Đàn piano có tên gọi khác là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Đàn piano có tên gọi khác là gì?

Piano là tên gọi tiếng Anh của nhạc cụ này. Ở Việt Nam, do piano được du nhập vào Việt Nam từ phương tây nên người ta gọi piano là “Tây Dương Cầm” sau đó được gọi rút gọn thành Đàn Dương Cầm. Ở Trung Quốc người ta gọi piano với tên gọi là Cương Cầm.

Cần phân biệt đàn Dương Cầm trùng với tên gọi của đàn Tam thập lục của Trung Quốc. Do trùng hợp về phát âm nhưng không phải là piano. Nên Tam thập lục không phải là piano.

Tên gọi khác – tiền thân của đàn piano

Trước khi chính thức trở thành một nhạc cụ hoàn thiện- piano hiện đại như ngày nay. Piano đã trải qua khá nhiều sự cải tiến của các loại đàn trước kia. Vì thế, một số tên gọi vẫn giúp người ta liên tưởng đến đàn piano ở các giai đoạn trước. Hiện tại ít ai nhắc đến, nhưng là một người yêu mến piano chắc chắn các bạn cũng nên biết đôi nét về các tên gọi này.

Harpsichord: tên gọi xa nhất của piano, xuất hiện ở thế kỉ 15.

Clavichord: là tên gọi xuất hiện ở Tây Âu vào thời phục hưng và ở nước Đức đến tận thế kỷ 19.

Pianoforte: là sự cải tiến của Harpsichord vào năm 1709. Được gọi là Pianoforte, sau đó đến năm 1850 chính thức được đổi tên và gọi là piano như hiện nay.

Ngoài ra, ở Anh thì người ta cũng đã làm nên một chiếc piano với tên gọi là Dương cầm vuông.

Tuy có những đặc điểm khác nhau và chưa thống nhất và hoàn hảo như ngày nay. Nhưng các loại đàn và tên gọi trên đều đại diện và khiến ta liên tưởng đến chính cây piano ngày nay. Nói đúng hơn, đó là tên gọi của tổ tiên của nhạc cụ piano- vua của nhạc cụ ngày nay.

Đàn Piano là gì? Một số định nghĩa về đàn Piano

Âm nhạc đã trở nên gần gũi hơn với đời sống của con người ngày này, âm nhạc giúp con người sống chậm lại, cảm nhận những gì đẹp nhất của cuộc sống và nhạc cụ chính là yếu tố đóng góp một vai trò rất lớn đưa âm nhạc đến gần hơn với con người. Piano là một trong số những nhạc cụ như vậy.

Mặc dù, piano xuất hiện trong cuộc sống đã từ khá lâu và đa số chúng ta ít nhiều đều đã một lần được nghe những âm thanh phát ra từ piano. Song không phải ai cũng định nghĩa được đàn piano là gì? Đó cũng chính là lý do để bài viết kỳ này, chúng tôi dành thời gian nói về định nghĩa của đàn piano và một số loại đàn piano chính.

Đàn piano là gì? Định nghĩa về đàn PIANO

Đàn piano là một nhạc cụ thuộc bộ dây phím, trong đó âm thanh được phát ra khi búa đàn đánh vào dây, đây là một nhạc cụ sử dụng bàm phím, người chơi sẽ dùng đôi bàn tay chạm vào từng phím đàn để búa đàn đánh vào ra từ đó phát ra âm thanh.

Đàn piano được phát minh bởi Bartolomeo Cristofori, xuất hiện đầu tiên ở Italia vào khoảng thế kỉ thứ 16 và 17. Tiền thân của piano trước đó là đàn clavecin, đàn này dùng hệ thống máy gảy dây, sau một thời gian dài sử dụng và cải tiến, người chơi nhạc có được một cây đàn piano hoàn hảo để sử dụng như ngày nay.

Cấu tạo của đàn piano gồm có 6 bộ phận chính gồm: hộp đàn, bàn đạp, bộ cơ, dây đàn, bảng cộng hưởng và khung đàn.

Đàn piano trên thị trường hiện nay gồm có 2 loại chính là piano điện và piano cơ. Trong đó piano cơ được chia làm 2 loại là piano upright và piano grand.

Piano cơ là gì?

Đàn piano cơ hay còn gọi là dương cầm, là một nhạc cụ có kích thước lớn, nặng, được làm bằng chất liệu gỗ, đàn có khung ngang bên trong, đây sẽ được sử dụng vừa là hộp cộng hưởng, vừa là vị trí căng các dây. Đàn được thiết kế với dạng phím đan tắng và đen, âm thanh được tạo ra theo cơ chế cơ học. Vì hoạt động theo cơ chế cơ học nên âm thanh của đàn khá tự nhiên và đạt được độ chuẩn cao, đàn chơi mà không cần phụ thuộc vào nguồn điện.

Đàn piano Upright là gì?

Piano Upright hay còn gọi là piano đứng, là dòng đàn piano cơ mà các dây đàn được lắp ráp theo chiều dọc và búa đàn sẽ tác động vào dây từ phía bên cạnh của đàn. Chiều ngang của các cây đàn piano dòng này đều như nhau, còn chiều cao sẽ tùy từng loại mà có kích thước khác nhau, từ 90 cm đến 132 cm. Vì có phần khung đàn đứng thẳng dọc nên piano upright thích hợp sử dụng và lắp đặt trong những không gian hẹp, thường là sự lựa chọn của các gia đình.

Đàn piano grand là gì?

Piano grand hay còn gọi là piano nằm, dây đàn được thiết kế nằm ngang và bía đàn sẽ tác động lên dây đàn từ bên dưới. Trái ngược với piano upright, dòng đàn piano grand có chiều cao cố định, còn chiều dài của của đàn sẽ thay đổi tùy loại, từ 1.5m đến 2.7m. Kích thước của dòng đàn piano này khá lớn, âm thanh của đàn cũng tốt hơn, chính vì vậy mà giá thành của piano grand cũng cao hơn, đàn thích hợp bố trí ở những không gian lớn như: phòng hòa nhạc, nhà thờ, nhạc viện, nhà hát lớn,…

Đàn piano điện là gì? Định nghĩa về đàn piano điện.

Đàn piano điện hay thường gọi là digital piano là dòng đàn ra đời sau mô phỏng đàn piano cơ, kích thước của piano điện khá gọn nhẹ. Đàn sử dụng kỹ thuật số trong việc tạo ra âm thanh, các bộ phận như khung đàn, máy cơ, dây đàn, hộp gỗ được thay thế bằng vi mạch điện tử. Cũng chính vì vậy mà âm thanh của piano điện không có sự chân thật, sinh động và hấp dẫn như piano cơ.

Đây là một vài nét về 2 dòng đàn piano chính được sử dụng phổ biến hiện nay. Với giới hạn của một bài viết chúng tôi không thể chia sẻ cho bạn những thông tin cụ thể về đặc điểm của từng loại, song mong rằng những thông tin này phần nào cũng giúp bạn có thêm những kiến thức về nhạc cụ, đặc biệt là đàn piano.

Tên gọi khác của đàn piano: Harpsichord và Clavichord

Xuất hiện đầu tiên vào khoảng thế kỉ thứ XVI- XVII ở Ý. Piano lúc bấy giờ được gọi là Harpsichord và Clavichord. Harpsichor là một nhạc cụ có phím và dây. Trong đó dây được đánh bằng một mẩu lông quạ gắn ở cuối phím. Chúng có nhiều kiểu hình dáng và dạng gần giống như một chiếc Piano grand bây giờ. Còn Clavichord là một trong những nhạc cụ phím nhỏ nhất. Âm thanh đàn này được phát ra bằng dây. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Đây có thể coi là thủy tổ của chiếc đàn piano huyền thoại này.

Đàn độc huyền là tên gọi khác của đàn piano

Trước khi là một tinh tú trên bầu trời âm nhạc. Piano từng là một thứ không ai biết tới. Chúng vô danh và vô vị. Piano đầu tiên tại Hy Lạp được gọi là đàn độc huyền. Ở thời này, người ta sử dụng đàn piano không phải để tấu nhạc. Mà dùng để làm dụng cụ vật lí. Cũng như trợ lực thị giác cho các triết gia thời cổ đại.

Đàn Clavicorde là tên gọi khác của đàn piano

Chiếc đàn này ra đời từ các thầy tu hành tại một tu viện. Bằng cách tập hợp nhiều cây độc huyền lại với nhau. Khi tay ấn xuống phím, giá đỡ chạm vào dây đàn và sẽ phát ra âm thanh.

Đàn Clavicorde

Đặc điểm của chiếc đàn này mang dáng vóc của chiếc đàn piano cơ đương thời. Chúng có rất nhiều dây. Âm thanh đặc biệt được phát ra khi bạn gảy lông quạ vào dạy đàn. Chính vì thế mà cho ra âm rõ ràng, màu sắc và trong sáng hơn hẳn.

Đàn piano e forte

Bartolomeo Cristofori (người Ý) đã cải tiến chiếc clavecin thành chiếc gravicembalo col piano e forte (gọi tắt là piano). Ông thay các que gảy dây bằng các búa nhỏ đập vào dây. Đàn piano sau đó được các nhạc sĩ như J.S.Bach, W.A.Mozart, L.V.Beethoven tiếp nhận và thổi vào cho nó những giai điệu mê hoặc. Cùng với sự nhạy cảm về cường độ, âm thanh trong sáng, kiều diễm, nhiều sắc thái, các phòng hòa nhạc đã mở toang cửa đón nhận nó.

Trải qua thời kì lịch sử thăng trầm, đàn piano dần cải tiến. Và chính những giai đoạn không ai biết tới đã làm nên một kì tích hoàn vũ bây giờ. “Than đá qua áp lực sẽ thành kim cương”. Giống như việc cố gắng khẳng định bản thân trong cuộc sống này vậy.

Vì sao lại gọi “dương cầm”?

Trong tiếng Việt, một số loại nhạc cụ nguồn gốc phương Tây thường có hai, thậm chí ba, bốn tên gọi. Đó chủ yếu là những tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Anh – Pháp và tiếng Hán. Chẳng hạn, violon có tên gọi Hán Việt là vĩ cầm, guitar có tên gọi Hán Việt là Tây Ban cầm, accordion có tên gọi Hán Việt là phong cầm hoặc thủ phong cầm, pipe organ còn gọi là đại phong cầm, harmonica còn gọi là khẩu cầm. Tương tự, piano cũng có tên gọi Hán Việt là dương cầm.

Hầu hết các tên gọi Hán Việt này đều có thể giải thích được, chẳng hạn gọi Tây Ban cầm là vì đàn này có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Thậm chí, một số loại còn được gọi bằng tên tiếng Việt tương đương, chẳng hạn phong cầm còn gọi là đàn gió (ngoài ra, còn gọi là đàn xếp, theo hình dáng của nhạc cụ), khẩu cầm còn gọi là đàn môi.

Vậy, vì sao “vua của các loại nhạc cụ” piano lại được gọi là dương cầm? Trước hết, về yếu tố cầm. Trong tiếng Hán, cầm (bộ ngọc) là tên một loại đàn xưa của người Trung Quốc (đàn cầm), về sau chỉ đàn nói chung. Cầm là đàn dài ba thước sáu tấc, căng 7 dây. Còn sắt là đàn có 50 dây, sau đổi thành 25 dây. Người xưa coi hai loại đàn này là “nhã nhạc chính thanh” (âm thanh chính của nhã nhạc). Đàn sắt, đàn cầm hòa tấu nhịp nhàng được dùng để ví cho vợ chồng hòa hợp. Cho nên, “duyên cầm sắt” (hoặc sắt cầm) mà ta thường gặp trong thơ văn trung đại chính là “duyên vợ chồng”.

Vậy còn dương. Trong tiếng Hán, dương thuộc bộ thủy, nghĩa là “biển lớn”, như trong Thái Bình dương, Ấn Độ dương, Đại Tây dương, Bắc Băng dương. Ngoài ra, dương còn được dùng để chỉ nghĩa “của/thuộc về nước ngoài” (hàm nghĩa chỉ phương Tây), như trong dương nhân (người nước ngoài), dương hóa (hàng nước ngoài), Tây dương (phương Tây). Như vậy, dương cầm có thể hiểu là “đàn của nước ngoài”, cụ thể hơn là “đàn của phương Tây”.

Ngoài ra, piano còn được gọi là cương cầm, trong đó, cương có nghĩa là “thép”. Tuy nhiên, tên gọi này ít phổ biến và gần như không được sử dụng trong tiếng Việt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*