Mục Lục
Đề 1 thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Toán
PHẦN 1 (3,5 điểm). Chọn đáp án đúng (A, B, C, D) và ghi ra giấy
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đường kính bằng bán kính.
B. Đường kính hơn bán kính 2 đơn vị.
C. Đường kính gấp 2 lần bán kính.
D. Bán kính gấp 2 lần đường kính.
Câu 2. 157% = ……..
A . 157
B . 15,7
C. 1,57
D. 0,157
Câu 3. 412,3 x …… = 4,123. Số điền vào chỗ chấm là:
A . 100
B . 10
C. 0,1
D. 0,01
Câu 4. Có bao nhiêu số tự nhiên y thỏa mãn điều kiện 3,2 x y < 15,6
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 5. Một thuyền khi xuôi dòng có vận tốc là 13,2 km/giờ. Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là 7,4 km/giờ. Như vậy vận tốc của dòng nước là:
A. 5,8 km/giờ
B. 2,9 km/giờ
C. 6,8 km/giờ
D. 10,3 km/giờ
Câu 6. Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 7m325cm3 = ……. cm3 là:
A. 7 000 025
B. 700025
C. 70025
D. 7025
Câu 7. Cho hình tròn có đường kính là 10cm. Diện tích của hình tròn đó là:
A. 314 cm2
B. 15,7 cm2
C. 31,4 cm2
D. 78,5 cm2
II. Phần Tự luận (6,5 điểm)
Bài 1 (1,5 điểm). Điền số hoặc đơn vị thích vào chỗ trống.
a. 225 phút = …………….…. giờ
b. 9m3 75cm3 = 9,000075………
c. 52kg 4g = 52,004 ………
d. 25 % của 2 thế kỉ =…… năm
Bài 2 (2 điểm). Đặt tính rồi tính
4,65 x 5,2 7 giờ
18 phút : 3
32,3 + 75,96 12 phút
15 giây – 7 phút 38 giây
Bài 3 (2 điểm). Quãng đường AB dài 100 km. Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 45 phút, giữa đường người đó nghỉ 15 phút. Một xe máy đi trên quãng đường đó với vận tốc bằng 60% vận tốc của ô tô. Tính vận tốc của xe máy.
Bài 4 (1 điểm). Tính bằng cách hợp lý
a. 0,2468 + 0,08 x 0,4 x 12,5 x 2,5 + 0,7532
b. 2 giờ 45 phút + 2,75 giờ x 8 + 165 phút
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5
PHẦN I (3,5 điểm).Khoanh tròn chữ cái đặt trước đáp án đúng của mỗi câu được 0.5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | C | C | D | C | B | A | D |
PHẦN II (6,5 điểm)
Bài 1 (1,5 điểm).
– HS điền đúng phần a, d mỗi phần được 0,5 điểm
– HS điền đúng phần b, c mỗi phần được 0,25 điểm
Đáp án:
()
a. 225 phút = 3,75 giờ b. 9m375cm3 = 9,000075 m3 |
c. 52kg 4g = 52,004 kg d. 25 % của 2 thế kỉ = 50 năm |
Bài 2 (2 điểm). HS làm đúng mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm
Học sinh tự đặt tính và kết quả là:
4,65 x 5,2 = 24,18
7 giờ 18 phút : 3 = 6 giờ 78 phút : 3 = 2 giờ 26 phút
32,3 + 75,96 = 108,26
12 phút 15 giây – 7 phút 38 giây = 11 phút 75 giây – 7 phút 38 giây = 4 phút 37 giây
Bài 3 (2 điểm). Bài giải
Thời gian ô tô từ A đến B (không tính thời gian nghỉ) là: (0,5 điểm)
9 giờ 45 phút – 7 giờ 30 phút – 15 phút = 2 (giờ) (0,5 điểm)
Vận tốc của ô tô là: 100 : 2 = 50 (km/h) (0,5 điểm)
Vận tốc của xe máy là: 50 : 100 x 60 = 30 (km/h) (0,5 điểm)
Đáp số: 30 km/h
Ghi chú: Học sinh làm cách khác đúng cho điểm tương đương
Có thể giải như sau:
Thời gian ô tô đi quãng đường AB kể cả thời gian nghỉ là:
9 giờ 45 phút – 7 giờ 30 phút = 2 giờ 15 phút
Thời gian ô tô đi quãng đường AB không kể thời gian nghỉ là:
2 giờ 15 phút – 15 phút = 2(giờ)
Vận tốc ô tô là:
100 : 2 = 50(km/h)
Vận tốc xe máy là:
50 x 60% = 30(km/h)
Đáp số: 30km/h
Bài 4 (1 điểm). HS làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm
a. 0,2468 + 0,08 x 0,4 x 12,5 x 2,5 + 0,7532
= (0,2468 + 0,7532) + (0,08 x 12,5) x (0,4 x 2,5) (0,25 điểm)
= 1 + 1 x 1
= 2 (0,25 điểm)
b. 2 giờ 45 phút + 2,75 giờ x 8 + 165 phút
= 2,75 giờ + 2,75 giờ x 8 + 2,75 giờ
= 2,75 giờ x (1 + 8 + 1) (0,25 điểm)
= 2,75 giờ x 10
= 27,5 giờ (0,25 điểm)
Đề 2 thi Toán lớp 5 học kì 2
Khoanh tròn trước chữ cái trả lời đúng trong mỗi câu sau
Câu 1. (0,5 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:
A. 55,720
B. 55,072
C. 55,027
D. 55,702
Câu 2: (0,5 điểm) Phép trừ 712,54 – 48,9 có kết quả đúng là:
A. 70,765
B. 223,54
C. 663,64
D. 707,65
Câu 3. (0,5 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Giá trị của biểu thức: 201,5 – 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ……..
Câu 4. (0,5 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm. Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
A. 10dm
B. 4dm
C. 8dm
D. 6dm
Câu 5. (0,5 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
55 ha 17 m2 = …..,…..ha
A. 55,17
B. 55,0017
C. 55, 017
D. 55, 000017
Câu 6. (0,5 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150%
B. 60%
C. 40%
D. 80%
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 7: Đặt tính rồi tính (2 điểm)
a. 52,37 – 8,64
b. 57,648 + 35,37
c. 16,25 x 6,7
d. 12,88 : 0,25
Câu 8. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Bài 9. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất
hình thang đó?
Câu 10: Tìm x: (1 điểm)
8,75 × x + 1,25 × x = 20
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đáp án: B (0,5 điểm)
Câu 2: Đáp án: C (0,5 điểm)
Câu 3: Giá trị của biểu thức: 201,5 – 36,4 : 2,5 x 0,9 là:
Đáp án: 188, 396 (0,5 điểm)
Câu 4: Đáp án: B (0,5 điểm)
Câu 5: Đáp án: B (0,5 điểm)
Câu 6: Đáp án: B (0,5 điểm)
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 7: (2 đ) Đặt tính đúng và kết quả của phép tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm
Kết quả các phép tính như sau:
a. 52,37 – 8,64 = 43,73
b. 57,648 + 35,37 = 93,018
c. 16,5 x 6,7 = 110,55
d. 12,88 : 0,25 = 51,52
Câu 8: (2 đ) Có lời giải, phép tính và tính đúng kết quả:
Bài giải:
Thời gian xe máy đi từ A đến B là (0,25 Điểm)
9 giờ 42 phút – 8 giờ 30 phút = 1 giờ 12 phút (0,5 Điểm)
Đổi 1 giờ 12 phút = 1, 2 giờ (0,25 Điểm)
Vận tốc trung bình của xe máy là (0,25 Điểm)
60 : 1,2 = 50 (km/giờ) (0,5 Điểm)
Đáp số: 50 km /giờ (0,25 Điểm)
Câu 9: (2 đ) Có lời giải, phép tính và tính đúng kết quả
Bài giải:
Đáy bé hình thang: (0,25 Điểm)
150 : 5 x 3 = 90 (m) (0,25 Điểm)
Chiều cao hình thang: (0,25 Điểm)
150 : 5 x 2 = 60 (m) (0,25 Điểm)
Diện tích hình thang: (0,25 Điểm)
(150 + 90) x 60 : 2 = 7200 (m2) (0,5 Điểm)
Đáp số: 7200 m2 (0,25 Điểm)
Câu 10: (1đ) Tìm x
8,75 × x +1 ,25 × x = 20
(8,75 + 1,25 ) × x = 20 (0,25 Điểm)
10 × x = 20 (0,25 Điểm)
x = 20 : 10 (0,25 Điểm)
x = 2 (0,25 Điểm)
Đề 3 thi Toán lớp 5 học kì 2
Ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6) – từ câu 7 trình bày bài giải vào giấy kiểm tra
Câu 1. (1 điểm) Số lớn nhất trong các số thập phân: 4,031; 4,31; 4,103; 4,130 là:
A. 4,031
B. 4,31
C. 4,103
D. 4,130
Câu 2. (1 điểm) Hỗn số được viết dưới dạng số thập phân là:
A. 3,3
B. 3,4
C. 3,34
D. 3,75
Câu 3. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 3,5m; chiều rộng 2m; chiều cao 1,5m. Thể tích hình hộp chữ nhật đó là?
A. 7m3
B. 1,05m
C. 10,5m3
D. 105m3
Câu 4. (1 điểm) Biểu đồ hình quạt bên cho biết tỉ số phần trăm các phương tiện được sử dụng để đến trường học của 1600 học sinh tiểu học. Số học sinh đi bộ đến trường là:
A. 160 học sinh
B. 16 học sinh
C. 32 học sinh
D. 320 học sinh
Câu 5. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
25% của 1 giờ = 15 phút
55 ha 17 m2 = 55,17ha
Câu 6. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 0,5 m = ………………cm
b) 0,08 tấn = …………… kg
c) 7,268 m2 = ………….. dm2
d) 3 phút 40 giây = …………. giây
Câu 7. Đặt tính rồi tính:
a) 3 năm 6 tháng + 5 năm 9 tháng
b) 8 giờ 25 phút – 5 giờ 40 phút
c) 27,05 x 3,6
d) 10,44 : 2,9
Câu 8. Tìm x:
a, 92,75 : x = 25
b, x – 5,767 = 200 – 13,2
Câu 9: (1 điểm) Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Câu 10: (1 điểm) Cho hình bên. Tính diện tích hình thang, biết bán kính hình tròn là 5cm và đáy lớn gấp 3 lần đáy bé.
Đáp án Đề thi Toán lớp 5 kì 2
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
B |
D |
C |
A |
Điểm |
1 |
1 |
1 |
1 |
Câu 5:
25% của 1 giờ = 15 phút Đ
55 ha 17 m2 = 55,17ha S
Câu 6: (1 điểm)
a) 0,5 m = 50cm
b) 0,08 tấn = 80kg
c) 7,268 m2 = 726,8 dm2
d) 3 phút 40 giây = 220 giây
Câu 7: HS đặt tính đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
Đáp án như sau
a) 3 năm 6 tháng + 5 năm 9 tháng = 8 năm 15 tháng = 9 năm 3 tháng
b) 8 giờ 25 phút – 5 giờ 40 phút = 7 giờ 85 phút – 5 giờ 40 phút = 2 giờ 45 phút
c) 27,05 x 3,6 = 97,38
d) 10,44 : 2,9 = 3,6
Câu 8: (1 điểm)
a, 92,75 : x = 25
x = 92,75 : 25
x = 3,71
b, x – 5,767 = 200 – 13,2
x – 5,767 = 186,8
x = 186,8 + 5,767
x = 192,567
Câu 9: (1 điểm) Có lời giải, phép tính và tính đúng kết quả:
Bài giải:
Thời gian xe máy đi từ A đến B là
9 giờ 42 phút – 8 giờ 30 phút = 1 giờ 12 phút (0,25 điểm)
Đổi 1 giờ 12 phút = 1, 2 giờ (0,25 điểm)
Vận tốc trung bình của xe máy là
60 : 1,2 = 50 (km/giờ) (0,25 điểm)
Đáp số: 50 km /giờ (0,25 điểm)
Câu 10:
Theo hình, đáy bé chính là bán kính của hình tròn
Vậy đáy bé = 5 cm
Đáy lớn hình thang là: 5 × 3 = 15 (cm)
Đường kính của đường tròn là:
5 × 2 = 10 (cm)
Diện tích hình thang bé là:
Diện tích hình thang lớn là:
12,5 + 62,5 + 25 = 100cm2
Tính được:
– Đáy bé, đáy lớn, chiều cao: 0,5đ
Diện tích hình thang: 0,5 đ
Đề 4 thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 sau:
Câu 1. Phần thập phân của số 42,25 là:
A. 25
A. 3,5
B. 0,35
C. 35
D. 0,6
Câu 3. 1 phút 15 giây = ?
A. 1,15 phút
B. 1,25 phút
C. 115 giây
D. 1,25 giây
Câu 4. Diện tích hình tròn có đường kính 2 cm là:
A. 3,14 cm2
B. 6,28 cm2
C. 6,28 cm
D. 12,56 cm2
Câu 5. Một hình thang có trung bình cộng hai đáy là 5cm và chiều cao là 3,2 cm thì diện tích hình thang đó là:
A. 8 cm2
B. 32 cm2
C. 16 cm2
D. 164 cm2
Câu 6. Một ô tô đi quãng đường AB dài 120 km mất 2 giờ 30 phút. Vận tốc ô tô là:
A. 80 km/giờ
B. 60 km/giờ
C. 50 km/giờ
D. 48 km/giờ
Câu 7. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 3 giờ 45 phút =…………………….phút
b. 5 m2 8dm2 =……………………m2
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 8. Đặt tính rồi tính (2 điểm)
a) 384,5 + 72,6
b) 281,8 – 112,34
c) 16,2 x 4,5
d) 112,5 : 25
Câu 9. Một hình tam giác có độ dài đáy là 45 cm. Độ dài đáy bằng 5/3
chiều cao. Tính diện tích của tam giác đó? (2 điểm)
Câu 10. Một bình đựng 400 g dung dịch chứa 20% muối. Hỏi phải đổ thêm vào bình bao nhiêu gam nước lã để được một bình nước muối chứa 10% muối? (1 điểm)
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Toán
Câu 1(0,5đ) |
Câu 2 (0,5đ) |
Câu 3 (0,5đ) |
Câu 4 (0,5đ) |
Câu 5 ( 1đ) |
Câu 6 (1đ) |
C |
D |
B |
A |
C |
D |
Câu 7: (1 điểm) Điền đúng mỗi phần được 0,5 điểm
a- 225
b- 5,08
a. 3 giờ 45 phút = 225 phút
b. 5 m2 8dm2 =5,08 m2
II- Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 8: (2 điểm) Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm
a) 457,1
b) 169,46
c) 72,9
d) 4,5
Câu 9: (2 điểm)
Chiều cao của tam giác là : 0,25 điểm.
45 : 5/3= 27 (cm) 0,5 điểm.
Diện tích của tam giác là: 0,25 điểm.
45 x 27 : 2 = 607,5 (cm2) 0,75 điểm.
Đáp số: 607,5 cm2 0,25 điểm
Câu 10: (1 điểm)
Khối lượng muối trong 400 gam dung dịch là: 400 : 100 x 20 = 80 (g) (0,25 điểm)
Khối lượng dung dịch sau khi đổ thêm nước lã: 80 : 10 x 100 = 800 (g) (0,25 điểm)
Số nước lã cần đổ thêm là: 800 – 400 = 400 (g) (0,25 điểm)
Đáp số: 400g (0,25 điểm)
Đề 5 thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán
Câu 1.(2 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu dưới đây.
a. Chữ số 9 trong số 25, 309 thuộc hàng nào?
A. Hàng đơn vị
B. Hàng trăm
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn
b. Phân số 2/5 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 2,5
B. 5,2
C. 0,4
D. 4,0
c. Thể tích của một hình lập phương có cạnh 5 dm là:
A. 125 dm3
B. 100 dm2
C. 100 dm3
D. 125 dm2
d. Cách tính diện tích hình thang có đáy lớn là 25 cm, đáy nhỏ 21 cm và chiều cao 8 cm là:
A. (25 x 21) x 8 : 2
B. (25 + 21) x 8 : 2
C. (25 + 21) : 8 x 2
D. (25 x 21) : 8 x 2
Câu 2. (1 điểm) Nối mỗi với dấu (>; <; =) thích hợp.
Câu 3. (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a. 97,65 x 0,01 = 0,9765
b. 8,59 x 10 = 8,590
Câu 4. (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (…)
a. 8 km 362 m = ………….km
b. 1 phút 30 giây = ……………..phút
c. 15 kg 287 g = ………….kg
d. 32 cm2 5 mm2 = …………cm2
Câu 5. (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a. 256,34 + 28, 57
b. 576,4 – 159,28
c. 64, 59 x 4,5
d. 69,45 : 46,3
Câu 6. (2 điểm) Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 43 km/ giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 45 km/ giờ. Biết quãng đường AB dài 220 km. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau?
Câu 7. (1 điểm) Cho hai số thập phân có tổng bằng 69,85. Nếu chuyển dấu phẩy ở số bé sang phải một hàng ta được số lớn. Tìm hai số đã cho?
Trả lời:
– Số lớn là: …………
– Số bé là:………….
Đáp án đề thi cuối kì 2 lớp 5 môn Toán
Câu 1: (2 điểm) Khoanh đúng mỗi ý cho cho 0,5 điểm.
a. Khoanh vào D
b. Khoanh vào C
c. Khoanh vào A
d. Khoanh vào B
Câu 2: (1 điểm) Nối đúng mỗi ý cho 0,25 điểm.
a. >
b. <
c. =
d. >
Câu 3: (1 điểm) Điền đúng mỗi ô trống cho 0,5 điểm.
a. 97,65 x 0,01 = 0,9765 Đ
b. 8,59 x 10 = 8,590 S
Câu 4: (1 điểm) Điền đúng mỗi ý cho 0,25 điểm.
a. 8 km 362 m = 8,362 km
b. 1 phút 30 giây = 1,5 phút
c. 15 kg 287 g = 15, 287 kg
d. 32 cm2 5 mm2 = 32, 05 cm2
Câu 5: (2 điểm) Tính đúng mỗi phép tính cho 0,5 điểm.
Đáp án như sau:
a. 256,34 + 28, 57 = 284,91
b. 576,4 – 159,28 = 417,12
c. 64, 59 x 4,5 = 290,655
d. 69,45 : 46,3 = 1,5
Câu 6: (2 điểm)
– Sau mỗi giờ, cả hai ô tô đi được quãng đường là:
43 + 45 = 88 (km) 0,75 điểm
(Lời giải, phép tính: 0,25 đ, Kết quả: 0,5 điểm)
– Thời gian hai ô tô gặp nhau là:
220 : 88 = 2,5 ( giờ) 1 điểm
(Lời giải, phép tính: 0,25 đ, Kết quả: 0,75 điểm)
Đáp số: 2,5 giờ 0,25 điểm.
* Nếu thiếu hoặc sai danh số một lần trở lên toàn bài trừ 0,5 điểm.
Câu 7: (1 điểm) Đúng mỗi số cho 0,5 điểm.
Số lớn là: 63,5
Số bé là: 6,35
Lời giải chi tiết:
Nếu chuyển dấu phẩy của số bé sang phải 1 hàng ta được số lớn, và số lớn gấp 10 lần số bé
Ta có sơ đồ:
Số lớn: |—|—|—|—|—|—|—|—|—|—|
Số bé: |—|
Tổng số phần bằng nhau là:
10 + 1 = 11 (phần)
Số lớn là:
(69,85 : 11) × 10 = 63,5
Số bé là:
69,85 – 63,5 = 6,35
Đề 6 thi học kì 2 môn Toán lớp 5
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn ý đúng ghi vào bài làm.
Câu 1. (0,5 điểm) Số bé nhất trong các số: 3,055; 3,050; 3,005; 3,505 là:
a. 3,505
b. 3,050
c. 3,005
d. 3,055
Câu 2. (0,5 điểm) Trung bình một người thợ làm một sản phẩm hết 1 giờ 30 phút. Người đó làm 5 sản phẩm mất bao lâu?
a. 7 giờ 30 phút
b. 7 giờ 50 phút
c. 6 giờ 50 phút
d. 6 giờ 15 phút
Câu 3. (0,5 điểm) Có bao nhiêu số thập phân ở giữa 0,5 và 0,6:
a. Không có số nào
b. 1 số
c. 9 số
d. Rất nhiều số
Câu 4. (0,5 điểm) Hỗn số viết thành số thập phân là:
a. 3,90
b. 3,09
c.3,9100
d. 3,109
Câu 5. (1 điểm) Tìm một số biết 20% của nó là 16. Số đó là:
a. 0,8
b. 8
c. 80
d. 800
Câu 6. (1 điểm) Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống.
Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 36 dm2. Thể tích hình lập phương đó là:
a. 27 dm3
b. 2700 cm3
c. 54 dm3
d. 27000 cm3
II. TỰ LUẬN: (4 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 0,48 m2 = …… cm2
b. 0,2 kg = …… g
c. 5628 dm3 = ……m3
d. 3 giờ 6 phút = ….giờ
Bài 2. (2 điểm) Đặt tính và tính.
a. 56,72 + 76,17
b. 367,21 – 128,82
c. 3,17 x 4,5
d. 52,08 :4,2
Bài 3. (2 điểm) Quãng đường AB dài 180 km. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi:
a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
b. Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?
Bài 4: Tính nhanh (1 điểm)
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Lớp 5 môn Toán
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Đáp án c
Câu 2. (0,5 điểm) Đáp án a
Câu 3.(0,5 điểm) Đáp án d
Câu 4. (0,5 điểm) Đáp án b
Câu 5.(1 điểm) Đáp án c
Câu 6.(1 điểm)
a. 27 dm3 Đ
b. 2700 cm3 S
c. 54 dm3 S
d. 27000 cm3 Đ
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1.(1 điểm) Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm
a. 0,48 m2 = 4800 cm2
b. 0,2 kg = 200 g
c. 5628 dm3 = 5,628 m3
d. 3 giờ 6 phút = 3,1.giờ
Bài 2: (2 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính ghi 0,5 điểm
a. 132,89
b. 238,39
c. 14,265
d. 12,4
Bài 3: (2 điểm)
Giải
Tổng hai vận tốc là:
36 + 54 = 90 (km/ giờ) (0,5 điểm)
Hai người gặp nhau sau:
180 : 90 = 2 (giờ) (0,5 điểm)
Hai người gặp nhau lúc:
2 giờ + 7 giờ 30 phút = 9 giờ 30 phút (0,5 điểm)
Chỗ gặp nhau cách A số km là:
54 x 2 = 108 (km) (0,5 điểm)
Đáp số: a) 9 giờ 30 phút
b) 108 km
Bài 4. Tính nhanh (1 điểm)
Đề 7 thi học kì 2 môn Toán lớp 5
Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ: (0,5 điểm)
A. 5 đơn vị
B. 5 phần trăm
C. 5 chục D.
5 phần mười
Câu 3: 5840g = …. kg (0,5 điểm)
A. 58,4kg
B. 5,84kg
C. 0,584kg
D. 0,0584kg
Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu: (1 điểm)
A. Nâu
B. Đỏ
C. Xanh
D. Trắng
Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là: (1 điểm)
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê?: (1 điểm)
A. 150%
B. 15%
C. 1500%
D. 105%
Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là: (1 điểm)
A. 150 m3
B. 125 m3
C. 100 m3
D. 25 m3
Câu 8: Tìm y, biết: (2 điểm)
34,8 : y = 7,2 + 2,8
21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? (1 điểm)
Câu 10: Một thửa ruộng hình chữ nhật có dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2 thu được 15kg thóc. Tính:
a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó?
b) Trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (1 điểm)
Đáp án và hướng dẫn giải môn Toán học kì 2 lớp 5
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Ý đúng |
D |
D |
B |
C |
D |
A |
B |
Điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
1 điểm |
1 điểm |
1 điểm |
Câu 8: Tìm y, biết: (2 điểm)
a) 34,8 : y = 7,2 + 2,8
34,8 : y = 10
y = 34,8 : 10
y = 3,48
b) 21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12
= 21,22 + 90,72 + 2,06
= 114
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? (1 điểm)
Bài giải
Thời gian xe máy đi hết quảng đường AB là:
9 giờ 30 phút – 8 giờ 30 phút = 1 (giờ)
Vận tốc trung bình của xe máy là:
60 : 1 = 60 (km/giờ)
Đáp số: 60 km/giờ
Câu 10: Một thửa ruộng hình chữ nhật có dài 120m, chiều rộng bằng 90m. Người ta trồng lúa trên thửa ruộng đó, trung bình cứ 100m2 thu được 15kg thóc. Tính:
a) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó?
b) Trên cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (1 điểm)
Bài giải
a ) Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
120 x 90 = 10800 (m2)
b) Cả thửa ruộng đó, người ta thu hoạch được số tạ thóc là: 10800 : 100 x 15 = 1620 (kg) = 16,2 (tạ)
Đáp số: a) 10800m2; b) 16,2 tạ
Đề 8 thi Toán lớp 5 kì 2
A. Phần 1:Trắc nghiệm
Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (câu 1- 6)
Câu 1:(0,5đ). Chữ số 9 trong số thập phân 84,391 có giá trị là:
A. 9
Câu 2:(0,5đ). 25% của 600kg là:
A. 120kg
B. 150kg
C. 180kg
D. 200kg
Câu 3: (0,5đ). Tìm Y:
Y x 4,8 = 16,08. Giá trị của Y là:
A. 3,35
B. 3,05
C. 3,5
D. 335
Câu 4: a,(0,5đ). Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 35dm,chiều cao 15dm là:
A. 262,5dm2
B. 26,25dm2
C.2,625dm2
D. 2625dm2
b,(0,5đ). Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 6cm và chiều cao 7cm là:
A. 98cm3
B. 336cm
C. 336cm2
D. 336cm3
Câu 5: (1đ). Giá trị của biểu thức 165,5 : (4,25 + 5,75) – 10,5 là :
A. 6,5
B. 6,05
C. 7,05
D. 5,05
Câu 6: (1đ). Một người đi xe đạp từ A lúc 6 giờ với vận tốc 13km/giờ và đến B lúc 9 giờ. Quãng đường AB dài là:
A. 33km
B. 36km
C. 39km
D. 42km
Câu 7: (1đ). Điền số thích hợp vào chỗ chấm (…)
a. 3 giờ 15 phút =………………..phút
b. 5 m3 8 dm3 =………………..dm3
c. 6 km 35m = ……………….km
d. 2 tấn 450 kg =………………..tấn
B. Phần 2: Tự luận
Bài 1. (2 điểm): Đặt tính rồi tính
a) 384,49 + 35,35
b) 165,50 – 35,62
c) 235,05 x 4,2
d) 9,125 : 2,5
Bài 2 (2 điểm). Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 28m, đáy bé 18m và chiều cao hơn đáy bé 7m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100m2 thu hoạch được 62 kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu được trên thửa ruộng đó?
Bài 3 (0,5 điểm): Tính bằng cách thuận tiện
7,15 : 0,5 + 7,15 x 9 – 7,15
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Toán
Phần |
Câu (Bài) |
Ý |
Đáp án chi tiết |
Điểm T. phần |
Phần trắc nghiệm (5,5đ) |
1 |
Khoanh vào C |
0,5 đ |
|
2 |
Khoanh vào B |
0,5 đ |
||
3 |
Khoanh vào A |
0,5 đ |
||
4 |
a |
Khoanh vào A |
0,5 đ |
|
b |
Khoanh vào D |
0,5đ |
||
5 |
Khoanh vào B |
0,5 đ |
||
6 |
Khoanh vào C |
0,5 đ |
||
7 |
a. 195 phút b. 5008 dm3 c. 6,035 km d.2,450 tấn (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm) |
1đ |
||
Phần tự luận (4,5đ)
|
1(2đ) |
a |
Đặt tính và tính đúng phép tính được 0,5đ |
|
384,49 + 35,35 = 419,84 |
0,5đ |
|||
b |
165,50 – 35,62 = 129,88 |
0,5đ |
||
c |
235,05 x 4,2 = 987,21 |
0,5đ |
||
d |
9,125 : 2,5 = 3,65 |
0,5đ |
||
2(2đ) |
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là: 18 + 7 = 25 (m) |
0,25đ |
||
Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (28 + 18 ) x 25 : 2 = 575 (m2) |
0,75đ |
|||
Số ki-lô-gam thóc thu được trên thửa ruộng.. (575 : 100 ) x 62 = 356,5 (kg) |
0,75đ |
|||
Đáp số: 356,5 kg thóc |
0,25đ |
|||
3 (0,5đ) |
7,15 : 0,5 + 7,15 x 9 – 7,15 = 7,15 x 2 + 7,15 x 9 – 7,15 x1 |
0,25đ |
||
= 7,15 x ( 2 + 9 – 1) = 7,15 x 10 = 71,5 |
0,25đ |
Đề 9 thi Toán lớp 5 kì 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Bài 1: (1 điểm) Hãy ghi Đ vào ô trống sau kết quả đúng , ghi S vào ô trống sau kết quả sai trong các trường hợp sau đây: M1
a)14m2 7 dm2 = 14,7 dm2 □
b)3 giờ 45 phút =3,75 giờ □
c)5m3 6dm3 = 5,006 m3 □
d)1 giờ 18 phút = 1,8 giờ □
Bài 2: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A ,B, C, D) trước kết quả đúng: M3
Tìm X : 10,2 : X = 0,6 + 11,4
A. X = 0,085
B. X = 0,85
C. X = 8,05
D. X = 80,50
Bài 3: (0,5 điểm) Số thích hợp điền vào chỗ trống của 0,9 = ….. % là M1
A. 0,9
B. 9
C. 90
D. 0,90
Bài 4: (0,5 điểm) 75 % của 360 là: M2
A. 27
B. 270
C. 234
D. 368
Bài 5: (0,5 điểm) Diện tích hình tam giác có đáy 27 cm, chiều cao 16 cm là: M2
A. 234 cm2
B. 216 cm2
C. 321 cm2
D. 345 cm2
II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Bài 6: (2 điểm) Đặt tính và tính: M1
14,8 x 6,5
46, 78 + 6,9
28,7 – 12
21 : 5,6
Bài 7: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: M4
3,6 x 56 – 3,6 x 12 – 3,6 x 34
Bài 8: (1 điểm) Tính diện tích hình thang có độ dài 2 cạnh đáy lần lượt là 4,2cm và 3,4cm, chiều cao bằng trung bình cộng 2 cạnh đáy. M3
Bài 9: (1 điểm) Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Chiều cao 7m. Tính thể tích của bể nước? M3
Bài 10: (2 điểm) Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 9 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 45 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ? M2
Đáp án Đề thi Toán lớp 5 kì 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Bài 1: (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm
a) S
b) Đ
c) Đ
d) S
Bài 2: (0,5 điểm)
B. X = 0,85
Bài 3: (0,5 điểm) C. 90
Bài 4: (0,5 điểm) B. 270
Bài 5: (0,5 điểm) B. 216 cm2
II. PHẦN TỰ LUẬN 7 điểm
Bài 6: (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
a) 96,2
b) 53,68
c) 16,7
d) 3,75
Bài 7: (1 điểm) 3,6 x 56 – 3,6 x 12 – 3,6 x 34
= 3,6 x (56 – 12 – 34)
= 3,6 x 10 = 36
Bài 8: (1 điểm)
Bài giải
Chiều cao hình thang là:
(4,2 + 3,4) : 2 = 3,8 (cm)
Diện tích hình thang là:
(4,2+ 3,4) x 3,8 : 2 = 14,44 (cm2)
Đáp số: 14,44 cm2
Bài 9: (1 điểm)
Bài giải
Chiều rộng bể nước là:
8 x 3/4= 6 (m)
Thể tích bể nước là:
8 x 6 x 7 = 336 m3
Đáp số: 336 m3
Bài 10: (2 điểm)
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
10 giờ 45 phút – 9 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
Đổi 1 giờ 5 phút = 1,25 giờ
Vận tốc trung bình của xe máy là:
60 : 1,25 = 48 (km/giờ)
Đáp số: 48 km/giờ
Đề 10 thi Toán lớp 5 kì 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời (kết quả) đúng nhất hoặc hoàn thành các bài tập sau theo yêu cầu.
Câu 1. (0,25 điểm) Số thập phân gồm 5 đơn vị; 7 phần trăm; 2 phần nghìn được viết là:
A. 5,720
B. 5,072
C. 5,027
D. 5,702
Câu 2. (0,25 điểm) Chữ số 5 trong số thập phân 23,156 có giá trị là:
A. 50
B. 5
C. 5/10
D.5/100
Câu 3. (0,5 điểm) Để kết quả so sánh các số thập phân 1,278 < 1,2a5 < 1,287 là đúng thì chữ số thích hợp thay vào chữ a là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 4. (0,5 điểm) Số lớn nhất trong các số: 23,7; 23,67; 23,321; 23,76 là:
A. 23,76
B. 23,321
C. 23,67
D. 23,7
Câu 5. (0,5 điểm) Phép trừ: 14 giờ 25 phút – 8 giờ 36 phút có kết quả là:
A. 5 giờ 49 phút
B. 6 giờ 49 phút
C. 5 giờ 39 phút
D. 6 giờ 11 phút
Câu 6. (0,5 điểm) 15% của số x là 30. Vậy số x là:
A. 200
B. 150
C. 50
D. 20
Câu 7. (0,5 điểm) Một nhóm thợ gặt lúa, buổi sáng nhóm thợ đó gặt được 1/4 diện tích thửa ruộng. Buổi chiều nhóm thợ đó gặt được1/6 diện tích thửa ruộng. Hỏi cả ngày hôm đó họ gặt được số phần diện tích thửa ruộng là:
Câu 8. (1 điểm) Cho hình hộp chữ nhật A và hình lập phương B (hình dưới):
a. Diện tích toàn phần hình A là: ……………………….
b. Diện tích xung quanh hình B là: ……………………
c. Thể tích hình A là: ………………………………………….
d. Thể tích hình B là: ………………………………………….
PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9. (1 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 5,68 km = …………….. m
b) 2 tạ 5kg = ……………….. tạ
c) 4,25 m2 = ……………. dm2
d) 6m3 80dm3 = ……………….. dm3
Câu 10. (2 điểm): Đặt tính rồi tính.
a) 149,8 + 23,44
b) 52,8 – 23,495
c) 40,25 x 3,7
d) 85,75 : 3,5
Câu 11. (2,5 điểm): Trên quãng đường AB dài 116,4km, lúc 7 giờ hai xe xuất phát cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Xe ô tô đi từ A với vận tốc 55km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi:
a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
b) Chỗ hai xe gặp nhau cách B bao nhiêu ki-lô-mét?
Câu 12. (0,5 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất.
1 giờ 45 phút + 105 phút + 1,75 giờ x 8
Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Toán
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Đáp án |
B |
D |
C |
A |
A |
A |
D |
Điểm |
0,25 |
0,25 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Câu 8 (1 điểm) Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm
Câu 9 (1 điểm) Điền đúng mỗi chỗ chấm được 0,25 điểm
Câu 10 (2 điểm) Thực hiện đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm
Câu 11 (2,5 điểm)
Trả lời và tìm đúng tổng vận tốc của hai xe: 0,25 điểm
55 + 42 = 97 (km/giờ)
Trả lời và tìm đúng thời gian để hai xe gặp nhau: 0,75 điểm
116,4 : 97 = 1,2 (giờ)
Đổi đúng đơn vị 1,2 giờ = 1giờ 12 phút: 0,25 điểm
Trả lời và tìm đúng hai xe gặp nhau lúc: 0,5 điểm
7 giờ + 1 giờ 12 phút = 8 giờ 12 phút
Trả lời và tìm đúng chỗ hai xe gặp nhau cách B: 0,5 điểm
42 x 1,2 = 50,4 (km)
Đáp số đúng và đủ: 0,25 điểm
Câu 12 (0,5 điểm)
1 giờ 45 phút + 105 phút + 1,75 giờ x 8 = 1,75 giờ + 1,75 giờ + 1,75 giờ x 8
= 1,75 giờ x 1+ 1,75 giờ x 1 + 1,75 giờ x 8
= 1,75 giờ x (1 + 1 + 8)
= 1,75 giờ x 10
= 17,5 giờ
(HS tính đúng nhưng không thuận tiện trừ 0,25 điểm; nếu làm cách khác đúng thì cho điểm tương đương).
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 11 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D ( là đáp số , kết quả tính …) . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1 (0,5 điểm):Chữ số 9 trong số thập phân 17,209 thuộc hàng nào ?
A. Hàng nghìn B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn
Câu 2 (0,5 điểm): Phân số 4/5 viết dưới dạng số thập phân là
A. 4,5 B. 8,0
C. 0,8 D. 0,45
Câu 3 (0,5 điểm): Khoảng thời gian từ lúc 7 giờ kém 10 phút đến lúc 7 giờ 30 phút là :
A. 40 phút B. 20 phút
C. 30 phút D. 10 phút
Câu 4 (1 điểm): Hình dưới đây gồm 6 hình lập phương , mỗi hình lập phương đều có cạnh bằng 3 cm . Thể tích của hình đó là :
A. 18 cm3 B. 162 cm3
C. 54cm3 D. 243cm3
Câu 5 (0,5 điểm): Đội bóng của một trường học đã thi đấu 20 trận,thắng 19 trận . Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng đó là :
A. 19% B. 85%
C. 90% D. 95%
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính :
a. 5,006 + 2,357 + 4,5 b. 63,21 – 14,75
c. 21,8 x 3,4 d. 24,36 : 6
Câu 2 (2 điểm): Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 7 giờ và đến tỉnh B lúc 11 giờ 45 phút . Ô tô đi với vận tốc 48 km / giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút . Tính quãng đường AB .
Câu 3 (2 điểm): Một mảnh đất gồm hai nửa hình tròn và một hình chữ nhật có kích thước ghi trong hình bên với chiều rộng hình chữ nhật là 40m, chiều dài 60m.
a. Tính diện tích mảnh đất?
b. Tính chu vi mảnh đất
Câu 4 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất :
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (6,5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
---|---|---|---|---|
D | C | A | B | D |
Phần II. Tự luận (3,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm
a. 5,006 + 2,357 + 4,5
Câu 2 (2 điểm):
Thời gian ô tô đi từ A đến B (không kể thời gian nghỉ dọc đường) là:
11 giờ 45 phút – 7 giờ – 15 phút =4 giờ 30 phút ( 0,75 điểm)
4 giờ 30 phút =4,5 giờ ( 0,25 điểm)
Quãng đường AB là:
48 x 4,5 = 216 (km) ( 0,75 điểm)
Đáp số :216 km ( 0,25 điểm)
Câu 3 (2 điểm):
a. Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là
60 x 40 = 2400 (m2) ( 0,25 điểm)
Bán kính hình tròn là
40 : 2 = 20 (m) ( 0,25 điểm)
Diện tích hai nửa hình tròn là
20 x 20 x 3,14 = 1256 (m2) ( 0,25 điểm)
Diện tích mảnh đất là :
2400 + 1256 = 3656 (m2) ( 0,25 điểm)
b. Chu vi hai nửa hình tròn là
40 x 3,14 = 125,6 (m) ( 0,25 điểm)
Chu vi mảnh đất là :
125,6 + 60 x 2 = 245,6 (m) ( 0,25 điểm)
Đáp số : a. 3656 (m2) ( 0,25 điểm)
b. 245,6 (m) ( 0,25 điểm)
Câu 4 (1 điểm):
Cách 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 12 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D ( là đáp số , kết quả tính …) . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1 (0,5 điểm): Chữ số 2 trong số thập phân 7,325 có giá trị là
A. 20
B. 2/10
C. 2/100
D. 2/1000
Câu 2 (0,5 điểm): Phép chia 6 giờ 20 phút : 4 có kết quả là :
A. 1giờ 35 phút B. 2 giờ 35 phút
C. 1giờ 55 phút D. 1 giờ 5phút
Câu 3 (0,5 điểm): 1 giờ 15 phút = ……giờ . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là :
A. 1,15 B. 1,25
C. 115 D. 75
Câu 4 (0,5 điểm): Ở hình bên có:
BM = MN = NI = IK =KC
Diện tích hình tam giác ABI chiếm bao nhiêu
phần trăm diện tích hình tam giác ABC ?
A. 3%; B. 3/5 % ;
C. 30 %; D. 60 %
Câu 5 (0,5 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm để 3m3 = ……..dm3
A. 30 B. 300
C. 30 000 D . 3000
Câu 6 (0,5 điểm): Thể tích của một hình lập phương có cạnh 4 dm là :
A. 16 B. 64 dm3
C. 64 dm2 D. 12
Câu 7:
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Đặt tính rồi tính :
a) 37,2 – 18,7 b) 45,5 x 6,4
c) 345,6 + 67 d) 20,4 : 5
Câu 2: Một ô tô và một xe máy cùng đi một quãng đường dài 135km, thời gian ô tô đi hết quãng đường là 2,25 giờ, vận tốc của xe máy bằng 2/3 vận tốc ô tô. Tính vận tốc xe máy?
Câu 3 (2 điểm):
a. Tìm X:
X x 5,3 = 9,01 x 4
b) Tìm hai giá trị của x sao cho 6,9 < x < 7,1
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (6,5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
---|---|---|---|---|---|
C | A | B | D | D | B |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,75 điểm
a) 37,2 – 18,7 = 18,5
b) 45,5 x 6,4 = 291,2
c) 345,6 + 67 = 412,6
d) 20,4 : 5 = 4,08
Câu 2 (2 điểm):
Vận tốc của ô tô là
135 : 2,25 = 60(km/giờ) ( 0,75 điểm)
Vận tốc xe máy là
60 x 2/3 = 40 (km/giờ) ( 0,75 điểm)
Đáp số : 40km/giờ ( 0,5 điểm)
Câu 3 (2 điểm):
a. Tìm X:
X x 5,3 = 9,01 x 4
X x 5,3 = 36,04
X = 36,04 : 5,3
X = 6,8
b) Tìm hai giá trị của x sao cho
6,9 < x < 7,1
Ví dụ: Vì 6,9 < 7 < 7,1 nên = 7
Vì 6,9 < 6,91 < 7,1 nên x = 6,91
Vậy hai giá trị của là 7 và 6,91
…………………………
( Hs có thể tìm các giá trị khác đúng yêu cầu )
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 13 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D ( là đáp số , kết quả tính …) . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1 (0,5 điểm): Số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm ngay dưới điểm P trên một đoạn của tia số là :
A. 1,9 B. 2,1
C. 1,8 D. 1,2
Câu 2 (0,5 điểm): Số nào dưới đây có cùng giá trị với 0,500
A. 0,5 B. 0,05
C. 0,005 D. 5,0
Câu 3 (0,5 điểm): Xếp các hình lập phương 1 dm3 thành một cái tháp (như hình vẽ ) Số hình lập phương 1 dm3 của cái tháp đó là :
A. 9 B. 14
C. 10 D. 21
Câu 4 (0,5 điểm): 25 % của 60 là :
A. 0,6 B. 15
C. 240 D. 0,25
Câu 5 (0,5 điểm): Các số 7,08; 6,97; 8,09; 8,9; 7,1 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
A. 6,97 ; 7,08 ; 7,1 ; 8,9 ; 8,09
C. 7,08 ; 6,97 ; 7,1 ; 8,09 ; 8,9
B. 7,1; 8,9 ; 6,97 ; 7,08; 8,09
D. 6,97 ; 7,08 ; 7,1 ; 8,09 ; 8,9
Câu 7:
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính :
a) 85,34 – 46,29 b) 34,56 + 5,78
c) 40 ,5 x 5,3 d) 48 ,32 :8
Câu 2 (3 điểm): Một ô tô đi từ A lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 12 giờ . Ô tô đi với vận tốc 50km/giờ và giữa đường ô tô nghỉ mất 30 phút
a. Tính quãng đường AB
b. Nếu một xe đạp đi với vận tốc bằng 2/5 vận tốc của ô tô và xe đạp cùng đi lúc 6 giờ 30 phút thì đến B lúc mấy giờ ?
Câu 3 (2 điểm): Một cái bể chứa nước có chiều dài 1,8m chiều rộng 1,2m và chiều cao 1,6m .Hiện nay bể đang chứa một lượng nước bằng 3/4 chiều cao của bể . Hỏi hiện nay bể chứa bao nhiêu lít nước ( Biết 1dm3 = 1 lít nước)
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
---|---|---|---|---|---|
C | A | B | B | D | C |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm
a) 85,34 – 46,29 = 39,05
b) 34,56 + 5,78 = 40,34
c) 40,5 x 5,3 = 214,65
d) 48,32 : 8 = 6,04
Câu 2 (3 điểm):
a. Thời gian ô tô đi từ A đến B (không kể thời gian nghỉ dọc đường) là:
12 giờ – 6 giờ 30 phút – 30 phút = 5 giờ ( 0,5 điểm)
Quãng đường AB là:
50 x 5 =250 (km) ( 0,5 điểm)
b. Vận tốc của xe đạp là
50 x 2/5 = 20 (km/giờ) ( 0,5 điểm)
Thời gian xe đạp đi từ A đến B là :
250 : 20 = 12,5 ( giờ ) ( 0,5 điểm)
Đổi 12,5 giờ = 12 giờ 30 phút ( 0,25 điểm)
Nếu xe đạp đi lúc 6 giờ 30 phút thì đến B lúc :
6 giờ 30 phút + 12 giờ 30 phút = 19 giờ ( hay 7 giờ tối) ( 0,5 điểm)
Đáp số : a. 250km
b. 19 giờ ( 0,25 điểm)
Câu 3 (2 điểm):
Chiều cao mực nước trong bể là:
1,6 x 3/4 = 1,2 (m) ( 0,5 điểm)
Thể tích nước trong bể là:
1,8 x 1,2 x 1,2 = 2,592 (m3) ( 0,75 điểm)
Vì 1dm3 = 1 lít nước ta đổi:
2,592 m3 = 2592 dm3
Do đó bể đang chứa số lít nước là:
2592 × 1 = 2592 (lít) (0,5 điểm)
Đáp số : 2592 lít nước.
…………………………
( Hs có thể giải bằng cách khác )
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 14 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D ( là đáp số , kết quả tính …) . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1 (0,5 điểm): Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ta làm như sau :
A. r x r x3,14 B. r x 2 x3,14
C. r: 2 x 3,14 D. r x2 :3,14
Câu 2 (0,5 điểm): 10% của 8 dm là
A. 10cm B. 8dm
C. 8 cm D. 0,8 cm
Câu 3 (0,5 điểm): Kết quả của phép tính 5,4 + 2,5 x 4,6 là
A. 36,34 B.7,9
C. 11,5 D . 16,9
Câu 4 (1 điểm): Một bục gỗ được ghép bởi 6 khối gỗ hình lập phương bằng nhau cạnh 4 dm ( như hình vẽ ) .Thể tích của bục gỗ
A. 384 dm3 B. 96 dm3
C. 64 dm3 D. 24 dm3
Câu 5 (0,5 điểm): Một hình tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông lần lượt là 2,5cm và 3,2 cm . Diện tích tam giác là :
A. 8 B. 40
C. 4 D .0,4
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính :
a) 72,14 – 36,5 b) 28,6 x 4,3
c) 19,5 : 6 d) 223,5 +25,7
Câu 2 (2 điểm): Một ô tô đi từ A lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 30 phút.Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 40 km.Tính quãng đường từ A đến B ?
Câu 3 (2 điểm): Một cửa hàng ngày đầu bán được 44,5 kg gạo , ngày thứ hai bán được 53,5 kg , ngày thứ ba bán được bằng trung bình cộng của hai ngày đầu . Hỏi cả ba ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo ?
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
---|---|---|---|---|
B | C | D | A | C |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm
a) 72,14 – 36,5 = 35,64
b) 28,6 x 4,3 = 112,98
c) 19,5 : 6 =3,25
d) 223,5 + 25,7 = 249,2
Câu 2 (2 điểm):
Thời gian ô tô đi từ A đến B là: ( 0,25 điểm)
10 giờ 30 phút – 6 giờ 30 phút = 4 giờ ( 0,5 điểm)
Quãng đường AB là: ( 0,5 điểm)
40 x 4 = 160(km) ( 0,5 điểm)
Đáp số : 160 km ( 0,25 điểm
Câu 3 (2 điểm):
Ngày thứ ba cửa hàng bán được là : ( 0,25 điểm)
( 44,5 + 53,5 ) : 2 = 49( kg ) ( 0,75 điểm)
Cả ba ngày cửa hàng bán được là : ( 0,25 điểm)
44,5 + 53,5 + 49 = 147 ( kg ) ( 0,5 điểm)
ĐS : 147 kg ( 0,25 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 15 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D ( là đáp số , kết quả tính …) . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Câu 1 (0,5 điểm): Muốn tính bán kính hình tròn khi biết chu vi ta làm như sau :
A. Lấy chu vi chia cho 3,14
B. Lấy chu vi nhân cho 3,14
C. Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi chia 2
D. Lấy chu vi chia cho 3,14 rồi nhân 2
Câu 2 (0,5 điểm): 15740kg = ….tấn . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là :
A. 1,574 B. 15,74
C. 157,4 D. 1574
Câu 3 (0,5 điểm): Chữ số 5 trong số thập phân 4,519 có giá trị là :
A. 5/10 B. 5/100
C. 5 D. 500
Câu 4 (0,5 điểm): Viết thành tỉ số phần trăm: 0,58 = …%
A. 5,8 % B. 0,58%
C. 58% D. 580%
Câu 5 (0,5 điểm): Số thập phân phân gồm 20 đơn vị , 1 phần mười và 8 phần trăm được viết là :
A. 20,18 B. 2010,800
C. 20,108 D. 30,800
Câu 6 (0,5 điểm): Tìm giá trị của x sao cho: x – 1,27 = 13,5 : 4,5
A. 1,30 B. 1,73
C. 427 D 4,27
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính :
a) 54,96 – 38,47 b) 26,49+ 35,51
c) 43,21 x 5,8 d) 17,55 : 3,9
Câu 2 (2 điểm): Một cửa hàng có 4,5 tấn gạo , đã bán được 2/5 số gạo đó. Hỏi :
a. Cửa hàng còn lại bao nhiêu tấn gạo chưa bán ?
b. Số gạo đã bán chiếm bao nhiêu phần trăm số gạo của cửa hàng trước khi bán ?
Câu 3 (2 điểm): Một xe máy đi từ A với vận tốc 30km/giờ và sau giờ thì đến B. Hỏi một người đi xe đạp với vận tốc bằng 2/5 vận tốc xe máy thì phải mất mấy giờ đi hết quãng đường AB?
Câu 4 (1 điểm): Tìm x biết x là số tự nhiên: 39,99 < x < 40,001
Đáp án & Thang điểm
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
---|---|---|---|---|---|
C | B | A | C | A | D |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm
a) 54,96 – 38,47 = 16,49 b) 26,49 + 35,51 = 62
c) 43,21 x 5,8 = 250,618 d) 17,55 : 3,9 = 4,5
Câu 2 (2 điểm):
a. Số gạo cửa hàng đã bán là: ( 0,25 điểm)
4,5 x 2/5 = 1,8 ( tấn) ( 0,25 điểm)
Cửa hàng còn lại số tấn gạo chưa bán là : ( 0,25 điểm)
4,5 – 1,8 = 2,7( tấn) ( 0,25 điểm)
b. Tỉ số phần trăm của số gạo đã bán và số gạo trước khi bán là: ( 0,25 điểm)
1,8 : 4,5 = 0,4 = 40% ( 0,5 điểm)
Kết luận: Vậy cửa hàng còn lại 2,7 tấn gạo chưa bán và số gạo đã bán chiếm 40% số gạo của cửa hàng trước khi bán.
Câu 3 (2 điểm):
ĐS : 3 giờ 20 phút ( 0,25 điểm)
Câu 4 (1 điểm):
39,99 < x < 40,001
Vì 39,99 < 40 < 40,001( 0,5 điểm)
Nên x = 40 ( 0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 16 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Phân số 3/4 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 3,4 B. 0,34 C. 0,75 D. 4,3
b) Tỉ số phần trăm của 2 và 2,5 là:
A. 2% B. 0,8% C. 8% D. 80%
c) Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3 phút 24 giây = … phút là:
A. 3,24 B. 3,4 C. 32,4 D. 0,24
d) Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 3,2cm là:
A. 40,96 cm2 B. 61,44 cm2 C. 32,768 cm2 D. 20,48cm2
Bài 2. Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5,02… 5,2 c) ….30%
b) 1,012….1,002 d) ….80%
Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô trống:
Bài 4. Tìm x:
a) x : 4,7 = 12,8 b) x 7,5 = 12
Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4m3 17dm3=….m3
b) 6dm2 8cm2 =….dm2
Bài 6. Quãng đường AB dài 90km, một người đi bộ từ A được 5km người đó lên ô tô và đi tiếp 2 giờ thì đến B. Tính vận tốc của ô tô?
Bài 7. Một hình thang có tổng 2 đáy là 78dm, đáy lớn bằng đáy nhỏ, chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích hình thang đó?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) < b) > c) > d) =
Bài 3.
Bài 4.
a) x : 4,7 = 12,8 b) x 7,5 = 12
x = 12,8 x 4,7 x = 12 : 7,5
x = 60,16 x = 1,6
Bài 5.
a) 4,017 b) 66,08
Bài 6.
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
90 – 5 = 85 (km)
Vận tốc của ô tô là:
85 : 2 = 42,5 (km/ giờ)
Đáp số: 42,5 km/giờ
Bài 7.
Sơ đồ:
Tổng số phần bằng nhau là:
7 + 6 = 13 (phần)
Đáy lớn là:
78 : 13 x 7 = 42 (dm)
Chiều cao là:
42 : 2 = 21 (dm)
Diện tích hình thang là:
78 x 21 : 2 = 819 (dm2)
Đáp số: 819dm2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 17 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a) 246,84 + 39,76
b) 896,5 – 37,68
c) 126,8 x 3,4
d) 125,76 : 1,6
Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 75km 318m =…km c) 4 tấn 5kg =…tấn
b) 1 giờ 12 phút =…giờ d) 32m2 4dm2= ….m2
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Giá trị của chữ số 2 trong số 134,625 là:
A.2/1000 B.2/100 C.2/10 D. 2
b) 20% của 750 là:
A. 0,75 B. 1,5 C. 15 D. 150
c) Chu vi của hình tròn bán kính 5cm là:
A. 15,7cm B. 31,4cm C. 25cm D. 100cm
d) 4m3 5dm3 =…m3. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 4,5 B. 4,05 C. 4,005 D. 45
Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 15% + 3,7% = 18,7% ▭
b) 41% – 5,6% = 36,6% ▭
c) 0,087kg = 8,7g ▭
d) 0,27m = 2,7dm ▭
Bài 5. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 36cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng và gấp 4 lần chiều cao. Tính diện tích xung quanh của hình hộp đó.
Bài 6. Một người đi bộ 15 phút với vận tốc 4,5km/ giờ. Sau đó người đó lên ô tô đi tiếp 1 tiếng 45 phút với vận tốc 48km/ giờ. Hỏi người đó đã đi được quãng đường dài bao nhiêu km?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) 75,318 b) 1,2 c) 4,005 d) 32,04
Bài 3.
Bài 4.
Bài 5.
Chiều rộng của hình hộp đó là:
36 : 2 = 18 (cm)
Chiều cao của hình hộp đó là:
36: 4 = 9 (cm)
Diện tích xung quanh của hình hộp đó là:
(36 + 16) x 2 x 9 = 972 (cm2)
Đáp số: 972cm2
Bài 6.
Đổi 15 phút = 0,25 giờ; 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Quãng đường người đó đi bộ là:
0,25 x 4,5 = 1,125 (km)
Quãng đường người đó đi ô tô là:
1,75 x 48 = 84 (km)
Quãng đường người đó đi là:
1,125 + 84 = 85,125 (km)
Đáp số: 85,125km
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 18 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 42m 5cm =….m c) 2 giờ 18 phút=….giờ
b) 5kg 6g = …kg d) 7ha 6dam2=…ha
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a) 305,68 + 19,75
b) 401,64 + 96,57
c) 242 x 3,27
d) 168,92 : 8,2
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 40% của 80m2 là:
A. 402 B. 32m2 C. 64m2 D. 50m2
b) Giá trị của chữ số 3 trong số 2,035 là:
A. 30 B. 3 C. 3/10 D.3/100
c) Diện tích hình tam giác có chiều cao 3/4 m và độ dài đáy 8/9 m là:
A. 1/3m2 B. 2/3m2 C. 59/36m2 D.59/18m2
d) Thể tích hình lập phương có độ dài cạnh 9cm là:
A. 81 cm3 B. 324 cm3 C. 729 cm3 C. 486cm3
Bài 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 1m3 125dm3 = 4125dm3 ▭
b) 8dm3 3cm3 = 8300cm3 ▭
d) 0,102dm3 = 102cm3 ▭
Bài 5. Quãng đường AB dài 123km. Cùng một lúc một ô tô đi từ A về B và một xe máy đi từ B về A. Sau 1 giờ 30 phút thì hai xe gặp nhau. Tính vận tốc mỗi xe biết rằng vận tốc ô tô hơn vận tôc xe máy là 8km/ giờ?
Bài 6. Một hình hộp chữ nhật có diện tích toàn phần là 432dm2. Tính diện tích xung quanh hình hộp đó biết chiều dài là 12dm và chiều rộng là 8dm.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
a) 42,05 b) 5,006 c) 2,3 d) 7,06
Bài 2.
Bài 3.
Bài 4.
Bài 5.
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là:
123 : 1,5 = 82 (km/ giờ)
Vận tốc xe máy là:
(82 -8) : 2 = 37 (km/ giờ)
Vận tốc ô tô là:
82 – 37 = 45 (km/ giờ)
Đáp số: Vận tốc ô tô: 82 km/ giờ
Vận tốc xe máy: 37km/ giờ
Bài 6.
Tổng diện tích 2 đáy của hình hộp chữ nhật là:
12 x 8 x 2 = 192 (dm2)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
432 – 192 = 240 (dm2)
Đáp số: 240dm2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 19 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 5 tổng số 34,425 thuộc:
A. Hàng đơn vị
B. Hàng trăm
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn
b) Phân số 3/8 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 3,8 B. 0,375 C. 0,38 D. 3,75
c) 0,7% = ?
A. 7/10 B. 7/100 C.7/1000 D. 7/1000
d) 8m3 =…dm3
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 80000 B. 8000 C. 800 D. 80
Bài 2. Điền dấu > , < ,= thích hợp vào chỗ chấm:
a) 7,1…7,08 c) 18,279…18,28
b) 42,090…42,09 d) 0,48…0,4799
Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi s vào ô trống:
a) 215 phút = 21,5 giờ ▭
b) 4 dm3 15cm3 = 4,015dm3 ▭
d) 3 ha 12m2= 3,012ha ▭
Bài 4. Đặt tính rồi tính:
a) 3,08 + 12,9 + 7,84
b) 20,7 – 9,81
c) 14,5 x 2,06
d) 656,2 : 17
Bài 5. Một người đi xe máy từ B đến C với vận tốc 44km/giờ. Cũng lúc đó một người đi ô tô từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 65km/ giờ. Sau 1 giờ 24 phút thì ô tô đuổi kịp xe máy. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km? (xem hình vẽ)
Bài 6. Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, rộng 4,5m và cao 4m. Người ta quét vôi trần nhà và 4 bức tường xung quanh bên trong ngôi nhà. Biết diện tích của cửa là 8,9m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) > b) = c) < d) <
Bài 3.
Bài 4.
Bài 5.
Đổi 1 giờ 24 phút = 1,4 giờ
Quãng đường xe máy đi được là:
44 x 1,4 = 61,6 (km)
Quãng đường ô tô đi được là:
65 x 1,4 = 91 (km)
Quãng đường AB dài là:
91 – 61,6 = 29,4 (km)
Đáp số: 29,4km
Bài 6.
Diện tích trần nhà là:
8 x 4,5 = 36 (m2)
Diện tích xung quanh của phòng đó là:
(8 + 4,5 ) x 2 x 4 = 100 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
100 + 36 – 8,9 = 127,1 (m2)
Đáp số: 127,1m2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 20 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 3 trong số 19,378 thuộc:
A. Hàng đơn vị
B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn
A. 32,1 B. 32,01 C. 32,001 D. 3,21
c) Thể tích hình lập phương cạnh 4dm là:
A. 16 dm2 B. 64 dm2 C. 96 dm2 D. 32dm2
d) Diện tích hình thang ABCD là:
A. 52 cm2
B. 109 cm2
C. 26 cm2
D. 109,2cm2
Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 12dm2 6cm2=….dm2
b) 5 tạ 6 yến = ….tạ
c) 7dm3 8cm3 =…dm3
d) 2 giờ 36 phút = …giờ
Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) 79,6 = 79,60 ▭
b) 0,01% = ▭
c) 3,9 = 39% ▭
d) 4,8 x 0,1 = 0,48 ▭
Bài 4. Đặt tính rồi tính:
a) 71,05 + 9,3
b) 9,8 – 2,93
c) 4,96 x 2,4
d) 10,6 : 4,24
Bài 5. Một thửa ruộng hình thang có diện tích 490m2, chiều cao 14m. Tính độ dài mỗi đấy biết đáy lớn dài hơn đáy bé 20m.
Bài 6. Một thuyền máy đi ngược dòng từ A đến B. Vận tốc của thuyền máy khi nước yên lặng là 24km/ giờ và vận tốc dòng nước là 2,5km/ giờ. Sau 1 giờ 45 phút thuyền máy đến B. Tính độ dài quãng đường AB?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) 12,06 b) 5,6 c) 7,008 d) 2,6
Bài 3.
Bài 4.
Bài 5.
Tổng độ dài 2 đáy của hình thang là:
490 x 2 : 14 = 70 (m)
Đáy bé của thửa ruộng đó là:
(70 -20 ) : 2 = 25 (m)
Đáy lớn của thửa ruộng đó là:
25 + 20 = 45 (m)
Đáp số: Đáy bé: 25m Đáy lớn 45m
Bài 6.
Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Vận tốc của thuyền máy khi di chuyển ngược dòng là:
24 – 2,5 = 21,5 (km/ giờ)
Độ dài quãng sông AB là:
21,5 x 1,75 = 37,625 (km)
Đáp số: 37,625km
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 21 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
b) 0,31 = ▭ c) 2,7 = 270% ▭
Bài 2. Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 2,08…2,079 c) 3,27….3,270
b) 0,18…0,018 d) 9,023…..9,032
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 7ha 65m2 =….ha
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 7,65 B. 7,065 C. 7,0065 D. 76,5
b) 5m3 12dm3=…m3
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 5,12 B. 5,012 C. 5,0012 D. 5,102
c) Diện tích hình tam giác có chiều cao 7cm , độ dài đáy 12,5 cm là:
A. 43,75 cm2 B. 87,5 cm2 C. 39 cm2 D. 9,75cm2
d) Tỉ số phần trăm của 150 và 125 là:
A. 1,2% B. 83,33% C. 120% D. 0,833%
Bài 4. Tính giá trị biểu thức:
a) 4,27 + 35,96 : 2,5
b) 96,4 – 1,2 x 2,8
Bài 5.a) Đặt tính rồi tính: (thương lấy đến hai chữ số ở phần thập phân) 3,28 : 2,4
b)Số dư trong phép chia là:…
Bài 6. Quãng đường AB dài 219km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ . Cùng lúc đó một xe máy đi từ B về A với vận tốc 28km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ 2 xe gặp nhau?
Bài 7. Người ta làm một cái bể nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,2m; rộng 0,5m; cao 0,8m. Hỏi bể chứa được bao nhiêu lít nước? Biết 1dm3 = 1 lít.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) > b) > c) = d) >
Bài 3.
Bài 4.
a) 4,27 + 35,96 : 2,5 = 4,27 + 14,384 = 18,654
b) 96,4 – 1,2 x 2,8 = 96,4 – 3,36 = 93,04
Bài 5.
b) Số dư trong phép chia là 0,016
Bài 6.
Tổng vận tốc của hai xe là:
45 + 28 = 73 (km/giờ)
Thời gian hai xe gặp nhau là:
219 : 73 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
Bài 7.
Thể tích của bể cá là:
2,2 x 0,5 x 0,8 = 0,88 (m3)
Đổi 0,88m3= 880dm3= 880 lít
Vậy bể đó chứa được 880 lít nước
Đáp số: 880 lít nước
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 22 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a) 4291,87 + 234,68
b) 920,75 – 34,68
c) 205,78 x 2,7
d) 161,84 : 3,4
Bài 2. Điền dẫu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 284,67…284,76 c) 429,02….429,2
b) 188,8…188,800 d) 24,672…24,627
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Biểu đồ hình quạt dưới đây cho biết sở thích các môn thể thao của 300 em được chọn phỏng vấn tại cung thiếu nhi.
a) Số học sinh thích bóng đá là:….em
b) Số học sinh thích cầu lông là:….em
c) Số học sinh thích bóng chuyền là:….em
d) Số học sinh thích cờ vua là:….em
Bài 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 15km 37m = …km c) 7kg 15g =…kg
b) 4 giờ 15 phút=….giờ d) 4dam25m2= …dam2
Bài 5. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 1 trong số thập phân 30,241 có giá trị là:
A. 1000 B. 100 C. 1/1000 D.1/100
b) 15% của 3 m là:
A. 15m B. 4,5m C. 4,05 D.0,45
c) Chu vi hình tròn bán kính 0,5m là:
A. 1,57m B. 0,785m C. 6,28m D. 3,14m
d) Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 1783dm3=…m3 là:
A. 17,83 B. 1,873 C. 0,1873 D. 178,3
Bài 6. Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 9h 10 phút và đến B lúc 13 giờ kém 5 phút. Tính độ dài quãng đường AB biết vận tốc xe máy là 40km/giờ và trên đường đi người đó dừng lại nghỉ 15 phút?
Bài 7. Một thửa ruộng hình thang có đáy nhỏ 14m và kém đáy lớn 9m. Chiều cao 12m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó. Trung bình 100m2 thu hoạch được 70kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) < b) = c) < d) >
Bài 3.
a) 150 b) 75 c) 45 d) 30
Bài 4.
a) 15,037 b) 4,25 c) 7,015 d) 4,05
Bài 5.
Bài 6.
Thời gian người đó đi từ A đến B không nghỉ là:
13 giờ kém 5 phút – (9 giờ 10 phút + 15 phút) = 3 giờ 30 phút
Đổi 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ
Độ dài quãng đường AB là:
40 x 3,5 = 140 (km)
Đáp số: 140km
Bài 7.
Đáy lớn của thửa ruộng hình thang là:
14 + 9 = 23 (m)
Diện tích thửa ruộng đó là:
(14 + 23) x 12 : 6 = 222 (m2)
Số thóc trung bình 1m2 thu hoạch được là:
70 : 100 = 0,7 (kg)
Số thóc cả thửa ruộng thu được là:
0,7 x 222 = 155,4 (kg)
Đổi 155,4kg = 1,554 tạ
Đáp số: 1,554 tạ
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 23 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số “mười bảy phẩy tám mươi lăm mét khối” viết là:
A. 17,85m2 B. 17,85m3 C.17,085m3 D. 17,805m3
b) Phép chia 74,6 : 3,6 có số dư là: (chỉ lấy 1 chữ số sau dấu phẩy)
A. 8 B. 0,8 C. 0,008 D. 0,08
c) Bán kính của hình tròn có chu vi 31,4m là:
A. 10m B. 5m C. 3,14m D. 31,4m
d) 0,84% = …
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A.84/100 B. 84/1000 C. 84/10000 D. 84
Bài 2. Tính giá trị của biểu thức:
a) (128,6 – 54,48) : 3,4 + 42,7
b) 12,8 x 0,5 + 10,6 : 4,24
Bài 3. Tìm x:
a) x + 4,27 = 12,8 b) x : 7,8 = 5,34
Bài 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 7m3 14dm3 = ….m3 c) 2 giờ 48 phút = …giờ
b) 0,1873m3 =…dm3 d) 5 tạ 7kg = …tạ
Bài 5. Một mảnh đất hình thang có đáy lớn 200m, đáy bé bằng 3/4 đáy lớn. Chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Hỏi diện tích mảnh đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc ta?
Bài 6. Một người đi xe máy với vận tốc 44km/ giờ trong 1 giờ 15 phút. Hỏi người đó đi được quãng đường bao nhiêu km?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
a) (128,6 – 54,48) : 3,4 + 42,7
= 74,12 : 3,4 + 42,7
= 21,8 + 42,7
= 64,5
b) 12,8 x 0,5 + 10,6 : 4,24
= 6,4 + 2,5
= 8,9
Bài 3.
a) x + 4,7 = 12,8 b) x : 7,8 = 5,34
x = 12,8 -4,7 x = 5,34 x 7,8
x = 8,53 x = 41,652
Bài 4.
a) 7,014 b) 187,3 c) 2,8 d) 5,07
Bài 5.
Đáy bé mảnh đất hình thang đó là:
200 x 3/4 = 150 (m)
Chiều cao mảnh đất hình thang đó là:
200 x 2/5 = 80 (m)
Diện tích mảnh đất đó là:
(200 + 150) x 80 : 2 = 14 000 (m2)
Đổi 14 000 m2 = 1,4ha
Đáp số: 14000m2; 1,4ha
Bài 6.
Đổi 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Quãng đường người đó đi được trong 1,25 giờ là:
44 x 1,25 = 55 (km)
Đáp số: 55km
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 24 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 7,42…7,24 c) 1/5 ….0,2
b) 1,008….1,08 d) 0,08….0,8%
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a) 1,7 + 12,89 +124,7
b) 67 – 35,04
c) 49,54 x 3,8
d) 0,04 : 0,16
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
b) Nếu dịch dấu phẩy của số thập phân sang phải một hàng thì số thập phân đó;
A. Tăng lên 10 đơn vị
B. Giảm đi 10 đơn vị
C. Gấp lên 10 lần
D. Giảm đi 10 lần
c) Biết 40% của M là 8. Số M là:
A. 20 B. 40 C. 10 D. 80
d) Số dư của phép chia 479 : 47 (nếu chỉ lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương) là:
A. 0,7 B. 0,07 C. 0,007 D. 7
Bài 4. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
c) 4 ha 15m2 =….ha
d) 6 giờ 6 phút = …giờ
Bài 5. Một hình hộp chữ nhật có chiều cao 4dm, chiều dài hơn chiều rộng 3dm, chiều rộng bằng 5/4 chiều cao. Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Bài 6. Một xe máy đi từ A với vận tốc 44km/giờ. Sau 3 giờ một ô tô đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 56km/giờ. Hỏi:
a) Ô tô đuổi kịp xe máy trong thời gian bao lâu?
b) Lúc đó hai xe cách nhau bao nhiêu km?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
a) > b) < c) = d) >
Bài 2.
Bài 3.
Bài 4.
a) 0,75 b) 1,4 c) 4,0015 d) 6,1
Bài 5.
Chiều cao hình hộp chữ nhật là:
4 x 5/4 = 5 (dm)
Chiều dài hình hộp chữ nhật là:
5 + 3 = 8 (dm)
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
(8 + 5) x 2 = 26 (dm)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
26 x 4 = 104 (dm2)
Diện tích mặt đáy hình hộp chữ nhật là:
8 x 5 = 40 (dm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật đó là:
104 + 40x 2 = 184 (dm2)
Đáp số: 184dm2
Bài 6.
Quãng đường ô tô cách xe máy là:
44 x 3 = 132 (km)
Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:
56 – 44 = 12 (km)
Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:
132 : 12 = 11 (giờ)
Lúc đó 2 xe cách A là:
56 x 11 = 616 (km)
Đáp số: a) 11 giờ b)616km
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề 25 khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học …
Bài thi môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a) 105,7 + 29,5
b) 46,9 – 17,3
c) 0,027 x 3,4
d) 56,1 : 3,4
Bài 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) 15% của 30 là:
A. 2 B. 10 C. 4,5 D. 4,05
b) Diện tích hình tròn đường kính 8cm là:
A. 50,24 cm2 B. 25,12 cm2 C. 200,96 cm2 D. 100,48 cm2
c) 24m3 13dm3 = …m3
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 24,13 B. 24,013 C. 24,0013 D. 2413
d) 2,4 giờ = …phút.
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 24 B. 240 C. 144 D. 124
Bài 3. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 tạ 7kg = … tạ c) 5ha 7dam2 = …ha
b) 2 phút 30 giây =…phút d) 4m 82mm = …m
Bài 4. Điền dấu >, < , = thích hợp vào chỗ chấm:
a) 0,07m2…7dm2
b) 2,2 giờ…122 phút
c) 6m3 8dm3….6,08m3
d) 0,027 …..27%
Bài 5. Người ta gò một thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật cớ chiều dài 8dm, rộng 6dm và cao 7dm. tính diện tích tôn để làm thùng (không tính mép hàn)
Bài 6. Quãng đường CD dài 130,2km. Hai ô tô cùng khởi hành một lúc đi ngược chiều nhau trên quãng đường đó. Xe đi từ C với vận tốc 51km/giờ; xe đi từ D với vận tốc 42km/giờ. Hỏi:
a) Hai xe gặp nhau sau mấy giờ?
b) Chỗ gặp nhau cách C bao nhiêu km?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1:
Bài 2.
Bài 3.
a) 3,07 b) 2,5 c) 5,07 d) 4,082
Bài 4.
a) = b) > c) < d) <
Bài 5.
Chu vi cái thùng tôn là:
(8 + 6) x 2 = 28 (dm)
Diện tích xung quanh cái thùng là:
28 x 7 = 196 (dm2)
Diện tích đáy thùng tôn là:
8 x 6 = 48 (dm2)
Diện tích tôn để làm thùng là 196 + 48 = 244 (dm2)
Đáp số: 244dm2
Bài 6.
Tổng vận tốc của 2 xe là:
42 + 51 = 93 (km/giờ)
Thời gian 2 xe đó gặp nhau là:
130,2 : 93 = 1,4 (giờ)
Chỗ gặp nhau cách C quãng đường là:
51 x 1,4 = 71,4 (km)
Đổi 1,4 giờ = 1 giờ 24 phút
Đáp số: a) 1 giờ 24 phút b)71,4km
Đề số 26 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Giá trị của chữ số 5 trong số 48,25 là:
A. 50 B. 5

A. 3,5 B. 0,35
C. 3 D. 0,6
Câu 3. 1 phút 15 giây = ?
A. 1,15 phút B. 1,25 phút
C. 115 giây D. 1,25 giây
Câu 4. Diện tích hình tròn có đường kính 2cm là:
A. 3,14cm2 B. 6,28cm2
C. 6,28cm D. 12,56cm2
Câu 5. Một hình thang có trung bình cộng hai đáy là 5cm và chiều cao là 3,2 cm thì diện tích hình thang đó là:
A. 8cm2 B. 32cm2
C. 16 cm2 D. 164cm2
Câu 6. Một ô tô đi quãng đường AB dài 120km mất 2 giờ 30 phút. Vận tốc ô tô là:
A. 80 km/giờ B. 48 km/giờ
C. 50 km/giờ D. 60 km/giờ
PHẦN 2. Tự luận (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính
a) 384,5 + 72,6
b) 281,8 – 112,34
c) 16,2 × 4,5
d) 112,5 : 25
Bài 2. (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 giờ 45 phút = …… giờ
b) 89cm = …… m
c) 5m2 8dm2 = …… m2
d) 8347dm3 = …… m3
Bài 3. (3 điểm) Người ta làm một cái thùng không nắp bằng tôn dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 60cm và chiều cao 50cm. Tính diện tích tôn để làm cái thùng đó (không kể mép hàn) ?
Bài 4. (1 điểm) Tính nhanh
a) 2,5 + 16,7 + 7,5 + 3,3
b) 0,5 × 7,3 × 2
Lời giải
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Xác định hàng của chữ số 5, từ đó tìm được giá trị của chữ số 5 trong số 48,25.
Lưu ý: những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phấy thuộc về phần thập phân.
Cách giải:
Chữ số 5 trong số 48,25 thuộc hàng phần trăm nên có giá trị là hay 0,05.
Câu 2.
Phương pháp:
Viết phân số dưới dạng phân số thập phân bằng cách nhân cả tử số và mẫu số với 2, sau đó viết dưới dạng số thập phân.
Cách giải:

Chọn B.
Câu 4.
Phương pháp:
– Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.
– Tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Cách giải:
Bán kính hình tròn đó là:
2 : 2 = 1 (cm)
Diện tích hình tròn đó là:
1 × 1 × 3,14 = 3,14 (cm2)
Đáp số: 3,14cm2.
Chọn A.
Câu 5.
Phương pháp:
– Tính tổng độ dài hai đáy = trung bình cộng hai đáy × 2.
– Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Cách giải:
Tổng độ dài hai đáy là:
5 × 2 = 10 (cm)
Diện tích khu đất đó là:
10 × 3,2 : 2 = 16 (cm2)
Đáp số : 16cm2.
Chọn C.
Câu 6.
Phương pháp:
– Đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
– Tính vận tốc ô tô ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Cách giải:
Đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Vận tốc ô tô đó là:
120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
Đáp số: 48 km/giờ.
Chọn B.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Cách giải:

Bài 2.
Phương pháp:
Áp dụng các kiến thức:

Cách giải:
a) 3 giờ 45 phút = 3,75giờ
b) 89cm = 0,89m
c) 5m2 8dm2 = 5,08m2
d) 8347dm3 = 8,347m3
Bài 3.
Phương pháp:
Để tính diện tích tôn làm cái thùng, ta cần tính tổng diện tích xung quanh và một mặt đáy.
Để giải bài này ta làm theo các bước như sau:
– Tính diện tích xung quanh ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
– Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
– Tính diện tích tôn để làm thùng ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy.
Cách giải:
Diện tích xung quanh của cái thùng đó là:
(80 + 60) × 2 × 50 = 14 000 (cm2)
Diện tích một mặt đáy của cái thùng đó là:
80 × 60 = 4800 (cm2)
Diện tích tôn để làm cái thùng đó là:
14 000 + 4800 = 18 800 (cm2)
Đáp số: 18 800cm2.
Bài 4.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân để nhóm các số có tổng hoặc tích là số tròn chục, tròn trăm, …
Cách giải:
a) 2,5 + 16,7 + 7,5 + 3,3
= (2,5 + 7,5) + (16,7 + 3,3)
= 10 + 20
= 30
b) 0,5 × 7,3 × 2
= 0,5 × 2 × 7,3
= 1 × 7,3
= 7,3
Đề số 27 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Chữ số 9 trong số 25, 309 thuộc hàng nào ?
A. Hàng đơn vị
B. Hàng trăm
C. Hàng phần mười
D. Hàng phần nghìn
Câu 2. Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy số viên bi có màu:
A. Nâu B. Đỏ
C. Xanh D. Trắng
Câu 3. Thể tích của hình lập phương có cạnh 5dm là:
A. 125dm3 B. 100dm3
C. 25dm3 D. 125dm2
Câu 4. Chu vi hình tròn có đường kính 5cm là:
A. 78,5cm B. 15,7cm
C. 3,14cm D. 31,4cm
Câu 5. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
97,45 × 0,01 = …
A. 9745 B. 974,5
C. 9,745 D. 0,9745
Câu 6. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54km/giờ. Tính quãng đường AB biết ô tô đi từ A đến B hết 2 giờ 45 phút.
A. 132,3km B. 145km
C. 148,5km D. 154km
Tự luận (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính
a) 256,34 + 28,57
b) 567,4 – 159,28
c) 13,6 × 8
d) 43,44 : 1,2
Bài 2. (1 điểm) Điền dấu thích hợp (<; >; =) vào chỗ chấm:
a) 279,5 … 279,49
b) 19,189 … 19,19
c) 327,500 … 327,5
d) 11,608 … 11,68
Bài 3. (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 8km 236m = … km
b) 1 giờ 30 phút = … giờ
c) 15kg 287g = … kg
d) 32cm2 5mm2 = … cm2
Bài 4. (2 điểm) Hai xe ô tô khởi hành lúc 8 giờ 15 phút, một xe đi từ A đến B với vận tốc 43km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 45 km/giờ. Biết quãng đườngAB dài 220km. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
Bài 5. (1 điểm) Cho hai số thập phân có tổng bằng 69,85. Nếu chuyển dấu phẩy ở số bé sang phải một hàng ta được số lớn. Tìm hai số đó.
Trả lời: Số lớn là: …
Số bé là : …
Lời giải
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phấy thuộc về phần thập phân.
Cách giải:
Chữ số 9 trong số 25, 309 thuộc hàng phần nghìn.
Chọn D.
Câu 2.
Phương pháp:
Tìm của 20 viên bi (lấy 20 chia cho 5), từ đó xác định được số viên bi có màu gì.
của 20 viên bi là: 20 : 4 = 4 (viên bi)
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp:
Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Cách giải:
Thể tích của hình lập phương có cạnh 5dm là:
5 × 5 × 5 = 125 (dm3)
Đáp số: 125dm3.
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp:
Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
Chu vi hình tròn có đường kính 5cm là:
5 × 3,14 = 15,7 (cm)
Đáp số: 15,7cm.
Chọn B.
Câu 5.
Phương pháp:
Khi nhân một số thập phân với số 0,01 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
Cách giải:
Ta có: 97,45 × 0,01 = 0,9745.
Chọn D.
Câu 6.
Phương pháp:
Đổi: 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ.
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải:
Đổi: 2 giờ 45 phút = 2,75 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
54 × 2,75 = 148,5 (km)
Đáp số: 148,5km.
Chọn C.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Cách giải:

Bài 2.
Phương pháp:
– So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau,thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn … đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
– Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Cách giải:
a) 279,5 > 279,49
b) 19,189 < 19,19
c) 327,500 = 327,5
d) 11,608 < 11,68
Bài 2.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức:

Cách giải:
a) 8km 362m = 8,362km
b) 1 phút 30 giây = 1,5 phút
c) 15kg 287g = 15,287kg
d) 32cm2 5mm2 = 32,05cm2
Bài 4.
Phương pháp:
– Tính quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ.
– Tính thời gian đi để gặp nhau ta lấy độ dài quãng đường AB chia cho quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ.
– Tính thời điểm gặp nhau ta lấy thời gian xuất phát cộng với thời gian đi để gặp nhau.
Cách giải:
Sau mỗi giờ, cả hai ô tô đi được quãng đường là:
43 + 45 = 88 (km)
Thời gian hai ô tô đi để gặp nhau là:
220 : 88 = 2,5 ( giờ)
2,5 giờ = 2 giờ 30 phút
Hai ô tô gặp nhau lúc:
8 giờ 15 phút + 2 giờ 30 phút = 10 giờ 45 phút
Đáp số: 10 giờ 45 phút.
Bài 5.
Phương pháp:
Vì chuyển dấu phẩy ở số bé sang phải một hàng ta được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Tìm số lớn và số bé theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Vì chuyển dấu phẩy ở số bé sang phải một hàng ta được số lớn nên số lớn gấp 10 lần số bé.
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
10 + 1 = 11 (phần)
Số lớn là:
69,85 : 11 × 10 = 63,5
Số bé là:
69,85 – 63,5 = 6,36
Đáp số: Số lớn là: 63,5.
Số bé là: 6,35.
Đề số 28 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị B. 5 phần trăm
C. 5 chục D.5 phần mười

Câu 3. 5840g = …. kg
A. 58,4kg B. 5,84kg
C. 0,584kg D. 0,0584kg
Câu 4. Đường kính một hình tròn là 0,6m. Diện tích hình tròn đó là :
A. 1,884m2 B. 0,2826m2
C. 2,826m2 D. 2,86m2
Câu 5. Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê?
A. 150% B. 15%
C. 1500% D. 105%
Câu 6. Một bể cá hình hộp chữ nhật không nắp dài 0,6m ; rộng 0,4m ; cao 0,3m. Hỏi bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước.
A. 72 lít B. 124 lít
C. 136 lít D. 144 lít
Phần 2. Tự luận
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a) 83,45 + 26,6
b) 161,5 – 78,27
c) 28,3 × 3,6
d) 31,05 : 25
Bài 2.
a) Tìm y, biết:
34,8 : y = 7,2 + 2,8
b) Tính :
21,22 + 9,072 x 10 + 24,72 : 12
Bài 3. Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?
Bài 4. Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật chiều dài là 1,4m, chiều rộng bằng
chiều dài, chiều cao là 0,6m. Người ta sơn tất cả các mặt trong và ngoài thùng đó. Biết cứ 3m2 thì tốn 0,6kg sơn. Hỏi người ta sơn thùng đó hết bao nhiêu ki-lô-gam sơn ?
Lời giải
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Xác định hàng của chữ số 5, từ đó tìm được giá trị của chữ số 5 trong số 162,57.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phấy thuộc về phần thập phân
Cách giải:
Chữ số 5 trong số 162,57 thuộc hàng phần mười nên có giá trị là 5 phần mười.
Chọn D.
Câu 2.
Phương pháp:

Chọn B.
Câu 4.
Phương pháp:
– Tính bán kính = đường kính : 2.
– Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Cách giải:
Bán kính hình tròn đó là:
0,6 : 2 = 0,3 (m)
Diện tích hình tròn đó là:
0,3 × 0,3 × 3,14 = 0,2826 (m2)
Đáp số: 0,2826m2.
Chọn B.
Câu 5.
Phương pháp:
Để tìm tỉ số phần trăm diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê ta lấy diện tích trồng cây cao su chia cho diện tích đất trồng cây cà phê, lấy thương tìm được nhân với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
Cách giải:
Diện tích đất trồng cây cao su chiếm số phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150%
Đáp số: 150%.
Chọn C.
Câu 6.
Phương pháp:
Số lít nước nhiều nhất mà bể đó chứa được chính bằng thể tích của bể.
Tính thể tích bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
Đổi kết quả vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối rồi đổi sang đơn vị lít.
Cách giải:
Bể đó chứa được nhiều nhất số lít nước là:
0,6 × 0,4 × 0,3 = 0,072 (m3)
0,072m3 = 72dm3 = 72 lít.
Đáp số: 72 lít.
Chọn A.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
Cách giải:

Bài 2.
Phương pháp:
a) – Tính giá trị vế phải trước.
– y là số chia, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia cho cho thương.
b) Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau.
Cách giải:
a) 34,8 : y = 7,2 + 2,8
34,8 : y = 10
y = 34,8 : 10
y = 3,48
b) 21,22 + 9,072 × 10 + 24,72 : 12
= 21,22 + 90,72 + 2,06
= 111,94 + 2,06
= 114
Bài 3.
Phương pháp:
– Tìm thời gian người đó đi hết quãng đường AB: 9 giờ 30 phút – 8 giờ 30 phút.
– Tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Cách giải:
Thời gian xe máy đi hết quảng đường AB là:
9 giờ 30 phút – 8 giờ 30 phút = 1 (giờ)
Vận tốc trung bình của xe máy là:
60 : 1 = 60 (km/giờ)
Đáp số: 60 km/giờ.
Bài 4.
Phương pháp:
– Tính chiều rộng = chiều dài
.
– Diện tích sơn mặt trong bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích một đáy.
– Diện tích cần sơn bằng lần diện tích sơn mặt trong.
– Tìm tỉ số giữa diện tích cần sơn và . Diện tích cần sơn gấp bao nhiêu lần thì khối lượng sơn cần dùng cũng gấp bấy nhiêu lần.
Cách giải:
Chiều rộng của cái thùng đó là:

Đề số 29 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Cho các số 3,42 ; 4,23 ; 2,43; 4,32. Số lớn nhất trong các số đó là:
A. 3,4 B. 4,23
C. 2,43 D. 4,32
Câu 2. 1giờ 36 phút = ……… giờ. Số cần điền vào chỗ trống là:
A. 1,3 giờ B. 1,6 giờ
C. 1,06 giờ D. 1,36 giờ
Câu 3. Một hình lập phương có diện tích xung quanh là 16cm2 thì cạnh của hình lập phương đó là:
A. 2cm B. 3cm
C. 4cm D. 6cm
Câu 4. Một hình tròn có đường kính là 1,2m thì diện tích của hình tròn đó là:
A. 1,1304m2 B. 11,304m2
C. 4,5216m2 D. 3,768m2
Câu 5. 25% của 120 là:
A. 25 B. 30
C. 40 D. 50
Câu 6. Một thùng đựng dầu không có nắp dạng hình lập phương có cạnh là 5dm. Để chống rỉ sét người ta sơn tất cả các mặt ngoài của thùng. Diện tích cần quét sơn cho thùng là:
A. 100dm2 B. 150dm2
C.125dm2 D. 80dm2
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Tìm
:
a) 136,5 – = 5,4 : 0,12 b)
+ 2,6 = 9,8 : 0,2
Bài 2. (1 điểm) Tính giá trị biểu thức:
a) 145 + 637,38 : 18 × 2,5 b) (27,8 + 16,4) × 5
Bài 3. (3 điểm) Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài là 4,5m, chiều rộng là 2,5m và chiều cao là 1,8m. (bể không có nắp đậy)
a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của bể nước hình hộp chữ nhật đó.
b) Bể đó chứa được nhiều nhất bao nhiêu lít nước? (1dm3 = 1lít).
c) Trong bể đang có 16,2m3 nước. Tính chiều cao của mực nước trong bể.
Bài 4. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện
a) 5,68 + 7,03 + 12,97 + 4,32
b) 7,25 × 0,25 × 40
Lời giải
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
So sánh các số đã cho, từ đó tìm được số lớn nhất trong các số đó.
Cách giải:
So sánh các số ta có:
2, 43 < 3,42 < 4,23 < 4,32.
Vậy số lớn nhất trong các số đó là: 4,32.
Chọn D.
Câu 2.
Phương pháp:

Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
– Tính diện tích một mặt ta lấy diện tích xung quanh chia cho 4.
– Tìm số a sao cho diện tích một mặt bằng a nhân với a, từ đó độ dài cạnh của hình lập phương là a cm.
Cách giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
16 : 4 = 4 (cm2)
Ta có: 2 × 2 = 4, do đó cạnh của hình lập phương đó là 2cm.
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp:
– Tính bán kính = đường kính : 2.
– Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Cách giải:
Bán kính hình tròn đó là:
1,2 : 2 = 0,6 (m)
Diện tích hình tròn đó là:
0,6 × 0,6 × 3,14 = 1,1304 (m2)
Đáp số: 1,1304m2.
Chọn A.
Câu 5.
Phương pháp:
Để tìm 25% của 120 ta lấy 120 chia cho 100 rồi nhân với 25 hoặc lấy 120 nhân với 25 rồi chia cho 100.
Cách giải:
25% của 120 là :
120 : 100 × 25 = 30
Đáp số: 30.
Chọn B.
Câu 6.
Phương pháp:
Vì thùng không có nắp nên diện tích cần quét sơn cho thùng bằng 5 lần diện tích một mặt.
Cách giải:
Diện tích một mặt của cái thùng đó là:
5 × 5 = 25 (dm)
Diện tích cần quét sơn cho thùng là:
25 × 5 = 125 (dm2)
Đáp số: 125dm2.
Chọn C.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
– Tính giá trị vế phải trước
– Xác định vai trò của
(số trừ hay số hạng …) rồi áp dụng các quy tắc:
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Bài 2.
Phương pháp:
– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau
Cách giải:
a) 145 + 637,38 : 18 × 2,5
= 145 + 35,41 × 2,5
= 145 + 88,525
= 233,525
b) (27,8 + 16,4) × 5
= 44,2 × 5
= 221
Bài 3.
Phương pháp:
a) – Tính diện tích xung quanh ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
– Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
– Tính diện tích toàn phần ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy (vì bể nước không có nắp đậy).
b) Số lít nước bể đó chứa được nhiều nhất chính là thể tích của bể nước.
Muốn tìm bể nước ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao, sau đó đổi sang đơn vị đo là đề-xi-mét rồi đổi sang đơn vị lít.
c) Tính chiều cao của mực nước trong bể ta lấy thể tích nước đang có trong bể chia cho diện tích đáy.
Cách giải:
a) Diện tích xung quanh của bể nước là:
(4,5 + 2,5) × 2 × 1,8 = 25,2 (m2)
Diện tích đáy của bể nước là:
4,5 × 2,5 = 11,25 (m2)
Diện tích toàn phần của bể nước là:
25,2 + 11,25 = 36,45 (m2)
b) Thể tích của bể nước là:
4,5 × 2,5 × 1,8 = 20,25 (m3)
20,25m3 = 20250dm3 = 20250 lít.
c) Chiều cao của mực nước trong bể là:
16,2 : 11,25 = 1,44 (m)
Đáp số: a) 25,2m2 ; 36,45m2 ;
b) 20250 lít.
c) 1,44m.
Bài 4.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân để nhóm các số có tổng hoặc tích là số tròn chục, tròn trăm, …
Cách giải:
a) 5,68 + 7,03 + 12,97 + 4,32
= (5,68 + 4,32) + (7,03 + 12,97)
= 10 + 20
= 30
b) 7,25 × 0,25 × 40
= 7,25 × (0,25 × 40)
= 7,25 × 10
= 72,5
Đề số 30 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng (dùng từ câu 1 đến câu 4).
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 2,5 ngày = … giờ
A. 25 B. 52 C. 60
b. ngày = … giờ
A. 8 B. 16 C. 24
a. 1,25 giờ = … phút
A. 125 B. 75 C. 85
b. phút = … giây
A. 24 B. 30 C. 18
3. Tính kết quả phép cộng : 7 giờ 34 phút + 2 giờ 52 phút = ?
A. 10 giờ 26 phút B. 9 giờ 26 phút
4. Tính kết quả của phép trừ : 12 phút 7 giây – 5 phút 18 giây = ?
A. 6 phút 49 giây B. 7 phút 49 giây
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Giờ vào học bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút.
a. Bạn An đến sớm 15 phút. Hỏi bạn An đến trường lúc mấy giờ ?
A. 7 giờ 45 phút |
|
B. 7 giờ 15 phút |
b. Bạn Bình đến muộn 10 phút. Hỏi bạn Bình đến trường lúc mấy giờ ?
A. 7 giờ 15 phút |
|
B. 7 giờ 40 phút |
c. Hai bạn đến trường cách nhau bao nhiêu phút ?
A. 15 phút |
|
B. 25 phút |
6. Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a. 3 giờ 15 phút + 2 giờ 12 phút + 1 giờ 45 phút
b. 12 giờ – 4 giờ 18 phút – 2 giờ 42 phút
7. Lúc 7 giờ 30 phút, một người đi xe đạp từ A và đi trong 1 giờ 45 phút thì đến B. Hỏi người đó đền B lúc mấy giờ ?
8. Một máy bay bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội hết 1 giờ 45 phút và đến Hà Nội lúc 9 giờ. Hỏi máy bay khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh lúc mấy giờ ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
1 ngày = 24 giờ. Muốn đổi một số từ đơn vị ngày sang giờ ta lấy 24 giờ nhân với số đó.
Cách giải:
a. 2,5 ngày = 24 giờ ⨯ 2,5 = 60 giờ
Chọn C
Chọn A.
3.
Phương pháp:
– Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
– Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
– Nếu số phút ở kết quả lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.
Cách giải:
7 giờ 34 phút + 2 giờ 52 phút = 9 giờ 86 phút = 10 giờ 26 phút (vì 86 phút = 1 giờ 26 phút)
Chọn A
4.
Phương pháp:
– Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
– Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
– Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường .
12 phút 7 giây – 5 phút 18 giây = 11 phút 67 giây – 5 phút 18 giây = 6 phút 49 giây
Chọn A
5.
Phương pháp:
– Thời gian lúc An đến trường = 7 giờ 30 phút – 15 phút.
– Thời gian lúc Bình đến trường = 7 giờ 30 phút + 10 phút.
– Hiệu thời gian lúc hai bạn đến trường = thời gian lúc Bình đến trường – thời gian lúc An đến trường.
a) An đến trường lúc:
7 giờ 30 phút – 15 phút = 7 giờ 15 phút
A. 7 giờ 45 phút |
S |
B. 7 giờ 15 phút |
Đ |
b. Bình đến trường lúc:
7 giờ 30 phút + 10 phút = 7 giờ 40 phút
A. 7 giờ 15 phút |
S |
B. 7 giờ 40 phút |
Đ |
c. Hai bạn đến trường cách nhau số phút là:
7 giờ 40 phút – 7 giờ 15 phút = 25 phút
A. 15 phút |
S |
B. 25 phút |
Đ |
6.
Phương pháp:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp rồi thực hiện tương tự các phép tính với số tự nhiên.
Cách giải:
a. 3 giờ 15 phút + 2 giờ 12 phút + 1 giờ 45 phút
= (3 giờ 15 phút + 1 giờ 45 phút) + 2 giờ 12 phút
= 5 giờ + 2 giờ 12 phút
= 7 giờ 12 phút.
b. 12 giờ – 4 giờ 18 phút – 2 giờ 42 phút
= 12 giờ – (4 giờ 18 phút + 2 giờ 42 phút)
= 12 giờ – 6 giờ 60 phút
= 12 giờ – 7 giờ (vì 60 phút = 1 giờ)
= 5 giờ
Phương pháp:
Áp dụng công thức:
Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
Cách giải:
Người đó đến B lúc:
7 giờ 30 phút + 1 giờ 45 phút = 8 giờ 75 phút
8 giờ 75 phút = 9 giờ 15 phút
Đáp số : 9 giờ 15 phút.
8.
Phương pháp:
Áp dụng công thức:
Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).
Cách giải:
Máy bay khởi hành lúc:
9 giờ – 1 giờ 45 phút = 7 giờ 15 phút
Đáp số : 7 giờ 15 phút.
Đề số 31 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5

2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Thực hiện đổi 0,4 giờ ra giây bằng 2 cách như sau :
a. 0,4 giờ ⨯ 60 = 24 giây |
|
b. 0,4 giờ ⨯ 3600 = 1440 giây |
3. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
a. 0,16 giờ : 4 ⨯ 3 = … ?
A. 0,12 giờ B. 12 phút C. 7,2 phút
b. 0,5 giờ ⨯ 4 : 5 = … ?
A. 0,4 giờ B. 25 phút C. 40 phút
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Tính :
a. (4 giờ 38 phút + 1 giờ 22 phút) : 5 = … ?
A. 1 giờ 12 phút |
|
B. 1 giờ 15 phút |
b. 11 phút 17 giây – 9 phút 36 giây : 4 = … ?
A. 25 giây |
|
B. 9 phút 53 giây |
|
C. 8 phút 53 giây |
|
D. 7 phút 53 giây |
5. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Một người đi bộ từ A đến B. Người đó bắt đầu đi từ lúc 7 giờ 10 phút và đến B lúc 8 giờ 40 phút. Quãng đường từ A đến B dài 6km. Hỏi trung bình 1km người đó đi hết bao nhiêu thời gian ?
A. 10 phút B. 15 phút C. 20 phút
6. Tính bằng cách hợp lí nhất :
1,4 giờ + 84 phút + 1,4 giờ ⨯ 8
7. Một người làm từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ thì được 5 sản phẩm. Hỏi với mức làm như thế người đó làm 12 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ?
8. Bạn Thúy làm xong một bông hồng hết 20 phút 7 giây, làm xong một bông cúc hết 23 phút 18 giây. Bạn Thúy đã làm được 4 bông hồng và 3 bông cúc. Hỏi bạn Thúy đã làm trong bao lâu ?
Lời giải chi tiết
1.
2.
a. 0,4 giờ ⨯ 60 = 24 giây |
S |
b. 0,4 giờ ⨯ 3600 = 1440 giây |
Đ |
3. a. A b. A
4.
Tính :
a.
A. 1 giờ 12 phút |
Đ |
B. 1 giờ 15 phút |
S |
b.
A. 25 giây |
S |
B. 9 phút 53 giây |
S |
C. 8 phút 53 giây |
Đ |
D. 7 phút 53 giây |
S |
5.
Phương pháp:
– Tính thời gian người đó đi hết quãng đường từ A đến B ta thực hiện phép tính:
8 giờ 40 phút – 7 giờ 10 phút
– Tính thời gian trung bình người đó đi 1km ta lấy thời gian người đó đi hết quãng đường từ A đến B chia cho 6.
Cách giải:
Người đó đi bộ quãng đường từ A đến B hết số thời gian là:
8 giờ 40 phút – 7 giờ 10 phút = 1 giờ 30 phút
Trung bình 1km người đó đi hết số thời gian là:
1 giờ 30 phút : 6 = 15 phút
Chọn B
Phương pháp:
– Đổi 84 phút sang số đo có đơn vị là giờ.
– Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng: .
Cách giải:
1,4 giờ + 84 phút + 1,4 giờ ⨯ 8
= 1,4 giờ + 1,4 giờ + 1,4 giờ ⨯ 8
= 1,4 giờ ⨯ (1 + 1 + 8)
= 1,4 giờ ⨯ 10
= 14 giờ
Phương pháp:
– Tính thời gian người thợ làm được 5 sản phẩm, tức là tính 11 giờ – 7 giờ 30 phút.
– Tính thời gian người thợ làm được 1 sản phẩm ta lấy thời gian người thợ làm được 5 sản phẩm chia cho 5.
– Tính thời gian người thợ làm được 12 sản phẩm ta lấy thời gian người thợ làm được 1 sản phẩm nhân với 12.
Cách giải:
Thời gian để người thợ làm hết năm sản phẩm là:
11 giờ – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 30 phút
Thời gian để người thợ làm hết một sản phẩm là:
3 giờ 30 phút : 5 = 42 phút
Thời gian để người thợ làm hết mười hai sản phẩm là:
42 phút × 12 = 504 phút
504 phút = 8 giờ 24 phút
Đáp số : 8 giờ 24 phút.
8.
Phương pháp:
– Tính thời gian để làm 4 bông hồng = thời gian làm 1 bông hồng × 4.
– Tính thời gian để để làm 3 bông cúc = thời gian làm 1 bông cúc × 3.
– Tìm thời gian làm hết 4 bông hồng và 3 bông cúc = thời gian để làm 4 bông hồng + thời gian để để làm 3 bông cúc.
Cách giải:
Thời gian để bạn Thúy làm hết 4 bông hồng là:
20 phút 7 giây × 4 = 80 phút 28 giây
Thời gian để bạn Thúy làm hết 3 bông cúc là:
23 phút 18 giây × 3 = 69 phút 54 giây
Thời gian để bạn Thúy làm hết 4 bông hồng và 3 bông cúc là:
80 phút 28 giây + 69 phút 54 giây = 149 phút 82 giây
149 phút 82 giây = 2 giờ 30 phút 22 giây
Đáp số : 2 giờ 30 phút 22 giây.
Đề số 32 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
A. Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường nhân với thời gian.
B. Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t thì công thức tính vận tốc là :
A. v = s ⨯ t |
|
B. v = s + t |
|
C. v = s : t |
|
D. v = s – t |
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. Một người đi xe máy trong 3 giờ được 96km. Tính vận tốc của người đi xe máy đó.
A. 33 km/giờ |
|
B. 32 km/giờ |
b. Một người đi xe đạp trong 2 giờ rưỡi được 30km. Tính vận tốc của người đi xe đạp đó.
A. 12 km/giờ |
|
B. 13,04 km/giờ |
4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
A. Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian
B. Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc chia cho thời gian
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một ô tô đi từ A sau khi đi được 1 giờ 45 phút thì tới B. Vận tốc ô tô là 42 km/giờ. Quãng đường AB là :
A. 60,9km |
|
B. 73,5km |
6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một xe ô tô đi từ A lúc 8 giờ 45 phút và đến B lúc 10 giờ. Vận tốc ô tô là 50 km/giờ. Quãng đường AB là :
A. 60km |
|
B. 62km |
|
C. 62,5km |
7. Tính vận tốc rồi viết kết quả vào ô trống :
Quãng đường |
115km |
37,5km |
117m |
Thời gian |
2,5 giờ |
1 giờ 30 phút |
15 giây |
Vận tốc |
|
|
|
8. Một ô tô đi từ A lúc 6 giờ đến 9 giờ thì tới B. Đường từ A tới B dài 121km. Dọc đường ô tô dừng lại nghỉ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô.
9. Tính quãng đường (km) rồi viết kết quả vào ô trống.
v |
36,5 km/ giờ |
4,5 km/ giờ |
800 m/ phút |
1121 m/ phút |
t |
2,5 giờ |
90 phút |
5,4 phút |
14 phút |
s (km) |
|
|
|
|
10. Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 30 phút, dừng nghỉ dọc đường 30 phút và đến Thanh Hóa lúc 11 giờ. Vận tốc ô tô là 45 km/giờ. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa ?
1.
Phương pháp:
Xem lại lí thuyết về cách tính vận tốc dựa vào quãng đường và thời gian.
Cách giải:
Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Chọn B.
2.
Phương pháp:
Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Cách giải:
Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t thì công thức tính vận tốc là v = s : t.
A. v = s ⨯ t |
S |
B. v = s + t |
S |
C. v = s : t |
Đ |
D. v = s – t |
S |
3.
Phương pháp:
Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Cách giải:
a. Vận tốc của người đi xe máy đó là:
96 : 3 = 32 (km/giờ)
A. 33 km/giờ |
S |
B. 32 km/giờ |
Đ |
b.
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
96 : 3 = 32 (km/giờ)
A. 12 km/giờ |
Đ |
B. 13,04 km/giờ |
S |
4.
Phương pháp:
Xem lại lí thuyết về cách tính quãng đường dựa vào vận tốc và thời gian.
Cách giải:
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Chọn A.
5.
Phương pháp:
– Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ.
– Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải:
Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Quãng đường AB dài số ki-lô-mét là:
42 ⨯ 1,75 = 73,5 (km)
A. 60,9km |
S |
B. 73,5km |
Đ |
6.
Phương pháp:
– Tính thời gian ô tô đi hết quãng đường AB, tức là thực hiện phép tính 10 giờ – 8 giờ 45 phút.
– Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải:
Ô tô đi từ A đến B hết số thời gian là:
10 giờ – 8 giờ 45 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Quãng đường AB dài số ki-lô-mét là:
50 ⨯ 1,25 = 62,5 (km)
A. 60km |
S |
B. 62km |
S |
C. 62,5km |
Đ |
7.
Phương pháp:
Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Cách giải:
+) Cột thứ 2:
Vận tốc là: 115 : 2,5 = 46 (km/giờ)
+) Cột thứ 3:
Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Vận tốc là: 37,5 : 1,5 = 25 (km/giờ)
+) Cột thứ 3:
Vận tốc là: 117 : 15 = 7,8 (m/giây)
Ta có bảng kết quả như sau:
Quãng đường |
115km |
37,5km |
117m |
Thời gian |
2,5 giờ |
1 giờ 30 phút |
15 giây |
Vận tốc |
46 km/giờ |
25 km/giờ |
7,8 m/giây |
8.
Phương pháp:
– Tính thời gian ô tô đi từ A đến B (không tính thời gian nghỉ) theo công thức:
Thời gian đi = thời gian đến – thời gian xuất phát – thời gian nghỉ (nếu có).
– Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Cách giải:
Thời gian ô tô đi hết quãng đường AB không kể thời gian nghỉ là:
9 giờ – 6 giờ – 15 phút = 2 giờ 45 phút
2 giờ 45 phút = 2,75 giờ
Vận tốc của ô tô là:
121 : 2,75 = 44 (km/giờ)
Đáp số : 44 km/giờ.
9.
Phương pháp:
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian: s = v ⨯ t.
Cách giải:
+) Cột thứ 2:
Độ dài quãng đường là: 36,5 ⨯ 2,5 = 91,25 (km)
+) Cột thứ 3:
Đổi: 90 phút = 1,5 giờ
Độ dài quãng đường là: 4,5 ⨯ 1,5 = 6,75 (km)
+) Cột thứ 4:
Độ dài quãng đường là: 800 ⨯ 5,4 = 4320 (m)
Đổi: 4320m = 4,32km
+) Cột thứ 5:
Độ dài quãng đường là: 1121 ⨯ 14 = 15694 (m)
Đổi: 15694m = 15,694km
Ta có bảng kết quả như sau:
v |
36,5 km/ giờ |
4,5 km/ giờ |
800 m/ phút |
1121 m/ phút |
t |
2,5 giờ |
90 phút |
5,4 phút |
14 phút |
s (km) |
91,25 km |
6,75 km |
4,32 km |
15,694 km |
10.
Phương pháp:
– Tính thời gian ô tô đi từ A đến B (không tính thời gian nghỉ) theo công thức:
Thời gian đi = thời gian đến – thời gian xuất phát – thời gian nghỉ (nếu có).
– Muốn tính
Cách giải:
Thời gian ô tô đi hết quãng đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa không kể thời gian nghỉ là:
11 giờ – 6 giờ 30 phút – 30 phút = 4 giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Thanh Hóa dài số ki-lô-mét là:
45 × 4 = 180 (km)
Đáp số : 180km.
Đề số 33 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng (dùng cho câu 1 và câu 3)
1. Quãng đường AB dài 171km. Lúc 6 giờ 15 phút hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 48 km/giờ. Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ ?
A. 8 giờ 30 phút
B. 8 giờ 45 phút
C. 8 giờ 9 phút
2. Một người đi xe đạp từ A tới B dài 18,27km với vận tốc 210 m/phút. Tính thời gian người đó đi.
A. 1 giờ 20 phút
B. 1 giờ 27 phút
C. 1 giờ 35 phút
A. 1 giờ 30 phút
B. 1 giờ 45 phút
C. 1 giờ 36 phút.
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một người đi xe đạp từ A lúc 7 giờ 15 phút với vận tốc 14 km/giờ. Đến 8 giờ 45 phút một người đi xe máy cũng từ A đuổi theo người đi xe đạp với vận tốc 35 km/giờ. Hỏi người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp lúc mấy giờ ?
A. 9 giờ 45 phút |
|
B. 10 giờ 45 phút |
|
C. 10 giờ 30 phút |
5. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Khoảng thời gian ngắn nhất trong các số sau :

B. 1,45 giờ
C. 1 giờ 20 phút
6. Hai tỉnh A và B cách nhau 204km. Lúc 7 giờ 30 phút người thứ nhất đi xe máy từ A đến B. Cùng lúc đó người thứ hai đi xe máy từ B để về A. Đến 10 giờ, hai người gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi người, biết vận tốc người đi từ A kém vận tốc người đi từ B là 3 km/giờ.
7. Lúc 6 giờ, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15 km/giờ. Lúc 9 giờ, một người đi xe máy cũng khởi hành từ A đuổi theo người đi xe đạp. Sau 1 giờ 48 phút, hai người gặp nhau. Tính vận tốc người đi xe máy ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
– Hai xe chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng lúc nên để tính thời gian đi để gặp nhau ta lấy quãng đường chia cho tổng hai vận tốc.
– Thời gian lúc hai xe gặp nhau = thời gian xuất phát + thời gian đi để gặp nhau.
Cách giải:
Tổng vận tốc hai xe là:
42 + 48 = 90 (km/giờ)
Thời gian đi để hai xe gặp nhau là:
171 : 90 = 1,9 giờ
Đổi: 1,9 giờ = 1 giờ 54 phút
Hai xe gặp nhau lúc:
6 giờ 15 phút + 1 giờ 54 phút = 7 giờ 69 phút
7 giờ 69 phút = 8 giờ 9 phút
Chọn C.
2.
Phương pháp:
– Đổi 18,27km = 18270m.
– Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Cách giải:
Đổi 18,27km = 18270m.
Thời gian ngườ đó đi từ A đến B là:
18270 : 210 = 87 phút
87 phút = 1 giờ 27 phút
Chọn B.
3.
Phương pháp:
Cách giải:
Nếu bể không có nước, để được bể thì vòi nước đó chảy trong số giờ là:

4.
Phương pháp:
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
– Tính thời gian xe đạp đi trước xe máy = 8 giờ 45 phút – 7 giờ 15 phút = 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
– Tính số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy (chính là quãng đường xe đạp đi được trong 1,5 giờ).
– Tính hiệu vận tốc hai xe.
– Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp = số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy : hiệu vận tốc hai xe.
– Thời gian lúc xe máy đuổi kịp xe đạp = thời gian lúc xe máy xuất phát + thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp.
Cách giải:
Thời gian xe đạp đi trước xe máy là:
8 giờ 45 phút – 7 giờ 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đổi: 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Trong 1,5 giờ xe đạp đi được quãng đường là:
14 x 1,5 = 21 (km)
Hiệu vận tốc của hai xe là:
35 – 14 = 21 (km/giờ)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
21 : 21 = 1 (giờ).
Xe máy đuổi kịp xe đạp lúc:
8 giờ 45 phút + 1 giờ = 9 giờ 45 phút
A. 9 giờ 45 phút |
Đ |
B. 10 giờ 45 phút |
S |
C. 10 giờ 30 phút |
S |
5.
Phương pháp:
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.
Cách giải:

Vậy khoảng thời gian ngắn nhất trong các số đã cho là 1 giờ 20 phút.
Chọn C.
6.
Phương pháp:
Hai người chuyển động ngược chiều và xuất phát cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
– Tính thời gian hai người đi để gặp nhau ta thực hiện phép tính: 10 giờ – 7 giờ 30 phút.
– Tính tổng vận tốc hai người ta lấy độ dài quãng đường chia cho thời gian đi để hai người gặp nhau.
– Tìm vận tốc của mỗi người theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Cách giải:
Thời gian 2 người đi để gặp nhau là:
10 giờ – 7 giờ 30 phút = 2 giờ 30 phút
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Tổng vận tốc của 2 người là :
204 : 2,5 = 81,6 (km/giờ)
Vận tốc của người thứ hai là:
(81,6 + 3) : 2 = 42,3 (km/giờ)
Vận tốc của người thứ nhất là:
42,3 – 3 = 39,3 (km/giờ)
Đáp số: Người thứ nhất: 39,3 km/giờ.
Người thứ hai: 42,3 km/giờ.
7.
Phương pháp:
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
– Tính thời gian xe đạp đi trước xe máy = 9 – 6 = 3 giờ.
– Tính số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy (chính là quãng đường xe đáp đi được trong 3 giờ).
– Tính hiệu vận tốc của hai người ta lấy số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy chia cho thời gian đi để hai người gặp nhau.
– Vận tốc người đi xe máy = vận tốc người đi xe đạp + hiệu vận tốc của 2 người.
Cách giải:
Đổi: 1 giờ 48 phút = 1,8 giờ
Người đi xe đạp đi trước người đi xe máy số giờ là :
9 – 6 = 3 (giờ)
Khi người đi xe máy khởi hành thì cách người đi xe đạp số ki lô mét là:
15 ⨯ 3 = 45 (km)
Hiệu vận tốc giữa hai người là:
45 : 1,8 = 25 (km/giờ)
Vận tốc người đi xe máy là:
25 + 15 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ.
Đề số 34 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
a. 4m 5cm = … cm. Số điền vào chỗ chấm là :
A. 45
B. 405
C. 4050
b. 1075kg = … tấn … tạ … yến … kg. Số điền vào chỗ chấm là :
A. 1 ; 0 ; 7 ; 5
B. 10 ; 0 ; 7 ; 5
C. 0 ; 1 ; 7 ; 5
D. 1 ; 7 ; 0 ; 5
c. 17687m2 = … ha … m2. Số điền vào chỗ chấm là :
A. 17 ; 687
B. 1 ; 7687
C. 176 ; 87
D. 0 ; 17687
d. 1,03m3 = … dm3. Số điền vào chỗ chấm là :
A. 103
B. 1003
C. 1030

Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 45cm = 4,5m |
|
b. 45cm = 0,45m |
|
c. 12kg = 0,12 tạ |
|
d. 12kg = 1,2 tạ |
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 3m2 3dm2 = 3,3m2 |
|
b. 3m2 3dm2 = 3,03m2 |
|
c. 2m2 5cm2 = 2,0005m2 |
|
d. 2m2 5cm2 = 2,05m2 |
|
e. 4,5m2 > 405dm2 |
|
g. 4,5m2 = 450dm2 |
Câu 5. Viết số đo dưới dạng số thập phân :
a. Có đơn vị là ki-lô-mét
750m = …………………
800m = …………………
670dam = ………………
b. Có đơn vị là tấn
1475kg = ……………….
972kg = …………………
142 yến = ……………….
c. Có đơn vị là héc-ta
14750m2 = ……………..
942m2 = ………………..
175dam2 = ……………..
d. Có đơn vị là mét khối
547dm3 = ………………
89dm3 = ……………….
750cm3 = ………………
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/de-so-10-de-kiem-tra-hoc-ki-2-toan-lop-5-c109a50412.html#ixzz7qBoK01oC
Câu 6. Một khối lập phương bằng kim loại có cạnh bằng 3dm. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 12kg. Hỏi khối kim loại đó nặng bao nhiêu tạ ?
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Phương pháp:
Áp dụng các cách đổi:
1m = 100cm; 1 tấn = 1000kg; 1 yến = 100kg
1ha = 10000m2 ; 1m3 = 1000dm3.
Cách giải:
a. 4m 5cm = 4m + 5cm = 400cm + 5cm = 405cm.
Chọn B
b. 1075kg = 1000kg + 70kg + 5kg = 1 tấn 0 tạ 7 yến 5kg
Vậy số điền vào chỗ chấm là 1 ; 0 ; 7 ; 5.
Chọn A
c. 17687m2 = 10000m2 + 7687m2 = 1 ha 7687m2
Vậy số điền vào chỗ chấm là 1 ; 7687.
Chọn B
d. 1m3 = 1000dm3 nên 1,03m3 = 1000dm3 × 1,03 = 1030dm3
Chọn C
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1 giờ = 60 phút.
Cách giải:

Câu 3.
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1m = 100cm; 1 tạ = 100kg.
Cách giải:

Vậy ta có bảng kết quả như sau:
a. 45cm = 4,5m |
S |
b. 45cm = 0,45m |
Đ |
c. 12kg = 0,12 tạ |
Đ |
d. 12kg = 1,2 tạ |
S |
Câu 4.
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1m2 = 100dm2 ; 1m2 = 10000dm2
Cách giải:
Ta có:

1m2 = 100dm2 nên 4,5m2 = 100dm2 × 4,5 = 450dm2
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
a. 3m2 3dm2 = 3,3m2 |
S |
b. 3m2 3dm2 = 3,03m2 |
Đ |
c. 2m2 5cm2 = 2,0005m2 |
Đ |
d. 2m2 5cm2 = 2,05m2 |
S |
e. 4,5m2 > 405dm2 |
Đ |
g. 4,5m2 = 450dm2 |
Đ |
Câu 5.
Phương pháp:
Dựa vào cách đổi:
1km = 100dam = 1000m; 1 tấn = 100 yến = 1000kg;
1ha = 100dam2 = 10 000m2 ; 1m3 = 1000dm3 = 1 000 000m3
Cách giải:

Câu 6.
Phương pháp:
– Tính thể tích khối kim loại = cạnh × cạnh × cạnh.
– Tính cân nặng của khối kim loại = can nặng của 1 đề-xi-mét khối × thể tích khối kim loại.
-Đổi kết quả vừa tìm sang số đo có đơn vị là tạ, lưu ý rằng 1 tạ = 100kg.
Cách giải:
Thể tích khối lập phương kim loại đó là:
3 × 3 × 3 = 27 (dm3)
Khối kim loại đó nặng số tạ là:
27 × 12 = 324 (kg) = 3,24 (tạ)
Đáp số: 3,24 tạ.
Đề số 35 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 4m 4cm = 4,4m |
|
b. 4m 4cm = 4,04m |
|
c. 0,05 tạ = 5kg |
|
d. 0,05 tạ = 50kg |
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a. 350m + 0,04km = 390m |
|
b. 350m + 0,04km = 354m |
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 1,25 giờ = 75 phút |
|
b. 1,25 giờ = 85 phút |
|
c. 2,4 giờ = 2 giờ 40 phút |
|
d. 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút |
4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
A. 4m2 5dm2 = 4,5m2
B. 4m2 5dm2 = 4,05m2
C. 3m3 15dm3 = 3,015m3
D. 3m3 15dm3 = 3,15m3
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 0,107 = 10,7% |
|
b. 0,107 = 1,7% |
6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
40% của 0,05 tấn là bao nhiêu ki-lô-gam ?
A. 2kg |
|
B. 20kg |
7. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
a. Giá trị của biểu thức 374,05 + 48,7 ⨯ 0,1 là :
A. 378,92
B. 861,05
C. 3789,2
b. Giá trị của biểu thức (56,8 – 32,3) ⨯ 5,7 là :
A. 1396,5
B. 139,65
C. 13,965
8. Một lớp học có 24 học sinh nữ. Số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là 8 bạn. Hỏi :
a. Lớp đó có bao nhiêu phần trăm học sinh là nam ?
b. Số học sinh nữ bằng bao nhiêu phần trăm số học sinh nam ?
9. Lúc 7 giờ, bác Hà đi bộ từ A với vận tốc 4,4 km/giờ và đến B lúc 8 giờ 15 phút. Bác Nội đi xe đạp với vận tốc 11 km/giờ cũng xuất phát từ A. Bác Nội muốn đến B trước bác Hà 15 phút, thì bác Nội phải khởi hành lúc mấy giờ ?
Lời giải chi tiết
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1m = 100cm; 1 tạ = 100kg
Cách giải:
0,05 tạ = 100kg ⨯ 0,05 = 5kg
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
a. 4m 4cm = 4,4m |
S |
b. 4m 4cm = 4,04m |
Đ |
c. 0,05 tạ = 5kg |
Đ |
d. 0,05 tạ = 50kg |
S |
2.
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1km = 1000m.
Cách giải:
Ta có: 0,04km = 1000m ⨯ 0,04 = 40m.
Do đó: 350m + 0,04km =350m + 40m = 390m
a. 350m + 0,04km = 390m |
Đ |
b. 350m + 0,04km = 354m |
S |
3.
Phương pháp:
1 giờ = 60 phút. Muốn đổi một số từ đơn vị giờ sang đơn vị phút ta chỉ cần lấy 60 phút nhân với số đó.
Cách giải:
Ta có:
1,25 giờ = 60 phút ⨯ 1,25 = 75 phút.
2,4 giờ = 2 giờ + 0,4 giờ = 2 giờ 40 phút (vì 0,4 giờ = 60 phút ⨯ 0,4 = 24 phút)
Ta có bảng đáp án như sau:
a. 1,25 giờ = 75 phút |
Đ |
b. 1,25 giờ = 85 phút |
S |
c. 2,4 giờ = 2 giờ 40 phút |
S |
d. 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút |
Đ |
4.
Phương pháp:
Dựa vào cách đổi: 1m2 = 100dm2 ; 1m3 = 1000dm3
Cách giải:

Cách giải:
a. 0,107 = 10,7% |
Đ |
b. 0,107 = 1,7% |
S |
6.
Phương pháp:
– Đổi 0,05 tấn = 50kg.
– Muốn tìm 40% của 50kg ta có thể lấy 50 chia cho 100 rồi nhân với 40, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
Cách giải:
Đổi 0,05 tấn = 50kg.
40% của 50kg là: 50 : 100 ⨯ 40 = 20 (kg)
Vậy 40% của 0,05 tấn là 20kg.
A. 2kg |
S |
B. 20kg |
Đ |
7.
Phương pháp:
– Biểu thức có phép nhân và phép cộng thì ta thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.
– Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Cách giải:
a. 374,05 + 48,7 ⨯ 0,1 = 374,05 + 4,87 = 378,92
Chọn A.
b. (56,8 – 32,3) ⨯ 5,7 = 24,5 ⨯ 5,7 = 139,65
Chọn B.
8.
Phương pháp:
– Số học sinh nàm = số học sinh nữ – 8 học sinh.
– Số học sinh cả lớp = số học sinh nam + số học sinh nữ.
– Để tỉ số phần trăm của số học sinh nam và số học sinh cả lớp ta tìm thương giữa số học sinh nam và số học sinh cả lớp, sau đó nhân thương đó với 100 và thêm kí hiệu % vào bên phải.
– Làm tương tự để tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nam và số học sinh nữ.
Cách giải:
a) Số học sinh nam của lớp là:
24 – 8 = 16 (học sinh)
Tổng số học sinh cả lớp là:
24 + 16 = 40 (học sinh)
Học sinh nam chiếm số phần trăm là:
16 : 40 = 0,4 = 40%
Số học sinh nữ bằng số phần trăm số học sinh nam là:
24 : 16 = 1,5 = 150%
Đáp số : a. 40%
b. 150%
9.
Phương pháp:
– Tính thời bác Hà đi từ A đến B ta thực hiện phép tính: 8 giờ 15 phút – 7 giờ.
– Tính độ dài quãng đường AB ta lấy vận tốc của bác Hà nhân với thời gian bác Hà đi từ A đến B.
– Tính thời gian bác Nội đi từ A tới B ta lấy độ dài quãng đường AB chia cho vận tốc của bác Hà.
– Tính thời gian bác Nội khởi hành để đến B trước bác Hà 15 phút ta lấy thời gian lúc bác Hà đến B trừ đi 15 phút rồi trừ đi thời gian bác Nội đi từ A tới B.
Cách giải:
Thời gian bác Hà đi từ A đến B là:
8 giờ 15 phút – 7 giờ = 1 giờ 15 phút = 1,25 phút
Quãng đường từ A tới B dài số ki lô mét là:
4,4 ⨯ 1,25 = 5,5 (km)
Thời gian bác Nội đi từ A tới B là:
5,5 : 11 = 0,5 giờ = 30 phút
Bác Nội phải khởi hành lúc :
8 giờ 15 phút – 15 phút – 30 phút = 7 giờ 30 phút.
Đáp số: 7 giờ 30 phút.
Đề số 36 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
A. 3km 4m = 3,04km |
|
B. 3km 4m = 3,004km |
|
C. 1750m = 1,75km |
|
D. 1750m = 17,50km |
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 1,07 tấn = 10,7 tạ |
|
b. 1,07 tấn = 107 tạ |
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 0,12ha + 75m2 = 12 750m2 |
|
b. 0,12ha + 75m2 = 1275m2 |
|
c. 0,5ha – 150m2= 4850m2 |
|
d. 0,5ha – 150m2 = 350m2 |
4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
12,5m2– 14,6dm2 = … dm2
A. 1237,5dm2
B. 1235,4dm2
C. 110,4dm2
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 0,015 = 1,5% |
|
b. 0,015 = 1,05% |

7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Từ một bao đường, người ta lấy ra 27kg, chiếm 45% lượng đường trong bao. Hỏi lúc đầu bao đường đó có bao nhiêu ki-lô-gam đường ?
A. 50kg |
|
B. 60kg |
|
C. 70kg |
8. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
0,45 giờ + 15 phút = … phút. Số điền vào chỗ chấm là :
A. 42 |
|
B. 60 |
|
C. 72 |

10. Kho thứ nhất có nhiều hơn kho thứ hai 27,6 tạ gạo. Sau khi lấy đi ở mỗi kho 18 tạ gạo thì số gạo còn lại trong kho thứ hai bằng số gạo còn lại trong kho thứ nhất. Hỏi lúc đầu trong mỗi kho có bao nhiêu tạ gạo ?
11. Hình vẽ cho biết : ABCD là hìnhchữ nhật, có AB = 24cm ;AD = 18cm ; MB = 8cm ; BE = EC.

a. Tính diện tích hình thang MBCD.
b. Tính diện tích tam giác MED.
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:

Ta có bảng kết quả như sau:
A. 3km 4m = 3,04km |
S |
B. 3km 4m = 3,004km |
Đ |
C. 1750m = 1,75km |
Đ |
D. 1750m = 17,50km |
S |
2.
Phương pháp:
1 tấn = 10 tạ. Muốn đổi một số từ đơn vị tấn sang đơn vị tạ ta chỉ cần lấy 10 tạ nhân với số đó
Cách giải:
Ta có 1 tấn = 10 tạ nên 1,07 tấn = 10 tạ ⨯ 1,07 = 10,7 tạ.
Ta có bảng kết quả như sau:
a. 1,07 tấn = 10,7 tạ |
Đ |
b. 1,07 tấn = 107 tạ |
S |
3.
Phương pháp:
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo rồi thực hiện phép cộng, phép trừ các số đo tương tự như đối với các số tự nhiên.
Lưu ý rằng: 1ha = 10 000m2.
Cách giải:
a. 0,12ha + 75m2 = 1200m2 + 75m2= 1275m2.
b. 0,5ha – 150m2 = 5000m2 – 150m2 = 4850m2
Ta có bảng kết quả như sau:
a. 0,12ha + 75m2 = 12 750m2 |
S |
b. 0,12ha + 75m2 = 1275m2 |
Đ |
c. 0,5ha – 150m2 = 4850m2 |
Đ |
d. 0,5ha – 150m2 = 350m2 |
S |
4.
Phương pháp:
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo rồi thực hiện phép trừ các số đo tương tự như đối với các số tự nhiên.
Lưu ý rằng: 1m2 = 100dm2.
Cách giải
12,5m2 – 14,6dm2 = 1250dm2 – 14,6dm2 = 1235,4dm2
Chọn B.
5.
Phương pháp:
Cách giải:
a. 0,015 = 1,5% |
Đ |
b. 0,015 = 1,05% |
S |
6.
Phương pháp:
Dựa vào cách đổi: 1m3 = 1000dm3
Cách giải:

7.
Phương pháp:
Theo đề bài ta có 45% lượng đường trong bao là 27kg. Muốn tìm số đường trong bao ta lấy 27 chia cho 45 rồi nhân với 100, sau đó ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
Cách giải:
Lúc đầu bao đường đó có số ki-lô-gam đường là:
27 : 45 ⨯ 100 = 60 (kg)
A. 50kg |
S |
B. 60kg |
Đ |
C. 70kg |
S |
8.
Phương pháp:
– Đổi các số đo về cùng đơn vị đo rồi thực hiện phép cộng các số đo tương tự như đối với các số tự nhiên.
– 1 giờ = 60 phút. Muốn đổi một số từ đơn vị giờ sang đơn vị phút ta chỉ cần lấy 60 phút nhân với số đó.
Cách giải:
Ta có: 0,45 giờ = 60 phút ⨯ 0,45 = 27 phút)
Do đó: 0,45 giờ + 15 phút = 27 phút + 15 phút = 42 phút.
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 42 |
Đ |
B. 60 |
S |
C. 72 |
S |
9.
Phương pháp:
– Tính chiều cao ta lấy độ dài đáy nhân với
.- Muốn tính diện tích tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng đơn vị đo).
Cách giải:
Chiều cao của tam giác đó là:

10.
Phương pháp:
– Khi lấy đi ở mỗi kho 18 tạ gạo thì hiệu số gạo hai kho không thay đổi, hay số gạo còn lại ở kho thứ nhất vẫn hơn số gạo còn lại ở kho thứ hai là 27,6 tạ.
– Ta tìm số gạo còn lại của mỗi kho theo dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
– Tìm số gạo lúc đầu đầu của mỗi kho ta lấy số gạo còn lại cộng với số gạo đã lấy ra.
Cách giải:
Khi lấy đi ở mỗi kho 18 tạ gạo thì hiệu số gạo hai kho không thay đổi, hay số gạo còn lại ở kho thứ nhất vẫn hơn số gạo còn lại ở kho thứ hai là 27,6 tạ.
Coi số gạo còn lại ở kho thứ hai gồm 4 phần bằng nhau thì số gạo còn lại ở kho thứ nhất gồm 7 phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
7 – 4 = 3 (phần)
Số gạo còn lại ở kho thứ nhất là:
27,6 : 3 ⨯ 7 = 64,4 (tạ)
64,4 + 18 = 82,4 (tạ)
Số gạo lúc đầu ở kho thứ hai là:
82,4 – 27,6 = 54,8 (tạ)
Đáp số: Kho thứ nhất: 82,4 tạ;
Kho thứ hai: 54,8 tạ.
11.
Phương pháp:
– Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).
– Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).
– Diện tích tam giác MED bằng diện tích hình thang MBCD trừ đi tổng diện tích hai tam giác MBE và tam giác ECD.
Cách giải:
Ta có: BE = EC = 18 : 2 = 9 (cm).
ABCD là hình chữ nhật nên AB = CD = 24cm; AD = BC = 18cm.
Diện tích hình thang MBCD là:
(8 + 24) ⨯ 18 : 2 = 288 (cm2)
Diện tích tam giác MBE là:
8 ⨯ 9 : 2 = 36 (cm2)
Diện tích tam giác ECD là:
9 ⨯ 24 : 2 = 108 (cm2)
Diện tích tam giác MED là:
288 – (36 + 108) = 144 (cm2)
Đáp số: a) 288 cm2
b) 144 cm2
Đề số 37 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 75,06 ⨯ 10 = 75,060 |
|
b. 75,06 ⨯ 10 = 750,6 |
|
c. 124,6 : 100 = 1,246 |
|
d. 124,6 : 100 = 12,46 |
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 72,1 ⨯ 0,1 = 7,21 |
|
b. 72,1 ⨯ 0,1 = 721 |
|
c. 12,4 : 0,1 = 1,24 |
|
d. 12,4 : 0,1 = 124 |

4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
a. 0,01 : 0,001 = … ?
A. 10 B. 1 C. 0,1
b. 0,001 ⨯ 0,001 = … ?
A. 0,000001 B. 0,00001 C. 0,001
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

A. 8 |
|
B. 0,8 |
|
C. 32 |
A. 4,4 |
|
B. 45 |
|
C. 55 |
8. Trong ba ngày một cửa hàng bán được 7200kg gạo. Ngày thứ nhất bán được 35% số gạo đó. Ngày thứ hai bán được 40% số gạo đó. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
9. Một người bỏ ra 1 800 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau đó thì thu được tiền lãi bằng 30% tiền vốn. Hỏi :
a. Người đó thu được bao nhiêu tiền lãi ?
b. Cả tiền lãi và tiến vốn là bao nhiêu ?
10. Cho hình chữ nhật ABCD có MH = 6cm (như hình bên).

Diện tích tam giác DMC là 33cm2. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
– Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
– Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Cách giải:
Ta có: 75,06 ⨯ 10 = 750,6 ;
124,6 : 100 = 1,246.
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
a. 75,06 ⨯ 10 = 75,060 |
S |
b. 75,06 ⨯ 10 = 750,6 |
Đ |
c. 124,6 : 100 = 1,246 |
Đ |
d. 124,6 : 100 = 12,46 |
S |
2.
Phương pháp:
– Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01, 0,001, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
– Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01, 0,001, … ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, … chữ số.
Cách giải:
Ta có: 72,1 ⨯ 0,1 = 7,21 ;
12,4 : 0,1 = 124 .
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
a. 72,1 ⨯ 0,1 = 7,21 |
Đ |
b. 72,1 ⨯ 0,1 = 721 |
S |
c. 12,4 : 0,1 = 1,24 |
S |
d. 12,4 : 0,1 = 124 |
Đ |
3.
Phương pháp:
Biểu thức có phép trừ và phép nhân thì ta thực hiện tính phép nhân trước, tính phép trừ sau.
Cách giải:

4.
Phương pháp:
– Muốn nhân một số thập phân với 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái ba chữ số.
– Muốn chia một số thập phân cho 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải ba chữ số.
a. 0,01 : 0,001 = 10
Chọn A
b. 0,001 ⨯ 0,001 = 0,000001
Chọn A
5.
Phương pháp:
Biểu thức có phép cộng và phép chia thì ta thực hiện tính phép chia trước, tính phép cộng sau.
Cách giải:

6.
Phương pháp:
Biểu thức có phép trừ và phép chia thì ta thực hiện tính phép chia trước, tính phép trừ sau.
Cách giải:
7.
Phương pháp:
– Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Biểu thức chỉ có phép nhân, phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Cách giải:

Ta có bảng kết quả như sau:
A. 8 |
Đ |
B. 0,8 |
S |
C. 32 |
S |

Ta có bảng kết quả như sau:
A. 4,4 |
Đ |
B. 45 |
S |
C. 55 |
S |
8.
Phương pháp:
– Tính số gạo bán ngày thứ nhất ta lấy 7200kg chia cho 100 rồi nhân với 35.
– Tính số gạo bán ngày thứ hai ta lấy 7200kg chia cho 100 rồi nhân với 40.
– Tính số gạo bán ngày thứ ba ta lấy 7200kg trừ đi tổng số gạo bán trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai.
Cách giải:
Ngày thứ nhất cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam gạo là:
7200 : 100 × 35 = 2520 (kg)
Ngày thứ hai cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam gạo là:
7200 : 100 × 40 = 2880 (kg)
Ngày thứ ba cửa hàng đó bán được số ki-lô-gam gạo là:
7200 – (2520 + 2880) = 1800 (kg)
Đáp số : 1800 kg
9.
Phương pháp:
– Để tính tiền lãi ta tìm 30% của 1 800 000 đồng, hay ta lấy 1 800 000 chia cho 100 rồi nhân với 30.
– Tiền cả vốn và lãi = số tiền vốn + số tiền lãi.
Cách giải:
a) Người đó thu được số tiền lãi là:
1 800 000 : 100 ⨯ 30 = 540 000 (đồng)
b) Tổng số tiền lãi và tiền vốn là:
1 800 000 + 540 000 = 2 340 000 (đồng)
Đáp số: a) 540 000 đồng;
b) 2 340 000 đồng.
10.
Phương pháp:
– Tính độ dài cạnh đáy DC ta lấy 2 lần diện tích tam giác DMC chia cho chiều cao MH.
– Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là DC và chiều rộng bằng chiều cao của tam giác DMC.
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài ⨯ chiều rộng.
Cách giải:
Đáy DC dài là:
33 ⨯ 2 : 6 = 11 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
6 ⨯ 11 = 66 (cm2)
Đáp số: 66 cm2
Đề số 38 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

A. 14 |
|
B. 15 |
|
C. 16 |
b. Tìm số tự nhiên
biết : 224,1 < y ⨯ 5 < 225,8 ; y là :
A. 44 |
|
B. 45 |
|
C. 225 |
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

A. 925 |
|
B. 186,8 |
|
C. 211,1 |
3. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Tuổi mẹ hơn tuổi con là 26 tuổi. 3 năm trước, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Tuổi mẹ, tuổi con hiện nay là :
A. con 12 tuổi, mẹ 38 tuổi
B. con 16 tuổi, mẹ 42 tuổi
C. con 9 tuổi, mẹ 35 tuổi.
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

A. 2,1 |
|
B. 4 |
|
C. 4,2 |
A. 8 |
|
B. 10 |
|
C. 8,5 |
5. Cho hình ABCD là hình thang có đáy AB = 19cm, CD = 26cm, CM = 5cm (điểm C thuộc cạnh CD). Diện tích tam giác BMC bằng 35cm2. Tính :
a. Diện tích hình thang ABCD.
b. Diện tích tam giác ABD.
6. Lúc 6 giờ 15 phút, một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15 km/giờ. Đến 9 giờ 15 phút một người đi xe máy từ A đuổi theo người đi xe đạp với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi sau bao lâu thì hai người gặp nhau ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:

Ta có bảng kết quả như sau:
A. 14 |
S |
B. 15 |
Đ |
C. 16 |
Đ |

Ta có bảng kết quả như sau:
A. 44 |
S |
B. 45 |
Đ |
C. 225 |
S |
2.
Phương pháp:
– Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước, thực hiện phép cộng, trừ sau.
Cách giải:

A. 925 |
S |
B. 186,8 |
S |
C. 211,1 |
Đ |

3.
Phương pháp:
– Hiệu số tuổi không thay đổi theo thời gian. Mẹ hơn con 26 tuổi thì 3 năm trước mẹ vẫn hơn con 26 tuổi.
– Tìm tuổi con 3 năm trước theo dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
– Tìm tuổi con hiện nay = tuổi con 3 năm trước + 3 tuổi.
Cách giải:
Hiệu số tuổi không thay đổi theo thời gian. Mẹ hơn con 26 tuổi thì 3 năm trước mẹ vẫn hơn con 26 tuổi.
Coi số tuổi của con 3 năm trước gồm 1 phần thì tuổi mẹ 3 năm trước gồm 3 phần như thế.
Hiệu số phần bằng nhau là:
3 – 1 = 2 (phần)
Tuổi của con 3 năm trước là:
26 : 2
1 = 13 (tuổi)
Tuổi của con hiện nay là:
13 + 3 = 16 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
16 + 26 = 42 (tuổi)
Chọn B.
4.
Phương pháp:
Cách giải:

A. 2,1 |
S |
B. 4 |
S |
C. 4,2 |
Đ |

A. 8 |
Đ |
B. 10 |
S |
C. 8,5 |
S |
5.
Phương pháp:
– Hình thang ABCD, tam giác ABD và tam giác BMC có cùng chiều cao.
– Muốn tính chiều cao của tam giác BMC ta lấy 2 lần diện tích chia cho độ dài đáy.
– Muốn tính diện tích tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).
– Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
a) Chiều cao của tam giác BMC là:
35 ⨯ 2 : 5 = 14 (m)
Hình thang ABCD, tam giác ABD và tam giác BMC có cùng chiều cao và bằng 14m.
Diện tích hình thang ABCD là:
(19 + 26) ⨯ 14 : 2 = 315 (cm2)
b) Diện tích tam giác ABD là:
19 ⨯ 14 : 2 = 133 (cm2)
Đáp số: a. 315cm2;
b. 133cm2.
6.
Phương pháp:
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài này ta có thể làm như sau:
– Tính thời gian xe đạp đi trước xe máy = 9 giờ 15 phút – 6 giờ 15 phút = 3 giờ.
– Tính số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy (chính là quãng đường xe đạp đi được trong 3 giờ).
– Tính hiệu vận tốc hai xe.
– Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp = số ki-lô-mét xe đạp đi trước xe máy : hiệu vận tốc hai xe.
Cách giải:
Thời gian xe đạp đi trước xe máy là:
9 giờ 15 phút – 6 giờ 15 phút = 3 (giờ)
Trong 3 giờ xe đạp đi được quãng đường là:
15 x 3 = 45 (km)
Hiệu vận tốc của hai xe là:
45 – 15 = 30 (km/giờ)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
45 : 30 = 1,5 (giờ)
Đáp số: 1,5 giờ.
Đề số 39 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một hình tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 14,6m và 8,7m. Tính diện tích hình tam giác vuông đó.
A. 63,51m2 |
|
B. 127,02m2 |
|
C. 65,31m2 |
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một hình thang có trung bình cộng hai đáy là 21,6m, chiều cao là 9,5m. Tính diện tích hình thang đó.
A. 205,2m2 |
|
B. 102,6m2 |
|
C. 106,2m2 |
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một hình tròn có đường kính 0,8m. Tính diện tích hình tròn đó.
A. 1,256m2 |
|
B. 0,5024m2 |
|
C. 5,024m2 |
4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài là 23dm, chiều rộng là 16dm và chiều cao là 1,2m. Tính diện tích toàn phần hình hộp đó.
A. 19,06m2 B. 15,38m2 C. 16,72m2
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Có hai hình lập phương. Các kích thước của hình lập phương thứ nhất gấp 2 lần các kích thước của hình lập phương thứ hai. Hỏi thể tích hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần thể tích hình lập phương thứ hai.
A. 4 lần |
|
B. 6 lần |
|
C. 8 lần |
6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Hình tròn thứ nhất có đường kính gấp 3 lần đường kính hình tròn thứ hai. Hỏi diện tích hình tròn thứ nhất gấp mấy lần diện tích hình tròn thứ hai.
A. 5 lần |
|
B. 7 lần |
|
C. 9 lần |
7. Một hình thang có đáy lớn là 24,5m, đáy bé là 18,4m. Diện tích là 263,5m2. Tính chiều cao của hình thang.
8. Cho hình vuông ABCD và hình tròn tâm O (như hình vẽ). Chu vi hình tròn đồng tâm O là 28,26cm. Tính diện tích phần gạch chéo.

9. Một bể chứa nước có dạng hình hộp chữ nhật đo bên trong có chiều dài là 2,1m, chiều rộng là 1,5m, chiều cao là 1,2m. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
Muốn tính diện tích tam giác vuông ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
Cách giải:
Diện tích hình tam giác đó là:
14,6 ⨯ 8,7 : 2 = 63,51 (m2)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 63,51m2 |
Đ |
B. 127,02m2 |
S |
C. 65,31m2 |
S |
2.
Phương pháp:
– Tính tổng độ dài hai đáy ta lấy trung bình cộng hai đáy nhân với 2.
– Để tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng một đơn vị đo).
Cách giải:
Tổng độ dài hai đáy của hình thang đó là:
21,6 ⨯ 2 = 43,2 (m)
Diện tích hình tam giác đó là:
43,2 ⨯ 9,5 : 2 = 205,2 (m2)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 205,2m2
Đ
B. 102,6m2
S
C. 106,2m2
S
3.
Phương pháp:
– Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.
– Để tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Cách giải:
Bán kính của hình tròn đó là:
0,8 : 2 = 0,4 (m)
Diện tích hình tròn đó là:
0,4 ⨯ 0,4 ⨯ 3,14 = 0,5024 (m2)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 1,256m2 |
S |
B. 0,5024m2 |
Đ |
C. 5,024m2 |
S |
Phương pháp:
– Hình hộp chữ nhật đã cho có chiều dài là 23dm, chiều rộng là 16dm và chiều cao là 1,2m. Ba kích thước này chưa cùng đơn vị đo nên ta đổi về cùng đơn vị đo là mét.
– Tính chu vi đáy theo công thức: chu vi đáy = (chiều dài + chiều rộng)
– Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao
– Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
– Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Đổi: 23dm = 2,3m ; 16dm = 1,6m.
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
(2,3 + 1,6) ⨯ 2 = 7,8 (m)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
7,8 ⨯ 1,2 = 9,36 (m2)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
2,3 ⨯ 1,6 = 3,68 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
9,36 + 3,68 ⨯ 2 = 16,72 (m2)
Chọn C.
5.
Gọi
là độ dài cạnh hình lập phương thứ hai. Khi đó độ dài cạnh hình lập phương thứ nhất là
.
Tính thể tích mỗi hình rồi so sánh thể tích của hai hình đó:
Thể tích hình lập phương = cạnh ⨯ cạnh ⨯ cạnh.
Cách giải:
Gọi
là độ dài cạnh hình lập phương thứ hai. Khi đó độ dài cạnh hình lập phương thứ nhất là
.Thể tích hình lập phương thứ hai là:

Vậy thể tích hình lập phương thứ nhất gấp lần thể tích hình lập phương thứ hai.
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 4 lần |
S |
B. 6 lần |
S |
C. 8 lần |
Đ |
6.
Phương pháp:
Hình tròn thứ nhất có đường kính gấp 3 lần đường kính hình tròn thứ hai nên suy ra hình tròn thứ nhất có bán kính gấp 3 lần bán kính hình tròn thứ hai.
Gọi là bán kính của hình tròn thứ hai. Khi đó bán kính của hình tròn thứ nhất là .
Diện tích = bán kính ⨯ bán kính ⨯
Cách giải:
Hình tròn thứ nhất có đường kính gấp 3 lần đường kính hình tròn thứ hai nên suy ra hình tròn thứ nhất có bán kính gấp 3 lần bán kính hình tròn thứ hai.
Gọi
là bán kính của hình tròn thứ hai. Khi đó bán kính của hình tròn thứ nhất là
.Diện tích hình tròn thứ hai là:
Vậy diện tích hình tròn thứ nhất gấp
lần diện tích hình tròn thứ hai.
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 5 lần |
S |
B. 7 lần |
S |
C. 9 lần |
Đ |
7.
Phương pháp:
– Tính tổng độ dài hai đáy.
– Để tính chiều cao ta lấy 2 lần diện tích chia cho tổng độ dài hai đáy.
Cách giải:
Tổng hai đáy hình thang là:
24,5 + 18,4 = 42,9 (m)
Chiều cao hình thang là:
263,5 ⨯ 2 : 42,9 = 12,28 (m)
Đáp số: 12,28 m.
8.
Phương pháp:
– Tính đường kính của hình tròn ta lấy diện tích chia cho 3,14.
– Cạnh hình vuông bằng đường kính hình tròn, từ đó tính được diện tích hình vuông bằng cách lấy cạnh nhân với cạnh.
– Tính bán kính hình tròn = đường kính : 2.
– Tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
– Diện tích phần gạch chéo = diện tích hình vuông ABCD – diện tích hình tròn tâm O
Cách giải:
Đường kính của hình tròn tâm O là:
28,26 : 3,14 = 9 (cm)
Cạnh hình vuông bằng đường kính hình tròn và bằng 9cm..
Diện tích hình vuông là:
9 ⨯ 9 = 81 (cm2)
Bán kính hình tròn là:
9 : 2 = 4,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
4,5 ⨯ 4,5 ⨯ 3,14 = 63,585 (cm2)
Diện tích phần gạch chéo là:
81 – 63,585 = 17,415 (cm2)
Đáp số: 17,415cm2.
9.
Phương pháp:
– Tính thể tích bể = chiều dài ⨯ chiều rộng ⨯ chiều cao.
– Đối kết quả vừa tìm được sang số đo có đơn vị là lít, lưu ý rằng ta có: 1dm3 = 1 lít.
Cách giải:
Thể tích bể nước là:
21 ⨯ 1,5 ⨯ 1,2 = 3,78 (m3)
3,78m3 = 378dm3 = 3780 (lít)
Đáp số: 3780 lít.
Đề số 40 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Nối các số đo bằng nhau :
a.

2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Có 1,6 tấn gạo được đổ đều vào các túi 4kg. Hỏi có bao nhiêu túi gạo như thế ?
A. 200 túi |
|
B. 400 túi |
|
C. 600 túi |
3. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
2,7m3 gấp bao nhiêu lần 5dm3.
A. 450 lần B. 540 lần C. 600 lần
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :

5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
a. 145 phút = 2 giờ 25 phút |
|
b. 2 giờ 5 phút = 105 phút |
|
c. 1,3 giờ = 1 giờ 30 phút |
|
d. 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút |
1.
Phương pháp:
1 tạ = 100kg. Để đổi một số từ đơn vị tạ sang đơn vị kg ta chỉ cần lấy 100 nhân với số đó.
1 tấn = 1000kg. Để đổi một số từ đơn vị tấn sang đơn vị kg ta chỉ cần lấy 1000 nhân với số đó.
1ha = 10 000m2. Để đổi một số từ đơn vị ha sang đơn vị m2 ta chỉ cần lấy 10000 nhân với số đó.
Cách giải:
2.
Phương pháp:
– Đổi 1,6 tấn = 1600kg.
– Để tính số túi gạo ta lấy 1600 chia cho 4.
Cách giải:
Đổi 1,6 tấn = 1600kg.
Có số túi gạo là: 1600 : 4 = 400 (túi)
A. 200 túi |
S |
B. 400 túi |
Đ |
C. 600 túi |
S |
3.
Phương pháp:
– Đổi 2,7m3 = 2700dm3 (vì 1m3 = 1000dm3)
– Muốn tính 2700dm3 gấp 5dm3 bao nhiêu lần ta lấy 2700 chia cho 5.
Cách giải:
Đổi 2,7m3 = 2700dm3
2700dm3 gấp 5dm3 số lần là:
2700 : 5 = 540 (lần)
Chọn B. 540 lần
4.
Phương pháp:

5.
Phương pháp:
Áp dụng cách đổi: 1 giờ = 60 phút.
a. 145 phút = 120 phút + 25 phút = 2 giờ 25 phút.
b. 2 giờ 5 phút = 2 giờ + 5 phút = 120 phút + 5 phút = 125 phút
c. 1,3 giờ = 1 giờ + 0,3 giờ = 1 giờ + 60 phút x 0,3 = 1 giờ 18 phút
d. 1,75 giờ = 1 giờ + 0,75 giờ = 1 giờ + 60 phút x 0,75 = 1 giờ 45 phút.
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
a. 145 phút = 2 giờ 25 phút |
Đ |
b. 2 giờ 5 phút = 105 phút |
S |
c. 1,3 giờ = 1 giờ 30 phút |
S |
d. 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút |
Đ |
Đề số 41 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một tổ sản xuất ngày đầu làm được 42 sản phẩm, ngày thứ hai làm được 45 sản phẩm, ngày thứ ba làm được 48 sản phẩm. Hỏi trung bình mỗi ngày làm được bao nhiêu sản phẩm ?
A. 44 sản phẩm |
|
B. 45 sản phẩm |
|
C. 46 sản phẩm |
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 164m. Chiều rộng kém chiều dài 9,4m. Tính diện tích mảnh vườn đó.
A. 1658,91m2 |
|
B. 1758,91m2 |
|
C. 1700m2 |
Khối lớp 5 trường Đoàn Kết có 215 học sinh. Số học sinh nữ bằng số học sinh nam. Hỏi khối lớp 5 của trường Đoàn Kết có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ ?
A. 86 nữ, 129 nam |
|
B. 80 nữ, 135 nam |
4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Có 12 người thì làm xong một công trình trong 9 ngày. Hỏi nếu có 18 người làm xong công trình đó trong mấy ngày ? (Biết mức làm của mọi người là như nhau).
A. 4 ngày B. 5 ngày C. 6 ngày
5. Một người đi xe máy trong 3 giờ. Giờ thứ nhất đi được 36km, giờ thứ hai đi được 42km, giờ thứ ba đi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 2 giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
1.
Phương pháp:
Để tính số sản phẩm trung bình mỗi ngày làm được ta lấy tổng số sản phẩm làm được trong 3 ngày chia cho 3.
Cách giải:
Trung bình mỗi ngày tổ sản xuất đó làm được số sản phầm là:
(42 + 45 + 48) : 3 = 45 (sản phẩm)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 44 sản phẩm |
S |
B. 45 sản phẩm |
Đ |
C. 46 sản phẩm |
S |
2.
Phương pháp:
– Tìm nửa chu vi = chu vi : 2.
– Tìm chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
– Tìm diện tích = chiều dài ⨯ chiều rộng.
Cách giải:
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
164 : 2 = 82 (m)
Chiều dài mảnh vườn đó là:
(82 + 9,4) : 2 = 45,7 (m)
Chiều rộng mảnh vườn đó là:
82 – 45,7 = 36,3 (m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
45,7 ⨯ 36,3 = 1658,91 (m2)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 1658,91m2 |
Đ |
B. 1758,91m2 |
S |
C. 1700m2 |
S |
3.
Phương pháp:
Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Khối lớp 5 có số học sinh nữ là:
215 : 5 ⨯ 2 = 86 (học sinh)
Khối lớp 5 có số học sinh nam là:
215 – 86 = 129 (học sinh)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 86 nữ, 129 nam |
Đ |
B. 80 nữ, 135 nam |
S |
Phương pháp:
Để làm xong một công việc, càng có nhiều người thì thời gian hoàn thành công việc đó càng giảm. Vậy đây là bài toán tỉ lệ nghịch.
Với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: dùng phương pháp rút về đơn vị.
Cách 2: ta dùng phương pháp tìm tỉ số: số người tăng lên bao nhiêu lần thì số ngày làm phải giảm đi bấy nhiêu lần.
Cách giải:
(Phương pháp rút về đơn vị)
1 người làm xong công trình đó trong số ngày là:
12 ⨯ 9 = 108 (ngày)
Nếu có 18 người làm xong công trình đó trong số ngày là:
108 : 18 = 6 (ngày)
Chọn C.
5.
Phương pháp:
– Tính quãng đường đi được trong giờ thứ ba ta lấy tổng quãng đường đi được trong hai giờ đầu chia cho 2.
– Tính quãng đường trung bình mỗi giờ đi được ta lấy tổng quãng đường đi được trong ba giờ chia cho 3.
Cách giải:
Quãng đường đi trong giờ thứ ba là:
(36 + 42) : 2 = 39 (km/giờ)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được số ki lô mét là:
(36 + 42 + 39) : 3 = 39 (km/giờ)
Đáp số: 39 km/giờ.
6.
Phương pháp:
– Đổi 4,2 tạ = 420kg.
– Tìm số gạo mỗi loại bán được theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Đổi 4,2 tạ = 420kg.
Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Số gạo nếp bán được là:
420 : 7 ⨯ 3 = 180 (kg)
Số gạo tẻ bán được là:
420 – 180 = 240 (kg)
Đáp số: Gạo nếp: 180kg;
Gạo tẻ: 240kg.
7.
Phương pháp:
Tìm hai số theo dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Ta có sơ đồ:

Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
Số bé là:
84,2 : 2 ⨯ 3 = 126,3.
Số lớn là:
126,3 + 84,2 = 210,5.
Đáp số: Số bé: 126,3;
Số lớn: 210,5.
Đề bài
1. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Một người thợ làm từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút được 3 sản phẩm. Hỏi với mức làm đó, người thợ đó làm xong 17 sản phẩm thì hết bao nhiêu thời gian.
A. 24 giờ 40 phút B. 22 giờ 40 phút C. 25 giờ
2. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Trung bình cộng của hai số là 65,8. Tìm số thứ hai biết số thứ nhất hơn số thứ hai 36,4.
A. 45,6 |
|
B. 47,6 |
|
C. 48 |
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một lớp học có số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ 7 bạn. Tính số học sinh nữ, biết rằng
số học sinh nam bằng số học sinh nữ.
A. 18 học sinh nữ |
|
B. 21 học sinh nữ |
|
C. 24 học sinh nữ |
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Người thứ nhất làm xong một công việc trong 4 ngày. Người thứ hai làm xong công việc đó trong 6 ngày. Nếu hai người cùng làm công việc đó trong mấy ngày thì xong ?
A. 2 ngày |
|
B. 2, 4 ngày |
|
C. 3 ngày |
5. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Một phép chia có thương là 4 và số dư là 5. Tổng của số bị chia, số chia và số dư là 70. Tìm số bị chia và số chia.
A. 57 và 13 B. 53 và 12 C. 56 và 14

7. Một bể chứa nước hình hộp chữ nhật đo bên trong dài 1,6m, rộng 1,4m và cao 1,2m. Khi bể không có nước, nếu mở một vòi cho nước chảy vào thì sau bao lâu thì đầy bể, biết rằng mỗi giờ vòi đó chảy vào được 672 lít nước ?
8. Hai bao gạo chứa 96kg. Nếu chuyển từ bao thứ hai sang bao thứ nhất 5kg gạo thì bao thứ hai có số gạo bằng số gạo của bao thứ nhất. Tính số gạo ở mỗi bao lúc đầu.
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
– Tìm thời gian làm 3 sản phẩm = 11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút.
– Tìm thời gian làm 1 sản phẩm = thời gian làm 3 sản phẩm : 3.
– Tìm thời gian làm 17 sản phẩm = thời gian làm 1 sản phẩm ⨯ 17.
Cách giải:
Người thợ đó làm 3 sản phẩm hết số thời gian là:
11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ
Người thợ đó làm 1 sản phẩm hết số thời gian là:

Người thợ đó làm 17 sản phẩm hết số thời gian là
1 giờ 20 phút ⨯ 17 = 17 giờ 340 phút
17 giờ 340 phút = 22 giờ 40 phút.
Chọn B.
2.
Phương pháp:
– Tìm tổng hai số = trung bình cộng ⨯ 2.
– Tìm số thứ hai theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số:
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Cách giải:
Tổng hai số đó là:
65,8 ⨯ 2 = 131,6
Số thứ hai là:
(131,6 – 36,4) : 2 = 47,6
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 45,6 |
S |
B. 47,6 |
Đ |
C. 48 |
S |
3.
Phương pháp:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 3 = 1 (phần)
Lớp học đó có số học sinh nữ là:
7 : 1 ⨯ 3 = 21 (học sinh)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 18 học sinh nữ |
S |
B. 21 học sinh nữ |
Đ |
C. 24 học sinh nữ |
S |
4.
Phương pháp:
– Tìm số phần công việc người thứ nhất và người thứ hai làm được trong 1 ngày.
– Tìm số ngày để làm xong công việc nếu 2 người cùng làm ta lấy 1 chia cho số phần công việc cả 2 người làm được trong 1 giờ.
Cách giải:
Trong 1 ngày, người thứ nhất làm được số phần công việc là:
(công việc)
Trong 1 ngày, người thứ hai làm được số phần công việc là:
(công việc)

Ta có bảng kết quả như sau:
A. 2 ngày |
S |
B. 2, 4 ngày |
Đ |
C. 3 ngày |
S |
5.
Phương pháp:
– Tìm tổng của số bị chia và số chia = Tổng của số bị chia, số chia và số dư – số dư.
– Phép chia có thương là 4 và số dư là 5 nên số bị chia bẳng 4 lần số chia cộng với 5 đơn vị, hay nếu bớt đi 5 đơn vị thì số bị chia gấp 4 lần số chia.
– Tìm số bị chia và số chia dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Cách giải:
Tổng của số bị chia và số chia là:
70 – 5 = 65
Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Số chia là:
(65 – 5) : 5 = 12
Số bị chia là:
12 ⨯ 4 + 5 = 53
Chọn B.
6.
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc:
– Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
– Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
– Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Cách giải:
a.


7.
Phương pháp:
– Tính thể tích bể = chiều dài ⨯ chiều rộng ⨯ chiều cao.
– Đổi số đo thể tích sang đơn vị đo là lít.
– Tính số giờ mở một vòi cho nước chảy vào để đầy bể ta lấy thể tích bể (với đơn vị đo là lít) chia cho 672.
Cách giải:
Thể tích bể là:
1,6 ⨯ 1,4 ⨯ 1,2 = 2,688 (m3)
2,688m3 = 2688dm3 = 2688 lít
Thời gian nước chảy đầy bể là:
2688 : 672 = 4 (giờ)
Đáp số: 4 giờ.
8.
Phương pháp:
– Nếu chuyển từ bao thứ hai sang bao thứ nhất 5kg gạo thì tổng số gạo không thay đổi và bằng 96kg.
– Tìm số gạo của mỗi bao lúc sau theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
– Số gạo lúc đầu của bao thứ nhất = số gạo lúc sau của bao thứ nhất – 5kg.
– Số gạo lúc đầu của bao thứ hai = Tổng số gạo hai bao – số gạo lúc sau của bao thứ nhất
Cách giải:
Nếu chuyển từ bao thứ hai sang bao thứ nhất 5kg gạo thì tổng số gạo không thay đổi và bằng 96kg.
Ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 3 = 8 (phần)
Khối lượng bao gạo thứ nhất sau khi thêm 5kg là:
96 : 8 ⨯ 5 = 60 (kg)
Khối lượng bao gạo thứ nhất lúc đầu :
60 – 5 = 55 (kg)
Khối lượng bao gạo thứ hai lúc đầu :
96 – 55 = 41 (kg)
Đáp số: Bao thứ nhất: 55kg;
Bao thứ hai: 41kg.
Đề số 43 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Viết dưới dạng phân số thập phân của 2%
- Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Biết 65% của một bao gạo là 149,5kg. Hỏi bao gạo đó là bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
- 180kg B. 184kg C. 194kg
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một bếp ăn tập thể chuẩn bị gạo đủ ăn cho 60 người trong 12 ngày. Nếu có 90 người thì ăn hết số gạo đó trong bao nhiêu ngày ? (biết rằng mức ăn của mọi người là như nhau).
A. 8 ngày |
|
B. 10 ngày |
|
C. 9 ngày |
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Một người đi xe máy với vận tốc 46 km/giờ. Tính quãng đường người đó đi được trong 15 phút.
A. 10km |
|
B. 11km |
|
C. 11,5km |
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
- Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Một hình vuông có chu vi 50m. Tính diện tích hình vuông đó.
- 156m2 B. 156,25m2 C. 160m2
- Lúc 6 giờ 14 phút, một ô tô chở hàng từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 45 km/giờ. Dọc đường ô tô dừng lại nghỉ 36 phút và đến được tỉnh B lúc 9 giờ 50 phút. Tính quãng đường từ A đến B ?
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
2.
Phương pháp:
– Tìm khối lượng của bao gạo ta lấy 149,5kg chia cho 65 rồi nhân với 100.
– Tìm bao gạo đó là bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta lấy khối lượng bao gạo nhân với .
Cách giải:
Khối lượng của bao gạo đó là:
149,5 : 65 ⨯ 100 = 230 (kg)
bao gạo đó là:
Chọn B.
3.
Phương pháp:
Với một lượng gạo đã chuẩn bị sẵn, càng có nhiều người thì thời gian ăn hết số gạo đó càng nhanh. Vậy đây là bài toán tỉ lệ nghịch.
Với dạng bài về quan hệ tỉ lệ, ta có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: dùng phương pháp rút về đơn vị.
Cách 2: ta dùng phương pháp tìm tỉ số: số người tăng lên bao nhiêu lần thì số ngày ăn hết số gạo phải giảm đi bấy nhiêu lần.
Cách giải:
(Phương pháp rút về đơn vị)
1 người ăn hết số gạo đó trong số ngày là:
60 ⨯ 12 = 720 (ngày)
Nếu có 90 người thì ăn hết số gạo đó trong số ngày là:
720 : 90 = 8 (ngày)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 8 ngày |
Đ |
B. 10 ngày |
S |
C. 9 ngày |
S |
4.
Phương pháp:
– Đổi 15 phút = 0,25 giờ.
– Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải:
Đổi 15 phút = 0,25 giờ.
Quãng đường xe máy đi được trong 15 phút (hay 0,25 giờ) là:
46 ⨯ 0,25 = 11,5 (km)
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 10km |
S |
B. 11km |
S |
C. 11,5km |
Đ |
5.
Phương pháp:
Viết hỗn số dưới dạng hỗn số rồi thực hiện phép tính nhân, chia hai phân số như thông thường.
Cách giải:
Ta có:

6.
Phương pháp:
– Tính độ dài cạnh hình vuông = chu vi : 4.
– Tính diện tích hình vuông = cạnh ⨯ 4.
Cách giải:
Độ dài cạnh của hình vuông đó là:
50 : 4 = 12,5 (m)
Diện tích hình vuông đó là:
12,5 ⨯ 12,5 = 156,25 (m2)
Chọn B
7.
Phương pháp:
Áp dụng các quy tắc:
– Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
– Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Cách giải:

8.
Phương pháp:
– Tính thời gian ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B (không tính thời gian nghỉ) = thời gian đến – thời gian xuất phát – thời gian nghỉ.
– Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Cách giải:
Nếu không tính thời gian nghỉ, ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết số thời gian là:
9 giờ 50 phút – 6 giờ 14 phút – 36 phút = 3 (giờ)
Quãng đường AB dài số ki lô mét là:
45 ⨯ 3 = 135 (km)
Đáp số: 135km.
Đề số 44 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán lớp 5
Đề bài
1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Cho dãy số : 1 ; 2 ; 3 ; … ; 171 ; 172.
Hỏi dãy số đó có bao nhiêu chữ số ?
A. 400 chữ số |
|
B. 408 chữ số |
|
C. 410 chữ số |
2. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Chu vi hình tròn là 25,12cm. Tính diện tích hình tròn đó ?
A. 50cm2 B. 50,24cm2 C. 50,42cm2
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
Tính giá trị biểu thức :
a.
A. 132,526 |
|
B. 13,08 |
|
C. 1,308 |
b. 2 giờ 6 phút + 19 giờ 30 phút : 5 = ?
A. 6 giờ |
|
B. 5 giờ 54 phút |
|
C. 6 giờ 30 phút |
4. Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.
Một thư viện đầu năm có 5000 quyển sách. Cứ sau mỗi năm thì số sách của thư viện tăng 4% (so với số sách của năm trước). Hỏi sau 2 năm thì số sách của thư viện là bao nhiêu quyển ?
A. 5100 quyển B. 5400 quyển C. 5408 quyển
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
6. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :
của một số 375. Vậy 80% của số đó là bao nhiêu ?
A. 500 |
|
B. 480 |
|
C. 540 |
7. Một bể nước hình hộp chữ nhật đo trong lòng bể dài 2,5m, rộng 1,6m. Trong bể hiện có 2400 lít nước. Tính chiều cao mực nước trong bể ?
8. Lúc 6 giờ 30 phút, một thuyền máy đi từ bến A xuôi dòng đến bến B. Vận tốc của thuyền khi nước yên lặng là 24,4 km/giờ. Vận tốc của dòng nước là 2,6 km/giờ. Thuyền máy đến B lúc 10 giờ. Tính chiều dài khúc sông từ A đến B.
9. Tìm :
Lời giải chi tiết
1.
Phương pháp:
– Tìm số các số hạng có 1 chữ số, 2 chữ số, 3 chữ số theo công thức tìm số số hạng của dãy số cách đều:
Số số hạng = (Số cuối – số đầu) : khoảng cách giữa hai số + 1
– Tổng các chữ số = số các số hạng có 1 chữ số ⨯ 1 + số các số hạng có 2 chữ số ⨯ 2 + số các số hạng có 3 chữ số ⨯ 3.
Cách giải:
Từ 1 đến 9 có số số hạng là:
(9 – 1) : 1 + 1 = 9 (số hạng)
Từ 10 đến 99 có số số hạng là:
(99 – 10) : 1 + 1 = 90 (số hạng)
Từ 100 đến 172 có số số hạng là:
(172 – 100) : 1 + 1 = 73 (số hạng)
Dãy số 1 ; 2 ; 3 ; … ; 171 ; 172 có số chữ số là:
9 ⨯ 1 + 90 ⨯ 2 + 73 ⨯ 3 = 408 chữ số
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 400 chữ số |
S |
B. 408 chữ số |
Đ |
C. 410 chữ số |
S |
2.
Phương pháp:
– Tính bán kính hình tròn ta lấy chu vi chia chia sô 3,14 rồi chia cho 2.
– Tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
Cách giải:
Bán kính hình tròn đó là:
25,12 : 3,14 : 2 = 4 (cm)
Diện tích hình tròn đó là:
4 ⨯ 4 ⨯ 3,14 = 50,24 (cm2)
Chọn B
3.
Phương pháp:
– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Biểu thức có phép cộng và phép chia thì ta tính phép chia trước, tính phép cộng sau.
Cách giải:
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 132,526 |
Đ |
B. 13,08 |
S |
C. 1,308 |
S |
b. 2 giờ 6 phút + 19 giờ 30 phút : 5
= 2 giờ 6 phút + 3 giờ 54 phút
= 5 giờ 60 phút
= 6 giờ
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 6 giờ |
Đ |
B. 5 giờ 54 phút |
S |
C. 6 giờ 30 phút |
S |
4.
Phương pháp:
– Tính số sách tăng thêm sau 1 năm = số sách năm trước : 100 x 4.
– Số sách năm sau = số sách năm trước + số sách tăng thêm.
Cách giải:
Số sách tăng lên sau năm thứ nhất là:
5000 : 100 ⨯ 4 = 200 (quyển)
Số sách thư viện có sau 1 năm là:
5000 + 200 = 5200 (quyển)
Số sách tăng lên sau năm thứ hai là:
5200 : 100 ⨯ 4 = 208 (quyển)
Số sách thư viện có sau 1 năm là:
5200 + 208 = 5408 (quyển)
Chọn C.
5.
Phương pháp:
Viết
dưới dạng phân số rồi thực hiện phép nhân hai phân số như thông thường
Cách giải:

6.
Phương pháp:
– Tìm số đó ta lấy 375 chia cho 3 rồi nhân với 5.
– Tìm 80% của một số ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với 80.
Cách giải:
Số đó là: 375 : 3 ⨯ 5 = 625.
80% của số 625 là: 625 : 100 ⨯ 80 = 500
Ta có bảng kết quả như sau:
A. 500 |
Đ |
B. 480 |
S |
C. 540 |
S |
7.
Phương pháp:
– Đổi thể tích sang đơn vị đo là đề-xi-mét khổi.
– Tính diện tích đáy bể bằng cách lấy chiều dài nhân với chiều rộng, sau đó đổi sang đơn vị đo là đề-xi-mét vuông.
– Tính chiều cao mực nước trong bể ta lấy thể tích chia cho diện tích đáy.
Cách giải:
Đổi: 2400 lít = 2400dm3
Diện tích đáy bể là:
2,5 ⨯ 1,6 = 4 (m2)
4m2 = 400dm2
Chiều cao mực nước trong bể là:
2400 : 400 = 6 (dm)
6dm = 0,6m
Đáp số: 0,6 m.
8.
Phương pháp:
– Tính thời gian thuyền máy đi từ bến A đến bến B: 10 giờ – 6 giờ 30 phút.
– Tính vận tốc khi thuyền đi xuôi dòng từ A đến B = vận tốc khi nước yên lặng + vận tốc dòng nước.
– Chiều dài khúc sông AB = vận tốc khi thuyền đi xuôi dòng ⨯ thời gian thuyền máy đi từ A đến B.
Cách giải:
Thời gian thuyền máy đi từ bến A đến bến B là:
10 giờ – 6 giờ 30 phút = 3 giờ 30 phút
3 giờ 30 phút = 3,5 giờ
Vận tốc khi thuyền xuôi dòng là:
24,4 + 2,6 = 27 (km/giờ)
Chiều dài khúc sông AB là:
27 ⨯ 3,5 = 94,5 (km)
Đáp số: 94,5 km.
9.
Phương pháp:
– Tính giá trị vế phải trước.
– ở vị trí thừa số chưa biết, muốn tìm
ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Cách giải:
Vậy .
Đề 45 thi học kì 2 môn Toán lớp 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (0,5 điểm) Phân số 625/1000 viết dưới dạng số thập phân là:
A. 62,5
B. 6,25
C. 0,625
D. 0,0625
Câu 2: (0,5 điểm) Chữ số 6 trong số: 73,612 có giá trị là:
A. 6
Câu 3: (1 điểm) Cho các số thập phân: 54,98; 58,49; 54,809; 58,904
a) Số lớn nhất trong các số trên là:
A. 54,98
B. 58,49
C. 54,809
D. 58,904
b) Số bé nhất trong các số trên là:
A. 54,98
B. 58,49
C. 54,809
D. 58,904
Câu 4: (1 điểm) Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
a) 83 m3 76 dm3 = ……… m3
A. 83,76
B. 83,760
C. 837,6
D. 83,076
b) 1 giờ 25 phút = ……..phút
A. 85
B. 125
C. 65
D. 1,25
Câu 5: (1 điểm) Thể tích hình lập phương có cạnh 1,5cm là:
A. 6cm3
B. 33,75cm3
C. 3,375cm3
D. 2,25cm3
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 6: (1 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 5 giờ 23phút + 14 giờ 17 phút
b) 27 phút 12 giây : 8
Câu 7: (2 điểm) Tìm x:
a) 9,6 : x = 4
b) x + 2,45 = 9,16
Câu 8: (2 điểm) Một ô tô đi từ Huế lúc 6 giờ 15 phút đến Đà Nẵng lúc 8 giờ 45 phút, giữa đường nghỉ 15 phút để trả, đón khách. Tính quãng đường Huế – Đà Nẵng, biết vận tốc của ô tô là 50km/giờ.
Câu 9: (1 điểm) Tìm y:
y : 2,5 = (42,8 + 5,38) : 0,75
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu số |
1 |
2 |
3a |
3b |
4a |
4b |
5 |
Đáp án |
C |
B |
D |
C |
D |
A |
C |
Điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 6: (1 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm
a) 19 giờ 40 phút
b) 3 phút 24 giây
Câu 7: (2 điểm) Làm đúng mỗi bài 1 điểm
a) 9,6 : x = 4
x = 9,6 : 4
x = 2,4
b) x +2,45 = 9,16
x = 9,16 – 2,45
x = 6,71
Câu 8: (2 điểm)
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng là:
8 giờ 45 phút – 6 giờ 15 phút = 2 giờ 30 phút
Thời gian ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng không tính thời gian nghỉ là:
2 giờ 30 phút – 15 phút = 2 giờ 15 phút
2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Quãng đường từ Huế đến Đà Nẵng dài là:
50 x 2,25 = 112,5 (km)
Đáp số: 112,5 km
Câu 9: (1 điểm) y : 2,5 = (42,8 +5,38) : 0,75
y : 2,5 = 48,18 : 0,75
y : 2,5 = 64,24
y = 6,24 x 2,5
y = 160,6
Đề 46 thi học kì 2 môn Toán lớp 5
Câu 3. (1 điểm).
a) 1 hm2 = … dam2? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: (Đại lượng – M1)
A. 10
B. 100
C. 1000
D. 0,01
b) 2021ml = … ? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: (Đại lượng – M2)
A. 2 l 21 ml
B. 20 l 21 ml
C. 202 l 1 ml
D. 2,021 m3
Câu 4. (0,5 điểm). Hình lập phương có diện tích một mặt là 64 dm2. Thể tích của hình lập phương đó là … (Hình học – M2)
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 5. (1,5 điểm). Đặt tính rồi tính. (Số học – M2)
a) 3 ngày 20 giờ + 2 ngày 9 giờ
b) 4 giờ 12 phút : 3
c) 3 năm 8 tháng x 5
Câu 6. (1 điểm).Tính bằng cách thuận tiện nhất. (Số học – M3)
20,21 x a + 20,1 x b + 20,2 x c + 79,79 x a + 79,9 x b + 79,8 x c
(Biết a + b + c = 20,21)
Câu 7. (1 điểm). (Hình học – M1)
Một bồn trồng hoa hình tròn có bán kính 1,5 m. Tính chu vi bồn hoa đó.
Câu 8. (1 điểm). (Giải toán – M2)
Một người bỏ ra 2 000 000 đồng để mua hoa quả về bán. Sau khi bán hết, người đó thu về 2 800 000 đồng. Hỏi người bán hoa quả đã lãi bao nhiêu phần trăm so với tiền vốn bỏ ra ?
Câu 9. (1 điểm). (Giải toán – M3)
Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ 20 phút với vận tốc 50 km/h và đến tỉnh B lúc 9 giờ 25 phút. Tính độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B, biết dọc đường ô tô dừng lại 20 phút để đổ xăng.
Câu 10. (1 điểm). (Vận dụng – M4)
Nhà cụ Hưng có mảnh đất (như hình vẽ). Cụ đã đo độ dài các cạnh với các kích thước như sau: AB = 30m, BC = 18m, CD = 15m, DE = 35m, EA = 18m. Cụ Hưng nhờ bạn Hà tính giúp cụ diện tích của mảnh đất. Hà loay hoay chưa biết tính như thế nào. Em hãy trình bày cách tính của mình giúp cụ Hưng và bạn Hà hiểu nhé.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm). Ghi đúng các đáp án, câu trả lời vào giấy kiểm tra. Các câu thiếu đơn vị hoặc thiếu câu trả lời chỉ cho nửa số điểm.
Câu 1. C
Câu 2. D
Câu 3.
a) B
b) A
Câu 4. (0,5 điểm). Thể tích của hình lập phương đó là 512 dm3
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 5. (1,5 điểm). Đặt tính, tính đúng kết quả, đổi đúng kết quả ý a, c, mỗi ý được 0,5 điểm. Nếu chỉ đặt tính đúng hoặc chưa đổi kết quả chỉ cho 0,25 điểm.
Câu 6. (1 điểm).Tính bằng cách thuận tiện nhất.
20,21 x a + 20,1 x b + 20,2 x c + 79,79 x a + 79,9 x b + 79,8 x c
= (20,21 + 79,79) x a + (20,1 + 79,9) x b + (20,2 + 79,8) x c
= 100 x a + 100 x b + 100 x c
= (a + b + c) x 100
= 20,21 x 100 = 2021
Câu 7. (1 điểm). Chu vi bồn hoa đó là: —> 0,25 điểm
1,5 x 2 x 3,14 = 9,42 (m) —> 0,5 điểm
Đáp số: 9,42 m —> 0,25 điểm
Câu 8. (1 điểm). Số tiền người đó lãi là:
2800000 – 2000000 = 800 000 (đồng) —> 0,5 điểm
Người đó lãi số phần trăm là:
800 000 : 2000 000 = 0,4 0,4 = 40%
Đáp số: 40% —> 0,5 điểm
Câu 9. (1 điểm).
Thời gian ô tô thực đi trên đường là:
9 giờ 25 phút – 6 giờ 20 phút – 20 phút = 2 giờ 45 phút
2 giờ 45 phút = 2,75 giờ —> 0,5 điểm
Độ dài quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
50 x 2,75 = 137,5 (km)
Đáp số: 137,5 km —> 0,5 điểm
Câu 10. (1 điểm).
a) Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCE và hình tam giác vuông CDE.
b) Diện tích phần đất hình chữ nhật ABCE là:
30 x 18 = 540 (m2)
Diện tích phần đất hình tam giác vuông CDE là:
15 x 35 : 2 = 262,5 (m2)
Diện tích mảnh đất nhà cụ Hưng là:
540 + 262,5 = 802,5 (m2)
Đề 47 thi học kì 2 môn Toán lớp 5
PHÒNG GD & ĐT…………. Trường Tiểu học………….. |
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2 ,3, 4, 5:
Câu 1: Trong số thập phân 67,183 chữ số 8 thuộc hàng nào?
A. Hàng chục
B. Hàng phần mười
C. Hàng phần trăm
D. Hàng phần nghìn
Câu 2: Số 0,45 viết dưới dạng tỉ số phần trăm là:
A. 45%
B. 4,5%
C. 450%
D. 0,45%
Câu 3: Diện tích hình tròn có đường kính bằng 20cm là:
A. 31,4 cm2
B. 62,8 cm2
C. 314 cm2
D. 125,6 cm2
Câu 4: Một lớp học có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh của lớp đó là:
A. 250%
B. 40%
C. 66,7%
D. 150%
Câu 5: Diện tích thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 20 m; 15 m, chiều cao là 10m là:
A. 350 m2
B. 175
C. 3000 m2
D. 175 m2
Câu 6: Một xe máy đi quãng đường 90 km mất 2 giờ 30 phút. Vận tốc xe máy đó là:
A. 36 km/giờ
B. 40 km/giờ
C. 45 km/giờ
D.225 km/giờ
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 giờ 45 phút = …………… giờ
b) 8 tấn 5 kg = ………………….kg
c) 9m2 5dm2 = ……………….. m2
d) 25m3 24dm3 = ………………..m3
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 8: Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 658,3 + 96,75 b) 28,7 – 12,35 c) 14,8 x 6,5 d) 12,88 : 5,6
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng 6 m và chiều cao 4 m. Người ta muốn sơn trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng, biết rằng diện tích các ô cửa là 10,5 m2. Hãy tính diện tích cần sơn. (2 điểm)
Câu 10: Khi nhân một số với 3,5, một học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột như phép cộng nên kết quả giảm đi 337,5. Tìm tích đúng? (1 điểm)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | C | B | D | A |
0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 1 điểm | 1 điểm |
Câu 7: ( 1 điểm) Điền đúng mỗi phần được 0,25 điểm
a) 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ
b) 8 tấn 5 kg = 8005 kg
c) 9m25dm2 = 9,05 m2
d) 25m3 24dm3 = 25,024 m3
II. Phần tự luận: (5 điểm)
Câu 8: ( 2 điểm) Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm
a) 755,05
b) 16,35
c) 96,20
d) 2,3
Câu 9: (2 điểm)
Diện tích xung quanh căn phòng là: 0,25 điểm.
(9 + 6) x 2 x 4 = 120 (m2) 0,5 điểm.
Diện tích trần nhà là: 0,25 điểm.
9 x 6 = 54 (m2) 0,25 điểm.
Diện tích cần sơn là: 0,25 điểm.
120 + 54 – 10,5 = 163,5 (m2) 0,25 điểm.
Đáp số: 163,5m2 0,25 điểm
Câu 10: (1 điểm)
Khi nhân một số với 3,5, một học sinh đã đặt các tích riêng thẳng cột nên:
Tích riêng thứ nhất bằng 0,5 lần thừa số thứ nhất.
Tích riêng thứ hai bằng 0,3 lần thừa số thứ nhất. 0,25 điểm
Tích sai gồm: 0,5 + 0,3 = 0,8 (lần thừa số thứ nhất.) 0,25 điểm
Tích sai đã bị giảm đi: 3,5 – 0.8 = 2,7 (lần thừa số thứ nhất.)
Thừa số thứ nhất là: 337,5 : 2,7 = 125 0,25 điểm
Tích đúng là: 125 x 3,5 = 437,5 0,25 điểm
Đáp số: 437,5
ĐỀ 48 THI HỌC KỲ II MÔN TOÁN LỚP 5
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Chọn ý đúng ghi vào bài làm. (Câu 1; 2; 3; 4; 5; 7).
Câu 1. (0,5 điểm) Số bé nhất trong các số: 3,055; 3,050; 3,005; 3,505 là:
a. 3,505 b. 3,050 c. 3,005 d. 3,055
Câu 2. (0,5 điểm) Trung bình một người thợ làm một sản phẩm hết 1giờ 30 phút. Người đó làm 5 sản phẩm mất bao lâu ?
a. 7 giờ 30 phút b. 7 giờ 50 phút
c. 6 giờ 50 phút d. 6 giờ 15 phút
Câu 3. (0,5 điểm) Có bao nhiêu số thập phân ở giữa 0,5 và 0,6:
a. Không có số nào b. 1 số c. 9 số d. Rất nhiều số
Câu 7. (1 điểm) Trong các vận tốc sau, vận tốc nào lớn nhất?
a. 810m/phút b. 0,78km/phút d. 12,5m/giây d.48km/giờ
Câu 8. (1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 0,48 m2 = …… cm2 b. 0,2 kg = …… g
c.5628 dm3 = ……m3 d. 3 giờ 6 phút = ….giờ
II. TỰ LUẬN: (4 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Đặt tính và tính.
a. 56,72 + 76,17 b. 367,21 – 128,82
c. 3,17 x 4,5 d. 52,08 :4,2
Bài 2. (2 điểm) Quãng đường AB dài 180 km. Lúc 7 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi:
a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
b. Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN TOÁN LỚP 5
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) đáp án c
Câu 2. (0,5 điểm) đáp án a
Câu 3. ( 0,5 điểm) đáp án d
Câu 4. (0,5 điểm) đáp án b
Câu 5. (1 điểm) đáp án c
Câu 6. (1 điểm)
a. Đ
b. S
c. S
d. Đ
Câu 6. (1 điểm) đáp án c
Câu 7. (1 điểm) đáp án a
Câu 8. (1 điểm) Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm
a. 0,48 m2= 4800 cm2
b. 0,2 kg = 200 g
c. 5628 dm3= 5,628 m3
d. 3 giờ 6 phút = 3,1.giờ
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính ghi 0,5 điểm
a. 132,89 b. 238,39 c. 14,265 d. 12,4
Bài 2: (2 điểm)
Giải
Tổng hai vận tốc là:
36 + 54 = 90 (km/ giờ) (0,5 điểm)
Hai người gặp nhau sau:
180 : 90 = 2 (giờ) (0,5 điểm)
Hai người gặp nhau lúc:
2 giờ + 7 giờ 30 phút = 9 giờ 30 phút (0,5 điểm)
Chỗ gặp nhau cách A số km là:
54 x 2 = 108 (km) (0,5 điểm)
Đáp số: a) 9 giờ 30 phút
c) 108 km
Đề 49 thi học kì 2 môn Toán lớp 5
I. Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Số “Ba phẩy mười hai” được viết là:
A. 30,12 |
B. 3,12 |
C. 31,2 |
D. 312 |
Câu 2: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 1 giờ 54 phút = … phút là:
A. 1,15 |
B. 120 |
C. 114 |
D. 1,9 |
Câu 3: Lớp 5A có 45 học sinh, cuối năm học có 9 em đạt học sinh xuất sắc. Tỉ số phần trăm của số học sinh xuất sắc và số học sinh lớp 5A là:
A. 10% |
B. 20% |
C. 30% |
D. 40% |
Câu 4: Hình tròn có chu vi bằng 18,84cm. Diện tích của hình tròn là:
A. 113,04cm2 |
B. 28,26cm2 |
C. 18,84cm2 |
D. 9,42cm2 |
Câu 5: Diện tích hình thang có đáy lớn bằng 12cm, đáy bé bằng 5cm và chiều cao bằng 7cm là:
A. 59,5cm2 |
B. 119cm2 |
C. 420cm2 |
D. 512,5cm2 |
Câu 6: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 0,8m, chiều rộng 0,5m và chiều cao 4dm. Cần đổ vào bể bao nhiêu lít nước để 60% bể có nước?
A. 242 lít nước |
B. 200 lít nước |
C. 160 lít nước |
D. 96 lít nước |
II. Phần 2: Tự luận (4 điểm)
Câu 7: Đặt tính rồi tính:
a) 26,189 + 183,4 |
b) 73,48 – 12,784 |
c) 30,92 x 7 |
d) 18 : 90 |
Câu 8: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 10km 25m = … km |
b) 2,7 giờ = … giờ … phút |
c) 42m2 17cm2 = … m2 |
d) 8dm3 8cm3 = … cm3 |
Câu 9: Quãng đường AB dài 100km. Lúc 6 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50km/giờ. Cùng lúc đó một xe máy đi từ B về A với vận tốc 30km/giờ. Hỏi:
a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
b) Điểm gặp nhau cách A bao nhiêu ki-lô-mét?
Câu 10: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
16,62 x 48 + 37 x 16,62 – 8,32 x 150
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5
I. Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
B |
C |
B |
B |
A |
D |
II. Phần 2: Tự luận
Câu 7:
a) 26,189 + 183,4 = 209,589 |
b) 73,48 – 12,784 = 60,696 |
c) 30,92 x 7 = 216,44 |
d) 18 : 90 = 0,2 |
Câu 8:
a) 10km 25m = 10,025 km |
b) 2,7 giờ = 2 giờ 42 phút |
c) 42m2 17cm2 = 42,17 m2 |
d) 8dm3 8cm3 = 8008 cm3 |
Câu 9:
a) Tổng vận tốc của hai xe là:
50 + 30 = 80 (km/giờ)
Hai xe gặp nhau sau:
100 : 80 = 1,25 (giờ) = 1 giờ 15 phút
Hai xe gặp nhau lúc:
6 giờ 30 phút + 1 giờ 15 phút = 7 giờ 45 phút
b) Điểm gặp nhau cách A:
50 x 1,25 = 62,5 (km)
Đáp số: a) 7 giờ 45 phút
b) 62,5km
Câu 10:
16,62 x 48 + 37 x 16,62 – 8,32 x 150
= 16,62 x 48 + 37 x 16,62 – 8,32 x 2 x 75
= 16,62 x 48 + 37 x 16,62 – 16,62 x 75
= 16,62 x (48 + 37 – 75)
= 16,62 x 10
= 166,2
Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi :
TRUNG TÂM GIA SƯ TÂM TÀI ĐỨC
Các số điện thoại tư vấn cho Phụ Huynh :
Điện Thoại : 091 62 65 673 hoặc 01634 136 810
Các số điện thoại tư vấn cho Gia sư :
Điện thoại : 0902 968 024 hoặc 0908 290 601
Để lại một phản hồi