Mục Lục
Mã Vân
Mã Vân (tiếng Anh: Jack Ma, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1964) là tỷ phú, doanh nhân người Trung Quốc, Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng là người giàu nhất Châu Á kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Alibaba . Ông là người sáng lập Taobao và Alipay, chủ tịch Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên Trung Quốc, thành viên hội đồng quản trị toàn cầu và giám đốc Hoa Nghị huynh đệ.
Mã Vân là người ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế mở và nền kinh tế định hướng thị trường.

Ông là đại sứ toàn cầu cho doanh nghiệp Trung Quốc và thường được coi là một trong những người quyền lực nhất thế giới, với Forbes xếp hạng ông đứng thứ 21 trong danh sách “Những người quyền lực nhất thế giới”. Mã Vân cũng là hình mẫu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Năm 2017, ông đứng thứ hai trong danh sách “50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới” hàng năm của tạp chí Fortune. Vào tháng 9 năm 2018, ông tuyên bố sẽ nghỉ hưu tại Alibaba để tập trung theo đuổi công việc hỗ trợ giáo dục, từ thiện và các hoạt động vì môi trường; năm sau, Daniel Zhang kế nhiệm ông làm chủ tịch điều hành.
Tính đến tháng 7 năm 2020, với giá trị tài sản ròng ước tính 48,2 tỷ đô la, Mã Hóa Đằng là người giàu thứ hai ở Trung Quốc sau Mã Vân cũng như là một trong những người giàu nhất trên thế giới, được xếp hạng thứ 20 của tạp chí Forbes.
Năm 2019, Forbes đã đưa tên ông vào danh sách “Anh hùng từ thiện của châu Á năm 2019” vì công việc hỗ trợ các cộng đồng kém may mắn ở Trung Quốc, Châu Phi, Úc và Trung Đông.

Tên họ
Chữ ký của Mã Vân theo chữ Hán phồn thể là 「-{馬雲}-」. Hai tỷ phú cùng họ Mã là Mã Vân và Mã Hoá Đằng được gọi là hai chú ngựa (nhị Mã) trong ngành dịch vụ Internet.
Tencent có một tạp chí nội bộ tên là “Đằng Vân”. Ngành công nghiệp dịch vụ Internet từng nói đùa về tên của ấn phẩm và tên của hai người. Một ai đó trong vòng kết nối nói đùa rằng Mã Hoá Đằng hy vọng sẽ dẫn trước Mã Vân.
Tiểu sử
Tổ tiên của Mã Vân ở trấn Cốc Lai, thành phố Thặng Châu (trước đây là huyện Thặng), tỉnh Chiết Giang, sau này cha mẹ ông chuyển đến Hàng Châu.
Mã Vân đi học ở trường tiểu học số 2 Hàng Châu Trung Bắc khi còn nhỏ (nay là trường tiểu học Trưởng Thọ Kiều). Sau đó, ông vào học tại trường trung học Thiên Thủy ở Hàng Châu trong một thời gian ngắn.

Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1982, lần đầu dự kỳ thi Cao khảo toàn quốc chỉ đạt 1 điểm môn toán. Năm 1983, ông thi đại học lần thứ hai và trượt, chỉ đạt 19 điểm trong bài thi môn toán.
Vì vậy, sau yêu cầu của cha, ông bắt đầu giao sách cho ba tạp chí Sơn Hải Kinh, Đông Hải và Giang Nam trên một chiếc xe ba bánh, và đi làm cả ngày lẫn đêm ở trường. Năm 1984, ông tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học lần thứ 3, đạt 89 điểm môn toán và cuối cùng đỗ chuyên ngành ngoại ngữ thương mại của trường Sư phạm Hàng Châu. Tốt nghiệp Học viện Sư phạm Hàng Châu (nay là Đại học Sư phạm Hàng Châu) chuyên ngành tiếng Anh năm 1988.
Sự nghiệp kinh doanh
Mã đã xin việc với 30 công việc khác nhau và đều bị từ chối. Ông tâm sự “Tôi đã xin một công việc ngành cảnh sát; họ đã nói, tôi không đủ tốt, Mã nói với người dẫn chương trình Charlie Rose. Tôi đã tới KFC khi họ tới thành phố tôi. Hai mươi tư người nộp đơn. Hai muơi ba người đã được nhận. Tôi là người duy nhất bị từ chối. Và khi tôi xin làm cảnh sát, 5 người, thì bốn người trong số họ được nhận. Tôi là người duy nhất họ từ chối.”. Mã cũng nói rằng, ông ấy đã nộp đơn 10 lần cho trường Đại học Harvard và họ cũng đã từ chối.

Trong năm 1994, Mã đã được nghe về Internet. Trong năm 1995, ông tới Hoa Kỳ với bạn của mình, người đã giúp giới thiệu ông tiếp cận với Internet. Ông tìm trên internet từ beer, có nhiều loại bia từ khắp nơi trên thế giới, nhưng không có bia từ Trung Quốc, sau đó ông ngạc nhiên khi không có một thông tin nào khi anh đánh từ khóa china. Vì thế anh và bạn của mình tạo ra một website liên quan tới Trung Quốc. Anh giới thiệu website vào lúc 9:40 sáng, và tới 12:30 trưa anh đã nhận một email từ một vài nhà đầu tư muốn biết về ông để đầu tư vào Trung Quốc. Điều đó đã khiến Mã nhận ra rằng Internet ẩn chứa những cơ hội tuyệt vời. Trong tháng 4 năm 1995, Mã cùng vợ và một người bạn đã góp 20.000 đô la và bắt đầu công ty đầu tiên của họ. Công ty của họ được dành riêng để tạo trang web cho các công ty và ông đặt tên cho nó là “China Pages”. Trong vòng ba năm, công ty đã kiếm được 5.000.000 nhân dân tệ Trung Quốc, vào thời điểm đó tương đương với 800.000 đô la Mỹ.
Năm 1999, trong căn hộ ở Hàng Châu, ông cùng 17 người bạn thành lập Alibaba với số tiền 60.000 USD.
Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2018, theo danh sách các tỉ phú thế giới (The World’s Billionaires) trên Forbes, ông sở hữu khối tài sản 34,2 tỷ USD. Trước đó có lúc tài sản của ông trên 40 tỷ USD. Mã Vân nắm giữ 9% cổ phần của tập đoàn Alibaba.
Tháng 11 năm 2018, Nhân Dân nhật báo tiết lộ Mã Vân là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này gây bất ngờ cho giới quan sát.

Giải thưởng và thành tựu
Jack Ma được tạp chí ‘Tuần lễ kinh doanh’ bình chọn là ‘Doanh nhân của năm’ và được góp mặt vào danh sách “25 doanh nhân quyền lực nhất châu Á” vào năm 2005.
Năm 2009 là một năm đầy thú vị trong cuộc đời của Jack; ông lọt vào danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất thế giới” của tạp chí Time. Gã khổng lồ internet cũng được bầu chọn là ‘Nhân vật kinh tế năm 2009 của CCTV: Lãnh đạo doanh nghiệp của giải thưởng thập kỷ’.
Tạp chí nổi tiếng Forbes đã gọi ông là người đàn ông quyền lực thứ 30 trên thế giới vào năm 2014.
Tại lễ trao giải Asian Awards được tổ chức năm 2015, ông được coi là giải thưởng ‘Doanh nhân của năm’.

Jack Ma xây dựng “đế chế” Alibaba như thế nào?
Khởi nghiệp gần như từ hai bàn tay trắng, Jack Ma đã xây dựng thành công “đế chế” thương mại điện tử Alibaba lớn nhất tại Trung Quốc.
Không có tiền cũng không có nhiều mối quan hệ cấp cao, cách duy nhất để Jack Ma khởi nghiệp thành công chính là học hành và nghị lực vươn lên phi thường cũng những ý tưởng kinh doanh độc đáo, bắt kịp xu hướng của thế giới hiện đại.
Rất lâu trước khi trở thành doanh nhân nổi tiếng toàn cầu, Jack Ma chỉ là một giáo viên tiếng Anh bình thường ở Trung Quốc. Ông luôn cố gắng thuyết phục bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh rằng một ngày nào đó họ sẽ mua sắm mọi thứ qua internet.

Con đường lập nghiệp đầy gian truân
Jack Ma sinh năm 1964 tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ông học tiếng Anh bằng cách làm hướng dẫn viên miễn phí cho du khách nước ngoài tham quan thành phố. Sau thời gian làm giáo viên tiếng Anh, Jack Ma chuyển sang làm kinh doanh với việc thành lập Alibaba.com vào năm 1999 cùng với 17 người đồng sáng lập.
Ông Jack Ma hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ USD và là diễn giả được chào đón tại nhiều sự kiện toàn cầu, trong đó có Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Tuy vậy, ít ai biết rằng ông đã từng sống trong nghèo khó và khởi nghiệp chỉ với “hai bàn tay trắng”.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Jack Ma nộp hồ sơ thi vào đại học nhưng ông đã thi trượt hai lần. Đến lần thứ ba, Jack Ma mới đỗ vào Đại học Sư phạm Hàng Châu và tốt nghiệp năm 1988.
Dù rất kiên nhẫn nộp đơn xin vào đại học Havard đến hàng chục lần nhưng Jack Ma luôn bị từ chối. Ông cũng rất chật vật trong công cuộc tìm kiếm việc làm khi nộp hồ sơ xin việc vào 30 vị trí khác nhau nhưng đều thất bại.
Hồi KFC mới mở ở Trung Quốc, trong số 24 người xin việc, KFC tuyển 23 người, người còn lại không trúng tuyển chính là Jack Ma. Ông cho rằng việc này phần lớn do mình không có ngoại hình và chiều cao.

Thế nhưng, Jack Ma đã khẳng định mình và kiên định trên con đường mình đã chọn bởi ông luôn có những triết lý sống vững vàng “như đinh đóng cột” và “bí quyết” kinh doanh độc đáo.
Jack Ma từng tuyên bố: “Tiền tôi có ngày nay là một thứ trách nhiệm. Đó là niềm tin mà mọi người đặt vào tôi”.
Trong những buổi họp báo trên khắp thế giới, Jack Ma luôn để lại những câu nói khiến khán giả phải ấn tượng. Ít khi đề cập đến những điều quá cao siêu trong kinh doanh, vị tỷ phú này luôn tìm cách để đơn giản hóa tối đa điều ông muốn truyền tải đến người nghe.
Khi nói chuyện với giới doanh nghiệp ở New York và Chicago nhằm khuyến khích các nhà sản xuất Mỹ bán sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử của Alibaba, Jack Ma đã tiết lộ thành công lớn nhất của ông là giúp vợ có thể mua tôm, thịt, cá mà không cần phải… đi ra chợ.
Alibaba khai sinh từ đâu?
Dù không có kinh nghiệm nào về máy tính hay lập trình, Jack Ma vẫn bị internet làm cho mê hoặc khi lần đầu tiên sử dụng nó trong chuyến đi tới Mỹ năm 1995. Khi đó ông làm việc cho một công ty dịch thuật và sang Mỹ để đòi lại một khoản tiền. Từ khóa đầu tiên của Jack Ma là “beer” nhưng ông ngạc nhiên khi biết không có một loại bia nào của Trung Quốc nằm trong kết quả tìm kiếm. Đó là lúc ông quyết định sẽ thành lập một công ty internet cho Trung Quốc.

Tuy hai công ty liên doanh đầu tiên đều thất bại nhưng Jack Ma vẫn không nản lòng. Ông tiếp tục tập hợp 17 người bạn và thuyết phục họ hãy cùng ông đầu tư để cho ra đời chợ trực tuyến Alibaba – trang web cho phép các nhà xuất khẩu đăng các sản phẩm lên để khách hàng có thể mua trực tuyến.
Không lâu sau, dịch vụ mua sắm của Jack Ma thu hút thành viên trên khắp thế giới. Đến tháng 10/1999, công ty đã kêu gọi được 5 triệu USD từ Goldman Sachs và 20 triệu từ SoftBank – một công ty viễn thông Nhật Bản chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ.
“Chúng ta sẽ làm được bởi chúng ta còn trẻ, và chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ từ bỏ”, Jack Ma từng nói với các nhân viên của mình.
Tỷ phú Trung Quốc chia sẻ ông luôn cố gắng duy trì một không khí làm việc thoải mái, vui vẻ ở Alibaba. Đầu những năm 2000, khi công ty quyết định thành lập sàn giao dịch trực tuyến Taobao, Jack Ma cùng các nhân viên thực hiện động tác trồng cây chuối trong giờ nghỉ trưa để giữ cho năng lượng luôn tràn đầy.

Năm 2005, Yahoo đầu tư 1 tỷ USD vào Alibaba để đổi lấy 40% cổ phần công ty. Đây là một số tiền rất lớn đối với Alibaba bởi thời điểm đó. Đến năm 2013, Jack Ma từ bỏ vị trí giám đốc Alibaba để trở thành chủ tịch điều hành.
Alibaba chính thức bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) vào tháng 9/2014 và huy động huy động được số tiền kỷ lục 25 tỷ USD.
Không nằm mãi trên “vòng nguyệt quế”
Sau 19 năm thành lập, công ty này trở thành đế chế trị giá vài trăm tỷ USD. Thế nhưng “ông trùm” thương mại điện tử Jack Ma lại vừa tuyên bố sẽ từ chức và chọn CEO Daniel Zhang là người kế nhiệm để điều hành tập đoàn Alibaba. Theo kế hoạch, “ngọn đuốc” của Alibaba sẽ được chính thức trao cho ông Daniel Zhang vào ngày 10/9/2019.

Tuyên bố chuyển giao “quyền lực” diễn ra đúng thời điểm “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và cũng chính vào dịp sinh nhật lần thứ 54 của Jack Ma.
Dù trao chức Chủ tịch Alibaba cho ông Daniel Zhang – người đang đảm nhận vị trí CEO của tập đoàn nhưng Jack Ma vẫn sẽ nằm trong hội đồng quản trị cho tới cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Alibaba vào năm 2020.
Jack Ma dự định tiếp tục vai trò của mình với tư cách là nhà sáng lập và có quyền bổ nhiệm hầu hết các vị trí nhân sự quan trọng của Alibaba mặc dù ông không nắm giữ đa số cổ phần.
Doanh nhân Jack Ma chia sẻ, dù hiện tại có rất nhiều tiền nhưng ông vẫn cảm thấy không hạnh phúc bằng thời kỳ ông đi dạy tiếng Anh.

Jack Ma quan niệm rằng một công ty lớn không có nghĩa là một công ty tốt. Lãnh đạo công ty cần làm cho nhân viên hạnh phúc, khách hàng hạnh phúc, và tự bản thân cảm thấy hạnh phúc. Khi ấy, việc kinh doanh sẽ bền vững.
Ông cũng chia sẻ thêm: “Tôi không muốn chết ở văn phòng, mà muốn ra đi trên bãi biển”./.
Gia đình, thời thơ ấu và hành trình giáo dục của Jack Ma

Jack Ma sinh ngày 10 tháng 9 năm 1964 tại Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, giải trí. Cha mẹ ông là Ma Laif, Cui Wencai. Theo chia sẻ sau này của Jack Ma thì cả hai đều là những người kể chuyện bằng âm nhạc. Chính điểm xuất thân này đã nung nấu dòng máu về nghệ thuật trong Ma Yun từ rất sớm song song với niềm đam mê ngôn ngữ và công nghệ sau này của ông.
Được biết đến là người tiên phong cho kinh doanh dựa trên sức mạnh của Internet, người truyền cảm hứng cho giới trẻ toàn cầu về tinh thần khởi nghiệp, người đại diện cho giới “đại gia” Trung Quốc, tuy vậy, thời thơ ấu của Jack Ma không hoàn hảo như mọi người tưởng tượng.
Trong cuốn sách của Liu Shiying và Martha Avery về cuộc đời của Jack từng phác thảo rằng, thuở nhỏ cậu bé Ma Yun là một đứa trẻ nguệch ngoạc và thường xuyên làm buồn phiền phụ huynh và thầy cô khi là tâm điểm của những cuộc đánh nhau, mặc dù về mặt ngoại hình, Jack không hề chiếm ưu thế.

Ngoài ra, Jack Ma cũng là fan ruột của hội những người chơi dế. Trò giải trí phổ biến của thiếu niên Trung Quốc bây giờ.
Tuy vậy khác xa với câu chuyện về sự ngỗ nghịch bất trị của triệu phú đất Singapore là Adamkhoo, Jack không phải là đứa trẻ lười biếng. Ngày từ ngày còn thơ ấu, cậu bé Ma Yun đã cực kỳ hứng thú với ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ông đã tình nguyện trở thành hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho những du khách lần đầu đến với Hàng Châu khi họ đến khách sạn để được giao tiếp, kết bạn…tự bản thân trau dồi vốn ngôn ngữ còn hạn hẹp của mình.
Đặc biệt, Jack say mê tiếng Anh tới mức giành cả 9 năm đằng đẵng để một mình một xe đạp vượt qua 70 dặm để đến khách sạn phục vụ “không công” cho những đoàn du lịch ngoại quốc với mục đích duy nhất là được nói chuyện và nâng cao vốn ngôn ngữ toàn cầu. Cái tên Jack Ma phổ biến trên toàn cầu cũng được khai sinh ra trong thời gian này, khi ông được nhiều người bạn nước ngoài gọi với cái tên thân mật là Jack với lý do là tên tiếng Trung của ông quá khó để phát âm.

Cũng từ đây, tiếng Anh cũng là thứ thay đổi cuộc đời của Jack, khi ngôn ngữ trở thành thứ vũ khí lợi hại để Jack mơ về một tương lai giáo dục tươi sáng tại xứ sở cờ hoa. Với vốn từ vựng khổng lồ, năng lực giao tiếp với người bản ngữ được tích lũy trong vòng 9 năm của mình, Jack tự tin “đệ đơn” xin gia nhập đại học kinh doanh Harvard. Tuy vậy, do kết quả học tập bết bát, đặc biệt là môn toán tại các cấp học dưới mà vị tỷ phú giàu nhất Châu Á sau này bị ngôi trường danh tiếng này bị từ chối đến 10 lần trong đời. Sau nhiều lần nỗ lực vô vọng, Jack bỏ lại giấc mơ Harvard lại phía sau và quyết tâm chính phục ngành sư phạm tiếng Anh theo thế mạnh của mình trên sân nhà.
Nhưng có vẻ như hành trình này cũng không mấy suôn sẻ với ông, khi phải mất đến 4 lần thi, Ma Yun mới chính thức cập bến được Học viện Sư phạm Hàng Châu (Hiện tại là Đại học hàng Châu với chuyên ngành mà ông dành cả thanh xuân để cày cuốc. Năm 1998, Mã Vân tốt nghiệp Đại học với bằng cử nhân sư phạm tiếng Anh và bắt đầu quá trình tìm cho mình một công việc như bao người trẻ khác. Tuy vậy, có vẻ như “vận đen” ngày cả khi người thanh niên họ Mã cầm trong tay tâm bằng đại học danh giá vẫn chưa chịu buông tha anh.
Chia sẻ với Bloomberg TV, Jack Ma đã trải lòng về hành trình săn việc khó khăn của mình. Jack Ma đã nộp đơn trên 30 công ty với nhiều vị trí khác nhau với hy vọng tìm cho mình được một công việc ưng ý nhanh nhất, nhưng quả đắng đầu tiên chính là sự khước từ cả 30/30 chỉ với lý do duy nhất là “anh không đủ xuất sắc”.

Khi AFC chính thức có mặt tại thị trường Trung Quốc đại lục, Jack đã đến “thử vận may” ở vị trí nhân viên phục vụ, nhưng kết quả lại thanh niên họ mã chỉ là số không tròn trĩnh. Cay đắng hơn, ông chính là người bị loại duy nhất trong tổng 24 người đến nộp hồ sơ ứng tuyển. Liên tục ôm thất bại, nhưng điều làm người đời thán phục ông trong thời điểm khó khăn này chính là tinh thần quyết tâm, kiên trì không mệt mỏi. Thay vì vội nản chí và đầu hàng trước những thách thức, Jack đã xem những khó khăn đó như một thứ quà tặng mà cuộc đời đã ban phát cho mình để lấy động lực tiếp tục chinh phục giấc mơ tìm việc còn dang dở của mình.

Trải qua hàng loạt những thất bại cuối cùng Jack cũng tìm được một công việc như ý là giáo viên tiếng Anh với mức lương khoảng 12 USD/tháng để trang trải chi phí cuộc sống. Bên cạnh đó, anh cũng làm thêm một số lựa chọn nghề khác như phiên dịch để tăng thêm thu nhập và củng cố thêm năng lực ngôn ngữ của bản thân mình. Vào năm 2006, khi ở tuổi 42, ông tiếp tục theo học trường kinh doanh Cheung Kong tại Bắc Kinh để nâng cao khả năng quản lý và kinh doanh . Tuy vậy, bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời của chàng thanh niên gầy gò với vai trò một giáo viên tiếng Anh bình thường đến một vị tỷ phú trong tốp 21 thế giới đến với Jack sau đợt “công du”sang Mỹ và lần đầu tiên có cơ hội được tiếp xúc với Internet.
Quá trình gặt hái trái ngọt của Jack Ma có gì đặc biệt?
Hiếm ai có thể hình dung rằng, sự ra đời của gã khổng lồ Alibaba lại được Jack Ma và người bạn của anh được nảy ra ý tưởng khi họ đang có mặt tại Seattle và được tiếp cận với Internet lần đầu tiên. Khi ấy, Jack đã tìm kiếm từ khóa Beer trên máy tính, nhưng không có bất kỳ một thông tin nào trả về với những sản phẩm Bia có nguồn gốc từ quê hương Trung Quốc. Chưa hết, tất cả những kết quả mà ông hi vọng sẽ nhận được sau cú click chuột với từ khóa “China” (Trung Quốc) đều là kết quả trống. Và điều này ngay lập tức đã ám ảnh trong Jack để ông khởi phát cho ý tưởng gây dựng một website mang đậm màu sắc Trung Quốc.

Vào 9h40 phút sáng một ngày đẹp trời vào năm 1995, Jack giới thiệu một website liên quan đến Trung Quốc. Chỉ 3 giờ sau đó, ông đã nhận được một email phản hồi muốn biết thêm thông tin của mình để đầu tư cho dự án này.Từ đấy, Jack nhận ra được tiềm lực phát triển mạnh mẽ của Internet. Jack đã chớp nhặt cơ hội này, khi vào tháng 4/1995, ông cùng vợ và những người bạn thân thiết của mình góp hơn 20.000 USD để thành lập và phát triển công ty đầu tiên của mình với danh bạ trực tuyến là China Pages – tiền thân của tập đoàn Alibaba sau này. Với sự hậu thuẫn của một công ty nước ngoài khác, China Pages phát triển như vũ bão và trở thành một trong những đế chế công nghệ đình đám tại Trung Quốc với doanh thu khủng đạt đến trên 5 triệu nhân dân tệ sau 3 năm. Số tiền này quy đổi khoảng 800.000 Đô la Mỹ. Dĩ nhiên, không phải chặng đường nào cũng trải đầy hoa hồng, để xoay xở và thu lợi nhuận trên China pages, Jack đã nỗ lực và thất bại rất nhiều.
Với thành tựu lớn từ những bước đi đầu tiên trên Internet đã đưa Jack Ma từ một thầy giáo tiếng Anh trở thành thuyền trưởng của Trung tâm thương mại điện tử quốc tế Trung Quốc. Ở tuổi 34, ông tiếp tục làm việc tại trung tâm này và tập trung trong lĩnh vực nghiên cứu về công nghệ thông tin và kinh doanh trực tuyến đến năm 1999.
Tận dụng sức mạnh sẵn có của Internet và lợi thế kinh doanh cũng như kinh nghiệm công nghệ đã tích lũy của mình trước những thành công và cả những thất bại của China Pages, Jack Ma đã mạo hiểu kêu gọi cộng sự của mình thành lập Alibaba. Đây là một công cụ tập trung vào mục đích cung ứng dịch vụ mua bán hàng giữa người tiêu dùng với nhau, người tiêu dùng với doanh nghiệp và doanh nghiệp với doanh nghiệp qua Internet. Khoản tiền đầu tư dành cho ý tưởng này được thống kê khoảng 60.000 USD.

Khi được hỏi về quá trình hình thành Alibaba, ông chủ của đế chế này không ngần ngại chia sẻ về ý nghĩa của cái tên này. Theo chia sẻ của Jack, cái tên Alibaba vụt đến với ông khi đang ngồi trong một quán cafe tại San Francisco khi ông nghĩ đến tác phẩm Alibaba và 40 tên cướp. Ông tìm thấy sự tương đồng giữa quá trình nhân vật chính của câu chuyện tìm ra kho báu với quá trình mà ông phát hiện ra sức mạnh và cơ hội tuyệt vời của Internet và quyết chí đặt tên đứa con đẻ của mình theo tên tên của nhân vật chính.
Vào ngày 4/4/1999 cái tên Alibaba.com với tư cách là một công ty thương mại điện tử đã ra đời trên chính quê hương Hàng Châu. Khoảng 1 năm sau, Alibaba nhận được quỹ tài trợ trên 25 triệu đô la. Nguồn tài trợ quý báu này đã trở thành điểm tựa để Alibaba bành trướng từ Trung Quốc Đại lục ra phạm vi toàn cầu với số lượng quốc gia phủ sóng lên đến trên 200 quốc gia trên toàn cầu.
Nhận thấy có hội kiếm tiền tuyệt vời nhờ thương mại điện tử đang đến rất gần, Jack Ma tiếp tục cuộc đua mạo hiểm khi liên tiếp cho ra mặt loạt những ứng dụng hoạt động trên nền tảng Internet như Taobao, Alimama và lyn lynx…Thậm chí, ông lớn này không những từ chối lời mời gọi mua lại Taobao bởi gã khổng lồ Ebay mà còn đánh bay sức ảnh hưởng của Ebay lên thị trường Trung Quốc.
Đến năm 2005, Tập đoàn của ông chủ Jack ma quyết định đánh đổi 1 tỷ đô la để thâu tóm hoạt động của Yahoo tại Trung Quốc.
Hiện nay, sức mạnh của Alibaba trong hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa chiếm đến 10% tổng sản phẩm bán lẻ tại Trung Quốc và được mệnh danh là Amazon tại châu Á.
Trong năm 2012, số lượng hàng hóa giao dịch tại các chi nhánh của tập đoàn được một tay gây dựng bởi Jack Ma đã vượt qua con số 1000 nhân dân tệ. Năm 2014, cái tên Alibaba thống lĩnh thị trường toàn cầu và nằm trong tốp những thương hiệu có tốc độ phát triển mạnh nhất. Năm 2016, con đẻ của Jack huy động đến 25 tỷ từ USD IPO phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong năm tài chính này, lợi nhuận của Alibaba tăng đến 56%, cụ thể là 23 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức tăng của đế chế Amazon. Điều này, đồng thời tăng giá trị của tập đoàn này vượt mốc 300 tỷ đô la.
Bên cạnh thương mại, đế chế của ông chủ họ Mã cũng lấn sân sang truyền thông với ứng dụng video Youku Tudou (chức năng tương tự Youtube) Alibaba Music, dịch vụ streaming, truyền Tmall TV (OTT), hãng phim Alibaba Pictures Group và kênh thể thao Ali Sports. Thanh toán cũng là lĩnh vực mà Alibaba hút về được nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến Ant Financial. Đây là một trong những dịch vụ nổi bật nhất của đế chế Alibaba với dịch vụ quản lý tài sản và dịch vụ tín dụng, tài chính điện toán đám mây. Mới đây, Ant Group chính thức chào sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải với ước tính khoảng 313 Tỷ USD. Con số này vượt xa mức vốn hóa của một số ngân hàng lớn tại Mỹ tiêu biểu như Goldman Sachs và Wells Fargo. Đến thời điểm hiện tại, Alibaba của ông chủ Jack Ma đã có trên 500 triệu khách hàng thường xuyên phủ sóng khắp thế giới.
Dĩ nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của Alibaba đồng nghĩa với việc tài sản của ròng của cha đẻ của tập đoàn này tăng mạnh theo thời gian. Từ một thanh niên bị từ chối bởi 30 công ty, bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của mình, Jack Ma trở thành vị tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, nằm trong top 21 người giàu nhất thế giới và nhiều năm liền có mặt trong danh sách những vị lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới do Forbes và Fortunes bình chọn. Hãy khám phá ngay sau đây những thành tựu mà vị tỷ phú này ngay dưới nội dung sau nhé.
Những thành tựu đáng nể của người đàn ông từng 10 lần bị từ chối bởi Harvard
Jack Ma chính thức rút lui khỏi ban điều hành Alibaba sau mức doanh thu của đế chế Alibaba tăng vọt 38,5 tỷ USD trong ngày độc thân 2019. Tuy vậy, ngay cả việc chia tay đứa con đẻ của mình đẻ để lui về hậu trường thì tài sản của tỷ phú vẫn không ngừng tăng mạnh.
Tính đến tháng 9/2020, tài sản ròng của vị tỷ phú này tăng mạnh từ 34,5 đến 39 tỷ đô la và yên vị nằm trong vị trí tốp 1 người giàu nhất Trung Quốc. Hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, kết thúc đợt IPO của Kỳ Lân Trung Quốc, Ant Group, sau hôm 27/10/2020, theo Forbes, tổng tài sản của vị cựu thuyền trưởng Alibaba có thể tăng thêm 27 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí thứ hạng của Jack Ma tăng từ vị trí 21 lên vị trí 12 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới tổng tài sản có thể cán mốc 68 tỷ USD, chỉ xếp ngay sau người đồng sáng lập Google là Sergey Brin.
Khối tài sản kếch xù của Jack Ma còn được đong đếm bằng việc ông tậu về cho mình căn biệt thự đắt đỏ bậc nhất Hồng Kông với núi tiền ước tính khoảng 191 tỷ USD trong năm 2015. Thú tiêu xài phóng khoáng của đại gia Alibaba tiếp tục làm “rúng động” dư luận khi vào năm 2016, ông tiếp tục trở thành chủ sở hữu của khu vườn nho rộng lớn khoảng 210 mẫu Anh tại miền Nam nước Pháp. Ông cũng là chủ của Lakeside Gardens tại nơi khởi sinh ra Alibaba từ 21 năm về trước. Bên cạnh đó, để phục vụ việc di chuyển giữa các khu bất động sản của mình cũng như công việc của cả tập đoàn, một chiếc máy bay phản lực tư nhân trị giá ngót 50 triệu USD đã trở thành tài sản tiếp theo vị tỷ phú này ring về cho mình.
Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế, tạo ra hơn 30 triệu việc làm trên đất Trung Quốc, Jack Ma đồng thời được biết đến là nhà thiện lớn, nhà lãnh đạo tài ba, đặc biệt là một diễn giả – một người truyền cảm hứng cho giới trẻ khởi nghiệp trên toàn toàn cầu. Hành trình 21 năm đồng hành cùng Alibaba, Jack Ma gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp của mình.
Từ những năm 2005, khi Alibaba tròn 6 tuổi, trong tuần lễ kinh doanh của năm, Jack Ma vinh dự lọt top 25 những doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất châu Á.
4 năm sau đó, ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 gương mặt có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Cùng với đó, chủ sở hữu gã khổng lồ Alibaba của một cũng có mặt trong danh sách nhân vật kinh tế năm 2009 của CCTV cho giải “Lãnh đạo doanh nghiệp của giải thưởng thập kỷ”
Năm 2014, tạp chí Forbes danh tiếng đã gọi tên Jack Ma với tư cách là người đàn ông quyền lực thứ 30 trên thế giới.
Năm 2015 lại là một năm thú vị khác của Jack Ma khi tiếp tục được xướng lên trong Asian Awards với danh hiệu “Doanh nhân của năm”.
Những câu nói truyền cảm hứng của Jack ma cho các bạn trẻ khởi nghiệp
Never give up. Today is hard, tomorrow will be worse, but the day after tomorrow will be sunshine
(Đừng bao giờ từ bỏ. Hôm nay khó khăn, ngày mai còn khó khăn hơn nhưng ngày kia sẽ là ngày tuyệt vời.)
Jack Ma
I’m not a tech guy. I’m looking at the technology with the eyes of my customers, normal people’s eyes
(Tôi không biết gì về công nghệ. Tôi nhìn công nghệ với đôi mắt của những khách hàng, đôi mắt của những người bình thường.)
You should learn from your competitor, but never copy. Copy and you die
(Bạn nên học từ đối thủ, nhưng đừng bao giờ sao chép. Sao chép thì bạn sẽ chết.)
Jack Ma
The very important thing you should have is patience
(Một thứ rất quan trọng mà bạn nên có đó là sự kiên nhẫn)
Jack Ma
Help young people. Help small guys. Because small guys will be big. Young people will have the seeds you bury in their minds, and when they grow up, they will change the world
(Hãy giúp đỡ những người trẻ. Giúp những kẻ nhỏ bé. Bởi vì những kẻ nhỏ bé sẽ lớn lên. Những người trẻ sẽ có những hạt giống mà bạn gieo trong tâm trí họ, và khi chúng lớn lên, chúng sẽ thay đổi thế giới)
Jack Ma
Nếu bạn không bỏ cuộc, bạn sẽ luôn còn cơ hội. Bỏ cuộc chính là thất bại lớn nhất.
Nếu bạn không chịu bắt tay vào làm thì không có điều gì là khả thi cả
Jack Ma
Chúng ta không nên e ngại thất bại, chúng ta nên tận hưởng thất bại và những khoảnh khắc không như ý để đứng lên từ đó
Nếu chúng ta muốn thay đổi thế giới. Hãy thay đổi bản thân trước
Làm kinh doanh hay làm gì cũng vậy, không phải xấu hổ nếu các bạn không biết. Nhưng không biết mà cố tỏ ra là biết mới đáng phải xấu hổ. Tôi không biết gì về Bitcoin cả
Đừng khiến nhân viên suy nghĩ đang đi làm để phục vụ cho lợi ích của lãnh đạo. Hãy hướng họ tới một mục tiêu chung.
Đừng thất vọng khi bị từ chối, đừng buồn khi mình thất bại, đây chỉ là bài test của cuộc đời thôi.
Tôi học được rất nhiều điều từ những sai lầm của mình, từ những thất bại của mình. Tôi không bao giờ sợ chúng vì tôi biết cuộc đời ai cũng vậy, có nhiều sai lầm và thất bại lắm.
Thất bại càng nhiều càng chứng tỏ bạn còn cách thành công không xa nữa đâu.
Nếu bạn muốn làm kinh doanh tốt bạn cần có một team tốt, hãy tìm người phù hợp đừng tìm người giỏi nhất.
Điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là những người có cùng ý tưởng.
Hãy biến công ty của bạn thành nơi vui vẻ, sáng tạo. Tiền quan trọng, nếu không có tiền thì không ai vui vẻ, nhưng nếu chỉ có tiền, các bạn sẽ không thật sự hạnh phúc từ trong tâm.
Chúng ta phải học từ sai lầm của người khác, chứ không phải lúc nào cũng từ câu chuyện thành công. Chúng ta phải biết vì sao họ thất bại.
Không có ai là siêu anh hùng. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải thực tế.
Khi bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi, đừng lo lắng gì cả. Ngã thì đứng dậy, thất bại thì lại vùng lên thôi.
Nếu bạn bé nhỏ, thì nên tập trung vào trí tuệ chứ không phải thể lực
Nếu bạn đối xử với mọi người như kẻ thù, họ sẽ trở thành kẻ thù của bạn.
Hãy tin và yêu công việc bạn đang làm cho dù có những người thích hoặc không thích nó.
Jack Ma
Ngày mai có thật sự huy hoàng tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và hành động của bạn hôm nay.
Nếu những quyết định của bạn khác biệt so với những gì mà bạn bè làm, cuộc sống của bạn cũng sẽ khác.
May mắn lớn nhất của cuộc đời không phải nhặt được tiền cũng không phải trúng số mà là có người có thể dẫn bạn đi đến một nền tảng cao hơn.
Không có chuyện vừa làm ngày hôm nay, bạn đã thành công ngay ngày mai. Hãy nhớ, nếu kinh doanh hôm nay, bạn sẽ thành công sau 10 năm nữa.
Jack Ma
Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn không phải là trí thông minh hay học lực mà là nhóm quan hệ trong cuộc sống, nhóm quan hệ trong công việc của bạn.
Cách nói chuyện hay nhất là gì? Những người ngu ngốc sẽ dùng miệng để nói chuyện, người thông minh nói chuyện bằng não và người khôn ngoan nói chuyện bằng trái tim.
Tôi tự nhủ với bản thân rằng chúng ta được sinh ra không phải để làm việc mà là để tận hưởng cuộc sống. Chúng ta sống để làm cho mọi thứ tốt hơn cho nhau và chứ không phải chỉ làm việc. Nếu bạn dành cả cuộc đời mình để làm việc, chắc chắn bạn sẽ phải hối hận.
Một người lãnh đạo phải có tính kiên trì và quyết đoán để đảm bảo vượt qua được những thứ mà một nhân vật bình thường không thể làm được.
Thế giới không quan tâm tới điều bạn nói mà là điều bạn làm.
Jack Ma
Khi cạnh tranh với những người khác, đừng ghét họ. Sự thù hận sẽ hủy hoại bạn.
Một doanh nhân đích thực không có kẻ thù. Khi nào bạn nhận ra được điều đó, không một ai có thể ngăn cản bạn.
Hãy bắt đầu thích nghi với các tình huống mới trước những người khác.
Thi thoảng, bạn cảm thấy khó giải thích về một cơ hội kinh doanh tốt. Hãy nhớ rằng những cơ hội dễ giải thích thì không hoàn toàn tốt.
Đối tác lý tưởng là người có kỹ năng mà bạn thiếu, bất kể họ thành công hay không.
Những thứ miễn phí không bao giờ rẻ.
Nếu bạn không biết điều gì đó về đối thủ cạnh tranh của bạn, nếu bạn đánh giá thấp họ hoặc cho rằng họ không phải là đối thủ thực sự, bạn chắc chắn thất bại.
Trong trường hợp quy mô kinh doanh của đối thủ nhỏ hơn hoặc yếu hơn bạn, bạn không được xem thường. Ngược lại, nếu đó là một công ty lớn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp của bạn, bạn cũng không được sợ hãi.
Đừng hỏi cơ hội ở đâu rồi? Cơ hội chỉ tồn tại ở những nơi có vấn đề cần giải quyết. Hãy giải quyết vấn đề của mình, các bạn sẽ có cơ hội.
Jack Ma
Nếu sau 35 tuổi mà bạn vẫn nghèo thì đó là tại bạn và bạn xứng đáng với điều đó.
Khi mọi người quá tung hô bạn, bạn có trách nhiệm phải bình tĩnh lại và là chính mình.
Thứ quan trọng nhất không phải là tiền. Thứ quan trọng nhất là bạn nên có một ý tưởng tuyệt vời, bạn tìm được những người có cùng chung ý tưởng như thế.
Tôi từng thất bại nhiều lần khi tôi còn đi học, lúc đi tìm việc. Nhưng tôi nghĩ đó là những trải nghiệm tuyệt vời mà tôi có được. Bởi vì khi thất bại tôi học được rất nhiều bài học từ sai lầm ấy.

Tôi không muốn được yêu thích, tôi muốn được tôn trọng.
Nếu bạn muốn phát triển, hãy nhìn vào thời cơ.
Thái độ của bạn quyết định thành công trong tương lai của bạn.
Bất cứ thành công nào cũng cần có một thời gian dài để có thể nhận ra. Không có thành công nào làm trong ngày hôm nay mà thành công vào ngày mai.
Jack Ma
Tôi từng gặp rất nhiều người thành công trên thế giới. Và phẩm chất chung của họ là không bao giờ than phiền.
Khi mọi người than phiền đó là cơ hội. Hãy giải quyết vấn đề, giải quyết những lời than phiền đó và bạn sẽ có cơ hội.
Jack Ma
Tiền rất quan trọng, không tiền thì bạn không hạnh phúc được, nhưng tiền không khiến bạn hạnh phúc trọn vẹn. Cái bạn cần là thành tựu.
Đất nước nào có nhiều người trẻ, đất nước đó càng có nhiều hi vọng.
Đừng bao giờ cạnh tranh về giá. Thay vào đó, hãy cạnh tranh về dịch vụ và luôn đổi mới.
Chúng ta không bao giờ thiếu tiền bạc. Chúng ta chỉ thiếu những người có ước mơ, những người có thể chết vì giấc mơ đó.
Tôi không phải một người có thể làm cho mọi người cười, nhưng tôi có thể làm cho bản thân tôi cười.
Jack Ma không có tên trong danh sách doanh nhân Trung Quốc vĩ đại
Việc Jack Ma không có mặt trong danh sách doanh nhân hàng đầu Trung Quốc của một tờ báo nhà nước là minh chứng cho mối “bất hòa” giữa tỷ phú nổi tiếng và giới chức Bắc Kinh
Ngày 2/2, tờ Tin tức Chứng khoáng Thượng Hải công bố danh sách các doanh nhân tiêu biểu đi đầu trong làn sóng công nghệ của nước này. Đáng chú ý là danh sách này vắng bóng Jack Ma – người đồng sáng lập biểu tượng của hai đế chế công nghệ Alibaba và Ant Group.
Thay vào đó, tờ báo tài chính hàng đầu Trung Quốc vinh danh Pony Ma, người sáng lập hãng công nghệ Tencent, gọi tỷ phú này là “người viết lại kỷ nguyên di động”. Cũng xuất hiện trong danh sách này là Wang Chuanfu, chủ tịch công ty BYD; Lei Jun, người đồng sáng lập Xiaomi; và Ren Zhengfei, người sáng lập Huawei.
“Một thế hệ doanh nhân Trung Quốc đã nổi lên từ cấu trúc cứng nhắc của hệ thống kinh tế cũ của chúng ta với khát khao thoát nghèo và đạt được những tham vọng trong kinh doanh”, tờ Tin tức Chứng khoáng Thượng Hải viết trong bài xã luận công bố danh sách trên. “Họ đã thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc”.
Tin tức Chứng khoán Thượng Hải là tờ báo thuộc sở hữu của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc.
Theo Bloomberg, giới quan sát nhận định việc Jack Ma không được nhắc tên trong danh sách này là minh chứng cho mối “bất hòa” của tỷ phú này với giới chức Bắc Kinh. Jack Ma đã vắng mặt trên truyền thông trong suốt nhiều tháng sau phát ngôn gây tranh cãi về hệ thống tài chính của Trung Quốc vào cuối năm ngoái. Đây được cho là nguồn cơn khiến IPO khổng lồ của Ant Group bị cơ quan quản lý Trung Quốc đình chỉ vài ngày trước “giờ G” vào tháng 11/2020. Phải tới cuối tháng trước, tỷ phú này mới xuất hiện trở lại trong một đoạn video về giáo dục.
Danh sách trên được công bố cùng ngày tập đoàn Alibaba của Jack Ma dự kiến công bố báo cáo lợi nhuận. Việc ông chủ Tencent có mặt trong danh sách này giúp xoa dịu những lo lắng của các nhà đầu tư về việc công ty này có thể là mục tiêu trong chiến dịch siết chặt quản lý đối với lĩnh vực công nghệ của Bắc Kinh, vốn đang nhắm vào Tập đoàn Alibaba và Ant Group – đều do Jack Ma đồng sáng lập. Trong khi Ant Group bị hoãn IPO khiến giá trị “bốc hơi” trăm tỷ USD, Alibaba đang đối mặt cuộc điều tra chống độc quyền liên quan tới các thương vụ thâu tóm từ nhiều năm trước.
Chiến dịch trên của Bắc Kinh nhằm kìm hãm quyền lực ngày càng lớn của các tập đoàn công nghệ tư nhân trong gần như mọi mặt đời sống của đất nước tỷ dân. Chính vì vậy, sự phổ biến rộng rãi của dịch vụ nhắn tin WeChat của Tencent cũng như dịch vụ thanh toán điện tử Alipay của Ant Group với hàng tỷ người dùng khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Giá cổ phiếu Tencent và Xiaomi đồng loạt tăng hơn 2% trong phiên giao dịch sáng ngày 2/2 sau khi danh sách trên được công bố. Ngược lại, chưa rõ tương lai của Jack Ma – doanh nhân biểu tượng và nổi tiếng hàng dầu Trung Quốc – cùng hai đế chế của ông sẽ đi về đâu.
Tập đoàn của tỷ phú Jack Ma bị Trung Quốc xử lý thế nào?
Ant Group phải sửa đổi mô hình kinh doanh theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc. Điều đó sẽ kéo tụt định giá, cản trở việc mở rộng và khiến Ant đánh mất thị phần vào tay đối thủ.
Theo Caixin, thay đổi chính sách chính phủ Trung Quốc đối với các gã khổng lồ fintech (công nghệ tài chính) nước này có thể là tin xấu đối với 711 triệu người dùng của Alipay. Họ không thể dễ dàng vay tiền hoặc mua những sản phẩm quản lý tài sản chỉ bằng một vài thao tác trên điện thoại thông minh.
Nhưng đó là tin xấu hơn đối với Ant Group, công ty sở hữu Alipay. Các cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu Ant loại bỏ hai dịch vụ cho vay Huabei và Jiebei – mảng kinh doanh sinh lời nhất – khỏi nền tảng thanh toán của công ty.
Sau khi đợt IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của Ant bị hủy bỏ hồi năm 2020, công ty và các cơ quan tài chính Trung Quốc đã thống nhất về một kế hoạch sửa đổi toàn diện. Một mặt, Bắc Kinh muốn bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng, mặt khác chống lại tình trạng độc quyền, giảm thiểu rủi ro tài chính và “san bằng” sân chơi pháp lý giữa những tập đoàn fintech và tổ chức tài chính truyền thống.
Ant Group đã thảo luận với bốn cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Sửa đổi hàng loạt
“Sự phát triển nhanh chóng của số hóa tài chính đã làm phát sinh các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, độc quyền thị trường, quyền lợi người tiêu dùng và quyền sở hữu dữ liệu, gây ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và công bằng của thị trường”, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) tuyên bố trên trang web hôm 31/12/2020.
“Các vấn đề phát sinh khi một số nền tảng Internet thực hiện kinh doanh cho vay vi mô trực tuyến, chẳng hạn quản trị công ty không chặt chẽ, trục lợi từ độc quyền dữ liệu, khuyến khích vay nợ và đòn bẩy quá mức”, cơ quan này nhấn mạnh.
Kế hoạch sửa đổi của Ant Group bao gồm 5 khía cạnh chính. Đầu tiên, Ant Group bị yêu cầu trở thành một công ty holding, gói tất cả công ty con tham gia vào hoạt động tài chính và phải tuân theo quy định do Hội đồng Nhà nước và PBOC ban hành hồi tháng 9/2020.
Thứ hai là giải quyết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thanh toán. Như vậy, Alipay sẽ phải xóa các sản phẩm tài chính – bao gồm Huabei và Jiebei – khỏi nền tảng và trở thành một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán như ban đầu.
Thứ ba là hợp nhất hoạt động cho vay. Tất cả hoạt động kinh doanh cho vay của Ant sẽ bị đưa vào Chongqing Ant Consumer Finance (do Ant Group sở hữu 50%). Huabei và Jiebei – hiện được điều hành bởi hai công ty cho vay vi mô thuộc Ant Group – sẽ hợp nhất thành công ty tài chính tiêu dùng do CBIRC quản lý.
Thứ tư, Ant cần đảm bảo tuân thủ khuôn khổ quy định an toàn của các cơ quan giám sát tài chính, cải thiện quản trị công ty và chấn chỉnh những hoạt động tài chính bất hợp pháp nhằm kiểm soát rủi ro và đòn bẩy quá mức.
Cuối cùng là quản lý và kiểm soát rủi ro thanh khoản đối với các sản phẩm quỹ, giảm quy mô của Yu’e Bao, nền tảng quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất Trung Quốc.
Theo Caixin, kế hoạch biến Ant thành một công ty tài chính holding (FHC) sẽ hạn chế đáng kể hoạt động kinh doanh và tăng trưởng của tập đoàn. Theo các quy định mới, FHC phải góp ít nhất 50% tổng vốn đăng ký của tất cả tổ chức tài chính do công ty kiểm soát, cũng như đủ khả năng bổ sung vốn khi cần thiết.
Các quy định trên nhằm ngăn chặn sự thiếu kiểm soát và đòn bẩy quá mức có thể đe dọa ổn định của hệ thống ngân hàng.
Ant – với tư cách một FHC – sẽ bao gồm tất cả đơn vị tham gia vào hoạt động tài chính, nắm giữ nhiều loại giấy phép trong các lĩnh vực như ngân hàng, quản lý quỹ, bảo hiểm, thanh toán, cho vay vi mô trực tuyến và tài chính tiêu dùng.
Theo Caixin, tổng vốn đăng ký của các đơn vị kể trên lên đến 77 tỷ NDT (11,9 tỷ USD). Điều đó có nghĩa là Ant cần góp tối thiểu 38,5 tỷ NDT (5,93 tỷ USD), so với mức 23,8 tỷ NDT (3,67 tỷ USD) hiện tại. Công ty thậm chí còn cần nhiều hơn nữa để duy trì tăng trưởng.
“Các yêu cầu này rất cao và sẽ hạn chế đòn bẩy vốn của những công ty tài chính holding”, ông Zeng Gang, Phó giám đốc Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia, bình luận.
Kéo tụt định giá
Với Huabei và Jiebei, Ant Group là nền tảng tín dụng tiêu dùng trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, cung cấp số lượng lớn khoản vay không thế chấp. Cho vay trực tuyến đóng góp nhiều nhất vào doanh thu của Ant Group trong nửa đầu năm 2020, chiếm gần 40% tổng doanh thu.
Việc loại bỏ các sản phẩm này khỏi hệ sinh thái của Alipay có thể cản trở việc mở rộng kinh doanh, thậm chí khiến công ty đánh mất thị phần vào tay đối thủ.
Ant cũng phải đưa tất cả hoạt động cho vay vào Chongqing Ant Consumer Finance (CACF). Theo quy định mới về cho vay trực tuyến, CACF sẽ đối mặt với những yêu cầu khắt khe hơn. Các quy định yêu cầu những tổ chức phi ngân hàng góp ít nhất 30% vốn trong các khoản cho vay trực tuyến chung với ngân hàng.
Do đó, vốn đăng ký của CACF có thể phải tăng gần 580% lên 54 tỷ NDT (8,33 tỷ USD) nhằm cung cấp cho những khoản vay chung hiện tại, theo Caixin. Để so sánh, vốn đăng ký của hai công ty cho vay vi mô điều hành Huabei và Jiebei chỉ khoảng 16 tỷ NDT (2,47 tỷ USD).

Hầu hết nhà phân tích đều cho rằng kế hoạch sẽ kéo tụt định giá của Ant Group khi trở lại IPO. Nhà phân tích Francis Chan của Bloomberg dự báo định giá có thể giảm từ 2.100 tỷ NDT (323,77 tỷ USD) hồi tháng 11 xuống còn 700 tỷ NDT (107,92 tỷ USD).
Sự thay đổi trong môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng đến các công ty fintech khác. JD Technology mới đây đã rút đơn đăng ký IPO và cũng lên kế hoạch thành lập một FHC.
“Việc thắt chặt quy định đối với hoạt động kinh doanh tài chính của các công ty fintech sẽ có tác động đến việc bổ sung vốn, kế hoạch IPO và định giá của họ”, một chủ ngân hàng đầu tư giấu tên nói với Caixin.
“Các cơ quan Trung Quốc sẽ thắt chặt quy định nhằm có được sự giám sát sâu rộng hơn. Điều đó dẫn đến giai đoạn điều chỉnh tăng trưởng và đầu tư vào lĩnh vực fintech”, bà Yan Li, nhà phân tích của Moody’s Investors Service, nhận định.
“Những quy định và quy tắc mới sẽ mang lại rủi ro cho các công ty fintech, bởi môi trường pháp lý thắt chặt đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong mô hình kinh doanh của các hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính”, bà cảnh báo.
Để lại một phản hồi