✅ Tiếng trung phồn thể ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

5/5 - (1 bình chọn)

Chữ Hán phồn thể

Chữ Hán phồn thể (繁體漢字 – Phồn thể Hán tự) hay chữ Hán chính thể (正體漢字 – Chính thể Hán tự) là bộ chữ Hán tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Thuật ngữ phồn thể hoặc chính thể được sử dụng để phân biệt với chữ Hán giản thể, một hệ thống chữ Hán được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949.

Chữ Hán phồn thể hiện vẫn được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Ma Cao và các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại ngoài Đông Nam Á. Chữ Hán giản thể chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia trong các ấn bản chính thức. Việc sử dụng chữ chính thể hay giản thể vẫn là một vấn đề tranh cãi kéo dài trong cộng đồng người Hoa. Người Đài Loan và Hồng Kông cho rằng, chữ giản thể của chính phủ Trung Quốc đại lục làm mất đi ý nghĩa đích thực của chữ Hán.

Hiện nay, nhiều tờ báo trực tuyến Trung Quốc ở nước ngoài cho phép người dùng chuyển đổi giữa cả hai thể.

Sự khác nhau giữa tiếng Trung phồn thể và chữ Hán giản thể

Khi học tiếng Trung bạn chắc chắn đã từng nghe qua chữ phồn thể và chữ giản thể. Vậy chữ phồn thể, giản thể là gì? Chữ phồn thể, giản thể khác nhau thế nào?

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với biết bao điều đa dạng và phức tạp, trong đó phải kể đến hệ thống chữ viết. Khi học tiếng Trung bạn chắc chắn đã từng nghe qua chữ phồn thể và chữ giản thể. Vậy chữ phồn thể, giản thể là gì? Chữ phồn thể, giản thể khác nhau thế nào?

1. Chữ phồn thể và giản thể là gì?

Cả 2 chữ này đều đọc là:
Hàn zì” có nghĩa là chữ hán.

Trước hết, phải nhớ rằng chữ Phồn thể hay Giản thể chỉ là hình thức chữ viết mà không liên quan gì đến phát âm cả.

Chữ Hán phồn thể (繁體漢字/正體漢字) hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều.

Hiện nay, chữ Phồn thể được dùng nhiều ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

Chữ Hán giản thể(简体字)cũng như tên gọi của nó là đơn giản hóa. Được xúc tiến từ sau Thế Chiến thứ II bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. So với chữ phồn thể thì chữ giản thể đã lược đi nhiều nét phức tạp tinh vi để chữ viết đơn giản dễ học hơn.

Chữ giản thể được dùng phổ biến ở Trung Quốc đại lục, Singapore, Malaysia hay trong các ấn phẩm giáo dục cho người nước ngoài.

2. Chữ phồn thể và giản thể khác nhau như thế nào?

Phồn thểHình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là bishun-1.gif
Giản thể
Kāi:mởTú:tranhLè:vuiXué: học

Chữ Hán truyền thống, hay còn gọi là “chữ Hán phồn thể”, bao hàm văn hóa và tư tưởng truyền thống của Trung Hoa. Mỗi ký tự là một câu chuyện. Khi nhìn mặt chữ ta cũng có thể nhìn thấy ý nghĩa của nó qua việc phân tích các bộ có mặt trong chữ.

Người dùng chữ Hán phồn thể có thể đọc được chữ Hán giản thể nhưng ngược lại thì rất khó.

Chữ Hán giản thể tuy có cấu tạo đơn giản hơn nhưng nó đã làm thay đổi ý nghĩa của chữ.

Ví dụ:

+ Chữ “thân” phồn thể dùng để chỉ tình thân trong gia đình đã bị lược bỏ bộ kiến ở bên phải, vậy là “thân bất kiến”, nghĩa là có gia đình nhưng lại không ngó ngàng đến.

+Chữ “ái” phồn thể bị bỏ đi bộ tâm ở giữa, vậy là “ái bất tâm” nghĩa là yêu mà không có trái tim.

3. Vậy nên học chữ phồn thể hay chữ giản thể?

Nếu bạn là người nước ngoài vừa bắt đầu học tiếng Trung thì bạn nên chọn học chữ giản thể vừa giúp bạn dễ học hơn lại đơn giản hơn rất nhiều so với chữ phồn thể. Sau khi học được chữ giản thể rồi nếu bạn cảm thấy thích thú với văn hóa và lịch sử Trung Hoa thì hãy nghiên cứu thêm chữ phồn thể nhé!

Nếu bạn làm việc ở Đài Loan hay Hong Kong thì nên học thêm chữ phồn thể để tiện cho công việc.

Bảng đối chiếu chữ phồn thể và giản thể

Các nước có Tiếng nói và Cách viết như dưới đây:

Khu VựcTiếng NóiCách Viết
Trung QuốcTiếng Trung tiêu chuẩn, tiếng địa phươngGiản Thể
Hồng KôngQuảng Đông, Tiếng Trung tiêu chuẩnPhồn Thể, Giản Thể
Đài LoanTiếng Trung chuẩn, Tiếng Phúc KiếnPhồn Thể
SingaporeTiếng Trung chuẩn, Tiếng Quan ThoạiGiản Thể
Ma CaoTiếng Quảng Đông (đa số)Giản Thể

TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ: TUỔI, SỐ ĐẾM, THỜI GIAN

TUỔI TÁC VÀ SỐ ĐẾM

1. TỪ VỰNG

今年 jīn nián: Năm nay 幾 jǐ: Mấy 歲suì: Tuổi 下周 xiàzhōu: Tuần sau 一定 yīdìng: Nhất định 生日 shēngrì: Sinh nhật 參加cānjiā: Tham gia 月 yuè: Tháng 號 hào: Ngày

2. MẪU CÂU:

你今年多少歲了?

Nǐ jīnniān duōshao suì le? Năm nay bạn bao nhiêu tuổi ?

我今年十八歲了。

Wǒ jīnniān shíbā suì le? Năm nay tôi 18 tuổi. 3. SỐ ĐẾM

  • 零 líng: 0
  • 一 yī: 1
  • 二 èr: 2
  • 三 sān: 3
  • 四 sì: 4
  • 五 wǔ: 5
  • 六 liù: 6
  • 七 qī: 7
  • 八 bā: 8
  • 九 jiǔ: 9
  • 十 shí: 10

Đối với các số từ 11 đến 19 ta đọc số 10 (十) trước rồi đọc các số từ 1 đến 9 phía sau. VD:

  • 十一 shí yī: 11
  • 十二 shí èr: 12
  • 十五 shí wǔ: 15

Đối với số tròn chục, ta đọc các số từ 1 đến 9 phía trước và đọc số 10 ở phía sau. VD:

  • 二十 èr shí: 20
  • 八十 bā shí: 80
  • 九十 jiǔ shí: 90

Số đếm hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn

  • 一百 yībǎi: 100
  • 一千 yīqiān: 1000
  • 一万 yīwàn: 10000 (1 vạn)
  • 一亿 yīyì: 100.000.000 (100 triệu)

THỜI GIAN

1. TỪ VỰNG

點 diǎn: thời gian 現在 xiànzài: bây giờ 打算 dǎsuan: dự tính 床 chuáng: giường 起床 qǐ chuáng: ngủ dậy, thức dậy 小時 xiǎoshí: giờ, tiếng 半 bàn: nửa, một nửa 睡覺shuì jiào: ngủ 早起 zǎoqǐ: dậy sớm 下午 xiàwǔ: buổi chiều

2. MẪU CÂU:

Câu hỏi thời gian:

現在幾點了?

Xiàn zài jǐ diàn le? Bây giờ mấy giờ rồi ?

午點了

Wǔ diǎn le 5 giờ rồi

打算 + Động từ (V): Định, dự định làm việc gì đó

VD:你打算幾點起床? Nǐ dǎsuan jǐ diǎn qǐ chuáng? Bạn dự định mấy giờ thức dậy ?

TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ: BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ

Tiếng trung phồn thể loại chữ truyền thống. Hiện đang được sử dụng phổ biến ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

I. Tìm hiểu Tiếng trung Phồn Thể:

Chữ Phồn Thể là loại chữ truyền thống. Hiện đang được sử dụng phổ biến ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Nếu bạn dự định du học Đài Loan, làm việc hay định cư lâu dài tại đây thì bạn cần tiếng Trung Phồn Thể.

Cùng với đó là mối quan hệ hợp tác Việt – Đài ngày càng phát triển. Việc này cho các công việc như: giáo viên, thông dịch viên,… phát triển. Mức thu nhập của các vị trí này khá tốt và sẽ tăng lên tùy vào năng lực làm việc.

Học tiếng Trung phồn Thể tốt sẽ giúp bạn có cơ hội giành học bổng du học Đài Loan. Nền giáo dục tại Đài Loan có chất lượng rất tốt trên thế giới. Được học tập tại đây sẽ giúp bạn phát triển bản thân một cách tốt nhất.

II. Từ vựng:

太陽穴 /tàiyángxué/ huyệt thái dương
喉嚨 /hóulong/ cổ họng
鼻子 /bízi/ mũi
瞳孔 /tóngkǒng/ đồng tử
睫毛 /jiémáo/ lông mi
臉 /liǎn/ mặt
肩膀 /jiānbǎng/ vai
嘴巴 /zuǐba/ miệng
嘴唇 /zuǐchún/ môi
眼皮 /yǎnpí/ mi mắt
眼球 /yǎnqiú/ nhãn cầu
舌頭 /shétou/ lưỡi
手掌 /shǒuzhǎn/ lòng bàn tay
腳跟 /jiǎogēn/ gót chân
耳鼓膜 /Ěr gǔmó/ màng nhĩ tai
小指 /xiǎozhǐ/ ngón út
胳膊肘 /gēbó zhǒu/ khuỷa tay
手 /shǒu/ tay
無名指 /wúmíngzhǐ/ ngón áp út
鼻孔 /bíkǒng/ lỗ mũi
腰 /yāo/ eo
背部 /bèibù/ lưng
中指 /zhōngzhǐ/ ngón giữa
食指 /shízhǐ/ ngón trỏ
指甲 蓋 /zhǐjia gài/ móng tay
腳趾 /jiǎozhǐ/ ngón chân
鼻腔 /bíqiāng/ xoang mũi
鼻樑 /bíliáng/ sống mũi
口 /kǒu/ miệng
牙 /yá/ răng
屁股 /pìgu/ mông
骨頭 /gǔtóu/ xương
骨盆 /gǔpén/ Xương chậu, khung chậu
肺 /fèi/ phổi
肝/gān/ gan
血液 /xuèyè/ máu
胃 /wèi/ dạ dày
心臟 /xīnzàng/ tim
大腸 /dàcháng/ ruột già
小腸 /xiǎocháng/ ruột non
盲腸 /mángcháng/ ruột thừa
恥骨 /chǐ gǔ/ xương mu
神經 /shénjīng/ thần kinh

MỘT SỐ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ

1 爬 → pá → Trèo

2 盜 → dào → Trộm

3 推 → tuī → Đẩy

4 破 → pò → vỡ nát

5 隨 → suí → Đi theo

6 拉 → lā → Kéo

7 逃跑// táo pǎo //Bỏ trốn;

8 滑 → huá → Trượt

9 趕 → gǎn → đuổi

10 藏 → cáng → Giấu

11 出 → chū → Đến

12 學 → xué → Học

13 勞動 → láo dòng → Lao động

14 撞見 → zhuàng jiàn → Gặp phải

15 不定 → bú dìng → Không biết

16 說 → shuō → Nói

17 愛 → ài → Yêu

18 聽 → tīng → Nghe

19 哭 → kū → Khóc

20 給 → gěi → Cho

21 等於 → děng yú → bằng; là; chẳng khác nào

22 發生 → fā shēng → phát sinh

23 演變 → yǎn biàn → diễn biến

24 發展 → fā zhǎn → phát triễn

25 生長 → shēng zhǎng → sinh trưởng

26 死亡 → sǐ wáng → chết; tử vong

27 存在 → cún zài → tồn tại

28 消滅 → xiāo miè → tiêu diệt

29 在 → zài → tại

30 有 → yǒu → có

31 想 → xiǎng → suy nghĩ

32 愛 → ài → yêu

33 恨 → hèn → hận

34 思考 → sī kǎo → suy nghĩ; xem xét

35 想念 → xiǎng niàn → nhớ nhung

36 打算 → dǎ suàn → dự định; lo liệu

37 喜歡 → xǐ huān → yêu thích

38 希望 → xī wàng → hy vọng

39 害怕 → hài pà → sợ hãi

40 擔心 → dān xīn → lo lắng

41 討厭 → tǎo yàn → thấy ghét

42覺得 → júe dé → cảm thấy

Gia sư ngoại ngữ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

GIA SƯ TIẾNG TRUNG ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*