GIẢI VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3 TẬP 1 TUẦN 8

5/5 - (1 bình chọn)

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 35 – Chính tả

1: Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

a, Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r có nghĩa như sau :

– Làm sạch quần áo chăn màn ,… bằng cách vò chà , giũ , trong nước: ………

– Có cảm giác khó chịu ở da , như bị bỏng : ………

– Trái nghĩa với ngang: ………

b, Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông , có nghĩa như sau :

– Trái nghĩa với vui : ………

– Phần nhà được ngăn bằng tường vách kín đáo : ………

– Vật bằng kim loại , phát ra tiếng kêu để báo hiệu : ………

Trả lời:

a, Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r có nghĩa như sau :

– Làm sạch quần áo chăn màn ,… bằng cách vò chà , giũ , trong nước: giặt

– Có cảm giác khó chịu ở da , như bị bỏng : rát

– Trái nghĩa với ngang: dọc

b, Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông , có nghĩa như sau :

– Trái nghĩa với vui : buồn

– Phần nhà được ngăn bằng tường vách kín đáo : buồng

– Vật bằng kim loại , phát ra tiếng kêu để báo hiệu : chuông

2: Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Các em nhỏ và cụ già

a, Bắt đầu bằng d : …………….

– Bắt đầu bằng gi : …………….

– Bắt đầu bằng r : …………….

b, Có thanh hỏi : …………….

– Có thanh ngã : …………….

Trả lời:

a, Bắt đầu bằng d : dẫu

– Bắt đầu bằng gi : giúp đỡ

– Bắt đầu bằng r : rồi, rất

b, Có thanh hỏi : khỏi , cảm ơn , để , của

– Có thanh ngã : lão , dẫu, cũng

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 36, 37 – Luyện từ và câu

1: Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng- Cộng đồng : những người cùng sống trong một tập thể hoặc khu vực , gắn bó với nhau – Cộng tác : cùng làm chung một việc – Đồng bào : người cùng nòi giống – Đồng đội : người cùng đội ngũ – Đồng tâm : cùng một lòng – Đồng hương : người cùng quê

Những người trong cộng đồngThái độ, hoạt động trong cộng đồng
…………………………………………………………….

Trả lời:

Những người trong cộng đồngThái độ, hoạt động trong cộng đồng
Cộng đồng; Đồng bào; Đồng đội ; Đồng hươngCộng tác ; Đồng tâm

2: Mỗi thành ngữ , tục ngữ dưới đây nói về 1 thái độ ứng xử trong cộng đồng . Đánh dấu (+) vào ( ) trước thái độ ứng xử em tán thành , đánh dấu (-)vào ( ) trước thái độ em không tán thành .

( ) Chung lưng đấu cật

( ) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại

( ) Ăn ở như bát nước đầy

Trả lời:

(+) Chung lưng đấu cật

(-) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại

(+) Ăn ở như bát nước đầy

3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai( cái gì), con gì ?” . Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Làm gì ?”

a, Đàn sếu đang sải cách trên cao

b, Sau một cuộc dạo chơi , đám trẻ ra về

c, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi

Trả lời:

a, Đàn sếu đang sải cách trên cao

b, Sau một cuộc dạo chơi , đám trẻ ra về

c, Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi

4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

CâuCâu hỏi
a, Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
b, Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở , chọn bút.
c, Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

Trả lời:

CâuCâu hỏi
a, Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?
b, Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở , chọn bút.Ông ngoại làm gì ?
c, Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.Mẹ tôi làm gì ?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 37, 38 – Chính tả

Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

1: Chứa tiếng bắt đầu bằng d , gi hoặc r , có nghĩa như sau :

– Làm chín vàng thức ăn trong dầu , mỡ sôi : ……….

– Trái nghĩa với khó : ……….

– Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới : ……….

Trả lời:

– Làm chín vàng thức ăn trong dầu , mỡ sôi : rán

– Trái nghĩa với khó : dễ

– Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới : giao thừa

2: Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông , có nghĩa như sau :

– ( Sóng nước ) nổi lên rất mạnh , từng lớp nối tiếp nhau : …………….

– Nơi nuôi , nhốt các con vật : …………….

– Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt : …………….

Trả lời:

– ( Sóng nước ) nổi lên rất mạnh , từng lớp nối tiếp nhau : cuồn cuộn

– Nơi nuôi , nhốt các con vật : chuồng

– Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt : luống

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 38 – Tập làm văn

Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về một người hàng xóm mà em quý mến

Gợi ý

a, Người đó tên là gì , bao nhiêu tuổi ?

b, Người đó làm nghề gì ?

c, Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?

d, Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?

Trả lời:

   Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*