Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Mục Lục
Đề 1 thi Học kì 1
Năm học …
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn trích:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ văn 8 – tập 1)
a, Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, tác giả là ai? Xác định thể loại văn bản đó?
b, Nêu tâm trạng của lão Hạc trong đoạn trích trên?
c, Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 câu) nêu suy nghĩa của em về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao ni long và ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ (gạch chân trợ từ)
Câu 3: (5 điểm)
Em hãy thuyết minh về chiếc bút bi.
Đáp án và Thang điểm
Câu 1: (2 điểm)
a, Đoạn trích trên được trích trong văn bản lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Thể loại: truyện ngắn (1 điểm)
b, Lão Hạc cảm thấy đau đớn, dằn vặt, ân hận khi bán con Vàng. (0,5 điểm)
c, Phương thức diễn đạt chủ yếu là miêu tả kết hợp với biểu cảm. (0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
– Dẫn ra hiện trạng việc sử dụng túi nilon, cũng như thái độ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém.
– Nêu tác hại của túi nilon:
+ Tàn phá hệ sinh thái
+ Lâu tiêu hủy
+ Gây tổn hại sức khỏe
– Ý thức bảo vệ môi trường bằng hành động
+ Sử dụng các chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, không xả thải túi nilon ra môi trường
+ Nâng cao ý thức cho mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống
Câu 3: (5 điểm)
MB: Giới thiệu về chiếc bút bi, tầm quan trọng của nó đối với đời sống con người (1 điểm)
TB:
– Lịch sử ra đời của chiếc bút bi (0,5 điểm)
– Về cấu tạo: vỏ trong, vỏ ngoài, đầu, ruột bút, đầu bút… (0,5 điểm)
– Ưu điểm, nhược điểm (0,5 điểm)
– Cách sử dụng (0,5 điểm)
– Cách bảo quản (0,5 điểm)
KB: Nêu cảm nghĩ về chiếc bút bi, ý nghĩa của bút bi (1 điểm)
Cách trình bày ngắn gọn, sạch đẹp, khoa học và có bố cục rõ ràng (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 2 thi Học kì 1
Năm học …
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Phần đọc hiểu
“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”
(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)
Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:
1/ Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?
2/ Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
3/ Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông lão
Phần tập làm văn
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận
Đáp án và Thang điểm
Phần đọc hiểu
1. (1 điểm) Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất. Tác giả xưng tôi. Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự xen miêu tả, biểu cảm. (1 điểm)
2. Từ tượng hình “rũ rượi”, “ xộc xệch”, “sòng sòng” (0,5 điểm)
⇒ Diễn tả cái chết đau đớn, vật vã tột cùng của nhân vật lão Hạc hiền lành, thiện lương (0,5 điểm)
3. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc
– Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)
– Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)
– Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)
Phần tập làm văn
“Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một bài văn nghị luận
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Khi con tu hú (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề) (1,5 điểm)
Dẫn dắt vấn đề: “Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ sách mạng trong cảnh tù đày”
Thân bài
* Bức tranh thiên nhiên mùa hè yên bình, tươi đẹp trong cảm nhận của tác giả (1 điểm)
– Âm thanh quen thuộc, gần gũi với mùa hè: tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve ngân, tiếng diều sáo trên trời
– Màu sắc đa dạng, tươi đẹp: mày vàng của lúa chín, của ngô, màu vàng hồng của nắng mới, màu xanh thẳm của bầu trời
→ Gam màu sáng, âm thanh nhộn nhịp của sự sống đánh thức người tù cách mạng. Tất cả vẻ sôi động, đẹp đẽ của mùa hè được cảm nhận bởi tâm hồn trẻ trung, yêu đời, tinh tế của người tù cách mạng yêu sự sống
* Cảm xúc của người tù, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù (1 điểm)
– Trước khung cảnh đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng như bí bách, ngột ngạt
+ Động từ mạnh diễn đạt: “đạp”, “ngột”, “chết uất”
+ Kết thúc bằng một loạt từ cảm thán “ôi!”, “làm sao”, “thôi”
– Khát vọng muốn được vượt thoát khỏi cảnh tù đày để tiếp tục con đường cách mạng.
– Tiếng chim tu hu xuất hiện ở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra sự logic.
– Tiếng chim chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù
– Sâu xa hơn là khao khát đất nước hòa bình, độc lập
* Thành công về mặt nghệ thuật (1 điểm)
+ Thể thơ lục bát giản dị, mềm mại, uyển chuyển
+ Cách ngắt nhịp thay đổi bất ngờ, cảm xúc logic, giọng điệu linh hoạt.
KB: Khẳng định bài thơ Khi con tu hú thể hiện tình yêu cuộc sống, tự nhiên, khao khát tới cháy bỏng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày
Bằng giọng văn tha thiết, chân thành, mãnh liệt khao khát tự do với hệ thống hình ảnh gợi hình gợi cảm (1,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 3 thi Học kì 1
Năm học …
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Câu 1:
1. Cho câu thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả?
2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?
Câu 2:
1. Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.
2. Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
– Này, u ăn đi! (2)”
(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
3. Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Câu 3:
Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.
Đáp án và Thang điểm
Câu 1:
1. Hoàn chỉnh bài thơ (0,5 điểm)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!
b. Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ – Huế) (0,5 điểm)
2.
* Về mặt kĩ năng:
– Đảm bảo viết thành đoạn văn ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.
* Về mặt kiến thức:
Nội dung trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi (0,5 điểm)
+ Cốt lõi của nhân nghĩa chính là yên dân, trừ bạo. Bạo ở đây chính là giặc và những thế lực trong nước gây bất ổn cho dân chúng. Kẻ bạo ngược lúc bấy giờ là giặc Minh
– Tư tưởng “nhân nghĩa” là lấy dân làm gốc, yêu thương dân.
Nhân nghĩa là khái niệm của đạo đức Nho giáo, khi nói về đạo lí, về cách ứng xử tình thương giữa người với người
+ Nguyễn Trãi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa với theo lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc, đó là tư tưởng tiến bộ
Câu 2:
1. Đúng khái niệm câu cầu khiến (0,5 điểm)
Câu cầu khiến có những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến.
– Đừng làm ồn nữa!
– Hãy tắt điện khi ra khỏi phòng!
2. Hs xác định đúng kiểu câu, hành động nói trong đoạn văn (1 điểm)
+ Câu (1): Câu trần thuật – Hành động trình bày
+ Câu (2): Câu cầu khiến – Hành động điều khiển
Trật từ từ trong câu: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” các âm tiết lần lượt xuất hiện, theo một trình tự nhất định
→ Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.
Câu 3:
Mở bài
– Giới thiệu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh (hoàn cảnh sáng tác, tác giả tác phẩm, vấn đề nghị luận)
– Dẫn dắt vấn đề: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (1 điểm)
Thân bài:
* Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của làng chài ven biển Trung Bộ (1,5 điểm)
– Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của người dân làng chài khi cùng nhau ra khơi đấnh bắt cá
– Không khí lao động hăng hái, tươi vui được gợi tả qua hình ảnh trai tráng khỏe mạnh, những con thuyền băng băng lướt sóng
– Sáng tạo hình ảnh cánh buồm, gợi ra linh hồn của làng chài ven biển với nhiều nỗi niềm của dân chài
– Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến
+ Cảnh ồn ào, sôi nổi của người dân làng chài khi thuyền cập bến là thành quả lao động, thể hiện niềm hạnh phúc của người dân
– Hình ảnh ra khơi của người dân làng chài được miêu tả chân thật, sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
– Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động, giàu sức sống và ấm áp tình người
* Vẻ đẹp bức tranh làng chài trong nỗi nhớ quê hương (1 điểm)
– Trong bức tranh ấy, nỗi niềm một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh luôn thường trực, cháy bỏng
Nghệ thuật
– Sử dụng hình ảnh đẹp, gần gũi
– Ngôn từ miêu tả tinh tế, bình dị
Kết bài:
Khẳng định vấn đề: Bằng tình cảm thiết tha, thương nhớ, yêu quê hương đến tha thiết, tác giả Tế Hanh vẽ bức tranh vẻ đẹp làng chài quê hương mình bằng màu của nỗi nhớ. (1 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 4 thi Học kì 1
Năm học …
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: phút
Phần Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“… Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất ; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn ; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên ; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không? …”
(Trích Ngữ Văn 8, tập 2 – NXB GD Việt Nam 2016)
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên.
3. Xác định kiểu câu của các câu (1), (2) và (4) trong đoạn văn. Xác định mục đích nói của các câu đó.
4.Khát vọng đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập – tự do cho Tổ quốc của vị chủ tướng trong đoạn văn trên đã trở thành hiện thực. Nhưng từ khát vọng, ước mơ đến hiện thực ấy là cả một chặng đường dài. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) để nêu lên khát vọng, ước mơ của em và cả những dự định để biến ước mơ ấy trở thành hiện thực.
Phần Tập làm văn
Kết thúc bài “Quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tình yêu quê hương trong xa cách, với Tế Hanh, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh thân thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ ngày nay
Đáp án và Thang điểm
Phần Đọc hiểu
1. Đoạn trích được trích trong Hịch tướng sĩ. Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0,5 điểm)
– Tác giả sáng tác trước khi cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai (1285) nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược” do ông biên soạn (0,5 điểm)
2. Chỉ ra hậu quả nếu để giặc ngoại xâm chiếm chiếm bờ cõi: Ta bị lệ thuộc, mất nước (0,5 điểm)
Hs cần xác định đúng kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu
Câu (1): Kiểu câu trần thuật, hành động trình bày, phê phán thói hưởng lạc của tướng sĩ (0,5 điểm)
Câu (2): Câu cảm thán, hành động bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ đau xót của tác giả trước cảnh đất nước bị giặc xâm chiếm (0,5 điểm)
Câu (3): Câu nghi vấn, hành động bộc lộ cảm xúc nhằm khơi gợi sự đồng cảm của tướng sĩ (0,5 điểm)
3. Học sinh trình bày, diễn đạt theo cách của riêng mình nhưng phải đảm bảo các nội dung:
– Tư tưởng của Hịch tướng sĩ thể hiện, không thể làm nên điều lớn lao nếu không có khát vọng (0,5 điểm)
– Tình yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ đánh thắng được kẻ thù (0,5 điểm)
– Lời văn thể hiện được thái độ, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước (0,5 điểm)
Hình thức: đảm bảo số câu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng
Phần Tập làm văn
Mở bài
Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em. (1 điểm)
Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
Thân bài
Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước (0,5 điểm)
– Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người
– Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh (0,5 điểm)
+ Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả
+ Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung
– Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật (1 điểm)
– Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
– Nêu trách nhiệm bản thân
Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:
– Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai
– Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc
KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người (1 điểm)
Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận (0,5 điểm)
Đề 5 thi học kì 1 Văn 8
Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?
Đáp án đề thi học kì 1 Văn 8
Phần |
Nội dung cần đạt |
Điểm. |
Phần I Đọc- hiểu: (3đ)
Phần II:Làm văn( 7đ)
|
Hs nêu được: Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính: tự sự. Nội dung: Sự vất vả của bố. Câu 2: Từ tượng hình: Khum khum; lỗ rỗ; xám xịt; lấm tấm. Tác dụng: Làm cho hình ảnh về bàn chân của bố hiện lên trọn vẹn hơn bởi những sự vất vả. Câu 3:Câu ghép: Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.
Câu 1 Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của mình với bố chân thành, có cảm xúc: Quan tâm, yêu thương, thấu hiểu nỗi đau của đôi chân bị bệnh, đồng thời là sự trân trọng, yêu quý, biết ơn bố vô cùng vì sự vất vả, khó nhọc mà bố phải trải qua để lo cho con có cuộc sống đủ đầy…. Câu 2: Yêu cầu cần đạt: Nhận diện được đúng kiểu bài TM về một đồ dùng quen thuộc. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích. Thân bài: Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng: – Nguồn gốc, xuất xứ. – Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết. – Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào? – Nguyên lí hoạt động. – Cách sử dụng. – Cách bảo quản. – Cách chọn mua. – Ưu điểm – Hạn chế. – vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người. Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng trong hiện tại và tương lai. Tình cảm của em đối với đồ dùng đó như thế nào? Tạo lập bài văn hoàn chỉnh: Diễn đạt , trình bày nội dung rõ ràng chính xác, khách quan. Câu chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp,mạch lạc, trình bày sạch sẽ. GV tuỳ mức độ bài làm của học sinh để cho điểm. |
0.5 điểm 0.5 điểm 1 điểm 0.5đ
0.5 điểm
2 điểm
0.5 điểm
4 điểm
0.5 điểm. |
Đề 6 thi cuối kì 1 Văn 8
Đề thi cuối kì 1 Văn 8
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
“En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
(Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2đ) Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận tình yêu thương , lời khuyên và mong ước của người bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu?
Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống?
Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 8
Phần |
Nội dung cần đạt |
Điểm. |
Phần Đọc – Hiểu (2 điểm)
Phần II:Làm văn( 7đ)
|
Hs nêu được: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Nội dung: Lời khuyên của bố về việc học tập dành cho đứa con của mình. Câu 2: Từ tượng hình: Quả quyết; hớn hở; cặm cụi. Tác dụng: Làm cho tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng . Câu ghép:Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Câu 1: Hs diễn đạt đúng hình thức của đoạn văn và bộc lộ được tình cảm của bố dành cho đứa con qua lời khuyên, mong muốn con mình biết chăm lo học tập trở thành người có ích … và từ đó thấy trân trọng, biết ơn , yêu quý bố nhiều hơn. Câu 2: Yêu cầu cần đạt: Nhận diện được đúng kiểu bài TM về một đồ dùng quen thuộc. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của đồ dùng mà em yêu thích. Thân bài: Trình bày lần lượt từng đặc điểm tiêu biểu của đối tượng: – Nguồn gốc, xuất xứ. – Nêu cấu tạo, chất liệu: Cụ thể, chi tiết. – Phân loại : Có nhiều loại thì cách phân biệt như thế nào? – Nguyên lí hoạt động. – Cách sử dụng. – Cách bảo quản. – Cách chọn mua. – Ưu điểm – Hạn chế. – vai trò , ý nghĩa của nó trong đời sống con người. Kết bài: Nhấn mạnh, khẳng định tầm quan trọng của đối tượng trong hiện tại và tương lai. Tình cảm của em đối với đồ dùng đó như thế nào? Tạo lập bài văn hoàn chỉnh: Diễn đạt , trình bày nội dung rõ ràng chính xác, khách quan. Câu chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp,mạch lạc, trình bày sạch sẽ. GV tuỳ mức độ bài làm của học sinh để cho điểm. |
0.5 điểm 0.5đ
1 điểm 0.5 điểm
0.5 điểm
2đ
0,5 đ
4 đ
0,5đ |
ĐỀ 7 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài : 90 phút
Năm học: …
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Phần 1: Đọc hiểu (4đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… ( Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích trên? (0,5đ)
Câu 2: Tìm một trường từ vựng chỉ hoạt động trong đoạn trích trên?(0,5đ)
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?(0,5đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :
” Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, ” Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế.Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi
vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và-em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.”
( O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
Câu 4: Xét câu sau : ” Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” từ “ồ” thuộc loại từ gì?(0,5đ)
Câu 5: Xét câu sau: “Cụ ốm chỉ có hai ngày.” từ “chỉ có” thuộc loại từ gì? (0,5đ)
Câu 6:Vì sao hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác nghệ thuật? (0,5đ)
Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng để nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những số phận bất hạnh trong cuộc sống quanh ta. ( 1,0đ)
Phần 2: Làm văn (6đ)
Đề: Kể về một chuyến đi (tham quan, về quê,…)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu: 4đ
Câu 1: – từ tượng hình: móm mém (0,25đ)
– từ tượng thanh: hu hu (0,25đ)
Câu 2: Trường từ vựng chỉ hoạt động : co, xô, ép, chảy,ngoẹo, khóc,… (0,5đ)
Câu 3: miêu tả (0,5đ)
Câu 4: ồ: thán từ (0,5đ)
Câu 5: chỉ có: trợ từ (0,5đ)
Câu 6: – Chiếc lá rất đẹp, giống lá thật: giá trị nghệ thuật đặc sắc(0,25đ)
-Cứu mạng sống Giôn-xi: giá trị nhân sinh cao cả(0,25đ)
Câu 7: Học sinh viết đoạn văn:
– Viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức: 1,0đ
– Viết sơ sài, qua loa khoảng 1-3 dòng: 0,5đ
– Viết sai chính tả, dơ: trừ 0,25đ
Phần 2: Tập làm văn:
- Tinh thần chung:
- Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá.
Hướng dẫn chấm chỉ định ra một số mức điểm. Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào hai mức điểm trên và dưới để quyết định.
Đối với bài tự luận, giáo viên chấm bài trên tinh thần xem xét, đánh giá tổng thể toàn vẹn bài làm, không đếm ý cho điểm.
Không quá bám sát câu chữ trong quá trình chấm.
II. Yêu cầu:
1.Yêu cầu về kỹ năng:
– Bài viết trình bày có bố cục đầy đủ các phần: MB, TB, KB.
– Trình bày mạch lạc, ít sai chính tả, ngữ pháp.
2.Yêu cầu về nội dung: HS tập trung làm nổi bật các ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về chuyến đi
b.Thân bài:
-Kể diễn biến chuyến đi: mở đầu , diễn biến, kết thúc
– Đan xen cảm xúc trên đường đi, khi đến nơi, khi trở về
– Đan xen miêu tả cảnh vật,…trên đường đi.
c. Kết bài: cảm nghĩ qua chuyến đi.
3. Một số mức điểm chấm:
-Điểm 6: Đạt được những yêu cầu đã nêu, bài có sáng tạo. Vận dụng kết hợp tốt 3 yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài viết.
-Điểm 4-5: Đạt được những yêu cầu đã nêu, có thể còn sai sót không đáng kể.
Về hình thức: Có bố cục rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Không thực hiện đúng yêu cầu về kỹ năng, kiểu bài không đạt mức điểm này.
-Điểm 3: Cơ bản trình bày được yêu cầu của đề, còn thiếu các phương thức kết hợp miêu tả, biểu cảm vào bài tự sự (Hoặc nêu được khoảng nữa số theo yêu cầu).
Bố cục đầy đủ, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
-Điểm 1- 2: Nội dung sơ sài chung chung
Bố cục không rõ ràng, bài văn chưa rõ ý.
-Điểm 00: Bài viết không đâu vào đâu, không có ý.
-Không làm bài bỏ giấy trắng.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ ……………. |
ĐỀ 8 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ INĂM HỌC … |
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
“Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng ta chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ… Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.
[..] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
(“Quà tặng cuộc sống” – Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch,
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.56-57)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn: Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm một câu ghép có trong đoạn trích và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó?
Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với nội dung: Vai trò của ước mơ với mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm): Bút bi là một đồ dùng học tập quen thuộc với tuổi học sinh. Em hãy thuyết minh về cái bút bi.
—- Hết —-
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC …
Môn: Ngữ văn lớp 8
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
3,0 |
|
1 |
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0,5 |
2 |
Công dụng của dấu hai chấm trong câu văn: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép). |
0,5 |
|
3 |
– HS tìm được câu ghép: “Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng ta chỉ mơ thôi thì chưa đủ”. – Quan hệ tương phản: dùng quan hệ từ “ nhưng” |
0,5
0,5 |
|
4 |
– HS có thể rút ra bài học từ đoạn văn trên: Con người sống phải biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. Dù cuộc sống gặp nhiều chông gai, trắc trở, chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ, phấn đấu không ngừng để gặt hái được thành công. (HS có thể nêu những thông điệp khác đúng, hợp lý vẫn cho điểm tối đa) |
1,0 |
|
II |
|
TẠO LẬP VĂN BẢN |
7,0 |
|
1 (2 điểm) |
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số chữ qui định. |
0,25 |
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Ước mơ có ý nghĩa gì với mỗi người ? |
0,25 |
||
c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo các ý chính sau: – Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được – Chính ước mơ làm cho cuộc sống của mỗi người thêm tươi đẹp, ý nghĩa, chỉ khi con người nỗ lực vươn lên biến ước mơ thành hiện thực, khi đó con người đã làm cho cuộc đời mình và cuộc đời chung thêm ý nghĩa, tươi đẹp. Ước mơ là động lực giúp con người phát triển và hoàn thiện mình hơn, giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách của bản thân, là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta… (Lấy dẫn chứng minh họa ) |
0,25
0,75
|
||
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. |
0,25 |
||
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
||
|
2 (5 điểm) |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: có mở bài, thân bài, kết bài. |
0,5 |
b. Triển khai nội dung thuyết minh đảm bảo được các ý chính: – Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc bút và nêu vai trò của chiếc bút với con người nói chung. – Thân bài: + Giới thiệu về nguồn gốc của chiếc bút bi (ai sáng tạo? từ bao giờ? ở đâu?). + Nêu cấu tạo, đặc điểm của bút (gồm mấy bộ phận? đặc điểm riêng của từng bộ phận?). + Nêu các chủng loại bút (có những loại bút nào?). + Công dụng của bút (có vai trò gì? tác dụng? ý nghĩa?) + Cách sử dụng và bảo quản bút. – Kết bài: Khái quát giá trị của chiếc bút bi. |
0,5
0,5
1,0
0,5 0,5 0,5 0,5 |
||
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. |
0,25 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
Lưu ý: Giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lí, trân trọng những bài viết sáng tạo.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO………….ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ 9 KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học …
Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng yêu quý con; vì chỉ có ít người như thế trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình yêu đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái đất. tình yêu là một hành trình, chứ không phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi ngày.”
(Trích “Con có biết” – Nhã Nam tuyển chọn)
a) Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì? (1.0 điểm)
b) Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng ấy (1.0 điểm)
c) Viết đoạn văn từ (2 – 3) câu nêu hành động cụ thể của em thể hiện sự trân trọng đối với những người yêu thương mình. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.
Câu 3: (4.0 điểm)
Hằng năm, các em học sinh thường được tham gia nhiều chuyến đi trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức. Mỗi một chuyến đi luôn để lại những kỉ niệm đẹp khó quên. Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em trong chuyến đi thực tế ấy.
(Kể chuyện kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm)
………………………..Hết…………………………
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
a.
*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Người mẹ dạy con:
– Hiểu những người yêu thương con.
– Thương mến người yêu quý con.
– Hãy đáp trả bằng tình yêu của con.
b.
*Phương pháp: Đọc, tìm ý, căn cứ vào kiến thức trường từ vựng
*Cách giải:
Trường từ vựng tình cảm: yêu thương, tình yêu, thương mến.
c.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Gợi ý:
Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:
– Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán
– Sự thấu hiểu, yêu thương, biết ơn
…
II. LÀM VĂN
Câu 2:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
– Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: bàn về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và đời sống con người.
– Hướng dẫn cụ thể:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác hại của thuốc lá.
* Nêu lên những biểu hiện và thực trạng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay
* Trình bày những hậu quả nghiêm trọng do việc hút thuốc lá gây ra
+ Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh.
* Nguyên nhân:
– Chất ni-cô-tin có trong thuốc lá là một chất gây nghiện.
– Lạm dụng thuốc lá như một phương pháp để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo.
– Tâm lí đua đòi, học theo bạn bè, xem việc hút thuốc là minh chứng trưởng thành của đại đa số thanh thiếu niên học sinh.
* Đề xuất các giải pháp:
– Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về tác hại của thuốc lá.
– Khuyên ngăn những người nghiện thuốc lá từ bỏ thói quen hút thuốc.
* Tổng kết.
Câu 3:
*Phương pháp:
– Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn tự sự và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự để tạo lập văn bản.
+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
– Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: kể về kỉ niệm của em trong chuyến đi thực tế.
– Hướng dẫn cụ thể:
* Mở bài
– Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
– Ấn tượng của em về kỉ niệm đó
* Thân bài
– Giới thiệu kỉ niệm:
+ Đây là kỉ niệm buồn hay vui.
+ Xảy ra trong hoàn cảnh, thời gian nào: chuyến trải nghiệm thực tế do nhà trường tổ chức vào dịp sắp nghỉ hè.
– Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với em: thầy, cô, bạn bè.
+ Hình dáng, tuổi tác.
+ Đặc điểm mà em ấn tượng
+ Tính cách và cách cư xử của người đó
– Diễn biến của câu chuỵên:
+ Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
+ Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
+ Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
– Kết thúc câu chuyện
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào.
+ Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện.
*Kết bài:
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
UBND QUẬN BÌNH THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………………..
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ 10 KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
NĂM HỌC …
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề)
I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Tùng … tùng … tùng ….” – tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
– Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? – một bạn nữ tiến đến.
– Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả – tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.
(Nơi bắt đầu của tình bạn – Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1: (2 điểm)
a) Em hiểu đoạn trích trên viết về nội dung gì? Qua nội dung đoạn trích làm em liên tưởng đến văn bản nào đã được học ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 học kì 1 (1 điểm)
b) Từ đoạn trích, em hiểu nên cư xử thế nào để có được tình bạn chân thành? (Viết thành đoạn văn từ 2 – 3 câu) (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
“Tùng … tùng … tùng…” – tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
a) Hãy tìm 1 câu ghép có trong đoạn văn (0.5 điểm)
b) Tìm từ tượng thanh trong đoạn văn. (0.5 điểm)
II. TÂP LÀM VĂN
Câu 1: (3 điểm)
Khi đến trường, thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai, bạn bè như anh em và mái trường như ngôi nhà thứ hai của mình. Bởi thế, mỗi học sinh phải có trách nhiệm với nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm như vậy.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
Câu 2: (4 điểm)
Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử mà em được đọc từ sách (báo)
………………………..Hết……………….
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
a.
*Phương pháp: Đọc, hiểu
*Cách giải:
– Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
– Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).
b.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Gợi ý:
Học sinh viết theo cảm nhận của mình, có thể tham khảo các ý sau:
– Xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi, tính toán
– Sự thấu hiểu, yêu thương, nhường nhịn
…
Câu 2:
a.
*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức câu ghép
*Cách giải:
Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.
b.
*Phương pháp: căn cứ vào kiến thức Từ tượng thanh.
*Cách giải:
– Từ tượng thanh: “Tùng … tùng … tùng…”
II. LÀM VĂN
Câu 1:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
– Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày suy nghĩ của em về bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp – nơi mình đã được học tập nên người và gắn bó nhiều năm.
– Hướng dẫn cụ thể:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: mái trường thân yêu và bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp.
*Giải thích:
– “Bổn phận, trách nhiệm”: điều mà mình phải làm, là nhiệm vụ của mình.
=> Mái trường là nơi rèn luyện kiến thức và đạo đức cho học sinh, ở nơi đó có thầy cô kính yêu và những người bạn thân thương. Mái trường giống như ngôi nhà chung của học sinh, bởi vậy học sinh cần có trách nhiệm giữ gìn ngôi nhà chung ấy.
* Nêu lên những biểu hiện về những việc cần làm đối với ngôi nhà chung:
– Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
– Yêu thương, chân thành giúp đỡ bạn bè.
– Chấp hành nghiêm túc các nội quy trường lớp.
– Giữ gìn tài sản chung của nhà trường.
…
* Trình bày ý nghĩa của việc làm tròn trách nhiệm đối với mái trường:
– Các em sẽ trưởng thành hơn, trở thành một người có đạo đức, một công dân tốt cho xã hội sau này.
– Thầy cô quý mến và các bạn yêu quý, từ đó các em có được những mối quan hệ tốt và những kỉ niệm đẹp dưới mái trường.
…
* Phê phán những học sinh chưa làm tròn bổn phân, trách nhiệm của mình đối với trường lớp.
* Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
* Tổng kết.
Câu 2:
*Phương pháp:
– Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
*Gợi ý:
Thí sinh tự chọn văn bản đã được đọc trong sách báo viết về tình mẫu tử để kể lại câu chuyện đó. Qua đó bộc lộ những cảm nghĩ của mình về tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện trong truyện.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ PHÚ MỸ
………..
ĐỀ 11 CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC …
MÔN: NGỮ VĂN 8
………………..
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: …
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm)
Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm)
Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
…………………………….HẾT…………………….
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần
Nội dung
Đọc hiểu
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ vào nội dung đoạn trích
Cách giải:
– Trích từ văn bản: Lão Hạc
– Tác giả: Nam Cao
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ tượng hình, từ tượng thanh
Cách giải:
– Từ tượng thanh: hu hu
– Từ tượng hình: co rúm, nghẹo, móm mém.
Câu 3:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức cau ghép
Cách giải:
– Phân tích cấu tạo:
Cái đầu lão// ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão// mếu như con
CN1 VN1 CN2 VN2
nít.
– Quan hệ ý nghĩa: quan hệ đồng thời.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung:
– Tại sao chúng ta phải yêu thương vật nuôi trong gia đình:
+ Vì chúng làm cho cuộc sống của chúng ta vui nhộn, nhiều màu sắc hơn.
+ Chúng biết giúp ích cho cuộc sống của chúng ta: giữ nhà (con chó), bắt chuột (con mèo), cung cấp thực phẩm (gà, lợn…).
+ Yêu thương động vật còn là biểu hiện của tấm lòng nhân hậu, sau này mở rộng ra là tình yêu thương bè bạn, gia đình và những người xung quanh.
– Liên hệ với bản thân.
Tập làm văn
Phương pháp: so sánh, phân loại, phân tích
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung:
I. MỞ BÀI
Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
– Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời.
– Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.
– Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
2. Hình dáng: Hình chóp
3. Các nguyên liệu làm nón:
– Mo nang làm cốt nón
– Lá cọ để lợp nón
– Nứa rừng làm vòng nón
– Dây cước, sợi guột để khâu nón
– Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
4. Cách làm
– Đầu tiên là chọn lá.
– Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc.
– Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách.
– Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc phải tròn không chấp, không gợn.
– Nón có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm
– Người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu
– Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay.
– Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.
5. Phân loại
– Nón ba tầm làm cho các cô gái, nón nhọn, nón chóp cho đàn ông.
– Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển.
6. Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông – Hà Tây
7. Ý nghĩa
– Là vật dụng làm duyên của người con gái Việt Nam cùng với tà áo dài thướt tha.
– Là vật dụng cần thiết và hữu ích cho con người: che nắng, che mưa,…
III. KẾT BÀI
– Chiếc nón lá từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam.
– Đây là hình ảnh đẹp của văn hóa dân tộc, cần gìn giữ và quảng bá khắp nơi.
Giải chi tiết đề 12 thi kì 1 môn văn lớp 8 Sở GD Bạc Liêu
Đề bài
I. ĐỌC- HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một lần đi thăm một thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:
– Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ là của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến hơn nhiều, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ…
Người thầy giáo trả lời:
– Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
(Hạt giống tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống, tập 5; NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh).
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau:
Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo nên những con người kế thừa và áp dụng chúng.
Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng trước câu trả lời của thầy?
Câu 4. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng).
Câu 2. (5,0 điểm)
Kể về một lần em mắc lỗi khiến người khác buồn lòng. (Bài làm có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Lời giải chi tiết
PHẦN I
Câu 1
*Phương pháp: Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học
*Cách giải:
– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2
*Phương pháp: Vận dụng kiến thức bài “Câu ghép”.
*Cách giải:
a.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: tương phản.
Câu 3
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
– Cậu sinh viên lại cúi đầu, im lặng vì câu trả lời của thầy giáo quá chí lý, đã đáp trả lại sự hạn hẹp trong nhận thức của tuổi trẻ, khiến cậu hiểu ra và bớt đi sự ngông cuồng, cũng từ đó cậu biết ơn hơn đối với các bậc tiền bối đi trước.
Câu 4
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải: Em tự chọn bài học phù hợp.
Gợi ý các đáp án:
– Bài học về sự khiêm nhường.
– Bài học về sự biết ơn các thế hệ đi trước.
– Bài học về việc nhìn nhận thấu đáo các vấn đề trong cuộc sống.
…
PHẦN II:
Câu 1:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạnvăn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng.
– Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở đoạn
Giới thiệu sơ lược về tác phẩm.
2. Thân đoạn
– Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng.
– Trong cuộc đối thoại với cô, cậu bé nhất định không nghe theo lời xúi giục, mà vẫn yêu thương và bảo vệ mẹ.
– Khi gặp lại mẹ, cậu bé hạnh phúc, vỡ òa trong nước mắt khi được ấp ôm, vỗ về trong tình mẫu tử bao la.
⇒ Bé Hồng là một cậu bé bất hạnh nhưng lại mang trái tim trong sáng, lương thiện và đầy ắp tình yêu thương cho người mẹ tội nghiệp đã sinh ra mình.
3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề.
Câu 2:
*Phương pháp: Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.
+ Bài văn đầy đủ bố cục; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
– Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể về lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài…)
– Hướng dẫn cụ thể: Đề bài về lần nói dối.
a. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về lỗi lầm mà em định kể.
b. Thân bài
– Hoàn cảnh diễn ra sự việc:
+ Hôm đó, là ngày thứ 2, theo thường lệ em sẽ phải đến trường để học tập
+ Nhưng do lười biếng, không muốn đi học nên em đã giả vờ đau bụng để xin mẹ nghỉ học
– Diễn biến sự việc:
+ Khi bước vào phòng thấy em nằm ôm bụng, mẹ đã rất lo lắng. Vội chạy lại xoa bụng cho em.
+ Thấy em mãi vẫn âm ỉ đau, mẹ ra ngoài gọi điện cho cô giáo xin nghỉ
+ Em nằm trên giường vô cùng sung sướng, nghĩ đến đã đánh lừa được mẹ mà nằm cười khúc khích ở trong chăn
+ Một lát sau, mẹ trở lại, mang theo bát cháo nóng, dặn em ăn đi rồi nằm nghỉ ở nhà để mẹ đi làm
+ Em vui vẻ chào mẹ rồi nằm xuống chờ mẹ ra khỏi nhà
+ Sau khi xác nhận mẹ đã đi làm, em liền bật tung chăn ra, ngồi chơi ở trong phòng khách
+ Vừa xem ti vi, em vừa ăn kẹo, bánh rất sung sướng
+ Chợt, nghe thấy tiếng mở cửa, em sững sờ nhìn lại, thì thấy mẹ mang theo một túi thuốc đang đứng ở cửa. Thì ra mẹ đã xin nghỉ làm, đi mua thuốc rồi về nhà chăm em ngay.
+ Thấy em ngồi chơi như vậy, mẹ hiểu ra ngay, thế nhưng mẹ chẳng nói gì mà im lặng đi thẳng vào phòng ngủ.
+ Một mình ngồi ở phòng khách, dù không bị mẹ trách mắng nhưng em chẳng thấy dễ chịu chút nào.
+ Sự hối lỗi, đau khổ trào dâng lên khi em nghĩ về ánh mắt thất vọng của mẹ.
+ Thế là lấy hết can đảm, em chạy vào phòng để xin lỗi mẹ.
– Kết quả:
+ Em rón rén đi vào thấy mẹ đang nằm trên giường, nhắm mắt như ngủ, nhưng em biết mẹ vẫn đang thức
+ Em nằm xuống cạnh mẹ, ôm lấy mẹ và xin lỗi
+ Một lát sau, mẹ nhẹ nhàng đưa tay lên vuốt tóc em và tha thứ cho em
+ Mẹ còn dặn dò em rằng từ nay về sau không được nói dối nữa, phải chăm chỉ học tập. Em dạ một tiếng thật to rồi ôm chặt lấy mẹ, cười khúc khích.
c. Kết bài
– Kỉ niệm lần đó tuy không phải kỉ niệm đẹp nhưng em vẫn sẽ nhớ mãi
– Vì nhờ lần mắc lỗi đó mà em rút ra được bài học lớn, và thay đổi bản thân mình.
Giải chi tiết đề 13 thi kì 1 môn văn lớp 8 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 2. (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 3. (1,0 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?
b. Phân tích các vế câu trong câu ghép trên?
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một đồ dùng học tập (hoặc một đồ dùng sinh hoạt gia đình).
Lời giải chi tiết
PHẦN I
Câu 1
a.
*Phương pháp: Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học
*Cách giải:
– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
b.
*Phương pháp: Đọc – hiểu.
*Cách giải:
– Hình ảnh “vết nứt” trong bài tượng trưng cho những khó khăn mà con người gặp phải trên đường đời.
Câu 2
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
Em tự chọn bài học phù hợp.
Gợi ý các đáp án:
– Bài học về sự vượt khó trong cuộc sống.
– Bài học về sự mạnh mẽ đương đầu với thử thách.
– Bài học về sự sáng tạo.
…
Câu 3
a.
*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Câu ghép”
*Cách giải:
– Câu ghép: Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
b.
*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Câu ghép”
*Cách giải:
– Phân tích các vế câu:
Tôi // im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi // càng thắt lại khóe mắt tôi // đã cay cay.
CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
Câu 4:
*Phương pháp: Thuyết minh
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản thuyết minh.
+ Bài văn đầy đủ bố cục; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
– Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: thuyết minh về đồ dùng học tập (bút, thước, máy tính…)
– Hướng dẫn cụ thể: Đề bài thuyết minh về chiếc bút bi
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
b. Thân bài:
* Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
* Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
– Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
– Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
– Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
* Phân loại:
– Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
– Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)
– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
* Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)
– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
– Bảo quản: Cẩn thận.
* Ưu điểm, khuyết điểm:
– Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
– Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
– Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
* Ý nghĩa:
– Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
– Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
– Dùng để viết, để vẽ.
c. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Giải chi tiết đề 14 thi kì 1 môn văn lớp 8 Trường THCS THCS Long An
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trich:
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đển bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quả như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trích Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1. Trong đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chỉnh nào? (0,25 điểm)
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 2. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? (0,25 điểm)
- Tức nước vỡ bờ
- Trong lòng mẹ
C. Lão Hạc
D. Tôi đi học
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?
- Người mẹ
- Người cô
C. Người họ nội
D. Tôi
Câu 4. Từ sung túc trong câu “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm áp cải hình hài màu mi của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?” có nghĩa là gì? (0,25 điểm)
A. Sung sướng
B. Giàu có
C. Khá giả
D. Đầy đủ
Câu 5. Xác định các từ cùng một trường từ và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1,0 điểm)
Câu 6. Tìm một câu ghép có trong đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Câu 7. Nội dung chính của đoạn trích trên nói về vấn đề gì? (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề
Đề 1: Kể một kỉ niệm với người thầy (cô) mà em nhớ mãi.
Đề 2: Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập (Bút bi, thước, chiếc com-pa, cặp, sách…).
Lời giải chi tiết
PHẦN I
Câu 1
*Phương pháp: Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học
*Lời giải: Đoạn văn trên chủ yếu miêu tả về người mẹ.
*Đáp án: B
Câu 2
*Phương pháp: Nhớ lại các văn bản đã học
*Lời giải: Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”
*Đáp án: B
Câu 3
*Phương pháp: Đọc kĩ và xem ai là nhân vật chính
*Lời giải: Nhân vật chính là cậu bé Hồng
*Đáp án: D
Câu 4
*Phương pháp: Đọc kĩ và chọn cách giải nghĩa thích hợp nhất
*Lời giải: Từ “sung túc” trong đoạn có nghĩa là giàu có.
*Đáp án: B
Câu 5.
*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài học Trường từ vựng.
*Cách giải:
– Trường từ vựng bộ phận cơ thể: nách, gương mặt, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng.
PHẦN II
ĐỀ 1:
*Phương pháp: Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: Kể một kỉ niệm với người thầy (cô) mà em nhớ mãi.
– Hướng dẫn cụ thể:
1, Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:
– Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.
– Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ.
2, Thân bài
a, Giới thiệu về kỉ niệm:
– Thời gian diễn ra: lớp 6
– Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy văn.
+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai, giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.
b, Thuật lại kỉ niệm
– Hoàn cảnh: (mối quan hệ với thầy cô như thế nào, thầy cô vốn để lại ấn tượng gì đặc biệt)
+ Cô giáo đặc biệt quan tâm tới những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thường xuyên dạy bảo học sinh trong lớp đức tính san sẻ, đùm bọc.
+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.
+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp
– Diễn biến và cao trào của câu chuyện:
+ Ngày 20/11 sắp đến, ai cũng muốn chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn cô.
+ Bản thân cũng muốn tỏ lòng biết ơn cô giáo nhưng không có điều kiện kinh tế ⇒ tự tay làm một tấm thiệp và vẽ một bức tranh tặng cô.
+ Bày tỏ: vì xấu hổ, sợ món quà nhỏ bé nên chỉ dám để vào ngăn bàn giáo viên, không trực tiếp đưa cho cô giáo.
+ Cao trào của câu chuyện: cô nhận được quà, rất bất ngờ nhưng cố nén, không hỏi ai là người tặng. Trong giờ học cô đi vòng quanh lớp quan sát học sinh viết bài. Cô nhận ra nét chữ của em, gọi em ở lại sau giờ học và cảm ơn em chân thành.
– Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:
+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, dù đó là món quà nhỏ không có giá trị vật chất.
+ Cô tặng lại cho em một quyển sách Hạt giống cho tâm hồn.
3. Kết bài
Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.
ĐỀ 2:
*Phương pháp: Thuyết minh
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý.
– Hướng dẫn cụ thể: Cảm nghĩ về mẹ.
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.
2. Thân bài
a. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? …)
– Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
b. Cấu tạo cây bút bi:
Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:
– Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
– Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).
– Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
c. Phân loại các loại bút bi
– Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, …)
– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, …
d. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.
– Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.
e. Ưu điểm, khuyết điểm:
– Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
– Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
f. Ý nghĩa của cây bút bi:
– Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, …
– Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò, những bản hợp đồng quan trọng, …
3. Kết bài
– Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Giải chi tiết đề 15 thi kì 1 môn văn lớp 8 Trường Nguyễn Đình Chiểu
Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đó là chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan…
(O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
a. Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì?
b. Xét về cấu tạo, câu in đậm trong đoạn trích trên là câu gì?
c. Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao?
d. Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả?
Câu 2 (3,0 điểm):
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri
Câu 3 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
Lời giải chi tiết
Câu 1
a.
*Phương pháp: Đọc hiểu
*Cách giải:
– Cụm từ in nghiêng chuyến đi xa xôi bí ẩn sử dụng biện pháp ẩn dụ.
– Cụm từ đó ý chỉ về cái chết.
b.
*Phương pháp: Nhớ lại các kiểu câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép)
*Cách giải:
– Câu in đậm trên thuộc kiểu câu ghép.
c.
*Phương pháp: Nhớ lại các chi tiết của văn bản.
*Cách giải:
– Xiu đã nói với Giôn-xi như thế vì cụ Bơ-men là người đã vẽ ra chiếc lá.
d.
*Phương pháp: Đọc hiểu
*Cách giải:
– Quan điểm của tác giả: nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho con người, vì con người mà tồn tại, hướng con người tới những điều cao đẹp.
Câu 2
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về vẻ đẹp của cụ Bơ-men
– Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở đoạn
Giới thiệu sơ lược về nhân vật và tác phẩm.
2. Thân đoạn
– Đôi nét về hoàn cảnh, nghề nghiệp cụ Bơ-men: là một họa sĩ già, sống cùng khu trọ với những cô họa sĩ trẻ.
– Con người: nhân hậu, hiền lành, trầm lắng.
– Trong cuộc đời, cụ luôn khao khát vẽ được một kiệt tác để đời nhưng chưa thực hiện được.
– Khi Giôn-xi bệnh, cụ lo lắng như với người thân ruột thịt của mình.
– Cụ đã vẽ chiếc lá cứu sống Giôn-xi, đó là chiếc lá của tình người cao cả.
⇒ Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mãi mãi là một tuyệt phẩm để hàng trăm năm sau người đời vẫn còn ca ngợi bởi tinh thần cao thượng, tấm lòng bao dung, yêu thương đồng loại của nó.
3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề.
Câu 3.
*Phương pháp: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: kể lại kỉ niệm của em với bạn.
– Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở bài
– Trong một lần nghỉ hè tôi được ba mẹ cho về quê nội chơi.
– Ở đây tôi làm quen với người bạn mới tên Ái Liên và mọi người thường gọi bạn ấy là Mèo Mun, bạn ấy là con nhà nghèo nhưng rất dễ mến.
2. Thân bài
– Kể lại trường hợp vì sao cả 2 gặp và chơi thân với nhau: Mới về quê nội tôi không quen bạn nào cả. Nhà bạn Ái Liên ở cạnh nhà nội tôi, bạn Ái Liên thấy tôi thường hay ở nhà không đi đâu nên rủ tôi qua nhà bạn ấy chơi.
+ Ngày nào tôi cùng Ái Liên đều đi chơi cùng nhau. Lúc thì chơi ở sân nhà nội, lúc thì rủ nhau đi ra đồng bắt châu chấu hoặc ra đường làng chơi cùng các bạn khác.
+ Chúng tôi thường tự tổ chức những trò chơi như: Kéo xe hoa rụng, Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê… rất là vui.
+ Nhà bạn Ái Liên rất nghèo nên bạn hay tủi thân vì không có đồ chơi.
– Ngày tôi gần xa quê để trở lại thành phố:
+ Ái Liên gọi sang bày trò chơi mới.
+ Hôm đó chúng tôi kéo nhau ra bờ đê chơi, tôi bị té xuống mương nước.
+ Ái Liên nhảy xuống cứu nhưng nó cũng không biết bơi.
– May mắn được chú Ba làm ruộng gần đó cứu hai đứa thoát nạn.
+ Đều sặc nước và được cứu kịp thời.
+ Đêm đó nằm ngủ với Nội, nghe nội kể về hoàn cảnh gia đình bạn Ái Liên tôi thương Ái Liên vô hạn.
3. Kết bài
– Tôi cảm động với tình cảm của bạn ấy dành cho tôi. Tôi mong rằng điều kiện gia đình của bạn sẽ khá hơn để bạn có thể vui vẻ hơn.
– Bây giờ đã vào học lại nhưng tôi và Ái Liên vẫn thường viết thư gửi thăm nhau, kể cho nhau nghe những chuyện ở trường ở lớp.
– Tôi mong tình bạn giữa 2 chúng tôi luôn luôn vui vẻ!
Giải chi tiết đề 16 thi kì 1 môn văn lớp 8 Trường Thực Hành Sư Phạm, Đại học Đồng Nai
Đề bài
I. PHẢN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“…Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi nữa. Không lạ gì sức khoẻ của người nghiện thuốc ngày càng sút kém.
Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.
Ta đến Viện nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trường cho biết: Chất ni-cô- tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tác động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân, có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.”
(Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB GD 2018)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? (0.5 điểm)
Câu 2. Xác định thể loại của đoạn văn trên. (0.5
điểm)
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn. (0.5 điểm)
Câu 4. Trong khói thuốc lá có chứa chất gì? Chất đó ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 5. Vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để viết lại câu sau đây mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu: “… có thấy những người 40 – 50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim.” (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm).
Câu 1. Từ nội dung phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề hút thuốc lá của giới trẻ hiện nay. (2.0 điểm)
Câu 2. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam (5.0 điểm)
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
*Phương pháp: Nhớ lại văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”
*Cách giải:
– Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá”
– Tác giả: Nguyễn Khắc Viện.
Câu 2
*Phương pháp: Nhớ lại phần tìm hiểu chung
*Cách giải:
– Thể loại: văn bản nhật dụng.
Câu 3
*Phương pháp: Đọc hiểu
*Cách giải:
– Nội dung chính: đoạn văn trên nói về tác hại đáng sợ của thuốc lá.
Câu 4
*Phương pháp: Đọc hiểu
*Cách giải:
– Trong khói thuốc lá có chất:
+ Ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô xi.
+ Chất hắc ín lại thường gây ra ung thư.
+ Chất ni-cô- tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
Câu 5
*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài nói giảm, nói tránh.
*Cách giải:
– “… có thấy những người 40 – 50 tuổi đã ra đi đột xuất vì nhồi máu cơ tim.”
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1.
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.
+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
– Yêu cầu nội dung:
+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: suy nghĩ về vấn đề hút thuốc của giới trẻ.
– Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở đoạn
Giới thiệu sơ lược về giới trẻ và nạn hút thuốc.
2. Thân đoạn
– Thực trạng hút thuốc lá trong xã hội: Hút thuốc lá trở thành thói quen của giới trẻ, số lượng thuốc lá tiêu thụ mỗi ngày một cao.
– Nguyên nhân hút thuốc lá: đua đòi, học theo bè bạn, người lớn.
– Tác hại của việc hút thuốc lá:
+ Hút nhiều thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân (các loại bệnh ung thư phổi, gan, thanh quản, dạ dày,…).
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh do ảnh hưởng của việc hít phải khói thuốc lá (có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em,…).
+ Tốn kém nhiều chi phí cho việc mua thuốc lá (người nghiện thuốc lá sẽ hút thút thuốc lá với số lượng ngày càng nhiều, nhu cầu mua các loại thuốc lá mạnh có giá thành cao).
– Lời khuyên:
+ Cá nhân mỗi người nên có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
+ Nhà trường và gia đình cần có biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý thanh thiếu niên, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ hút thuốc lá.
3. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề.
Câu 3.
*Phương pháp: Thuyết minh.
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
– Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản thuyết minh.
+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
– Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: thuyết minh về chiếc áo dài.
– Hướng dẫn cụ thể:
1. Mở bài
– Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
– Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.
2. Thân bài
a/ Lịch sử chiếc áo dài
– Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
– Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau.
– Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.
b/ Cấu tạo
* Các bộ phận
– Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…
– Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
– Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
– Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
– Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.
* Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài: Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.
c/ Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.
d/ Bảo quản:
– Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
– Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.
3. Kết bài:
Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: Dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VŨNG LIÊM
……………
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ 17 KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC …
………………….
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)
1. ĐỌC – HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích trong văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ ở một góc vườn, thân cành trơ trọi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
– Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
(Theo Internet – Những giá trị tinh thần)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: So với trước kia, khu vườn có gì khác khi cây táo đơm hoa, kết trái (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra các từ láy nhưng đồng thời là từ tượng hình trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng chung của các từ tượng hình ấy (1.0 điểm)
Câu 4: Từ đoạn trích trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1: Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày công dụng của cây bút bi và cách bảo quản bút bi. (2.0 điểm)
Câu 2: Kể về một người thầy (cô) mà em quí mến (5.0 điểm)
………………….Hết……………..
Phần
Nội dung
I
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ vào 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ
Cách giải:
– Phương thức chính: tự sự
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ vào nội dung câu chuyện
Cách giải:
– So với trước kia, khu vườn tốt tươi, rực rỡ, màu mỡ hơn khi cây táo đươm hoa, kết trái.
Câu 3:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ láy và từ tượng hình
Cách giải:
– Từ láy – từ tượng hình: lặng lẽ, trơ trọi, tròn tròn.
– Tác dụng: gợi tả được hình ảnh của cây táo một cách cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Từ đoạn trích trong văn bản trên, ta thấy vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể là rất quan trọng. Mỗi cá nhân là một ý kiến, một khả năng, một đóng góp riêng bởi vậy cần trân trọng những màu sắc riêng đó, để làm nên một tập thể hoàn hảo, nhiều màu sắc.
II
Câu 1:
Phương pháp: phân loại, phân tích
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung:
– Giới thiệu đối tượng thuyết minh: cây bút bi.
– Công dụng:
+ Rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, không phải bơm mực, màu mực ra đều.
+ Rất sạch sẽ, không dây ra các đồ vật xung quanh.
+ Là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người.
– Cách bảo quản:
+ Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút.
+ Khi dùng xong nến xếp ngay ngắn những chiếc bút bi vào hộp bút của mình để tránh rơi vỡ, hư bút.
Tổng kết.
Câu 2:
Phương pháp: kể, tả.
Cách giải:
*Phương pháp: Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề từ bao quát đến chi tiết và đáp ứng đủ các nội dung:
I. Mở bài:
– Giới thiệu thầy/ cô giáo mà em mến
– Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.
II. Thân bài:
1. Kể bao quát về thầy/ cô giáo mà em mến
– Cô giáo em mến năm nay bao nhiêu tuổi
– Nhà cô ở đâu
– Gia đình cô thế nào
2. Kể chi tiết về thầy/ cô giáo mà em yêu mến
a. Kể về ngoại hình của thầy/ cô giáo mà em yêu mến
– Vóc dáng, thân hình
– Thầy/ cô thường mặc trang phục gì, trông thế nào
– Thầy/ cô có gương mặt trông thế nào
– Mái tóc, đôi mắt…
b. Kể về tính tình của thầy/ cô
– Thân thiện, hiền hòa…
– Yêu thương học sinh
– Qúy mến tất cả mọi người
c. Kể về hành động của thầy/ cô giáo mà em quý mến
– Luôn giúp đỡ mọi người
– Quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tí
– Hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sống
– Đôi khi thầy/ cô trách mắng tụi em nhưng đó là vì thầy cô thương chúng em
d. Kể về kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về cô giáo mà em quý mến.
Đề 17 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1 ( 1.0 điểm)
Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:
… “ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)
a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.
b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.
Câu 2 ( 1.0 điểm):
Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.
Câu 3 ( 3.0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
Câu 4 ( 5.0 điểm):
Giới thiệu về mái trường em đang học.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a.
+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng” cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.
+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.
+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.
b. Tác dụng:
Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.
Câu 2:
– Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông…
– Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.
– Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại….
Câu 3:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép).
Câu 4:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm……
2. Thân bài:
– Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?
– Vị trí:
+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.
+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…
– Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)…
– Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:
3. Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện Triệu Phong nói chung.
Đề 18 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
PHẦN TIẾNG VIỆT (2.0 điểm)
Câu 1: (0.5 điểm)
Thế nào là tình thái từ?
Câu 2: (0.5 điểm)
Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?
Câu 3: (1.0 điểm)
Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy…nhưng”. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép vừa đặt.
PHẦN VĂN BẢN (3.0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm)
Theo em nguyên nhân nào đã đẩy lão Hạc đến cái chết thê thảm?
Câu 2: (1.0 điểm)
Văn bản “Bài toán dân số” thuộc loại văn bản nào? Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản ấy là gì?
Câu 3: (1.0 điểm)
“Trời chiều phẳng lặng nước trong veo
Nhẹ lướt trên sông một mái chèo”
Câu thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
PHẦN TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Kể về một việc em đã làm khiến ba mẹ rất vui lòng.
Lời giải chi tiết
PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1.
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người.
Câu 2.
Nói giảm nói tránh có tác dụng tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Câu 3.

PHẦN VĂN BẢN
Câu 1.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết thê thảm của lão Hạc là:
– Tình cảnh đói khổ, túng quẫn. (0,5 điểm)
– Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. (0,5 điểm)
Câu 2.
– Thuộc loại văn bản nhật dụng. (0,5 điểm)
– Văn bản đặt ra vấn đề: Dân số và kế hoạch hóa gia đình. (0,5 điểm)
Câu 3.
– Văn bản “Trời chiều bơi thuyền trên sông”. (0,5 điểm)
– Tác giả: Tạ Quốc Bửu. (0,5 điểm)
PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đúng kiểu văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Bài làm phải có bố cục đầy đủ, không mắc lỗi diễn đạt, sắp xếp các sự việc hơp lí.
– Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Đảm bảo các nội dung sau đây:
– Giới thiệu chung về một việc khiến ba mẹ vui lòng. (0.5 điểm)
– Kể diễn biến câu chuyện: (2.5 điểm)
+ Kể câu chuyện đó diễn ra khi nào, ở đâu, với ai.
+ Chuyện đã diễn ra như thế nào,….
+ Cử chỉ, lời nói của ba mẹ.
– Cảm nhận và bài học em rút ra sau câu chuyện đó.
Đề 19 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I: (5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”.
(Trích Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nhận xét về nhan đề của văn bản.
Câu 2: Công dụng của dấu hai chấm trong câu: Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.
Câu 3: Viết lại một câu ghép có trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của câu đó.
Câu 4: Cho câu chủ đề sau: “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Từ câu chủ đề trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu, trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ và 1 trợ từ.
Phần II. (5 điểm)
Học sinh chọn 1 trong hai đề:
Đề 1: Thuyết minh về một đồ dùng học tập
Đề 2: Đóng vai Xiu kể lại diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xi trong đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của Ohen-ri.
Lời giải chi tiết
Phần I:
Câu 1:
– Tác phẩm: Ôn dịch, thuốc lá
– Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
– Nhan đề:
+ Ôn dịch là từ dùng để chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm và có khả năng lây lan rộng. Đồng thời người ta cũng dùng từ này để chửi rủa (đồ ôn dịch).
+ Thuốc lá ở đây là chỉ căn bệnh nghiện thuốc lá.
⟹ Như vậy, ngay từ nhan đề ta đã thấy thuốc lá được ví với ôn dịch, cách ví von này vô cùng chính xác. Bởi nghiện thuốc lá là một căn bệnh nguy hiểm với tất cả mọi người và có tốc độ lây lan chóng mặt. Hơn nữa sử dụng từ “ôn dịch” mang sắc thái biểu cảm, cũng như một lời cảnh báo nghiêm khắc với tất cả những ai đang nghiện thuốc lá, nếu tiếp tục sử dụng cuộc sống của họ sẽ bị hủy diệt.
Câu 2.
– Tác dụng: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
Câu 3.

Câu 4.
Nội dung đoạn văn cần đảm bảo:
– Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
– Với bản thân người hút: gây ung thư vòm họng, ung thử phổi; gây cao huyết áp, tắc động mạnh, nhồi máu cơ tim; lãng phí tiền bạc; tổn hại sức khỏe lao động.
– Với người hút thụ động (ngửi khói thuốc): đau tim mạch, viêm phế quản, có khả năng bị ung thư; những bà mẹ mang thai, khi ngửi khói thuốc, sinh con non, con suy yếu, hệ miễn dịch kém,…
– Giải pháp: đánh thuế cao; phạt nặng những người hút ở nơi công cộng;…
Phần II:
Đề 1:
Dàn bài
1. Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập và sự gắn bó của em với đồ dùng học tập đó.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng học tập
– Trình bày đặc điểm, cấu tạo của đồ dùng học tập
– Trình bày công dụng của đồ dùng học tập
– Cách sử dụng và bảo quản…
3. Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng của đồ dùng học tập đó trong cuộc sống nói chung và với em nói riêng. Bộc lộ tình cảm của người viết đồ dùng học tập đó.
Đề 2:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
– Giới thiệu hoàn cảnh Giôn-xi
– Tâm trạng Giôn-xi trong những ngày bị bệnh
– Diễn biến tâm trạng khi đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống
– Tâm trạng khi thấy chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Đề 20 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích trong văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ ở một góc vườn, thân cành trơ trọi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
– Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
(Theo Internet – Những giá trị tinh thần)
Câu 1: Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích của văn bản trên (0.5 điểm)
Câu 2: Nhận biết
So với trước kia, khu vườn có gì khác khi cây táo đơm hoa, kết trái (0.5 điểm)
Câu 3: Thông hiểu
Chỉ ra các từ láy nhưng đồng thời là từ tượng hình trong đoạn trích trên. Nêu tác dụng chung của các từ tượng hình ấy (1.0 điểm)
Câu 4: Vận dụng
Từ đoạn trích trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày công dụng của cây bút bi và cách bảo quản bút bi. (2.0 điểm)
Câu 2:
Kể về một người thầy (cô) mà em quí mến (5.0 điểm)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC – HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ vào 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ
Cách giải:
– Phương thức chính: tự sự
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ vào nội dung câu chuyện
Cách giải:
– So với trước kia, khu vườn tốt tươi, rực rỡ, màu mỡ hơn khi cây táo đươm hoa, kết trái.
Câu 3:
Phương pháp: căn cứ vào kiến thức từ láy và từ tượng hình
Cách giải:
– Từ láy – từ tượng hình: lặng lẽ, trơ trọi, tròn tròn.
– Tác dụng: giúp sự vật được miêu tả dễ hình dung hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
Từ đoạn trích trong văn bản trên, ta thấy vai trò của sự hiểu đúng, đánh giá đúng về nhau và trân trọng những đóng góp của mỗi cá nhân trong tập thể là rất quan trọng. Mỗi cá nhân là một ý kiến, một khả năng, một đóng góp riêng bởi vậy cần trân trọng những màu sắc riêng đó, để làm nên một tập thể hoàn hảo, nhiều màu sắc.
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: phân loại, phân tích
Cách giải:
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu đoạn văn thuyết minh.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề ngắn gọn, súc tích và đáp ứng đủ các nội dung:
– Giới thiệu đối tượng thuyết minh: cây bút bi.
– Công dụng:
+ Rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, không phải bơm mực, màu mực ra đều.
+ Rất sạch sẽ, không dây ra các đồ vật xung quanh.
+ Là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người.
– Cách bảo quản:
+ Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút.
+ Khi dùng xong nên xếp ngay ngắn những chiếc bút bi vào hộp bút của mình để tránh rơi vỡ, hư bút.
– Tổng kết.
Câu 2:
Phương pháp: kể, tả.
Cách giải:
*Phương pháp: Sử dụng các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm để tạo lập văn bản tự sự.
* Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
– Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề từ bao quát đến chi tiết và đáp ứng đủ các nội dung:
I. Mở bài:
– Giới thiệu thầy/ cô giáo mà em mến
– Kể lại vài ấn tượng của em về người thầy/cô giáo mà em yêu mến.
II. Thân bài:
1. Kể bao quát về thầy/ cô giáo mà em mến
– Cô giáo em mến năm nay bao nhiêu tuổi
– Nhà cô ở đâu
– Gia đình cô thế nào
2. Kể chi tiết về thầy/ cô giáo mà em yêu mến
a. Kể về ngoại hình của thầy/ cô giáo mà em yêu mến
– Vóc dáng, thân hình
– Thầy/ cô thường mặc trang phục gì, trông thế nào?
– Thầy/ cô có gương mặt trông thế nào?
– Mái tóc, đôi mắt…
b. Kể về tính tình của thầy/ cô
– Thân thiện, hiền hòa…
– Yêu thương học sinh
– Qúy mến tất cả mọi người
c. Kể về hành động của thầy/ cô giáo mà em quý mến
– Luôn giúp đỡ mọi người
– Quan tâm và chỉ dạy chúng em từng li từng tí
– Hay nhắc nhở bọn em trong học tập và cuộc sống
– Đôi khi thầy/ cô trách mắng tụi em nhưng đó là vì thầy cô thương chúng em
d. Kể về kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về cô giáo mà em quý mến.
Đề 21 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1: (1.0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
“ …Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ…”
a) Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Nêu ý nghĩa của văn bản em vừa xác định.
Câu 2: (2.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 dòng) thuyết phục một người thân của mình không hút thuốc lá.
Câu 3: (2.0 điểm)
a) Trình bày cách nối các vế trong câu ghép.
b) Đặt câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau:
– Nếu… thì…
– Càng… càng…
Câu 4: (5.0 điểm)
Thuyết minh về chiếc bàn học của em.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a.
– Văn bản: Ôn dịch, thuốc lá
– Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
b.
– Ý nghĩa: Thuốc lá là một thứ ôn dịch dễ dàng lây lan, gây những tổn hại to lớn đến sức khỏe và tính mạng con người. Bởi vậy chúng ta cần phải có quyết tâm cao và triệt để hơn nữa phòng chống ôn dịch.
Câu 2:
– Trình bày khái niệm thuốc lá
– Những chất độc hại có trong thuốc lá: Nicotine, các chất gây kích thích, gây nghiện, gây cản trở quá trình vận chuyển oxi trong máu, gây ung thư.
– Những tác hại của thuốc lá: gây tổn thương da, nướu, răng, ảnh hưởng đến tim, ung thư phổi
– Gửi gắm thông điệp tuyên truyền không sử dụng thuốc lá.
Câu 3:
a)
Có hai cách nối các vế câu:
– Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ; nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
– Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
b) Học sinh đặt chính xác 02 câu ghép với mỗi cặp quan hệ từ sau: nếu… thì…; càng… càng…,
Ví dụ:
– Nếu hôm nay trời mưa thì chúng ta sẽ nghỉ học thể dục
– Trời mưa càng to đường càng lầy lội
Câu 4:
A. Yêu cầu chung:
1. Phương thức: Văn thuyết minh
2. Nội dung: Thuyết minh về chiếc bàn học của em
B. Yêu cầu cụ thể:
Nội dung kiến thức:
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về chiếc bàn học của em.
b. Thân bài:
– Giới thiệu sơ lược về nguồn gốc chiếc bàn học: Xuất hiện từ xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học ra đời, theo thời gian trải qua nhiều giai đoạn, nhiều quá trình con người đã thiết kế ra được chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của con người.
– Trình bày các loại bàn học.
– Giới thiệu hình dáng, kích thước, cấu tạo, màu sắc của bàn học.
– Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản chiếc bàn học.
c. Kết bài:
Nêu suy nghĩ của em về chiếc bàn học
Đề 22 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước […]. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.
Câu 1. Đoạn văn trên của tác giả nào? Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm đó.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gi ?
Câu 3. Đoạn văn có nội dung như thế nào ?
Câu 4. Trình bày ý nghĩa văn bản trên?
Câu 5. Tìm các từ tượng hình và tượng thanh ở đoạn trích. Em hãy chỉ rõ tác dụng của chúng?
Câu 6. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về người nông dân trong xã hội xưa cũ?
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Thuyết minh về một chiếc bút bi luôn gắn bó sâu sắc với em.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
– Tác giả: Nam Cao
– Tác phẩm: Lão Hạc
Tác giả
a. Tiểu sử
– Bút danh Nam Cao ⟶ nặng lòng với quê hương
– Gia đình: nông dân, đông con.
– Cuộc đời Nam Cao đi nhiều, vốn hiểu biết
b. Sự nghiệp sáng tác
– Quan điểm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” ⟶ hiện thực
– Nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
– Đề tài:
+ Người nông dân
+ Người tri thức
Tác phẩm
– Đề tài: người nông dân
– Nhan đề: “Lão Hạc”
+ Nhân vật trung tâm
+ Số phận nhân vật
Câu 2.
– Phương thức: Tự sự
Câu 3.
– Nội dung: Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng
Câu 4.
– Ý nghĩa: Tác phẩm đã cho thấy số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời cũng khẳng định vẻ đẹp nhân cách sáng ngời của họ.
Câu 5.
– Tượng hình: ầng ậng, móm mém; Tượng thanh: hu hu
– Tác dụng: khắc họa rõ nét, sâu đậm nỗi đau đớn tột cùng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng
Câu 6.
– Giới thiệu vấn đề
– Phân tích:
+ Số phận người nông dân bất hạnh, bị dồn đến bước đường cùng (Lão Hạc, chị Dậu)
+ Nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là vẻ đẹp nhân cách sáng ngời:
.. Lão Hạc có tình yêu thương con sâu nặng, lòng tự trọng và nhân cách cao đẹp.
.. Chị Dậu yêu thương chồng con và sức sống tiềm tang mãnh liệt
– Tổng kết vấn đề
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Yêu cầu chung:
– Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật
– Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc.
– Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh.
– Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
– Trình bày sạch đẹp.
Yêu cầu riêng:
1. Mở bài: Giới thiệu về cây bút bi
2. Thân bài:
– Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của cây bút bi
– Trình bày đặc điểm, cấu tạo của cây bút bi
– Trình bày công dụng của cây bút bi
– Cách sử dụng và bảo quản…
3. Kết bài: Nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống nói chung và với em nói riêng. Bộc lộ tình cảm của người viết đồ dùng học tập đó.
Đề 23 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1 (2 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(…) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. (…)
(Ngữ văn 8, tập một)
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào?
b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì?
c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?
d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào?
Câu 2 (2 điểm):
Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C – V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Câu 3 (6 điểm):
Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a) Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
b) Văn bản nhật dụng
c) Rác thải sinh hoạt
d) Bảo vệ môi trường
Câu 2:
– Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
– Phân tích:

Đề bài
Câu 1 (2 điểm)
Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:
(…) Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. (…)
(Ngữ văn 8, tập một)
a) Phần trích trên thuộc văn bản nào?
b) Văn bản ở a thuộc loại văn bản gì?
c) Bao bì ni lông ở phần trích được coi là gì?
d) Văn bản ở a viết về chủ đề nào?
Câu 2 (2 điểm):
Thế nào là câu ghép? Tìm cụm C – V (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu ghép dưới đây và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép?
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Câu 3 (6 điểm):
Em hãy giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a) Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
b) Văn bản nhật dụng
c) Rác thải sinh hoạt
d) Bảo vệ môi trường
Câu 2:
– Khái niệm: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
– Phân tích:
+ Nón cời
* Công dụng
– Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….
– Trong nghệ thuật: Dùng để múa, vẽ,….
– Trong giá trị tinh thần: Nón là một vật dùng để làm quà, hay quảng bá về văn hóa Việt Nam với các du khách.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩ và cảm nghĩ về nón lá.
Đề số 24 – Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (2,50 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
… “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,50đ)
Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên. (1,00đ)
Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”
Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác. (1,00đ)
II. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,50 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa…”
(Cô bé bán diêm – Andecxen)
Câu 1. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” trong đoạn văn. (1,00đ)
Câu 2. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. (0,50đ)
Câu 3. Phân tích và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó. (1,00đ)
III. Phần Tập làm văn: (5,00 điểm)
Em hãy tưởng tượng cảnh bà lão hàng xóm đã chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra đối với gia đình chị Dậu trong văn bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Hãy nhập vai bà lão hàng xóm bày tỏ tâm trạng của mình và kể lại câu chuyện ấy.
Lời giải chi tiết
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
– Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng
– Tác giả: O Hen-ry
Câu 2.
– Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi
Câu 3.
Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:
– Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.
– Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi
– Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.
PHẦN II. TIẾNG VIỆT
Câu 1.
– Trường từ vựng thiên nhiên: tuyết, mặt trời, mặt đất, bầu trời.
Câu 2.
Câu ghép: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.
Câu 3.

– Quan hệ: Tương phản
PHẦN III. TẬP LÀM VĂN
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề, hoàn cảnh chứng kiến sự việc
2. Thân bài
– Giới thiệu về hoàn cảnh gia đình chị Dậu lúc bấy giờ
– Tình yêu thương của chị Dậu dành cho chồng.
– Cảnh cai lệ xông vào nhà, hống hách đòi trói, bắt anh Dậu đi.
– Sự van xin và chống lại bằng lí lẽ.
– Màn đấu lực của chị Dậu và tên cai lệ.
3. Kết bài: Suy nghĩ của bà cụ hàng xóm về toàn bộ câu chuyện được chứng kiến.
Đề 25 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
( …)
“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
– Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa…”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy?
b) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?
2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Câu 2: (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(…)
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… ”
(Theo Vũ Tú Nam – Biển đẹp)
a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên.
b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.
Câu 3: (5 điểm)
Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
1.
a) Đoạn văn trích từ văn bản “Trong lòng mẹ”, trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”, tác giả là Nguyên Hồng, thể loại hồi ký (được viết năm 1938), kể theo ngôi thứ nhất.
b)
– Cảm giác sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong vòng tay êm ái của mẹ.
– Những lời cay độc của bà cô đã bị xóa nhòa khi Hồng được nằm trong lòng mẹ
2.
– Nguyên nhân sâu xa tác động tới tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá thường xuân (cô không biết đấy là chiếc lá được vẽ); nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, cố bám lấy cuộc sống còn ngược lại, cô lại yếu đuối, buông xuôi. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng không chịu rụng đã thức tỉnh, khơi gợi sự sống trong tâm trí cô.
-. Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm tạo thành một kết thúc mở, đầy bất ngờ; để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc và cảm xúc lắng đọng, khiến cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
Câu 2:
a) Xác định đúng 4 câu ghép:
– Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
– Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
– Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
– Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
b) Phân tích được cấu trúc và xác định đúng mối quan hệ giữa các vế trong 4 câu ghép trên là quan hệ điều kiện – kết quả:
– Trời // xanh thẳm, biển//cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
– Trời // rải mây trắng nhạt, biển // mơ màng dịu hơi sương.
– Trời // âm u mây mưa, biển // xám xịt nặng nề.
– Trời // ầm ầm dông gió, biển // đục ngầu, giận dữ
Câu 3:
1. Yêu cầu chung:
– Dạng đề: Văn tự sự.
– Nội dung trọng tâm: Nhập vai chị Dậu kể lại câu chuyện văn bản “Tức nước vỡ bờ”.
– Kỹ năng: – Kể chuyện sáng tạo, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
– Ngôn ngữ kể phù hợp với câu chuyện, có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
a) Mở bài: Nhân vật tôi (chị Dậu) giới thiệu khái quát câu chuyện và cảm xúc chung khi kể lại chuyện đó.
b) Thân bài
b.1. Giới thiệu về bản thân mình và hoàn cảnh gia đình:
– Chị Dậu tự giới thiệu về mình và hoàn cảnh gia đình mình: đến mùa sưu thuế nhưng không có tiền đóng sưu…
– Anh Dậu bị đánh trói đến ngất xỉu, nhờ hàng xóm cứu giúp vừa tỉnh…
b.2 Diễn biến câu chuyện:
* Quá trình tức nước: (các sự việc)
– Bà lão hàng xóm giúp đỡ, nhắc nhở… Chị Dậu nấu cháo chăm sóc cho anh Dậu…
– Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào, hằm hè, hung hăng đòi nộp sưu… Chị Dậu tha thiết van xin…
– Tên cai lệ vẫn cương quyết đòi bắt trói anh Dậu. Hắn đánh chị Dậu thô bạo và nhảy đến trói anh Dậu…
* Quá trình vỡ bờ: (các sự việc)
– Chị Dậu không nhịn được nữa, phản kháng mạnh mẽ, ấn dúi tên cai lệ ra cửa làm hắn ngả chỏng quèo…..
– Tên người nhà lí trưởng chực đánh, chị Dậu vật nhau với hắn và cuối cùng quật ngã được anh ta…
– Anh Dậu sợ hãi vừa run vừa kêu nhưng chị Dậu bảo sẵn sàng chấp nhận hậu quả…
c) Kết bài:
– Cảm nghĩ của chị Dậu sau sự việc: căm giận, uất ức bọn gian ác; tủi cực cho hoàn cảnh của mình…
Đề 26 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“…Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
(Lão Hạc-Nam Cao)
a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?
Câu 2: (2 điểm)
Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học?
Câu 3: (5 điểm)
Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a) Người kể trong đoạn trích là lão Hạc, kể về việc lão bán con chó vàng mà lão yêu quý.
b)
– Các thán từ: Này, a.
– Các tình thái từ: ạ, à.
c) Đặt câu:
Vì lão không muốn khi chết liên lụy đến hàng xóm nên lão đã gửi tiền ông giáo để lo ma chay cho mình.
Câu 2:
* Đặc điểm
– Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
– Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ .
* Các phương pháp
– Nêu định nghĩa, giải thích
– Phương pháp liệt kê
– Phương pháp nêu ví dụ
– Phương pháp dùng số liệu
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp phân loại, phân tích.
Câu 3:
1. Mở bài:
– Giới thiệu hoàn cảnh gia đình chị Dậu.
– Tình huống người kể sang nhà chị Dậu.
2. Thân bài
– Diễn biến sự việc
+ Chị Dậu đang chăm sóc chồng…
+ Thái độ của tên cai lệ và tên người nhà lý trưởng khi mới đến, Chị Dậu cầu xin ra sao…
+ Cao trào của sự việc (thái độ hung hãn của tên cai lệ, sự phản ứng qua từng cách xưng hô của chị Dậu, hai bên lao vào…)
+ Kết quả sự việc qua lời khẳng định của chị Dậu…
3. Kết bài
– Ca ngợi hành động của chị Dậu vì thương chồng đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
– Khẳng định ý nghĩa của quy luật có áp bức, có đấu tranh
Đề 27 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
– Cụ bán rồi ?
– Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầngậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi khôngxót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
Tôi hỏi cho có chuyện :
– Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nướcmắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếunhư con nít. Lão hu hu khóc…
(Trích Lão Hạc, Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD)
Câu 1. Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn
Câu 2. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện?
Câu 3. Em hãy nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc
Câu 4. Kể tên các tác phẩm, tác giả thuộc chủ đề người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 1.
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)
Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích cho gia đình.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Tượng hình: ầng ậng, móm mém; Tượng thanh: hu hu
Câu 2.
– Đoạn văn trên được kể ngôi thứ nhất.
– Tác dụng:
+ Ông giáo – người tham gia cau chuyện chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kể lại câu chuyện, khiến câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi. Với cách kể này, câu chuyện như những lời giãi bày tâm sự, cuốn hút sự theo dõi của độc giả.
+ Việc lựa chọn ngôi kẻ này còn giúp cho cách dẫn dắt câu chuyện trở nên tự nhiên, linh hoạt hơn, lời kể chuyển dịch trong mọi không gian, thời gian, kết hợp giữa kể với tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.
Câu 3.
– Sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thong sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
– Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân của nhà văn, đồng thời ngợi ca những phẩm chất quý báu của lão Hạc.
Câu 4. Tắt đèn – Ngô Tất Tố
II. PHẦN LÀM VĂN
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về loài vật nuôi có ích trong gia đình
2. Thân bài
– Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài vật nuôi
– Giới thiệu về các chủng loại
– Thuyết minh về hình dáng, những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của loài vật nuôi
– Thuyết minh về tập tính của loài
– Cách chăm sóc, nuôi dưỡng
– Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa của loài vật nuôi với gia đình, với truyền thống văn hóa.
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm với vật nuôi. Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của vật nuôi.
Đề 28 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm)
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan Châu Trinh, Sách Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam, 2015
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
Câu 3. Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 4. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.
II. PHẦN LÀM VĂN (8 điểm)
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
– Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) (1908-1910)
Câu 2.
Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…
Câu 3.
Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
Câu 4.
3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
II. PHẦN LÀM VĂN
Em chọn loài hoa tiêu biểu cho ngày tết ở quê em để nắm rõ hơn kiến thức về nó (miền Bắc: hoa đào; miền Nam: hoa mai)
Dàn bài gợi ý (hoa mai)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về hoa mai
2. Thân bài
a. Nguồn gốc và phân bố
– Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.
– Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay.
– Phân bố: xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa.
b. Những đặc điểm của hoa mai
– Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,…
– Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.
– Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.
– Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.
– Hoa mai: năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.
c. Cách chăm sóc hoa mai
– Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ.
– Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng
– Tưới nước: tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập.
– Để có một chậu mai thật đẹp, người trông mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn
d. Ý nghĩa và vai trò, vị trí của hoa mai
– Loài hoa mang đến bình an và may mắn, bởi vậy nó không thể thiếu mỗi dịp đón năm mới
– Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thanh khiết và đức tính kiên cường, mạnh mẽ của những người con đất Việt
– Hoa mai trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo.
– Được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông
– Hoa mai cũng mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho những người trồng mai.
3. Kết bài
Khái quát về vai trò, ý nghĩa của hoa mai trong đời sống của người dân đất Việt và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề 29 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1 (1.0 điểm):
Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:
… “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)
a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.
b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.
Câu 2 (1.0 điểm):
Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.
Câu 3 (3.0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
Câu 4 (5.0 điểm)
Giới thiệu về mái trường em đang học.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a.
+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng” cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.
+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.
+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.
b. Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.
Câu 2:
– Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông…
– Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.
– Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại….
Câu 3:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép)
Câu 4:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm……
Thân bài:
– Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?
– Vị trí:
+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.
+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…
– Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)…
– Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:
Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện em nói chung.
Đề 30 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I: Tiếng Việt (2 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?
A. Thán từ
B. Quan hệ từ
C. Trợ từ
D. Tình thái từ
Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Tôi mải mốt chạy sang.
B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
A. Líu lo B. Véo von
C. Lon ton D. Rả rích
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá ?
A. Chuột sa chĩnh gạo
B. Đầu voi đuôi chuột
C. Khỏe như voi
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm:
A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.
C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.
Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:
A. Trợ từ
B. Thán từ
C. Tình thái từ
D. Quan hệ từ.
Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nói quá
D. Nói giảm nói tránh
Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5 điểm)
Em hãy đọc phần trích sau:
“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?
Câu 4. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).
Phần III: Tập làm văn (4,5 điểm)
Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
Lời giải chi tiết
Phần I: Tiếng Việt
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | D | B | C | C | B | C | D |
Phần II: Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
– Đoạn văn trích từ tác phẩm “Tắt đèn”
– Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự.
Câu 3.
– Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu.
– Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh
Câu 4.
– Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.
– Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
– Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.
Phần III: Tập làm văn
1. Mở bài:
Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung.
2. Thân bài:
Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học
– Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép…
– Trên đường đến trường:
+ Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường
+ Tâm trạng, cảm xúc của em trên đường đến trường
– Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng:
+ Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui náo nhiệt trên sân trường.
+ Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng
+ Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường
– Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học. Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào?…
3. Kết bài: Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường.
Đề 31 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8 – Tập1 – NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm)
b) Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? (0,5 điểm)
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm). Nhận biết
a) Câu ghép là gì? (0,5 điểm)
b) Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1,5 điểm)
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích.
Lời giải chi tiết
I. Văn – Tiếng Việt:
Câu 1:
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc”.
Tác giả: Nam Cao
b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo.
c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ.
Câu 2:
– Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
– Câu ghép trong đoạn trích:
+ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
+ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) – kết quả.
II. Tập làm văn:
1. Mở bài:
Giới thiệu chung về con vật nuôi.
2. Thân bài:
– Nguồn gốc: Nó có nguồn gốc từ đâu? Thuộc loại nào?
– Hình dáng:
+ Giới thiệu bao quát con vật (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký? Thân hình ra sao?)
+ Các đặc điểm về ngoại hình của con vật (Đầu, thân, chân, đuôi… mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)
– Đặc tính hoạt động: Thói quen sinh hoạt của con vật.
– Đặc tính sinh sản.
– Cách chăm sóc con vật nuôi.
– Lợi ích của con vật nuôi trong gia đình.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó.
Đề 32 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I. (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì….”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.
Câu 2: Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy.
Câu 3:
Từ tình cảm của mẹ con bé Hồng trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp để nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thán từ (gạch chân, chú thích rõ).
Phần II. (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Đóng vai nhân vật chị Dậu để kể lại sự việc chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Đề 2: Thuyết minh về cái cặp sách của em.
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
– Tác phẩm: Những ngày thơ ấu (đoạn trích: Trong lòng mẹ)
– Tác giả: Nguyên Hồng
– Nội dung: cảm giác hạnh phúc của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ.
Câu 2.
– Trường chỉ hành động của tay: vuốt ve, gãi
– Trường chỉ bộ phận cơ thể người: lòng, bầu sữa, bàn tay, trán, cằm, lưng
Câu 3.
– Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nhau, đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý
– Biểu hiện của tình mẫu tử
– Ý nghĩa tình mẫu tử:
+ Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió
+ Là nơi tiếp cho ta them động lực, sức mạnh.
+…
– Trách nhiệm bản thân với gia đình, cha mẹ
Phần II.
Đề 1:
1. Mở bài:
– Sợ chồng tôi bị trói, bị đánh nên tôi hết lời van xin.
2. Thân bài:
– Cai lệ vừa quát vừa đấm tôi mấy bịch rồi sấn đến trói chồng tôi.
– Tôi liều mạng cự lại thì bị cai lệ tát bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi để trói, đánh.
– Tôi nghiến răng chửi hắn rồi túm cổ hắn, dúi hắn ngã chỏng quèo, mặc cho hắn thét trói chúng tôi.
– Tên người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh liền bị tôi nắm ngay được gậy. Sau một hồi giằng co, du đẩy, tôi vật nhau với hắn và lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
3. Kết bài:
– Tôi vẫn không nguôi căm giận bọn cai lệ bất nhân.
Đề 2:
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp của em
2. Thân bài
– Giới thiệu về nguồn gốc
– Giới thiệu về cấu tạo:
+ Bên ngoài
+ Bên trong
– Quy trình làm cặp
– Cách sử dụng và bảo quản
– Công dụng, ý nghĩa
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Đề 33 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện:
– Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào:
A. Lão Hạc. B. Tôi đi học.
C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây phong.
Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại:
A. Nghị luận. B. Thuyết minh.
C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để:
A. Báo trước lời đối thoại.
B. Báo trước phần giải thích.
C. Báo trước phần thuyết minh.
D. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn trích là:
A. Miêu tả. B. Tự Sự.
C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3).
”Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ”.
(Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể:
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư.
Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau:
A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.
B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.
D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào:
A. Dấu phẩy + quan hệ từ.
B. Dấu chấm.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu hỏi chấm.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu).
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
Câu 1 + Câu 2:
1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 |
A | C | A | B |
2.1 | 2.2 | 2.3 | |
A | D | A |
Câu 3:
– Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng.
– Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng ông lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha, và có tình thương yêu con tha thiết.
Nhưng cuối cùng con người bất hạnh đó đã phải lựa chọn cho mình một cái chết thật đau đớn. Cái chết đó là sự lên án sâu sắc thực tại xã hội phong kiến, đã đẩy những người nông dân vào bước đường cùng
Câu 4:
– Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ.
– Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ dùng đó.
Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau
– Mở bài:
+ Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh.
– Thân bài:
+ Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh.
+ Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết minh.
+ Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần
+ Công dụng chung của đối tượng thuyết minh.
+ Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản.
– Kết bài: Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và tương lai
Đề 34 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I (5.0 điểm):
Cho đoạn văn:
(.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.
Câu 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?
Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn.
Câu 4. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
Câu 5. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.
Phần II (5.0 điểm):
Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: (…) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.
Câu 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn.
Câu 3. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó.
Lời giải chi tiết
Phần I:
Câu 1.
– Tác phẩm: Hai cây phong
– Tác giả: Ai-mai-tốp
– Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên
Câu 2.
– Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện
– Vai trò:
+ Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm.
+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn.
+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn
Câu 3.
– Câu ghép:

– Vị trí: Đứng ở đầu đoạn, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của hai cây phong.
Câu 4.
– Từ tượng thanh: rì rào, vù vù
– Từ tượng hình: dẻo dai, nghiêng ngả, rừng rực
– Tác dụng;
+ Hình ảnh hai cây phong hiện lên sinh động, hấp dẫn
+ Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đa dạng, phong phú của hai cây phong.
Câu 5.
– Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
– Diễn biến kỉ niệm đó
– Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì?
Phần II
Câu 1.
– Ngày 22/4 là ngày Trái Đất
– Được khởi xướng năm 1970.
– Việt Nam tham gia năm 2000
Câu 2.
– Nội dung: sự nguy hại của bao bì ni lông với môi trường và thực trạng túi ni lông bị vứt bừa bãi.
Câu 3.
– Loại túi em định thuyết minh là loại túi gì: túi vải, túi giấy
– Lịch sử ra đời của loại túi đó
– Cấu tạo
– Công dụng
– Ý nghĩa (so sánh với bao bì ni lông)
Đề 35 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2 điểm)
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
Phan Châu Trinh, Sách Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục ViệtNam, 2015
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
Câu 3. Nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu 4. Kể tên các bài thơ và tác giả đã học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cùng chủ đề với bài thơ này.
II. PHẦN LÀM VĂN (8 điểm)
Thuyết minh về một loài hoa hoặc một loài cây ngày Tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
– Bài thơ được Phan Châu Trinh làm trong thời gian bị bắt đày ra Côn Lôn (Côn Đảo) (1908-1910)
Câu 2.
Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt của thực dân Pháp, người tù buộc phải làm công việc lao động khổ sai hết sức cực nhọc, không ít người đã kiệt sức và gục ngã…
Câu 3.
Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ giúp ta cảm nhận được hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí.
Câu 4.
3 bài thơ, 3 tác giả: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu; Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà, Hai chữ nước nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải.
II. PHẦN LÀM VĂN
Em chọn loài hoa tiêu biểu cho ngày tết ở quê em để nắm rõ hơn kiến thức về nó (miền Bắc: hoa đào; miền Nam: hoa mai)
Dàn bài gợi ý (hoa mai)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về hoa mai
2. Thân bài
a. Nguồn gốc và phân bố
– Loài hoa thuộc chi Mai, họ Mai.
– Hoa mai là một loài cây dại, thân gỗ mọc ở rừng sau đó được con người mang về nhân giống, trồng và thành loài cây cảnh như ngày nay.
– Phân bố: xuất hiện chủ yếu ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta nhưng tập trung nhiều hơn cả là ở dãy núi Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa.
b. Những đặc điểm của hoa mai
– Hoa mai được chia làm nhiều loại khác nhau như mai tứ quý, mai vàng, mai chiếu thủy, mai trắng,…
– Mai là loại cây thân gỗ, thân cây nhỏ có màu nâu sẫm góp phần điểm to cho sự mảnh mai, duyên dáng của cây mai.
– Lá cây mai màu xanh đậm, nhỏ xinh như lá chanh.
– Nụ mai thường nhỏ, được che chở, bao bọc bởi những đài hoa. Chúng thường kết lại với nhau tạo thành một chùm từ bảy đến mười nụ.
– Hoa mai: năm cánh với hương thơm dịu nhẹ lại đua nhau khoe sắc, tỏa hương dưới nắng xuân ấm áp.
c. Cách chăm sóc hoa mai
– Mai là loài cây khó trồng và khó chăm sóc, bởi vậy đòi hỏi ở những người trồng mai sự hiểu biết, cẩn thận và tỉ mỉ.
– Để hoa mai nở vào đúng dịp Tết Nguyên đán, người trồng mai thường ngắt sạch lá mai trước tầm nửa tháng
– Tưới nước: tưới một lượng nước vừa đủ vì nếu tưới quá nhiều nước mai sẽ dễ bị chết úng, chết ngập.
– Để có một chậu mai thật đẹp, người trông mai thường cắt lá, tỉa và uốn cành thành những hình thù độc đáo và có ý nghĩa to lớn
d. Ý nghĩa và vai trò, vị trí của hoa mai
– Loài hoa mang đến bình an và may mắn, bởi vậy nó không thể thiếu mỗi dịp đón năm mới
– Loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, thanh khiết và đức tính kiên cường, mạnh mẽ của những người con đất Việt
– Hoa mai trở thành nguồn cảm hứng cho thơ, ca nhạc họa với nhiều tác phẩm độc đáo.
– Được dùng để trang trí lên chiếc áo dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, như để điểm tô thêm cho vẻ đẹp đằm thắm, thanh khiết của người con gái Á Đông
– Hoa mai cũng mang lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thu nhập cho những người trồng mai.
3. Kết bài
Khái quát về vai trò, ý nghĩa của hoa mai trong đời sống của người dân đất Việt và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề 36 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Câu 1 (1.0 điểm):
Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:
… “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18)
a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.
b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.
Câu 2 (1.0 điểm):
Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.
Câu 3 (3.0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.
Câu 4 (5.0 điểm)
Giới thiệu về mái trường em đang học.
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a.
+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng” cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.
+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.
+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.
b. Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.
Câu 2:
– Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông…
– Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.
– Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại….
Câu 3:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng… Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. ( Câu in đậm là câu ghép)
Câu 4:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm……
Thân bài:
– Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?
– Vị trí:
+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.
+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: (Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…
– Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ (nếu có)…
– Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:
Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện em nói chung.
Đề 37 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I: Tiếng Việt (2 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?
A. Thán từ
B. Quan hệ từ
C. Trợ từ
D. Tình thái từ
Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Tôi mải mốt chạy sang.
B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
A. Líu lo B. Véo von
C. Lon ton D. Rả rích
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá ?
A. Chuột sa chĩnh gạo
B. Đầu voi đuôi chuột
C. Khỏe như voi
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm:
A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.
C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.
Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:
A. Trợ từ
B. Thán từ
C. Tình thái từ
D. Quan hệ từ.
Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nói quá
D. Nói giảm nói tránh
Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3,5 điểm)
Em hãy đọc phần trích sau:
“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?
Câu 4. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).
Phần III: Tập làm văn (4,5 điểm)
Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
Lời giải chi tiết
Phần I: Tiếng Việt
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | D | B | C | C | B | C | D |
Phần II: Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
– Đoạn văn trích từ tác phẩm “Tắt đèn”
– Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự.
Câu 3.
– Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu.
– Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh
Câu 4.
– Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.
– Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
– Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.
Phần III: Tập làm văn
1. Mở bài:
Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung.
2. Thân bài:
Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học
– Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép…
– Trên đường đến trường:
+ Miêu tả cảnh vật trên đường đến trường
+ Tâm trạng, cảm xúc của em trên đường đến trường
– Khi đến trường và khi dự lễ khai giảng:
+ Miêu tả lại quang cảnh của trường, không khí đông vui náo nhiệt trên sân trường.
+ Các hoạt động diễn ra trong lễ khai giảng
+ Ấn tượng, cảm xúc của em về ngôi trường
– Tâm trạng của em khi ngồi trong lớp học. Ấn tượng về thầy (cô) giáo, về bạn bè như thế nào?…
3. Kết bài: Nêu ấn tượng sâu sắc, cảm xúc, suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đến trường.
Đề 38 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
I. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
(Ngữ văn 8 – Tập1 – NXB Giáo dục)
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm)
b) Những suy nghĩ trong đoạn văn trên là của nhân vật nào? (0,5 điểm)
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm). Nhận biết
a) Câu ghép là gì? (0,5 điểm)
b) Tìm câu ghép trong đoạn trích sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1,5 điểm)
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em thích.
Lời giải chi tiết
I. Văn – Tiếng Việt:
Câu 1:
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Lão Hạc”.
Tác giả: Nam Cao
b. Suy nghĩ của nhân vật ông giáo.
c. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên một thái độ sống, một cách ứng xử: cần có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về những người xung quanh, biết tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác thì mới có thể hiểu đúng về họ.
Câu 2:
– Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là một vế câu.
– Câu ghép trong đoạn trích:
+ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
+ Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ điều kiện( giả thiết) – kết quả.
II. Tập làm văn:
1. Mở bài:
Giới thiệu chung về con vật nuôi.
2. Thân bài:
– Nguồn gốc: Nó có nguồn gốc từ đâu? Thuộc loại nào?
– Hình dáng:
+ Giới thiệu bao quát con vật (Lớn bằng chừng nào? Độ bao nhiêu ký? Thân hình ra sao?)
+ Các đặc điểm về ngoại hình của con vật (Đầu, thân, chân, đuôi… mỗi bộ phận có những đặc điểm gì nổi bật?)
– Đặc tính hoạt động: Thói quen sinh hoạt của con vật.
– Đặc tính sinh sản.
– Cách chăm sóc con vật nuôi.
– Lợi ích của con vật nuôi trong gia đình.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật nuôi đó.
Đề 39 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I. (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì….”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định nội dung đoạn trích trên bằng một câu văn ngắn gọn.
Câu 2: Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy.
Câu 3:
Từ tình cảm của mẹ con bé Hồng trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp để nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép, một thán từ (gạch chân, chú thích rõ).
Phần II. (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Đóng vai nhân vật chị Dậu để kể lại sự việc chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Đề 2: Thuyết minh về cái cặp sách của em.
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
– Tác phẩm: Những ngày thơ ấu (đoạn trích: Trong lòng mẹ)
– Tác giả: Nguyên Hồng
– Nội dung: cảm giác hạnh phúc của bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ.
Câu 2.
– Trường chỉ hành động của tay: vuốt ve, gãi
– Trường chỉ bộ phận cơ thể người: lòng, bầu sữa, bàn tay, trán, cằm, lưng
Câu 3.
– Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, sẵn sàng hi sinh bảo vệ nhau, đó là một tình cảm thiêng liêng, cao quý
– Biểu hiện của tình mẫu tử
– Ý nghĩa tình mẫu tử:
+ Là nơi nương tựa, giúp ta vượt qua mọi sóng gió
+ Là nơi tiếp cho ta them động lực, sức mạnh.
+…
– Trách nhiệm bản thân với gia đình, cha mẹ
Phần II.
Đề 1:
1. Mở bài:
– Sợ chồng tôi bị trói, bị đánh nên tôi hết lời van xin.
2. Thân bài:
– Cai lệ vừa quát vừa đấm tôi mấy bịch rồi sấn đến trói chồng tôi.
– Tôi liều mạng cự lại thì bị cai lệ tát bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi để trói, đánh.
– Tôi nghiến răng chửi hắn rồi túm cổ hắn, dúi hắn ngã chỏng quèo, mặc cho hắn thét trói chúng tôi.
– Tên người nhà lý trưởng giơ gậy chực đánh liền bị tôi nắm ngay được gậy. Sau một hồi giằng co, du đẩy, tôi vật nhau với hắn và lẳng hắn ngã nhào ra thềm.
3. Kết bài:
– Tôi vẫn không nguôi căm giận bọn cai lệ bất nhân.
Đề 2:
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp của em
2. Thân bài
– Giới thiệu về nguồn gốc
– Giới thiệu về cấu tạo:
+ Bên ngoài
+ Bên trong
– Quy trình làm cặp
– Cách sử dụng và bảo quản
– Công dụng, ý nghĩa
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Đề 40 kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Ngữ văn 8
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 1.1 đến câu 1.4).
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện:
– Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1.1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào:
A. Lão Hạc. B. Tôi đi học.
C. Trong lòng mẹ. D. Hai cây phong.
Câu 1.2. Đoạn trích trên thuộc thể loại:
A. Nghị luận. B. Thuyết minh.
C. Truyện ngắn. D. Tiểu thuyết.
Câu 1.3. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để:
A. Báo trước lời đối thoại.
B. Báo trước phần giải thích.
C. Báo trước phần thuyết minh.
D. Báo trước lời dẫn trực tiếp.
Câu 1.4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có đoạn trích là:
A. Miêu tả. B. Tự Sự.
C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất (từ câu 2.1 đến câu 2.3).
”Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ”.
(Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 2.1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi kể:
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ tư.
Câu 2.2. Câu nào là câu ghép trong các câu sau:
A. Ta khó mà ở cho vừa ý họ.
B. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế.
C. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng.
D. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Câu 2.3. Câu ghép trong đoạn trích trên các vế được nối với nhau bằng cách nào:
A. Dấu phẩy + quan hệ từ.
B. Dấu chấm.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu hỏi chấm.
Phần II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
Xác định nội dung chính của đoạn trích ở câu 1. Qua nhân vật Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về phẩm chất và số phận người nông dân trong xã hội cũ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ (5 đến 7 câu).
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết
Câu 1 + Câu 2:
1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 |
A | C | A | B |
2.1 | 2.2 | 2.3 | |
A | D | A |
Câu 3:
– Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, xót xa, ân hận của lão Hạc khi bán con chó vàng.
– Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ, bất hạnh. Nhưng ông lại có những phẩm chất cao quý đáng trân trọng đó là sự chăm chỉ, hiền lành, nhân hậu, giàu lòng vị tha, và có tình thương yêu con tha thiết.
Nhưng cuối cùng con người bất hạnh đó đã phải lựa chọn cho mình một cái chết thật đau đớn. Cái chết đó là sự lên án sâu sắc thực tại xã hội phong kiến, đã đẩy những người nông dân vào bước đường cùng
Câu 4:
– Hình thức: Viết đảm bảo hình thức văn bản thuyết minh, đúng kiểu câu, chính tả, trình bày sạch sẽ.
– Về nội dung: Học sinh có thể lập ý theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được đặc điểm cấu tạo, công dụng của đồ dùng đó.
Cụ thể: đảm bảo cơ bản theo dàn ý sau
– Mở bài:
+ Định nghĩa khái quát về đối tượng thuyết minh.
– Thân bài:
+ Giới thiệu về hình dạng của đối tượng thuyết minh.
+ Giới thiệu về màu sắc, chất liệu của đối tượng thuyết minh.
+ Cấu tạo của đối tượng thuyết minh gồm mấy phần, chất liệu, màu sắc, công dụng của mỗi phần
+ Công dụng chung của đối tượng thuyết minh.
+ Nhưng lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản.
– Kết bài: Giá trị của đối tượng thuyết minh trong hiện tại và tương lai
Để lại một phản hồi