | 2B | 3D | 4C | 5A | 6D | 7C | 8D | 9B | 10D |
BÀI TẬP VỀ LIPIT
1. Dạng1: Tính khối lượng chất béo hoặc tính khối lượng xà phòng
1.1. Yêu cầu
Vận dụng tỉ lệ phản ứng: nNaOH = nmuối = 3nglixerol = 3nchất béo
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mchất béo + mNaOH = mxà phòng + mglixerol
1.2. Ví dụ minh họa
Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam tristearin bằng dung dịch KOH dư, thu được 115,92 gam muối. Giá trị của m là
A. 112,46 B. 128,88 C. 106,08 D. 106,80
Giải:

Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam B. 17,80 gam C. 18,24 gam D. 18,38 gam
Giải:
Theo tỉ lệ phản ứng: nglixerol = nNaOH/3 = 0,02 mol.
Bảo toàn khối lượng có mxà phòng = mchất béo + mNaOH – mglixerol = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8 gam. Đáp án B.
2. Dạng 2: Xác định công thức chất béo
2.1. Yêu cầu
+ Xác định được dạng công thức phân tử của chất béo
+ Viết được các phương trình phản ứng xảy ra
+ Lập biểu thức và tính toán theo yêu cầu đề bài.
Lưu ý: Các axit béo thường gặp :
+ Axitstearic: C17H35COOH (no,đơn chức)
+ Axitpanmitic: C15H31COOH (no,đơn chức)
+ Axitoleic: C17H33COOH (không no, có một nối đôi, đơn chức)
+ Axitlinoleic: C17H31COOH (không no, có hai nối đôi, đơn chức)
2.2. Ví dụ minh họa
Câu 1: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Giải:
nglixerol = 0,92/92 = 0,01 mol ⇒ nX = 0,01 mol. Mà nnatri linoleat = 3,02/302 = 0,01 mol
nnatri linoleat : nX = 1:1 ⇒ X có 1 gốc C17H31COO- và 2 gốc C17H33COO-
X có 2 đồng phân. Gọi 2 gốc trên lần lượt là A và B, công thức 2 đồng phân là CH2(A)-CH(B)-CH2(B) và CH2(B)-CH(A)-CH2(B). Đáp án A.
⚗️ GIA SƯ HÓA
Để lại một phản hồi