Chuyên ngành công nghệ thông tin

5/5 - (1 bình chọn)

Các chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT

Khoa học máy tính (Computer Science)

Chuyên ngành này dựa trên toán học – ngôn ngữ của máy tính. Đây là ngành dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính. Sinh viên ngành này sẽ hiểu tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn.

Chuyên ngành này sẽ tập trung đào tạo phần lý thuyết thông tin và tính toán cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Ngành Khoa học máy tính sẽ học các nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm.

Công nghệ thông tin (Information Technology)

Công nghệ thông tin cũng có thể gọi là hệ thống thông tin (Information Systems) hoặc quản lý hệ thống (Systems Administration). Ngành sử dụng các hệ điều hành, ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong hệ thống. Công nghệ thông tin xây dựng một mạng lưới từ các khối đã được thiết lập để thực hiện một nhiệm vụ, như dịch vụ đặt hàng nguồn cung cấp tự động.

Trong thập kỷ tới, cơ hội nghề nghiệp trong ngành này được dự đoán ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình. Tùy thuộc vào trình độ học vấn của bạn, bằng cấp về công nghệ thông tin có thể đem đến một thu nhập vừa ý.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)

Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là một trong các ngành trong công nghệ thông tin đang phát triển mạnh vì xu thế Internet of Things (IoT) tức là lấy mạng Internet làm nền tảng kết nối mọi thứ với nhau. Chuyên ngành này tập trung nghiên cứu nguyên lý, cách thiết kế và xây dựng mạng Internet bao gồm cả mạng nội bộ cho tới mạng toàn cầu.

Có thể nói, ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu là chuyên nghiên cứu và thiết kết, sáng tạo, đưa ra ý tưởng xây dựng, khởi động và thực hiện tất cả các công đoạn liên quan truyền tải thông tin, các cơ sở hạ tầng, phương tiện liên quan đến thông tin, hệ thông thông tin kèm dữ liệu người dùng.

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

Kỹ thuật máy tính tập trung nguyên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện máy tính  (Ví dụ: mạch điện tử, chip,…) nhằm phục vụ cho việc vận hành các phần cứng đó. Thú vị là sinh viên ngành này có thể giải quyết hầu hết các vấn đề trong cuộc sống, cũng như trong công nghiệp. Họ còn có thể sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính. Khi học ngành này, các bạn sẽ có kỹ năng phân tích – thiết kế – xây dựng hệ thống phần cứng lẫn phần mềm trong các lĩnh vực như: công nghệ thiết kế chip, hệ thống nhúng,…Tuy vậy đòi hỏi sinh vinh cần có khả năng tư duy tốt, thiên hướng suy luận toán học, chịu khó tìm hiểu nghiên cứu.

Kỹ thuật mạng (Network Technology)

Đây là ngành chuyên về quản trị mạng, an ninh mạng, thiết kế mạng phù hợp với từng khu vực và dịch vụ mạng. Phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc quản trị mạng.

Các sinh viên học ngành này có thể thiết kế mạng khi ra trường và thực hiện các tác vụ liên quan đến vấn đề thuộc về quản trị mạng như kết nối đường truyền, hệ thống lưu trữ thông tin, cơ sở dữ liệu…

Công nghệ Phần mềm (Software Engineering)

Ngành Công nghệ phần mềm hay còn gọi là kỹ nghệ phần mềm là một trong những câu trả lời cho câu hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào dành cho những ai yêu thích công việc lập trình thuần túy. Ngành tập trung đào tạo về mảng xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm dựa trên các công cụ lập trình. Đánh giá, phân tích, đưa ra các giải pháp tiếp cận công nghệ mới.

Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information Systems)

Ngành này được biết đến với tên gọi tắt là MIS (Management Information Systems). MIS là ngành học chuyên về nghiên cứu công việc tổng hợp dữ liệu theo nhu cầu của con người, tổ chức, công ty bao gồm vận hành, sản xuất và kinh doanh. Khi hỏi công nghệ thông tin gồm những ngành nào thì ngành này thường bị bỏ quên vì đôi khi nó được xếp vào nhóm Quản trị kinh doanh. Nhưng về bản chất, Hệ thống quản lý thông tin là một ứng dụng của công nghệ thông tin vào kinh doanh.

Ngành Hệ thống Thông tin Quản lý là ngành học kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp. Công việc của ngành này là tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn.

Big Data & Machine Learning

Big Data đã mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận và lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu. Trên nền tảng dữ liệu thu thập và sở hữu, các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh để mở rộng quy mô phát triển trong thời gian ngắn. Nhân lực làm việc trong lĩnh vực Big Data là những kỹ sư đảm bảo xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ, được đào tạo các kỹ năng lập trình, sử dụng các phân tích dữ liệu và thao tác cho các mục đích tiếp thị,… hoặc các Nhà Khoa học Dữ liệu (Data Scientist) – những người có thể tích hợp Big Data vào cả bộ phận IT và các chức năng kinh doanh của công ty.

💻 GIA SƯ LẬP TRÌNH

Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia (Graphic/Game/Multimedia Design)

Đây là ngành của nghệ thuật ứng dụng, phải sử dụng công cụ, các phần mềm đồ họa một cách linh hoạt để biến ý tưởng sáng tạo của bản thân thành sản phẩm là những hình ảnh biết nói, truyền tải thông điệp một cách độc đáo, tạo ấn tượng với người xem. Rồi từ đó có thể thiết kế hình ảnh, nhân vật cho phim hoạt hình, game và tạo nên những sản phẩm đa phương tiện khác.

Về kỹ năng chuyên môn, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về nghệ thuật cơ bản, phương pháp thiết kế, cách thức sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế đồ họa và các xu hướng phát triển đồ họa; có khả năng sử dụng các phần mềm đồ họa tiên tiến để thiết kế thương hiệu, website, game, phim, thiết kế ứng dụng trên di động; khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

GIA SƯ PHOTOSHOP

Robot và Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo AI là ngành khoa học hiện đại, cần thiết với các vị trí làm việc hấp dẫn

Trí tuệ nhân tạo hay AI lĩnh vực khoa học máy tính cung cấp kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính có các hành vi thông minh như con người. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo làm các công việc như: Huấn luyện máy tính thực hiện các nhiệm vụ dựa trên các dữ liệu và thuật toán Thu thập, phân tích và giải thích các bộ dữ liệu lớn, phức tạp Đưa ra xu hướng kinh doanh và thị trường,… Là một ngành mới, có nguồn nhân lực khan hiếm, trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành công nghệ thông tin hấp dẫn với mức lương cao nhất trong ngành. Các vị trí làm việc của ngành AI gồm: Kỹ sư/chuyên viên phát triển ứng dụng AI vào phần mềm Phát triển hệ thống tự động hóa và robot Kiến trúc sư mảng dữ liệu,…

IoT – Internet of things

Co hoi viec lam nganh tai chinh ngan hang ra sao? ai nen hoc tai chinh ngan hang

Internet vạn vật (IoT) là ngành nghề tạo ra sự giao tiếp, kết nối,giữa thiết bị công nghệ, máy tính, hệ thống thông tin, các hệ thống AI, các dịch vụ… Sinh viên tốt nghiệp ngành học này sẽ có khả năng vận hành các ứng dụng, thiết kế và phát triển các hệ thống từ dịch vụ phần mềm, hạ tầng, giao thức, các nền tảng phần mềm, mạng trong lĩnh vực IoT của các công ty công nghệ và các doanh nghiệp.

Đối với những bạn vừa yêu thích ngành công nghệ thông tin vừa có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh – kinh tế thì đây là chuyên ngành được đánh giá là thích hợp với các bạn nhất và khá thú vị. Đồng thời đây cũng một trong những chuyên ngành mới nhưng lại có  khả năng bứt phá mạnh mẽ cùng tiềm năng rất cao trong lĩnh vực phát triển nhân lực trong nhóm ngành công nghệ thông tin.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*