✅ Tập làm văn lớp 3 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️ (Phần 1)

Đánh giá bài viết post

Mục Lục

Tổng hợp tất cả bài tập làm văn lớp 3

Bài văn mẫu số 1 kể về tổ em

Tổ em là tổ bốn thuộc lớp 3A. Tổ gồm có tám bạn. Tổ trưởng là bạn Hương Lan, một người bạn dễ thương và học giỏi nhất tổ. Bảy bạn còn lại là: Tú, Tiên, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn trong tổ, bạn nào cũng là “diễn viên múa” của lớp. Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tiết mục múa “Em đi học” của tổ đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Tổ bốn của em là thế đó. Em rất vui và tự hào về tổ em.

Bài văn mẫu số 2 kể về tổ em

Lớp em được chia thành ba tổ, mỗi tổ ngồi 3 dãy bàn khác nhau trong lớp. Trong đó, tổ em là tổ 1, cũng chính là tổ ngồi ngoài cùng. Tổ em có tổng cộng mười hai thành viên. Cả tổ có 6 chiếc bàn gỗ xếp thẳng hàng nhau, bàn nào đều cách bàn ấy không khoảng nhất định. Cứ 2 bạn ngồi một bàn, ngồi cạnh em là bạn Linh, cũng chính là tổ trưởng. Bạn ấy là người đôn đáo công việc của tổ, lại còn học rất giỏi nữa. Nhờ có bạn đốc thúc, nhắc nhở mà thi đua của tổ đã vượt lên trông thấy. Ngồi bàn đầu là hai bạn Hùng và Tuấn trông có vẻ nhỏ con nhất tổ em, ấy thế mà hai cậu ấy khỏe lắm nhé, chẳng kém gì ai đâu. Tiếp theo đó là Hoa, Lan, em, My, Ngọc, Hải, Sơn, Nga, Hoàng. Mỗi bạn đều vô cùng chăm học, tích cực đóng góp cho các hoạt động của tổ. Các thành viên trong tổ em đều rất đoàn kết, giúp đỡ nhau không chỉ trong học tập mà còn trong các hoạt động của trường, của lớp nữa. Em rất yêu quý tổ mình, em sẽ cố gắng cùng các bạn đưa tổ ngày càng đi lên.

Bài văn mẫu số 3 kể về tổ em

Lớp em là lớp 3A, là lớp chọn của trường, bởi vậy lớp không có quá đông học sinh, chỉ có duy nhất 24 bạn. Dù ít nhưng lớp vẫn chia làm 3 tổ, mỗi tổ có 8 người. Tổ em lại là tổ ở giữa – tổ 2. Lớp em rất đặc biệt, gọi là tổ 2 nhưng cả lớp lại đặt tên cho tổ theo tên loại hoa quả mình thích. Và, sau khi nhất trí, tổ em có tên là Những trái chuối tinh nghịch. Lấy tên ấy là bởi tổ có khá nhiều nam, chỉ có duy nhất 3 bạn nữ mà thôi. Những trò nghịch ngợm trong lớp đều từ tổ em mà ra cả, nên lấy cái tên này cũng không có gì ngạc nhiên. Dẫu vậy nhưng trong học tập, ai nấy cũng đều rất nghiêm túc và chăm chú nghe giảng đấy nhé. Đặc biệt là Hoàng – tổ trưởng tổ em, dù là kẻ hay bày trò nhất nhưng lại là người học giỏi nhất lớp, lại còn là người giỏi các môn thể thao nữa. Tám con người, tám tính cách khác nhau nhưng ai cũng vô cùng hòa hợp khi làm việc nhóm. Có những lần cãi vã nhưng rất nhanh chúng em đã thân thiết trở lại và hiểu nhau hơn. Nhờ vậy, tổ em vô cùng đoàn kết và đạt được nhiều thành tích tốt. Em rất yêu tổ em.

Bài văn mẫu số 1 kể về gia đình em

Gia đình em có ba người. Bố em là một kiến trúc sư. Bố đã thiết kế nên những ngôi nhà xinh đẹp; những tòa cao ốc nguy nga; những biệt thự sang trọng… Bố rất yêu công việc của mình. Đồng hành với bố trong gia đình là mẹ mình. Mẹ là giáo viên. Mẹ rất yêu nghề dạy học, tận tụy với trẻ thơ. Bố và mẹ đều rất quan tâm đến gia đình, lo lắng việc học hành của con cái. Còn em là học sinh lớp 3E trường tiểu học Vạn Phúc. Em rất tự hào về gia đình mình. Em sẽ cố gắng học tập để sau này tiếp bước con đường đi của bố.

Bài văn mẫu số 2 kể về gia đình em

Gia đình em có tất cả 4 người, gồm bố, mẹ, em và em gái của em. Bố em năm nay bốn mươi tuổi nhưng trông bố còn trẻ và đẹp trai lắm. Công việc của bố là làm nhân viên tại một công ty lớn, mỗi ngày đều về nhà lúc 5 giờ chiều. Có những hôm phải tăng ca, bố đều về rất muộn nên em thương bố lắm. Mẹ em là một người phụ nữ xinh đẹp dù rằng đã gần bốn mươi. Mẹ là một bác sĩ, vậy nên mỗi khi trong nhà ai bị bệnh là chẳng cần phải ra ngoài khám làm gì cả. Không chỉ vậy đâu, mẹ em còn rất đảm đang nữa, món nào mẹ nấu cũng đều ngon cả, nhà em ai cũng thích. Em năm nay đang học lớp 3 tại trường Tiểu học gần nhà, còn em gái em thì mới học mẫu giáo năm ngoái thôi. Bé con ấy đáng yêu và dễ thương lắm, lúc nào cũng cười thật tươi, thật vui vẻ khiến ai cũng thích cả. Gia đình em lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ, mỗi ngày thưởng thức những món ăn ngon mẹ làm, căn nhà nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Em rất yêu gia đình mình.

Bài văn mẫu số 3 kể về gia đình em

Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.

Bài văn mẫu số 1 kể về bà của em

Trong gia đình em có ba thế hệ cùng chung sống, nhưng em vẫn yêu quý và gần gũi nhất là bà ngoại. Có lẽ từ bé em đã lớn lên cùng bà nhiều nhất nên tạo thành tình cảm rất lớn.

Bà em năm nay mới ngoài 50 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh và tinh anh. Dáng người bà tầm thước, ngày trẻ em nghe ông nói bà là cô gái đẹp có tiếng trong vùng. Vì vậy dù bây giờ trên khuôn mặt đã có dấu vết thời gian của bà, vẫn có thể nhìn thấy nét đẹp lão phúc hậu. Bà em có khuôn mặt tròn và đôi mắt bồ câu vẫn còn rẩ sáng. Chỉ khi nào xỏ kim bà mới cần dùng đến kính, còn đọc sách báo bà vẫn có thể đọc trơn tru mà không bị ảnh hưởng.

Em thích nhất là mái tóc của bà, mái tóc đã lấm chấm hoa râm được bà cắt ngắn ngang vai và uốn lọn cúp vào trông trẻ hơn hẳn mấy tuổi. Thêm nữa, bà lại hay chú ý ăn mặc, nên nhìn chỉ như gần 50. Ngày bé, bà thường bế bồng hát ru chăm em như nuôi con mọn, đến cả ba mẹ cũng không giành được với bà. Đến khi em lớn hơn, bà dạy em học hát, đọc chữ, rồi tập cho em viết những nét đầu tiên trước khi đi học lớp 1. Nhờ có bà mà em biết đọc trước các bạn, nét chữ cũng mềm mại hơn và được học rất nhiều kiến thức bổ ích.

Em rất yêu quý bà ngoại. Em sẽ cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn để ông bà, ba mẹ vui lòng. Hi vọng ông bà sẽ sống thật lâu với gia đình em.

Bài văn mẫu số 2 kể về bà của em

Mỗi lần về thăm quê nội, người đầu tiên ra đón em và cả nhà luôn là bà nội. Tuy bà đã có tuổi nhưng cả một đời bán lưng cho trời đã cho bà một sức khỏe dẻo dai. Dịp về thăm quê vừa rồi em lại được chui vào vòng tay của bà làm nũng.

Bà em năm nay ngoài 60 tuổi rồi, làn da đã nhăn nheo và nhiều vết đồi mồi lấm chấm xuất hiện. Mái tóc đã điểm bạc lúc nào cũng được bà búi gọn lên để làm việc cho khỏi vướng víu. Mỗi lần về quê chơi, em thích nhất là ngồi nhổ tóc sâu cho bà vì khi nhổ, thể nào bà cũng sẽ kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Dáng người bà gầy và cao, lưng bà vẫn thẳng chứ chưa có dấu hiệu gù xuống. Có lẽ vì bà hoạt động suốt ngày nên lưng cũng không gù nổi.
Mặc dù đã có tuổi, bà vẫn hằng ngày ra đồng chăm lo cho cây lúa. Các bác đã nhiều lần khuyên bà ở nhà nghỉ ngơi nhưng bả nói buồn tay lắm, để bà làm việc mới chịu được. Bà dậy từ rất sớm, khi em ngủ dậy đã thấy bà nấu xong đồ ăn sáng cho cả nhà rồi. Món bánh đa cua bà làm là số 1. Có lần em cố dậy sớm theo bà xuống bếp, bà dạy em nhặt rau, vo gạo. Đôi tay xương xương đã đầy nếp nhăn của bà làm việc thoăn thoắt không chút ngừng nghỉ. Chỉ thoáng một cái, mâm cơm ngon lành đã hiện ra trước mắt em.

Mỗi lần về quê, em ở chơi với bà nội và các bác được khoảng 1 tuần là phải lên thành phố lại để ba mẹ đi làm. Em thật mong mình mau lớn để có thể tự đi về quê thăm bà thường xuyên hơn.

Bài văn mẫu số 1 kể về một người hàng xóm mà em yêu quý

Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người còn còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.

Bài văn mẫu số 2 kể về một người hàng xóm mà em yêu quý

Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.

Bài văn mẫu số 3 kể về một người hàng xóm mà em yêu quý

Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp 12 với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan, hiền, dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: “Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rất bình thường, không đua đòi lêu lổng, lại chăm học nữa. Con nên học ở Hoàng những đức tính ấy!”. Những gì ba tôi nói về anh Hoàng, tôi đều khẳng định được cả. Chưa bao giờ tôi thấy anh cầm một điếu thuốc hay uống một li rượu. Anh đến nhà tôi thường là cầm những cuốn sách, tập vở để học, thinh thoảng mới rủ anh tôi đi dạo mát quanh vườn một lát, rồi cả hai anh lại ngồi vào bàn, cắm cúi học bài. Tuần nào, anh cũng mua cho tôi một cuốn “Khăn quàng đỏ” và dặn tôi đọc những mẩu chuyện trong đó để kể cho anh nghe. Tôi quý mến anh Hoàng như anh Trung của tôi vậy.

Bài văn mẫu số 1 kể về một người lao động trí óc

Cô Nguyễn Thị Hồng là một kĩ sư nông nghiệp. Nhà cô cách nhà em không xa lắm, chỉ độ vài chục mét. Hàng ngày, cô đến Sở nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, nghiên cứu cách trồng trọt và chăn nuôi để đạt năng suất cao. Cô rất tận tụy với công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người quí mến.

Em rất biết ơn cô. Em nguyện ra sức học tập để sau này trở thành con người có ích như cô.

Bài văn mẫu số 2 kể về một người lao động trí óc

Người mà em rất quý rất trọng và cũng rất gần gũi, đó là cô Lê Thi Thanh Xuân bác sĩ răng hàm mặt của bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Bác sĩ Xuân là bạn thân của mẹ em từ hồi học phổ thông trung học cho đến giờ. Hai người làm hai nghề khác nhau. Mẹ em vào sư phạm, ra trường về nhận nhiệm sở ở trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh, còn cô đi vào ngành y rồi về công tác ở tỉnh nhà. Hàm răng em đều và đẹp cũng nhờ cô Xuân chăm sóc thường xuyên. Cô là một người tận tụy trong công việc và rất thương bệnh nhân. Những khách hàng đến trồng răng làm hàm, nhổ, trám… cô đều khám rất kĩ càng và luôn tỏ thái độ nhã nhặn, lịch sự với khách. Cô cũng đã từng đi tu nghiệp ở Nhật, nên tay nghề cô rất cao, tạo được uy tín với khách hàng. Mọi người thường tìm đến cô để khám và chữa bệnh răng.

Bài văn mẫu số 1 kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường

Hôm nay, nhân ngày chủ nhật, khu phố phát động phong trào “làm sạch đường phố”.

Mới sáng sớm nhà nào nhà ấy đã a trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ được ông tổ trưởng tổ dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn thận, moi từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy mo hót rác đổ vào sọt. Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng đi kiểm tra lại một lần. Ông dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.

Em rất vui vì đã làm được việc tốt.

Bài văn mẫu số 2 kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường

Trong giờ ra chơi, Nam lấy bút màu vẽ hình con ngựa lên tường. Khi vẽ xong, Nam khoe với Lan: “Mình vẽ con ngựa có đẹp không?” Lan chẳng những không khen mà còn nói: “Bạn vẽ lên tường sẽ làm xấu tường, lớp”. Nam hiểu ra. Cả hai cùng nhau quét vôi xóa hình vẽ con ngựa trên tường. Lan rất mừng vì mình đã góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.

Bài văn mẫu số 1 kể lại buổi đầu tiên em đi học

Đã hơn ba năm rồi nhưng kỷ niệm của ngày đầu đi học vẫn không phai mờ trong em. Sáng đó em dậy rất sớm. Em mặc bộ đồng phục mẹ là hôm qua. Xong, bố đưa em tới trường. Bố dẫn em đến trước cửa lớp 1E em cứ níu chặt lấy bố. Cô giáo bước xuống mỉm cười: ”Em đừng sợ, có cô ở đây! Em tên là gì?” “Dạ, em tên là Nguyễn Duy Anh”. Rồi cô chỉ cho em chỗ ngồi. Em nhìn xung quanh tất cả đều mới lạ. Em không quên được những kí ức đó.

Bài văn mẫu số 2 kể lại buổi đầu tiên em đi học

Vào một buổi sáng mùa thu, bầu trời cao trong xanh, nắng vàng rực rỡ. Mẹ đưa em đến trường. Buổi đầu tiên đi học em rất hồi hộp, các bạn đều xa lạ, em bỡ ngỡ đứng nép bên mẹ. Khi vào lớp cô giáo giới thiệu tên cô với chúng em và từng bạn giới thiệu tên của mình. Em và các bạn làm quen, trò chuyện và chơi với nhau xua đi nỗi lo lắng lúc đầu. Buổi học hôm đó kết thúc thật là vui vẻ.

Viết một lá thư ngắn cho một người bạn để làm quen và hẹn cùng nhau học tốt mẫu 1

Mĩ Tho, ngày 15 tháng 11 năm 2019

Bạn Hà Phương thân mến!

Nhận được thư này chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên và tự hỏi: “Ai đã gởi thư cho mình nhỉ?”. Hà Phương ơi! Mình đây mà, Nam Phương đây! Huỳnh Thị Nam Phương lớp 3/1 trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, Thành phố Mĩ Tho, Tiền Giang. Bây giờ thì bạn không còn ngạc nhiên nữa chứ? Bạn có nhớ không? Năm ngoái trong chuyến du lịch Nha Trang, chúng mình kẻ Nam người Bắc tình cờ quen biết nhau trên bãi tắm. Nhưng vừa mới quen biết được ba ngày thì chúng ta phải xa nhau. Mình vẫn còn giữ lại ở đây địa chỉ của bạn, vì thế mà chiếc cầu tình bạn vẫn không bị thời gian và khoảng cách địa lý ngăn trở nữa rồi. Chúng mình thường xuyên liên lạc cho nhau nhé. Năm ngoái, Phương là một học sinh giỏi, mình cũng thế. Năm nay, chúng ta hãy thi đua nhau xem ai giữ vững danh hiệu ấy, được không Phương?

Thư đã dài, mình dừng bút đây! Chúc Phương học giỏi và vẫn xinh xắn, mũm mĩm như ngày nào.

Bạn gái mới quen

(Kí tên)

Huỳnh Thị Nam Phương

Viết một lá thư ngắn cho một người bạn để làm quen và hẹn cùng nhau học tốt mẫu 2

Bến Tre, ngày 15 tháng 11 năm 2019

Diễm Trang thân mến!

Chúng mình chưa hề quen biết nhau, thậm chí cũng chưa một lần gặp mặt, phải thế không Diễm Trang? Tình cờ tối qua, sau bữa cơm chiều, cả nhà ngồi uống nước ở phòng khách, bố bảo: “Thanh Thanh ạ! Tuần trước bố đi công tác ở Hà Nội có ghé thăm vợ chồng người bạn thân cùng học với bố mẹ hồi ở Đại học. Vợ chồng chú ấy có một đứa con gái tên là Diễm Trang – Nguyễn Hoàng Diễm Trang, bằng tuổi con ấy. Năm nay, bạn ấy cũng học lớp ba như con. Bạn ấy rất muốn làm quen với con. Con hãy viết thư làm quen với bạn ấy đi. Khi nào có điều kiện bố sẽ đưa con đi thăm bạn ấy”. Và thế là bức thư này đến với Diễm Trang trong hoàn cảnh như thế đấy. Bố mẹ của chúng mình là bạn thân của nhau, Thanh Thanh và Diễm Trang cũng phải là bạn bè thân thích của nhau chứ. Đồng ý nghe Diễm Trang! Nghe bố mình nói Diễm Trang xinh đẹp lại học giỏi nữa. Mình mừng lắm. Còn mình thì học tương đối giỏi thôi, thích nhất là môn Toán. Nhân đây, mình gửi tặng bạn tấm hình chụp năm ngoái trong dịp nhận phần thưởng cuối năm học. Mong nhận thư và hình của bạn. Chúc bạn vui, khỏe, học giỏi.

Bạn gái muốn làm quen

(Kí tên)

Trần Thị Thanh Thanh

Bài làm số 1 kể về nông thôn hoặc thành thị

Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng – bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi “Cửa hàng tạp hóa”, chỗ thì ghi “Cửa hàng vải sợi”, “Kim khí điện máy”, “Tiệm giày da”, “Quần áo may sẵn” v. v. . . Đường sá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những bàng đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.

Bài làm số 2 kể về nông thôn hoặc thành thị

Em sinh ra ở thành thị, chưa biết nông thôn là thế nào cả. Mới tuần trước đây thôi, bố mới đưa em đi về thăm một người bạn của bố ở tận mãi Ba Tri, Bến Tre nhân dịp bố được nghỉ lễ 30 – 4 và 1 – 5. Khác với thành phố rất nhiều, đó là cảm giác đầu tiên của em khi từ trên con đường nhựa, bố cho xe rẽ phải vào con đường đá đỏ. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đã chín văng trải dài lút cả tầm mắt. Hết ruộng lúa là đến làng xã. Nhà cửa thưa thớt không như ở thị thành. Nhà cách nhà có khi đến cả vài chục thước. Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. Khí hậu ở đây sao mà trong lành mát mẻ quá. Đi dưới đường quê, không cần phải đội nón mũ, bởi bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Thỉnh thoảng có những chiếc xe bò lộc cộc lăn bánh trên đường. Cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, êm ả không như cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành. Tuy mới biết nông thôn lần đầu vậy mà em rất thích cuộc sống ở đây.

Bài làm số 1 kể về việc học tập của em trong học kì 1

Thấm thoắt, học kì I trôi qua nhanh chóng. Thời gian học tập được đánh dấu bằng các tiết ôn tập và các buổi thi cuối học kì.

Học kì I này, em học tương đối tốt. Em tự mình đánh giá như vậy vì tuy được xếp loại học tập giỏi, hạnh kiểm tốt nhưng em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để phát huy hết khả năng học tập, hoạt động phong trào xã hội của trường và lớp. Hai môn thi Văn và Toán của em đều đạt điểm mười, thành tích này, em cần phải phát huy ở học kì II. Với kết quả học tập như thế, em thật sự vui khi trình phiêu liên lạc để ba mẹ kí tên. Em mong học kì II mình sẽ học giỏi hơn nữa.

Bài làm số 1 kể về việc học tập của em trong học kì 1

Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.

Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập để học kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.

Viết một bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà mẫu 1

Nam Định, ngày 04 tháng 02 năm 2019

Ông bà kính yêu của cháu!

Cũng đã lâu rồi cháu không được về thăm ông bà, hôm nay cháu viết thư hỏi thăm tình hình sức khỏe để ông bà khỏi mong.

Ông bà cùng với các chú thím ở quê có khỏe không ạ? Bệnh đau đầu của ông mấy ngày trở trời còn tái phát không ạ? Lưng của bà giờ đã đỡ đau chưa ạ? Dạo này ông bà còn đi tập thể dục vào buổi chiều không ạ? Cháu nghe nói đi tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nên ông bà cố gắng tập để luôn khỏe mạnh ông bà nhé. Cháu nhớ năm trước về thấy ông mới ươm một cây táo, giờ không biết nó đã lớn đến mức nào rồi ông nhỉ? Ôi cháu mong được ăn táo ông trồng quá!

Còn trên này cháu và gia đình vẫn ổn ạ. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Chỉ có điều dạo gần đây, bố cháu hay phải làm tăng ca đêm có hơi vất vả nhưng học tập ông bà hôm nào rảnh là cả nhà lại đi bộ đấy ạ. Cháu và em Ngân vẫn đi học bình thường. Ngân dạo này học tiến bộ lắm ạ, thường xuyên được điểm 10, cả nhà ai cũng mừng. Tối đến cháu vẫn dạy em học bài. Sang tuần cháu được đi trải nghiệm ở rừng quốc gia Cúc Phương. Cháu háo hức lắm ạ! Nhưng đi đâu cháu vẫn muốn sớm nghỉ hè để được về quê chơi với ông bà. Cháu và bố mẹ nhớ ông bà lắm ạ!

Cháu chúc ông bà mạnh khỏe, luôn yêu đời vui vẻ. Cháu gửi lời chúc cô Hồng khỏe mạnh sau khi sinh em bé xong. Cháu rất nhớ mọi người ạ. Hè này cháu với cả nhà nhất định sẽ về.

Cháu chào ông bà!

Cháu gái của ông bà,

Nhi

Viết một bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà mẫu 2

Hải Dương, ngày 04 tháng 06 năm 2020

Ông bà kính mến!

Một lần nữa cây mai vàng trước ngõ lại nở hoa, thêm một mùa xuân cháu không được về quê thăm ông bà, cháu nhớ ông bà lắm.

Kính thưa ông bà!

Dạo này ông bà có khỏe không ạ? Tuổi ông bà đã cao, sức lại yếu, ông bà nên bớt làm việc đồng áng cũng như việc nhà.

Lúc này trời lại trở rét, ông bà nên mặc thêm áo ấm và quấn khăn len quanh cổ để khỏi phải viêm họng ông bà nhé! Năm nay đàn gà ông nuôi chắc gia tăng số lượng, cháu hứa kì này vể quê sẽ giúp ông chăm gà đấy.

Ở quê, ông bà ăn Tết chắc vui lắm. Trên thành phố ba mẹ và chúng cháu đón năm mới cũng rất vui vẻ.

Năm nay cháu học lớp Ba rồi đấy ông bà ạ, cháu học giỏi. Có lẽ cuối học kì một này cháu sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc. Hàng ngày đi học về cháu còn giúp mẹ một số công việc: quét nhà, nhặt rau và trông Cu Tí.

Cháu hứa hè này sẽ về thăm ông bà. Cháu cầu chúc cho ông bà dồi dào sức khỏe để sống lâu muôn tuổi.

Cháu của ông bà Nguyễn Chí Dũng

Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem mẫu 1

Mỗi năm, sau kì thi giữa học kì 1, trường em đều có tổ chức cho học sinh xem xiếc tại sân trường Nguyễn Du.

Chúng em hơn nửa lớp 3H cùng với các bạn toàn trường đều tập trung trước trường chờ xem xiếc. Các chú chạy được xe đạp nhỏ xíu, phun lửa, nuốt kiếm và còn đội trên đầu cái chậu sành to đùng, hất lên hất xuống rất tài tình. Em thích nhất là xiếc ảo thuật chim bồ câu. Nhà ảo thuật Minh Quang như có phép lạ vậy. Chú đưa ra cho mọi người xem một chiếc khăn, vậy mà chỉ trong nháy mắt chú đã từ chiếc khăn biến thành một đàn bồ câu trắng xóa tung bay. Cả sân trường tràn ngập tiếng reo hò và vỗ tay khen ngợi.

Em nhớ mãi buổi xem xiếc hôm đó và còn khâm phục tài nghệ của các chú ảo thuật hơn.

Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem mẫu 2

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to: “Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.

Kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem mẫu 3

Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận.

Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kĩ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu… Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay người nghệ sĩ thật điệu và dễ thương. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.

Kể về một ngày hội mà em biết mẫu 1

Ở Hải Phòng thành phố em có rất nhiều lễ hội. Trong đó có lễ hội chọi trâu độc đáo, thú vị đã lưu thành những câu thơ ngàn đời in sâu trong tâm trí người dân Đồ Sơn:

Dù ai buôn đâu bán đâu

Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mùng 9 tháng 8 nhớ về chọi trâu.

Đến ngày hội, người dân đổ Sơn và người dân hải phòng cùng các vùng lân cận như Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…. đổ về Đồ Sơn xem chọi trâu. Các chủ trâu đã chọn trâu từ đầu năm. Qua bàn tay chăm sóc và huấn luyện của các chủ trâu, chú trâu nào cũng to béo, vạm vỡ, ra dáng những võ sĩ chuyên nghiệp lắm. Một hồi trống vang lên mở màn cho lễ hội, 12 chàng trai y phục màu đỏ đứng thành hai hàng vung cờ theo tiếng trống hội rộn ràng. Tiếng loa vừa dứt, hai chú trâu to khỏe đại diện cho hai làng, được cả các chàng trai đưa vào sới chọi. Bất thần hai trâu lao vào nhau, gọi là thế Hổ Lao trong tiếng reo hò vang dậy của khán giả. Các trận đấu diễn ra chừng năm, mười phút. Có trận diễn ra hàng tiếng đồng hồ nhưng có trận chỉ diễn ra trong vòng 1 phút tùy thuộc vào sức chịu đựng của các chú trâu thua cuộc. Không khí sới chọi sôi động. Người cổ vũ người vỗ tay, người reo hò, khua chiêng, đánh trống tưng bừng cả sân vận động. Kết thúc lễ hội, là màn thu trâu diễn ra hoành tráng đầy tinh thần thượng võ. Em rất tự hào về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn quê em.

Kể về một ngày hội mà em biết mẫu 2

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào. Hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Nghi lễ diễn ra trang trọng trong khói hương nghi ngút. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát. Mỗi thuyền có 10 chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Những cánh tay lực lưỡng, vững chãi cầm chắc mái chèo. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Tiếng hò reo xen lẫn tiếng trống, tiếng chiêng tiếng vỗ tay vang động cả một khúc sông. Những chiếc thuyền về đích trước tiên đều được khán giả tặng hoa chúc mừng. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.

Kể lại một cảnh đẹp của nước ta mẫu 1

Trên mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, có một cảnh đẹp mang một cái tên rất lạ, đó là vùng biển Cửa Lò. Với cái tên ấy, em tưởng đó là một nơi rất nóng, tưởng tượng như đằng sau cánh cửa là một cái lò lửa vậy. Nhưng không, đó lại là nơi rất mát mẻ và có nhiều người đến du lịch hàng năm. Từ trên cao của khu vực nghỉ mát cũng có thể cảm nhận được hương vị của gió biển. Đó là hương vị lành lạnh, nồng nồng qua mũi và từng kẽ tay. Sáng sớm, khi nước rút, mặt trời lên như quả bóng treo lơ lửng trên nền trời xanh ngắt để người người nô đùa dưới biển. Chiều về, nước lên như nuốt chửng quả bóng ấy để nhường cho những ánh đèn muôn màu, ánh đèn của những gian hàng khu chợ tối. Đó là tất cả những điều em cảm nhận được về khu du lịch này. Em rất yêu cảnh đẹp của quê hương em.

Kể lại một cảnh đẹp của nước ta mẫu 2

Ở Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em vẫn là Vịnh Hạ Long. Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ với hàng ngàn đảo đá. Các đảo đá được thiên nhiên tạo thành các hình thù khác nhau như hòn Trống hòn Mái, hòn Rùa. Nước biển Hạ Long bốn mùa trong xanh. Em rất thích ngắm mặt trời mọc trên vịnh vào buổi sáng mùa hè và đi thuyền buồm len lỏi qua các hòn đảo. Vịnh Hạ Long còn có rất nhiều các hang động. Động Thiên Cung nguy nga lộng lẫy với rất nhiều thạch nhũ, hang Đầu Gỗ khỏe khoắn. Còn vô số các hang động đẹp khác gắn liền với các truyền thuyết dân gian như là hang Trinh Nữ, Hồ Động Tiên… Vịnh Hạ Long đã được công nhận là một trong những kỳ quan của thế giới. Em rất tự hào về điều đó và càng thêm yêu đất nước mình.

Kể lại một cảnh đẹp của nước ta mẫu 3

Hạ Long không chỉ là cảnh đẹp nổi tiếng của Việt Nam mà còn được vinh danh là một trong bảy kỳ quan của thế giới.

Mùa hè năm 2010, em được bố mẹ cho đi thăm quan Vịnh Hạ Long. Ôi! Cảnh đẹp đến mức em cảm giác như mình đang đi trong mơ vậy! Cứ mỗi sáng sớm, các đoàn thuyền đánh cá lại rủ nhau ra khơi để tung chài, kéo lưới. Xa xa rất nhiều hòn đảo to nhỏ chen chúc nhau. Thật kỳ lạ! Các hòn đảo ấy đẹp bởi những hình thù khác nhau như: đảo thì hình con voi đang nằm, có đảo thì hình con bướm khổng lồ, và có đảo hình đôi gà trống mái. Nhìn từ xa, đảo như hình hai con gà đang quay đầu vào nhau. Khi nhìn gần, đảo như một con cá chép khổng lồ. Em đặc biệt thích thú là được xem các hang động. Quả thật khi em trèo lên các hang thật là mệt. Nhưng rồi, các nhũ hóa màu sắc lung linh huyền ảo đẹp làm em quên cả cái mệt nhọc đi. Cô hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đây là hang Sửng Sốt còn kia hang Đầu Gỗ, Động Thiên Cung.

Khi mặt trời đã lùi dần về phía Tây, bố mẹ cùng em đi chợ, Các hàng quán sao mà đông vui thế, mà lại bán đủ các loại hải sản như: tôm, cua, cá, ghẹ, mực… tấp nập người mua hàng.

Đến Hạ Long không chỉ ngắm nhìn những cảnh vật đẹp mà được thưởng thức những món ăn đặc sản tôm he, cua bể và món mà em thích nhất là chả mực Hạ Long.

Nếu về Quảng Ninh mà ai không đến Hạ Long là một thiệt thòi lớn đấy các bạn ạ.

Kể về quê hương em mẫu 1

Chúng ta ai cũng có một miền quê, nơi ghi dấu những kỉ niệm đáng nhớ đúng không. Và tôi cũng có một miền quê tha thiết tình yêu thương, khắc sâu cho tôi những kỉ niệm đáng nhớ. Đó là quê ngoại. Miền quê của tôi có cánh đồng xanh, có biết bao ngôi nhà đẹp. Thứ mà tôi thích nhất là bờ đê, nơi tôi cùng anh chị thả những cánh diều đẹp mang theo những ước mơ. Những ước mơ ấy sẽ chắp cánh cho tôi niềm hy vọng khiến cho tôi bay cao, bay xa. Uốn quanh làng quê này là con sông Hồng như dải lụa đào. Ở quê tôi, ai cũng chăm chỉ. Ngay khi chú gà trống cất tiếng gáy “ Ò ó o” thì các cô, các chú đã vác cuốc, dắt trâu ra đồng. Nhờ chăm chỉ nên đến mùa thu hoạch các cô, các chú thu hoạch được cả một biển lúa vàng. Đám trẻ ngày ngày đi học rất ngoan. Trên đường đi, chúng nói chuyện vui vẻ như đàn chim đang hót. Đêm đêm, dưới ánh trăng lung linh với muôn ngàn vì sao lấp lánh, tôi được bà kể cho những câu chuyện rất hay.

Câu thơ

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nêu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trung Quân)

đã nói đúng tình cảm của tôi dành cho quê hương khiến tôi càng gắn bó với quê hương mình. Ôi! Miền quê yêu dấu!

Kể về quê hương em mẫu 2

Em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, một thành phố tuyệt đẹp. Hà Nội nổi tiếng với những khu phố cổ, những món ăn ngon. Thời tiết ở Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: Mùa xuân, hạ, thu, đông. Khi mùa thu đến, thời tiết mát mẻ và hơi se lạnh. Còn mùa đông, có những hôm trời rét đậm. Đó là những nét đặc trưng nổi bật về thời tiết khiến Hà Nội không thể nhầm lẫn với thành phố khác. Ở Hà Nội có mội ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, đó là chùa Một Cột. Ngoài ra , cũng có rất nhiều khách sạn thiết kế rất đẹp và lâu đời nằm tại Hà Nội. Những năm gần đây, em còn thấy rất nhiều tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại mới được xây dựng khiến Hà Nội trông hiện đại hơn nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính trước đây của Hà Nội. Em đặc biệt thích Hà Nội bởi vì có rất nhiều của hàng sách thiếu nhi bán đủ các loại truyện. Có một lần em đi mua truyện, sau đó em vội đi việc khác ngay nên em để quên số truyện đó tại cửa hàng. Tuy nhiên, ngày hôm sau em quay lại thì người bán hàng vẫn cất số truyện đó rất cẩn thận và vui vẻ trả lại em đó là kỷ niệm không bao giờ quên và đó nói nên tính cách của người Hà Nội: văn minh, lịch sự và trung thực. Em rất yêu Hà Nội.

Kể lại lễ kết nạp đội của trường em mẫu 1

Vừa qua, trường em đã tổ chức đi tham quan và kết nạp Đội dành riêng cho học sinh khối Ba tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Em cùng tất cả các bạn vui vẻ đi xe buýt của trường để đến đó. Trên đường đi, trong lòng em hồi hộp đan xen với niềm tự hào khi mình sắp trở thành một Đội viên sau bao năm cố gắng học tập. Đến nơi, chúng em ngay ngắn xếp hàng trước cửa lăng. Nghi lễ chào cờ bắt đầu, bài hát Quốc ca và Đội ca trầm bổng vang lên trong không gian yên lặng, nghiêm trang. Sau đó, chúng em được nghe 5 điều Bác Hồ dạy. Những lời dạy ân cần của Bác đã làm cho không khí càng thiêng liêng hơn. Tiếp theo, thầy tổng phụ trách lên đọc quyết định kết nạp Đội. Một Đội viên trong số chúng em đã đại diện lên đọc lời hứa và các bạn cùng hô to: “Xin hứa”. Sau đó, chúng em được cô trong ban giám hiệu trao chiếc khăn quàng đỏ. Mang trên mình chiếc khăn quàng đỏ thắm, lòng em trào dâng niềm tự hào đan xen sự hồi hộp, lo lắng. Sau lễ kết nạp, chúng em vào viếng Bác, thăm nơi ở và làm việc của Người. Ngoài ra, em còn được vào Bảo tàng Hồ Chí Minh. Khi ra về, em rất tự hào và vui sướng vì mình đã trở thành Đội viện. Em sẽ cố gắng học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

Kể lại lễ kết nạp đội của trường em mẫu 2

Cuối tháng 3 vừa qua, em cùng với các bạn học sinh trong khối được đi tham quan và kết nạp Đội tại lăng Bác, trái tim của Thủ Đô. Đúng 8 giờ, xe buýt khởi hành đưa chúng em tới lăng Bác. Trong lòng em rất hồi hộp và vui sướng. Trên đường đi, em thấy mấy chú chim hót ríu rít trên cây, ông mặt trời tỏa những ánh sáng ấm áp như chào đón em. Đến nơi, chúng em xếp hàng trước quảng trường Ba Đình. Nghi lễ chào cờ được diễn ra rất trang trọng. Trong giây phút thiêng liêng này bài hát quốc ca và đội ca trầm bổng vang lên trong không gian yên lặng. Sau đó, chúng em được nghe giọng nói ấm áp của Bác Hồ qua lời căn dặn 5 điều Bác Hồ dạy. Thầy tổng phụ trách lên đọc quyết định kết nạp đội. Vinh dự cho bạn lớp 3A14 hôm nay đã được thay mặt cho các đội viên lên đọc lời hứa. Khi bạn đọc xong, chúng em hô to “Xin hứa”. Các thầy cô giáo đã trao khăn quàng đỏ cho từng bạn học sinh. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, lòng em lại dâng lên niềm vui, niềm tự hào, đan xen với sự hồi hộp, lo lắng. Sau khi buổi lễ kết nạp Đội kết thúc, chúng em rời khỏi quảng trường Ba Đình. Tuy Bác Hồ đã đi xa nhưng gương mặt của Bác vẫn luôn rạng rỡ. Khi đi viếng Bác xong, chúng em được đi thăm nơi ở, nơi làm việc và ao cá của Bác. Căn nhà sàn đơn sơ, giản dị, chiếc giường thật nhỏ hẹp, đó chính là nơi ở của Bác Hồ. Sau đó, chúng em được tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh. Ở đây, chúng em được tận mắt nhìn thấy những hiện vật rất quý gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Khi ra về, ai ai cũng vui sướng vì bây giờ, mình đã là đội viên mới trong trường.

Tả cảnh bầu trời buổi sớm

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về bầu trời buổi sớm (có sử dụng phép nhân hóa).

Bài làm

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Tả một loại cây, hoa mà em biết

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nói về một loại cây, hoa mà em biết.

Chủ nhật vừa qua, mẹ em mua được một cây hoa giấy. Tuy đắt nhưng nó rất đẹp. Em xin mẹ cho tự chăm sóc cây và mẹ đồng ý, em rất vui. Cây được đặt ở hàng lang trước cửa nhà em. Mẹ em động viên: “Con cứ chăm tưới cho cây thì cây sẽ nở những bông hoa to và đẹp hơn nhiều so với lúc mới mua. Như vậy, em hiểu môi trường sống có cây xanh là rất quan trọng. Có cây đó em thấy vui hơn và khỏe hơn vì cây xanh mang lại khí ô-xi cho con người, giúp ta hít thở không khí luôn được trong lành. Em rất vui vì vừa làm được một việc có ích.

Quyển sách Tiếng Việt của em – Mẫu 1

Đề bài: Quan sát đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt của em.

Trước ngày khai giảng, ông bà mua cho em một bộ sách lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt ba tập một là em mê nhất. Mới cầm quyển sách trên tay, em đã thấy hấp dẫn. Cuốn sách chỉ một trăm hai tám trang, khổ nhỏ và gọn ghẽ làm sao. Bìa sách dày, cứng và đẹp như một bức tranh. Phía trên cùng của bìa ghi dòng chữ: “Bộ giáo dục và đào tạo” màu đỏ tươi nổi bật. Kế đó là chữ Tiếng Việt ba thật to, đậm bằng màu đen rất rõ. Hình ảnh đẹp nhất vẫn là ông mặt trời tròn vành vạnh chiếm một góc lớn của bìa.Ông đang toả những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Dưới cùng của bìa là một chú nghé béo tròn nghộ nghĩnh đang nghểnh cổ nhìn lên ông mặt trời. Lật giở từng trang, em thấy bài nào cũng hay. Các bài thơ, bài văn xen kẽ được xếp theo từng chủ điểm. Ôi những bức tranh minh hoạ rõ nét, nhiều màu sắc mới đẹp làm sao. Bài nào cũng được chia nhiêu phần: Tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp rất có thứ tự. Em thích nhất là bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Bài văn đó có nhiều từ ngữ hay, đọc lên rất cảm động.

Quyển sách Tiếng Việt của em – Mẫu 2

Đề bài: Quan sát đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt của em.

Đố các bạn biết mình quý nhất quyển sách nào trong bộ sách giáo khoa? Đó là quyển sách Tiếng Việt ba tập một bố mình mua cho đấy! Quyển sách hình chữ nhật bề ngang dài một gang tay. Bìa sách làm bằng giấy bìa cứng, trên cùng là dòng chữ nhỏ bé màu đỏ: “Bộ giáo dục và đạo tạo” bên dưới có dòng chữ: “Tiếng Việt” chiếm hết bìa ngang cuốn sách. ở giữa là ông mặt trời đang tươi cười hiện hậu chiếu những tia nắng ấm áp xuống đất. Dưới cùng là chú ngé đang ngẩng đầu lên trông thật ngộ nghĩnh. Quyển sách dày 128 trang, gồm các bài học tập đọc, học thuộc lòng, bài đọc thêm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và tập làm văn được xếp theo từng tuần, từng chủ đề.Trong các bài làm em thích nhất là bài “chăm vườn hoa” vì hoa đã biết làm đẹp cho đời. Dùng xong, mình cho cẩn thận vào ngăn bàn. Em yêu quyển sách Tiếng Việt ba tập một biết bao vì nó đã giúp em hiểu biết thêm quê hương đất nước. Em khoác cho nó thêm một tấm áo ni lông bên ngoài và giữ gìn nó cẩn thận.

Kể lại một trận thi đấu thể thao – Mẫu 1

Đề bài: Viết về một trận thi đấu thể thao.

Sau một tuần học tập vất vả, ngày chủ nhật, bố đưa em đi xem bóng đá tại sân vận động Mỹ Đình. Hôm nay đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam mặc áo màu đỏ, còn đội tuyển Thái Lan mặc áo màu xanh. Đội Việt Nam được quyền giao bóng trước. Trọng tài vừa thổi còi báo hiệu trận đấu bắt đầu. Trận đấu sôi động ngay từ những phút đầu tiên. Hiệp thứ nhất đội tuyển ta chưa ghi được bàn thắng nào.

Sang hiệp hai, chỉ sau 10 phút Công Vinh chuyền bóng cho Quốc Anh, anh từ từ lừa bóng qua hậu vệ đội Thái Lan và sút bóng vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội Việt Nam. Cả sân vận động ầm vang những tiếng reo hò cổ vũ. Không khí trong sân thật náo nhiệt. Trận đấu lại bắt đầu. Đội tuyển Thái Lan đã ghi bàn thắng gỡ hoà 1-1. Nhưng chỉ ít phút sau, Văn Quyến đã ghi cho đội ta thêm một bàn thắng nữa. Hiệp hai diễn ra thật gay go, quyết liệt. Nhưng đến cuối trận đấu vẫn không có thêm bàn thắng nào được ghi. Trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu. Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-1. Trận bóng đá này thật sôi nổi. Em mong lần sau lại được bố đưa đi xem một trận bóng đá nữa.

Kể lại một trận thi đấu thể thao – Mẫu 2

Thứ bảy vừa rồi, em được bố mẹ cho đi xem trận đấu giữa Than Cửa Ông và Hà Tây ở sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nôi. Nhưng khi bố mẹ và em đến sân vận động, nhìn lên khán đài em thấy động nghịt người, chỗ chật kín. Sau đó mấy phút, hai đội bước ra. Nhạc nổi lên, khiến cho không khí trong sân càng thêm náo nhiệt. Khi trận đấu bắt đầu, các cầu thủ tiến lên, quyết giành bằng được trái bóng. Bỗng trọng tài thổi còi và thật không may cho các cầu thủ Than Cửa Ông. Cầu thủ số một đã phạm lỗi. Ngay sau đó là một thẻ vàng dành cho anh. Còn về phía đội Hà Tây thì vẻ mặt vui mừng. Nhưng đến phút thứ năm mươi thì cầu thủ số 15 ở đội Than Cửa Ông đã ghi bàn cho đội mình. Giờ thì sắc mặt của các cầu thủ Hà Tây đã hơi tái đi. Không lâu sau, trọng tài thổi còi báo hết giờ. Tỉ số chung cuộc là là 1-0 nghiêng về phía các cầu thủ Thanh Cửa Ông. Em thấy trận đấu này rất hay và mong sẽ được xem những trận đấu hay hơn nữa.

Kể lại một trận thi đấu thể thao – Mẫu 3

Một lần, em được bố dẫn đến sân Mỹ Đình để xem trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Cam-pu-chia. Lúc em đến, thấy sân rất vắng vẻ, gần đến giờ đá bóng thì mọi người ùn ùn kéo đến đông nghịt. Đến giờ, hai đội bắt tay nhau và trọng tài tung động xu để xem đội nào ra bóng trước. Đội Việt Nam có quyền ra bóng trước. Lúc đầu đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn nhờ công của Văn Trải. Nhưng gần hết hiệp 1, một cầu thủ đội tuyển Cam-pu-chia đã giành bóng và sút vào gôn đội tuyển Viết Nam. Hiệp hai, cầu thủ Tài Em đã chuyền bóng cho Công Vinh, và Công Vinh sút bóng vào gôn đối phương lúc thủ môn có sơ hở. Mọi người reo hò ầm ĩ, có người thì reo to Việt Nam vô địch, còn người thì bắn pháo giấy, làm cho không khí trong sân rất náo nhiệt. Và tỉ số cuối cùng là hai một nghiêng về phía đội tuyển Việt Nam. Em rất thích trận đấu này và mong được xem được một trận bóng nữa.

Kể lại một trận thi đấu thể thao – Mẫu 4

Để chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi mùng 1 tháng 6, xã em đã tổ chức cuộc thi bóng đã cho thiếu nhi các làng. Chiều ngày 29/5, em đã được tham dự buổi chung kết giữa đội Bình minh của làng em và đội Cầu thủ nhí của làng bên cạnh.

Tham dự buổi thi đấu không chỉ có 14 cầu thủ của 2 làng mà còn có rất đông cổ động viên đến từ các làng trong thôn. Do đến sớm nên em chọn được vị trí trung tâm khán đài, tại đây em có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ trận đấu đang diễn ra trên sân. Hôm nay đội Bình minh của em lựa chọn đồng phục màu trắng trong đó đội bạn lựa chọn trang phục màu xanh. Trên sân hình ảnh những cầu thủ xanh, trắng di chuyển khéo léo trên sân tạo ra bầu không khí cực kì hào hứng, náo nhiệt.

Trong 15 phút đầu tiên cả hai đội thi đấu ngang sức, nhưng sang phút 16, do sự chủ quan của thủ môn mà đội Bình minh bị đội Cầu thủ nhí ghi trước một bàn thắng. Sau những phút mất tinh thần đầu hiệp một, đội Bình minh của em đã tập trung thi đấu và có bàn thắng gỡ hòa vào những giây cuối cùng của hiệp một. Cuộc thi đấu càng trở nên gay cấn hơn khi bắt đầu hiệp hai vì tỉ số lúc này đang là 1:1. Cả hai đội đều tập trung hết sức để ghi bàn thắng quyết định, cuối cùng đội Bình minh đã giành chiến thắng chung cuộc nhờ sự xuất sắc của đội trưởng Việt Anh.

Trận thi đấu kết thúc, dù có chút buồn vì lỡ mất giải quán quân nhưng đội cầu thủ nhí vẫn vui vẻ chúc mừng đội Bình minh với thắng lợi thuyết phục. Mọi người trên sân đều vui vẻ, hài lòng về một giải đấu thành công.

Kể lại một trận thi đấu thể thao – Mẫu 5

Trong tất cả các buổi thi đấu thể thao mà em được tham dự, buổi thi đấu ấn tượng nhất đối với em là trận đá bóng giữa giữa lớp em, lớp 3A và lớp hàng xóm là lớp 3B vào cuối tháng 5 vừa qua.

Trước buổi thi đấu 30 phút, chúng em – những cổ động viên của hai lớp đã tập trung tại khu vực khán đài với băng rôn, khẩu hiệu sẵn sàng cổ vũ cho đội nhà. Trong đó, cầu thủ của hai đội đang tập trung ở phần trung tâm sân để nghe trọng tài phổ biến luật chơi. Đúng 17h, sau tiếng còi của trọng tài, cầu thủ của hai đội đều cố gắng thi đấu với mong muốn giành chiến thắng về cho đội mình. Những đôi chân khéo léo chuyền bóng cùng sự phối hợp ăn ý với đồng đội của cả hai lớp làm cho cuộc thi đấu bất phân thắng bại trong hiệp một của trận đấu. Theo sát từng diễn biến của trận đấu, cổ động viên chúng em trên khán đàn không ngừng tiếp sức cho đội nhà bằng những đợt hò reo, những tràng vỗ tay trước những màn dẫn bóng hay. Đến hiệp thi đấu thứ hai, do bị mất sức và chút chủ quan trong những phút cuối của trận đấu, đội lớp em đã để đội bạn dẫn trước một bàn thắng. Kết quả chung cuộc đội lớp 3B dành chiến thắng là 1:0, tuy có những tiếc nuối nhưng đội em vẫn vui vẻ chúc mừng đội bạn đã được vào vòng trong.

Buổi thi đấu bóng đá tuy không giành được chiến thắng như chúng em mong muốn nhưng với em đây là trận đấu vô cùng ý nghĩa, bởi cuộc thi đấu đã gắn chặt tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, qua đó chúng em cũng sẽ có thêm những kinh nghiệm thi đấu cho mùa giải sau. Em tin rằng với sự cố gắng của các thành viên trong lớp, chúng em sẽ giành chiến thắng vào mùa giải năm sau.

Văn mẫu lớp 3 đề 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em

Bài làm

Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong kí tức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân xong. Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h30 phút, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Cô giáo ra và mỉm cười với mẹ con em. Rồi cô và mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em: “Con ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con về”. Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Cô giáo vỗ về em rồi mới bỏ tay ra. Em đứng nhìn cho đến khi chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên trong nước mắt em.

Buổi học đầu tiên là thế đó.

Văn mẫu lớp 3 đề 2: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Bài Làm

Hôm nay, nhân ngày chủ nhật, khu phố phát động phong trào “làm sạch đường phố”.

Mới sáng sớm nhà nào nhà ấy đã a trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ được ông tổ trưởng tổ dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn thận, moi từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy mo hót rác đổ vào sọt. Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng đi kiểm tra lại một lần. Ông dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.

Em rất vui vì đã làm được việc tốt.

Văn mẫu lớp 3 đề 3: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường: vẽ lên tường.

Bài làm

Trong giờ ra chơi, Nam lấy bút màu vẽ hình con ngựa lên tường. Khi vẽ xong, Nam khoe với Lan: “Mình vẽ con ngựa có đẹp không?” Lan chẳng những không khen mà còn nói: “Bạn vẽ lên tường sẽ làm xấu tường, lớp”. Nam hiểu ra. Cả hai cùng nhau quét vôi xóa hình vẽ con ngựa trên tường. Lan rất mừng vì mình đã góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.

Văn mẫu lớp 3 đề 4: Viết lại đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.

Bài làm

Chiều thứ năm tuần qua, tổ chúng em họp lại để thảo luận chủ đề “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” Bắt đầu cuộc họp là phần điểm danh. Tổ hiện diện đủ 8 bạn: Trang, Tý, Hiếu, Hoàng, Phông, Trúc. Sau khi tổ trưởng nêu chủ đề, bạn Hoàng phát biểu: “Để bảo vệ môi trường, vườn trường cần trồng nhiều hoa, cây cảnh để làm đẹp; sân trường cần làm sạch và trang trí đẹp …”. Bạn Hoa nêu lên ý kiến: “Chúng ta phải phê phán một số bạn vứt rác bừa bãi …” Bạn Phông bổ sung: “Chúng ta cần trồng thêm cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây bắt sâu, tăng thêm thùng rác. Kết thúc buổi họp, tổ trưởng đúc kết lại các ý kiến, phân công cụ thể và dặn dò tuần sau các bạn sẽ họp lại để báo cáo kết quả.

Văn mẫu lớp 3 đề 5: Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình, truyền thanh).

Bài làm

Chỉ sau ba phút vào sân ở hiệp hai, Antonio của Đồng Tâm Long An làm dậy sóng cầu trường bằng cú sút xa ngoài 20 mét bậc cột dọc. Bốn phút sau đó, sân long An vỡ òa ra khi Antonio đánh đầu vào góc cao mở tỉ số trong bối cảnh hai đội chơi quá thận trọng. Bước ngoặc của trận đấu xoay chiều theo hướng có lợi cho chủ nhà khi thủ môn quốc Việt đạp ngã Việt thắng trong vòng cấm địa. Phạt đền cùng chiếc thẻ đỏ cho Quốc Việt (tiền đạo Minh Nghĩa xuống làm thủ môn bất đắc dĩ khi Hoàng Anh Gia Lai hết quyền thay người). Cú sút phạt đền chuẩn xác của Antonio nhân đôi khoảng cách cho Đồng Tâm Long An. Không lâu sau đó, cũng chính chân sút Brazil này mở đường chuyền đẹp cho Hoàng Thương ấn định chiến thắng 3-0.

Văn mẫu lớp 3 đề 6: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về bầu trời buổi sớm (có sử dụng phép nhân hóa).

Bài làm

Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.

Văn mẫu lớp 3 đề 7: Nói, viết về cảnh đẹp non sông

Bài làm

Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình.

Yêu cảnh vật ở Phan Thiết em càng yêu thêm đất nước Việt Nam.

Văn mẫu lớp 3 đề 8: Nói, viết về cảnh đẹp non sông

Bài làm

Gần khu nhà em ở có một vườn hoa rất đẹp. Vườn tuy nhỏ nhưng có rất nhiều cây cảnh và hoa. Hoa ở đây có đủ màu sắc rực rỡ. Mỗi lần, khi gió lướt qua để lại sau lưng mùi hương thoang thoảng làm say đắm lòng người. Em và các bạn cùng khu phố đều rất thích vườn cây ấy. Sáng sáng, chúng em thay nhau tưới từng bồn cây nhỏ, nhặt từng chiếc lá héo úa. Chúng em còn vun gọn đất vào hai bên đường và nhặt rác xung quanh vườn hoa. Mỗi ngày như vậy em cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc tốt để góp phần bảo vệ môi trường.

Văn mẫu lớp 3 đề 9: Nói, viết về cảnh đẹp non sông

Bài làm

Chủ nhật vừa qua, mẹ em mua được một cây hoa giấy. Tuy đắt nhưng nó rất đẹp. Em xin mẹ cho tự chăm sóc cây và mẹ đồng ý, em rất vui. Cây được đặt ở hàng lang trước cửa nhà em. Mẹ em động viên: “Con cứ chăm tưới cho cây thì cây sẽ nở những bông hoa to và đẹp hơn nhiều so với lúc mới mua. Như vậy, em hiểu môi trường sống có cây xanh là rất quan trọng.

Có cây đó em thấy vui hơn và khỏe hơn vì cây xanh mang lại khí ô-xi cho con người, giúp ta hít thở không khí luôn được trong lành. Em rất vui vì vừa làm được một việc có ích.

Văn mẫu lớp 3 đề 10: Quan sát đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt của em.

Bài làm

Trước ngày khai giảng, ông bà mua cho em một bộ sách lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt ba tập một là em mê nhất.

Mới cầm quyển sách trên tay, em đã thấy hấp dẫn. Cuốn sách chỉ một trăm hai tám trang, khổ nhỏ và gọn ghẽ làm sao. Bìa sách dày, cứng và đẹp như một bức tranh. Phía trên cùng của bìa ghi dòng chữ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo” màu đỏ tươi nổi bật. Kế đó là chữ Tiếng Việt ba thật to, đậm bằng màu đen rất rõ. Hình ảnh đẹp nhất vẫn là ông mặt trời tròn vành vạnh chiếm một góc lớn của bìa.Ông đang toả những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Dưới cùng của bìa là một chú nghé béo tròn nghộ nghĩnh đang nghểnh cổ nhìn lên ông mặt trời. Lật giở từng trang, em thấy bài nào cũng hay. Các bài thơ, bài văn xen kẽ được xếp theo từng chủ điểm. Ôi những bức tranh minh hoạ rõ nét, nhiều màu sắc mới đẹp làm sao. Bài nào cũng được chia nhiêu phần: Tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp rất có thứ tự. Em thích nhất là bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Bài văn đó có nhiều từ ngữ hay, đọc lên rất cảm động.

Văn mẫu lớp 3 đề 11: Quan sát đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt của em.

Bài làm

Đố các bạn biết mình quý nhất quyển sách nào trong bộ sách giáo khoa? Đó là quyển sách Tiếng Việt ba tập một bố mình mua cho đấy! Quyển sách hình chữ nhật bề ngang dài một gang tay. Bìa sách làm bằng giấy bìa cứng, trên cùng là dòng chữ nhỏ bé màu đỏ: “Bộ giáo dục và đào tạo” bên dưới có dòng chữ: “Tiếng Việt” chiếm hết bìa ngang cuốn sách. Ở giữa là ông mặt trời đang tươi cười hiện hậu chiếu những tia nắng ấm áp xuống đất. Dưới cùng là chú ngé đang ngẩng đầu lên trông thật ngộ nghĩnh. Quyển sách dày 128 trang, gồm các bài học tập đọc, học thuộc lòng, bài đọc thêm, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và tập làm văn được xếp theo từng tuần, từng chủ đề.

Trong các bài làm em thích nhất là bài “chăm vườn hoa” vì hoa đã biết làm đẹp cho đời. Dùng xong, mình cho cẩn thận vào ngăn bàn.

Em yêu quyển sách Tiếng Việt ba tập một biết bao vì nó đã giúp em hiểu biết thêm quê hương đất nước. Em khoác cho nó thêm một tấm áo ni lông bên ngoài và giữ gìn nó cẩn thận.

Văn mẫu lớp 3 đề 12: Kể về một ngày hội mà em biết

Bài làm

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: “Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

Văn mẫu lớp 3 bài 13: Kể về một ngày hội mà em biết

Bài làm

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Văn mẫu lớp 3 bài 14: Kể về một ngày hội mà em biết

Bài làm

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bứng mở hội đua thuyền trên sông Long Bình. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, ngời thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của n]ời xem laàmnáo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần troa giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Văn mẫu lớp 3 bài 15: Kể về một ngày hội mà em biết

Bài làm

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đàn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lơn. Đi được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.

Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên

Văn mẫu lớp 3 bài 16: Kể về một ngày hội mà em biết

Bài làm

Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà, …

Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước.

Văn mẫu lớp 3 bài 17: Kể về một ngày hội mà em biết

Bài làm

Hội Lim là một hội lớn ở tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm, cứ như vậy hội Lim lại được mở vào ngày mồng 10 tháng riêng. Mọi người đi xem hội rất đông, có tất cả các lứa tuổi: già, trẻ và đặc biệt là có khách nước ngoài. Mọi người ăn mặc rất đẹp, nét mặt ai cũng vui tươi. Ở Lim, hội bắt đầu, mọi người tản ra từng nhóm để chơi những trò họ yêu thích. Hội Lim có rất nhiều trò vui như: đấu vật, đấu cờ, thi kéo co, thi trọi gà,… Trên bến sông, dòng người không ngớt đổ về xem hát quan họ. Trên những chiếc thuyền được trang trí lộng lẫy, các liền anh, liền chị đang say sưa trong những làn điệu quan họ. Còn giữa bãi đất trống, các anh chị thanh niên đang nhún du bay bổng

Em rất yêu thích hội Lim và đặc biệt là trò chơi của hội.

Văn mẫu lớp 3 bài 18: Kể về người hàng xóm

Bài làm

Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp.

Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà của mình.

Văn mẫu lớp 3 bài 19: Kể về người hàng xóm

Bài làm

Bà Long ở gần là hàng xóm của nhà em bà tầm khoảng hơn 70 tuổi. Bà Long thường sang nhà em và cho em quà. Bà ở một mình nên rất cô đơn vì vậy những lúc rảnh rỗi gia đình em lại đến thăm bà, em rất thích chơi với bà. Bà thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà còn nhắc em đi học sớm và ngoan ngoãn nghe cô giảng bài. Bà Long như người thân trong gia đình em. Mỗi khi, trung thu ngôi nhà của bà Long lại đầy tiếng cười. Em rất yêu bà Long.

Văn mẫu lớp 3 bài 20: Kể về người hàng xóm mà em thích

Bài làm

Người hàng xóm em yêu quý nhất là bà Thuỷ. Năm nay, bà khoảng 60 tuổi. Bà làm trong nghành du lịch nên rất vất vả vì thường phải đi công tác xa. Bà Thuỷ rất yêu thương em, bà đi đâu về cũng có quà cho em. Một lần, bà phải đi công tác ở Thượng Hải. Khi về, bà lấy trong túi ra một chiếc hộp nho nhỏ, xinh xinh, đưa cho em. Em cảm ơn bà rồi mở hộp ra xem, em rất ngạc nhiên, khi thấy một chiêc đồng hồ long lanh, có in tên của em trên dây đồng hồ. Nó thật là đẹp, từ đó em càng yêu quý bà, và quyết tâm đạt nhiều điểm tốt, để không phụ lòng bà. Em rất yêu bà, đối với em, bà là một người hàng xóm tốt.

Văn mẫu lớp 3 bài 21: Kể về người hàng xóm mà em thích

Bài làm

Ở cạnh nhà em có một chị tên là Mi. Chị năm nay mười một tuổi. Chị có dáng người nhỏ nhắn. Nước da chị hơi đen. Chị lúc nào cũng buộc hai bím tóc có gài hai cái nơ. Tính chị hiền lành, ít nói nhưng năng động. Chị Mi còn làm từ thiện ở trường, chị luôn đạt giải nhất trong các cuộc thi viết chữ đẹp, chị còn thi trạng nguyên và các cuộc thi khác. Chị luôn giúp đỡ mọi người nên ai cũng quý chị. Em rất vui vì có người hàng xóm như chị.

Văn mẫu lớp 3 bài 22: Kể về người hàng xóm mà em thích

Bài làm

Cô Thanh là người hàng xóm thân thiết của nhà em. Cô hai mươi bảy tuổi. Cô là giáo viên dạy lớp một trường Tiểu học Kim Đồng. Vì cô nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nên rất nhiều bố mẹ học sinh tin tưởng và gửi con mình vào học lớp cô. Cô Thanh rất hiền và dịu dàng, cô thường sang dạy em Ngọc học bài và cho hai chị em bánh kẹo, đôi lúc cô cũng giúp mẹ em nấu ăn và các việc khác. Gia đình em coi cô như một thành viên trong gia đình mình.

Văn mẫu lớp 3 bài 23: Kể về người hàng xóm mà em thích

Bài làm

Gần nhà em có một chị hàng xóm mà em rất quý mến. Chị năm nay khoảng hai mươi tư tuổi. Chị Hiên là một cô giáo rất hiền hậu. Chị có dáng người thanh mảnh, cao và hơi gầy. Những lúc em có bài khó, thì chị lại giảng dạy cho em hiểu. Chị thường nhắc nhở chúng em cần phải: “Nghe lời bố mẹ, học giỏi, ngoan ngoãn.”

Chúng em rất yêu quý chị Hiên. Chị Hiên cũng rất quý em như quý người em ruột của mình.

Văn mẫu lớp 3 bài 24: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem

Bài làm

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7h30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài Mừng Giáng Sinh. Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to: “Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình.

Văn mẫu lớp 3 bài 25: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem

Bài làm

Thứ bảy vừa rồi, bố mẹ đưa em đến rạp xiếc Trung ương để xem những tiết mục ngộ nghĩnh độc đáo.

Buổi biểu diễn thu hút rất nhiều khán giả, các chỗ ngồi đều chật kín người. Mở đầu buổi biểu diễn, người dẫn chương trình xuất hiện gửi lời chào thân ái và lời giới thiệu chương trình tới khán giả. Có rất nhiều những tiết mục hay, hấp dẫn. Nhưng em thích nhất tiết mục ảo thuật cưa đôi người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Một cô gái rất xinh đẹp bước vào trong hòm gỗ, cô gái ấy tên là Thảo Hiền. Nhà ảo thuật tên là Lê Minh, chú ấy đóng hòm vào rồi dùng một chiếc cưa thật sắc cưa hòm thành ba phần, người của cô gái cũng bị cưa ra. Nhưng thật kì lạ, sau khi ghép cái hòm đó lại nhà ảo thuật phù phép làm cho cô gái trở lại bình thường. Cô duyên dáng bước ra ngoài trong tiếng reo hò và tràng pháo tay giòn giã của khán giả.

Khán giả ra về trong niềm vui phấn khởi, hân hoan. Em rất khâm phục những nghệ sĩ tài tình đã cống hiến những tiết mục vô cùng hấp dẫn cho khán giả

Văn mẫu lớp 3 bài 26: Viết về một trận thi đấu thể thao.

Bài làm

Sau một tuần học tập vất vả, ngày chủ nhật, bố đưa em đi xem bóng đá tại sân vận động Mỹ Đình. Hôm nay đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam mặc áo màu đỏ, còn đội tuyển Thái Lan mặc áo màu xanh. Đội Việt Nam được quyền giao bóng trước. Trọng tài vừa thổi còi báo hiệu trận đấu bắt đầu. Trận đấu sôi động ngay từ những phút đầu tiên. Hiệp thứ nhất đội tuyển ta chưa ghi được bàn thắng nào.

Sang hiệp hai, chỉ sau 10 phút Công Vinh chuyền bóng cho Quốc Anh, anh từ từ lừa bóng qua hậu vệ đội Thái Lan và sút bóng vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội Việt Nam. Cả sân vận động ầm vang những tiếng reo hò cổ vũ. Không khí trong sân thật náo nhiệt. Trận đấu lại bắt đầu. Đội tuyển Thái Lan đã ghi bàn thắng gỡ hoà 1-1. Nhưng chỉ ít phút sau, Văn Quyến đã ghi cho đội ta thêm một bàn thắng nữa. Hiệp hai diễn ra thật gay go, quyết liệt. Nhưng đến cuối trận đấu vẫn không có thêm bàn thắng nào được ghi. Trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu. Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-1. Trận bóng đá này thật sôi nổi. Em mong lần sau lại được bố đưa đi xem một trận bóng đá nữa.

Văn mẫu lớp 3 bài 27: Viết về một trận thi đấu thể thao.

Bài làm

Thứ bảy vừa rồi, em được bố mẹ cho đi xem trận đấu giữa Than Cửa Ông và Hà Tây ở sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nôi. Nhưng khi bố mẹ và em đến sân vận động, nhìn lên khán đài em thấy động nghịt người, chỗ chật kín. Sau đó mấy phút, hai đội bước ra. Nhạc nổi lên, khiến cho không khí trong sân càng thêm náo nhiệt. Khi trận đấu bắt đầu, các cầu thủ tiến lên, quyết giành bằng được trái bóng. Bỗng trọng tài thổi còi và thật không may cho các cầu thủ Than Cửa Ông. Cầu thủ số một đã phạm lỗi. Ngay sau đó là một thẻ vàng dành cho anh. Còn về phía đội Hà Tây thì vẻ mặt vui mừng. Nhưng đến phút thứ năm mươi thì cầu thủ số 15 ở đội Than Cửa Ông đã ghi bàn cho đội mình. Giờ thì sắc mặt của các cầu thủ Hà Tây đã hơi tái đi. Không lâu sau, trọng tài thổi còi báo hết giờ. Tỉ số chung cuộc là là 1-0 nghiêng về phía các cầu thủ Than Cửa Ông.

Em thấy trận đấu này rất hay và mong sẽ được xem những trận đấu hay hơn nữa.

Văn mẫu lớp 3 bài 28: Viết về một trận thi đấu thể thao.

Bài làm

Một lần, em được bố dẫn đến sân Mỹ Đình để xem trận bóng đá giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Cam-pu-chia. Lúc em đến, thấy sân rất vắng vẻ, gần đến giờ đá bóng thì mọi người ùn ùn kéo đến đông nghịt. Đến giờ, hai đội bắt tay nhau và trọng tài tung đồng xu để xem đội nào ra bóng trước. Đội Việt Nam có quyền ra bóng trước. Lúc đầu đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn nhờ công của Văn Trải. Nhưng gần hết hiệp 1, một cầu thủ đội tuyển Cam-pu-chia đã giành bóng và sút vào gôn đội tuyển Viết Nam. Hiệp hai, cầu thủ Tài Em đã chuyền bóng cho Công Vinh, và Công Vinh sút bóng vào gôn đối phương lúc thủ môn có sơ hở. Mọi người reo hò ầm ĩ, có người thì reo to Việt Nam vô địch, còn người thì bắn pháo giấy, làm cho không khí trong sân rất náo nhiệt. Và tỉ số cuối cùng là hai một nghiêng về phía đội tuyển Việt Nam.

Em rất thích trận đấu này và mong được xem được một trận bóng nữa.

Văn mẫu lớp 3 bài 29: Kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Bài làm

Một trong những người lao động trí óc mà em được biết đó là bố của em. Bố em làm kế toán tại một công ty du lịch. Hàng ngày bố phải ngồi rất nhiều giờ bên máy vi tính để nhập dữ liệu, chi phí của từng đoàn khách du lịch. Bố phải thường xuyên kiểm tra sổ sách, chứng từ thu, chi xem đã hợp lệ chưa. Công việc của bố bận lắm. Cứ đến cuối tháng bố lại bận rộn với công việc báo cáo thuế. Bố vẫn nói với em rằng công việc của bố rất tỉ mỉ và rất cần sự cẩn thận. Bố bảo công việc nào cũng vậy, lao động trí óc cũng như lao động chân tay đều quan trọng và cần thiết cho xã hội.

Em rất thích công việc kế toán của bố. Em sẽ cố gắng học thật chăm chỉ để sau này được đóng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình cho xã hội.

Văn mẫu lớp 3 bài 30: Viết về người lao động trí óc.

Bài làm

Trên thế giới có rất nhiều người nổi tiếng trong đó có Ê-đi-xơn. Bằng lao động cần cù và óc sáng tạo kì diệu, ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn phát minh vĩ đại, góp phần làm cho cuộc sống của con người hiện đại và văn minh hơn. Ông luôn gần gũi và tìm hiểu cuộc sống của người dân. Từ đó ông có những sáng tạo và phát minh kì diệu để đáp ứng nhu cầu của con người. Ví như: Ông đã chế ra đèn điện, mang lại nguồn ánh sáng cho mọi người. Và ông đã chế ra xe điện, giúp con người thuận tiện trong việc đi lại. Ê-đi-xơn đã mất nhưng tên tuổi của ông vẫn còn sống mãi với những phát minh của mình.

Văn mẫu lớp 3 bài 31: Viết những điều em đã kể ở lớp về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).

Bài làm

Bác em tên là Ngọc. Bác làm nghề bác sĩ trong quân đội.

Hằng ngày, bác đi làm từ lúc năm giờ sáng đến mười hai giờ đêm mới về. Bác khám và chữa bệnh cho mọi người. Có khi, bác còn phải trực, bác còn tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân. Bác đã chữa khỏi cho bao nhiêu chiến sĩ. Nhờ được tận tình chăm sóc mọi người đã qua cơn nguy hiểm, giờ đây mọi người rất quý bác.

Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm bác sĩ giỏi.

Văn mẫu lớp 3 bài 32: Viết những điều em đã kể ở lớp về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).

Bài làm

Mẹ em là một kĩ sư hoá thực phẩm. Mẹ em làm ở Trung tâm nghiên cứu Ong Trung Ương.

Hằng ngày, mẹ em nghiên cứu các sản phẩm của con ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Từ các sản phẩm này, mẹ em đã chế các sản phẩm mới cho ngành ong để phục vụ cho người tiêu dùng như kẹo ngậm mật ong, cốm phấn hoa, mật ong nghệ, mật ong gừng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra, mẹ em còn nghien cứu các sản phẩm chất lượng cao từ mật ong. Các sản phẩm này để bồi dưỡng và chữa bệnh cho con người.

Em rất tự hào và yêu thương mẹ của em.

Văn mẫu lớp 3 bài 33: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 dến 7 câu) kể về người lao động trí óc mà em biết.

Bài làm

Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là giáo viên của trường Tiểu học Vạn Thắng 3. Công việc hằng ngày của bố là soạn bài và giảng bài cho các anh, chị. Tối nào em cũng thấy bố làm việc trên máy vi tính. Khi lên lớp, ngoài việc chuẩn bị kỹ bài dạy, bố còn để ý cả việc ăn mặc thật tươm tất: quần áo ủi thật phẳng, đôi giày đánh xi đen bóng,… Bố em rất yêu công việc dạy học của mình và luôn cố gắng ngày một giỏi hơn.

Văn mẫu lớp 3 bài 34: Viết một bức thư ngắn cho người thân.

Bài làm

Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2010

Ngọc Thảo thân mến!

Dạo này cậu và gia đình vẫn mạnh khoẻ chứ? Thi học kỳ I vừa qua cậu có được học sinh giỏi không?

Thảo à, tuần trước mình đi ăn cưới với mẹ ở Vĩnh Phúc. Phong cảnh ở đấy rất đẹp và tĩnh lặng. Nhà nào cũng có vườn, ngoài vườn có rất nhiều cây ăn quả như: doi, ổi, táo, khế, bưởi…Cây nào cũng sai trĩu quả. Nhà ở đây thấp chứ không cao như nhà ở thành phố. Chạy dọc theo con đê là những đầm sen toả ngát hương thơm. Ở trên đê tớ thấy có mấy con trâu đang gặm cỏ. Những thửa ruộng đang được các bác nông dân gieo mạ để chuẩn bị cho vụ đông xuân. Thỉnh thoảng có một vài thửa mạ lên xanh mơn mởn. Bây giờ mình thấy có nhiều máy cày thay con trâu. Chiều đến nhà nhà thổi cơm bằng bếp rơm, mùi khói của nó rất thơm. Đêm đến, cảnh vật thật tĩnh mịch, chỉ có tiếng ếch nhái và dế kêu. Mình rất thích cảnh bình yên này.

Đến giờ học rồi mình dừng bút đây. Nếu cậu có dịp đi đâu, nhớ viết thư kể cho mình về nơi đó nhé. Cuối cùng mình chúc cậu luôn đạt thành tích cao trong học tập. Yêu cậu nhiều!

Bạn của cậu

Thảo

Trần Thạch Thảo

Văn mẫu lớp 3 bài 35: Viết một bức thư ngắn cho người thân.

Bài làm

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006

Khánh Linh thân mến!

Lâu rồi chưa được gặp cậu, Tớ nhớ cậu lắm nên tranh thủ ngồi viết thư cho cậu.

Lời đầu thư cho tớ gửi lời hỏi thăm sức khỏe của ông bà,cha mẹ. Còn cậu có khỏe không? Còn tớ thì vẫn bình thường. Tớ vẫn nhớ lời giao ước của bọn mình là sẽ học giỏi, ngoan ngoãn. Ngoài ra, tớ còn làm những công việc của lớp của trường nữa.

Thôi thư cũng đã dài. Tớ chào nhé và chúc cậu học giỏi.

Bạn của cậu

Nguyễn Thùy Linh

Văn mẫu lớp 3 bài 36: Viết một bức thư ngắn cho bạn ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái

Bài làm

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008

Bạn Ga-rô-nê thân mến!

Tôi viết thư cho bạn vì sáng nay cô giáo tôi đã kể cho tôi và các bạn trong lớp nghe câu chuyện: “Người bảo vệ Nen-li.” Khâm phục vì lòng hào hiệp và tốt bụng của bạn nên tôi đã viết thư làm quen với bạn. Xin tự giới thiệu, tên tôi là Ngọc Hân học sinh lớp 3G, trường Tiểu học Cát Linh. Thế bạn và gia đình bạn có khoẻ không? Tình hình học tập có tốt không? Tôi biết nước Ý của bạn rất đẹp, Việt Nam của tôi cũng đẹp không kém đâu. Mỗi độ xuân về, hoa ban nở làm rực rỡ cả núi rừng Tây Bắc.

Ngoài ra trên đất nước tôi còn có rất nhiều cảnh đẹp khác mà tôi sẽ kể cho bạn qua các lá thư sau. Lí thú hơn cả là khi nào có điều kiện mời bạn sang thăm Việt Nam của tôi khi đó bạn sẽ tận mắt thấy những gì tôi kể cho bạn qua thư. Từ đây, bạn mình sẽ trao đổi thư từ nhau nhé! Chúc bạn mạnh khoẻ và học giỏi.

Thân ái

Đào Ngọc Hân

Văn mẫu lớp 3 bài 37: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Nozomi thân mến!

Mình là Đỗ Đức Cường học sinh lớp 3G trường tiểu học Cát Linh.

Tháng trước, bố mình đi công tác tại Nhật Bản và đã đến thăm nhà cậu đấy! Khi về, bố đã cho mình xem ảnh chụp của bố với gia đình cậu. Bố mẹ cậu có khoẻ không? Bố còn kể cho mình nghe về đất nước Nhật Bản có hoa anh đào, có núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ trắng xoá và còn rất nhiều cảnh đẹp nữa. Mùa hè năm này cả nhà cậu sang thăm Việt Nam nhé! Mình sẽ rất vui khi được làm quen với cậu.

Đã đến lúc chia tay rồi, cậu nhớ viết thư cho tớ nhé! Tớ chúc cậu mạnh khoẻ và luôn vui vẻ.

Bạn mới của cậu

Đỗ Đức Cường

Văn mẫu lớp 3 bài 38: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Chào Nen-li!

Bạn có khoẻ không? Mình là Trang học sinh lớp 3G trường tiểu học Cát Linh, Việt Nam. Mình may mắn biết bạn qua bài tập đọc “Buổi học thể dục”. Mình thấy Nen-li rất đáng khen: dù bị tật từ nhỏ nhưng bạn vẫn cố xin thầy cho học thể dục như các bạn. Mà bài thể dục lần này khó như vậy, nhưng với lòng quyết tâm cậu đã thành công.

Mình viết bức thư này muốn làm quen với Nen-li, chúng ta kết bạn nhé. Mình còn biết đất nước của bạn là xứ sở sương mù và có rất nhiều cảnh đẹp. Nếu có dịp cậu hãy đến thăm Việt Nam mọi người ở đây rât mến khách và có nhiều món ăn ngon lắm đấy.

Chào cậu. Hẹn gặp lại ở thư sau!

Người bạn mới

Nguyễn Thuỳ Trang

Văn mẫu lớp 3 bài 39: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Giét-xi-ca thân mến!

Mình là Đặng Anh Minh học sinh lớp 3G, trường tiểu học Cát Linh. Mình biết cậu qua bài tập đọc: “Gặp gỡ ở Luc-xem-bua”. Qua bài, mình thấy nước cậu rất mến khách và hoa lệ. Đất nước mình cũng rất mến khách. Gia đình cậu có khoẻ không? Trẻ em các cậu chơi các trò gì? Các cậu thích những bài hát nào? Tớ rất vui khi cậu biết Tiếng Việt và hát được các bài hát của Việt Nam. Cậu nhớ viết thư trả lời tớ nhé! Tớ mong nếu có dịp cậu sang nước tớ chơi, tớ sẽ dẫn cậu đi thăm các cảnh đẹp nước tớ.

Chúc cậu học giỏi và nghe lời ông bà. Sắp thi cuối kì II rồi cậu cố gắng học tốt nhé!

Bạn mới

Đặng Anh Minh

Văn mẫu lớp 3 bài 40: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Giét-xi- ca thân mến!

Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên vì không biết mình là ai, phải không? Còn mình, mình biết bạn qua bài tập đọc: “Gặp gỡ ở Luc-xem-bua”. Thấy bạn biết Tiếng Việt và có những tranh ảnh về Việt Nam, mình rất vui và tự hào. Mình xin tự giới thiệu, mình là Hương Trà, học sinh lớp 3G, trường tiểu học Cát Linh. Dạo này bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn thế nào, có tốt không? Còn mình thì vẫn tốt. Qua bài tập đọc mình biết bạn có thể nói được Tiếng Việt, mình rất mến bạn và muốn được làm quen với bạn. Vì vậy, khi nào rảnh mời bạn sang nước mình chơi, mình sẽ đưa bạn đi thăm cảnh đẹp đất nước mình.

Cuối thư mình xin chúc bạn mạnh khoẻ, học thật giỏi, nghe lời ông bà, cha mẹ. Thôi mình dừng bút đây.

Bạn mới của cậu

Lê Hương Trà

Văn mẫu lớp 3 bài 41: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Bạn Nen-li thân mến!

Mình được biết bạn qua bài tập đọc, mình còn biết bạn là người Ý. Hôm nay, mình viết thư để làm quen với bạn.

Mình tên là Vũ Phương Thảo, học sinh trường tiểu học Cát Linh, hiện nay mình đang học lớp 3D. Cô giáo lớp mình rất quan tâm đến học sinh, còn các bạn mình thì rất chan hoà với mình. Mình biết bạn bị tật từ nhỏ, nhưng không vì vậy mà bạn nản chí. Hình ảnh bạn leo lên được cái xà làm mình rất khâm phục. Chúng mình sẽ cùng nhau học thật tốt các môn để không phụ lòng cha mẹ và thầy cô nhé.

Hẹn gặp bạn ở bức thư sau.

Bạn của bạn

Vũ Phương Thảo

Văn mẫu lớp 3 bài 42: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Bạn Đê – rốt – xi thân mến!

Mình được biết bạn qua bài học “buổi học thể dục”. Bạn là một học sinh ham học. Đây là lần đầu tiên mình viết thư cho bạn.

Mình tên là Khánh Linh – học sinh lớp 3D – trường tiểu học Cát Linh, thành phố Hà Nội. Mình thích học tất cả các môn. Còn bạn, bạn thích môn nào nhất? Từ nhà đến trường bạn có xa không? Tuy chưa gặp bạn lần nào, nhưng mình muốn kết bạn và làm quen với bạn. Mình rất mong nhận được thư của bạn.

Bạn của bạn

Nguyễn Khánh Linh

Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Giét-xi-ca thân mến!

Mình là Đặng Anh Minh học sinh lớp 3G, trường tiểu học Cát Linh. Mình biết cậu qua bài tập đọc: “Gặp gỡ ở Luc-xem-bua”. Qua bài, mình thấy nước cậu rất mến khách và hoa lệ. Đất nước mình cũng rất mến khách. Gia đình cậu có khoẻ không? Trẻ em các cậu chơi các trò gì? Các cậu thích những bài hát nào? Tớ rất vui khi cậu biết Tiếng Việt và hát được các bài hát của Việt Nam. Cậu nhớ viết thư trả lời tớ nhé! Tớ mong nếu có dịp cậu sang nước tớ chơi, tớ sẽ dẫn cậu đi thăm các cảnh đẹp nước tớ.

Chúc cậu học giỏi và nghe lời ông bà. Sắp thi cuối kì II rồi cậu cố gắng học tốt nhé!

Bạn mới

Đặng Anh Minh

Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.

Bài làm

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006

Giét-xi- ca thân mến!

Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên vì không biết mình là ai, phải không? Còn mình, mình biết bạn qua bài tập đọc: “Gặp gỡ ở Luc-xem-bua”. Thấy bạn biết Tiếng Việt và có những tranh ảnh về Việt Nam, mình rất vui và tự hào. Mình xin tự giới thiệu, mình là Hương Trà, học sinh lớp 3G, trường tiểu học Cát Linh. Dạo này bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn thế nào, có tốt không? Còn mình thì vẫn tốt. Qua bài tập đọc mình biết bạn có thể nói được Tiếng Việt, mình rất mến bạn và muốn được làm quen với bạn. Vì vậy, khi nào rảnh mời bạn sang nước mình chơi, mình sẽ đưa bạn đi thăm cảnh đẹp đất nước mình.

Cuối thư mình xin chúc bạn mạnh khỏe, học thật giỏi, nghe lời ông bà, cha mẹ. Thôi mình dừng bút đây.

Bạn mới của cậu

Lê Hương Trà

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*