✅ Chứng khó đọc ở trẻ em ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Đánh giá bài viết post

Chứng khó đọc

Chứng khó đọc là gì?

Chứng khó đọc là một dạng khó khăn trong học tập khá phổ biến, gây ra các vấn đề về đọc, viết và đánh vần. Chứng này không ảnh hưởng đến trí thông minh.

Chứng khó đọc là một thuật ngữ chung cho rối loạn đọc nguyên phát. Chẩn đoán dựa trên sự đánh giá trí tuệ, giáo dục, lời nói và ngôn ngữ, y khoa và tâm lý học. Điều trị chủ yếu là quản lý giáo dục, bao gồm việc giảng dạy về kĩ năng nhận dạng cấu trúc và thành phần của từ.

Chứng khó đọc là một loại rối loạn học tập. Rối loạn học tập bao gồm các vấn đề về đọc, toán học, đánh vần, ngữ pháp hoặc viết tay và hiểu biết hoặc sử dụng ngôn ngữ nói và không lời (xem Bảng: Các rối loạn học tập cụ thể thường gặp).

Không có định nghĩa chung trên toàn thế giới về chứng khó đọc; do đó, chưa được xác định được tỷ lệ mắc. Khoảng 15% trẻ em ở trường công mắc các vấn đề về đặc biệt về đọc; khoảng một nửa trong số này không có khả năng đọc sách kéo dài. Chứng khó đọc xuất hiện ở trẻ trai nhiều hơn so với trẻ gái, nhưng giới tính không phải là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh cho việc phát triển chứng khó đọc.

Một biểu hiện thường được cho là của chứng khó đọc là không có khả năng hiểu nguồn gốc của các nguyên tắc của ngôn ngữ. Trẻ em bị ảnh hưởng có thể gặp khó khăn trong việc xác định từ gốc và xác định các chữ cái ở trong từ theo những người khác.

Các vấn đề về đọc khác ngoài chứng khó đọc thường do khó khăn trong khả năng hiểu ngôn ngữ hoặc nhận thức thấp. Các vấn đề về nhận thức thị giác và chuyển động mắt không bình thường không phải là triệu chứng của chứng khó đọc. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể làm cản trở việc học từ.

Mức độ phổ biến của chứng khó đọc

Chứng khó đọc chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có thể không được phát hiện cho đến khi trưởng thành.

Nguyên nhân gây chứng khó đọc

Hội chứng khó đọc là một rối loạn ngôn ngữ, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gặp ở người trưởng thành. Nếu được phát hiện, can thiệp thích hợp thì người mắc chứng khó đọc có thể sinh hoạt, học tập như người bình thường.

Các vấn đề về thính giác thay vì thị giác được cho là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự giảm khả năng đọc. Các vấn đề xử lý ngữ âm gây ra sự thiếu hụt trong phân biệt, phối hợp, ghi nhớ và phân tích âm thanh. Chứng khó đọc có thể ảnh hưởng đến cả sự tổng hợp và sự hiểu biết về ngôn ngữ viết, vốn thường bị hạn chế bởi các vấn đề về ghi nhớ bằng lắng nghe, sự hình thành lời nói, và gọi tên hoặc tìm từ. Trẻ thường xuất hiện các yếu điểm trong ngôn ngữ nói.

Chứng khó đọc không liên quan tới trí thông minh mà liên quan tới một số gene làm nhiệm vụ kiểm soát sự phát triển của não bộ. Đây là tình trạng di truyền (yếu tố di truyền ảnh hưởng tới não và khả năng làm việc với các từ ngữ).

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng khó đọc gồm: Gia đình có tiền sử mắc chứng khó đọc, gặp vấn đề bất thường ở các bộ phận của não liên quan tới việc đọc. Ngoài ra, một số trường hợp có thể mắc phải chứng khó đọc sau khi bị chấn thương não hoặc đột quỵ.

Các lý thuyết sau đây không nên được xem là cạnh tranh, nhưng xem như là lý thuyết cố gắng giải thích những nguyên nhân cơ bản của một tập hợp các triệu chứng tương tự từ nhiều quan điểm nghiên cứu

Lý thuyết tiểu não

Lý thuyết khẳng định rằng có một rối loạn nhẹ tiểu não có thể gây ra chứng khó đọc. Tiểu não góp phần điều khiển động cơ trong cách phát âm của lời nói. Lý thuyết đề xuất rằng các vấn đề phát âm có thể đóng góp vào sự thâm hụt xử lý âm vị học có thể gây ra chứng khó đọc.

Lý thuyết thâm hụt âm vị học

Các nhà khoa học của lý thuyết này đề xuất rằng những người bị chứng khó đọc có một thao tác suy giảm âm thanh cụ thể, ảnh hưởng đến trí nhớ thính giác, nhớ từ, và kỹ năng kết hợp âm thanh khi tạo ra lời nói.

Lý thuyết xử lý thính giác nhanh chóng

Xác định rằng thâm hụt chủ yếu nằm trong nhận thức về âm thanh ngắn hoặc nhanh khác nhau.

Lý thuyết thị giác

Lý thuyết thị giác đại diện cho một quan điểm truyền thống của chứng khó đọc, như là kết quả của sự suy giảm thị lực tạo ra vấn đề khi xử lý thông tin từ các chữ cái và chữ từ một văn bản. Lý thuyết này không phủ nhận khả năng nguyên nhân khác của chứng khó đọc

Sinh lý bệnh

Chứng khó ngủ có tính gia đình. Trẻ có tiền sử gia đình có người có chứng khó đọc hoặc khó học thường có nguy cơ cao. Vì những thay đổi đã được xác định trong não của những người bị chứng khó đọc, các chuyên gia cho rằng kết quả của chứng khó đọc chủ yếu là do rối loạn chức năng của vỏ não do các bất thường phát triển thần kinh bẩm sinh. Trẻ có thể có các tổn thương ảnh hưởng đến sự hội nhập hoặc tương tác của các chức năng não cụ thể. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng chứng khó đọc có liên quan đến bán cầu não trái và dẫn tới việc mất chứng năng về những vùng não phụ trách liên quan đến ngôn ngữ (vùng vận động lời nói Wernicke) và âm thanh và vận động lời nói (vùng Broca) và trong những vùng kết nối trung tâm qua thùy thái dương bán cầu ưu thế. Sự giảm hoặc khiếm khuyết trong hồi đai, vùng chẩm trung gian, và bán cầu não phải gây ra các vấn đề nhận dạng từ. Nghiên cứu cho thấy hệ thống não bộ có một số khả năng kiểm soát để đáp ứng với quá trình tập luyện.

Các rối loạn đi kèm

Một số khuyết tật học tập thường xảy ra với chứng khó đọc tuy nhiên chưa xác định được chúng có cùng nguyên nhân về não bộ với chứng khó đọc hay không:

  • Dysgraphia —một rối loạn thể hiện chủ yếu thông qua việc tự văn bản hoặc đánh máy
  • Dyscalculia —một tình trạng thần kinh được đặc trưng bởi vấn đề với ý thức cơ bản về số lượng và sự kiện toán học. Thường những người có tình trạng này có thể hiểu được khái niệm toán học rất phức tạp và các nguyên tắc, nhưng có khó khăn khi lấy dữ kiện liên quan đến toán học cơ bản cộng và trừ.
  • Attention Deficit Disorder – ADHD: rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Cluttering – Nói lắp – lời nói bất thường cả về tốc độ và nhịp điệu, hiệu quả nói kém.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng của hội chứng khó đọc

Khó xử lý âm thanh là một trong các biểu hiện đặc trưng của hội chứng khó đọc

Chứng khó đọc có thể biểu hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu xuất hiện khi còn nhỏ. Tình trạng này có những biểu hiện đặc trưng gồm:

  • Chậm đạt các mốc phát triển: Trẻ mắc chứng khó đọc thường học bò, đi bộ, tập nói,… muộn hơn so với các bạn cùng lứa. Trẻ có thể phát âm sai các từ hoặc không phân biệt được các âm từ khác nhau;
  • Khó khăn khi học đọc: Trẻ thường gặp khó khăn khi phát âm, xử lý và hiểu cách phát âm của mỗi từ. Triệu chứng khó đọc có thể phát sinh khi người bệnh bắt đầu học các kỹ năng phức tạp hơn như ngữ pháp, đọc trôi chảy, phân biệt và sử dụng các cấu trúc câu, sử dụng các câu phức,…;
  • Khó khăn khi học viết: Người mắc chứng khó đọc có thể viết sai từ hoặc nhanh chóng quên đi cách viết của từ;
  • Khó xử lý âm thanh: Bệnh nhân gặp khó khăn khi xử lý âm thanh của những từ có nhiều âm tiết;
  • Triệu chứng khác: Mất nhiều thời gian ghi nhớ các chữ cái trong bảng chữ cái và cách phát âm chúng; gặp khó khăn trong việc phối hợp các hoạt động; khó tập trung, khó diễn đạt suy nghĩ của mình, dễ bị dị ứng, hen suyễnchàm da,…

Chứng khó đọc có thể biểu hiện như sau

  • Sản xuất phát triển ngôn ngữ
  • Những khó khăn trong liên kết lời nói
  • Khó khăn khi ghi nhớ tên của chữ cái, số và màu sắc

Trẻ em có vấn đề về ngữ âm thường gặp khó khăn khi trộn âm thanh, ngữ điệu, xác định các vị trí của âm thanh bằng từ, và phân đoạn từ thành các thành phần có thể phát âm. Trẻ có thể đảo ngược thứ tự của âm thanh bằng trong từ. Dấu hiệu sớm thường là chậm hoặc lưỡng lự trong việc chọn từ, thay thế từ hoặc đặt tên cho chữ cái và hình ảnh thường. Trí nhớ âm thanh ngắn hạn và khó khăn sắp xếp trình tự nghe được thường phổ biến.

Ít hơn 20% trẻ em bị chứng khó đọc có khó khăn về nhu cầu đọc sách. Tuy nhiên, một số trẻ nhầm lẫn các chữ cái và các từ với các cấu trúc tương tự hoặc gặp khó khăn trong việc chọn hoặc xác định các mẫu chữ và cụm từ (liên quan âm thanh – biểu tượng) trong từ. Việc đảo ngược hoặc nhìn nhầm có thể xảy ra, phổ biến nhất là do những khó khăn về tiếp nhận hoặc thu nhận khiến trẻ bị ảnh hưởng quên hoặc nhầm lẫn tên của các chữ cái và từ có cấu trúc tương tự; ví dụ, dtrở thành b,m trở thành w,h trở thành n,was trở thành saw,on trở thành no. Tuy nhiên, sự đảo ngược như vậy là bình thường ở trẻ < 8 tuổi.

Mặc dù chứng khó đọc là một vấn đề lâu dài, một số trẻ vẫn phát triển kỹ năng đọc sách bình thường. Tuy nhiên, những đứa trẻ khác không bao giờ đạt được mức độ biết chữ đầy đủ.

Các triệu chứng của chứng khó đọc khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn cũng như tuổi của từng cá nhân.:

Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo

Rất khó để có được một chẩn đoán chứng khó đọc trước khi đứa trẻ bắt đầu đi học, nhưng trẻ sẽ có những biểu hiện:

  • Sự chậm chạp trong lời nói.
  • Chậm học của các từ mới
  • Không tiếp nhận dữ liệu
  • Khó khăn khi thể hiện giọng điệu, nhịp điệu.
  • Ít kiến thức
  • Viết chữ đảo ngược.

Đầu tiểu học

  • Khó học bảng chữ cái hoặc thứ tự chữ cái
  • Gặp khó khăn khi kết hợp với các chữ cái và cách phát âm chữ cái đó.
  • Khó xác định hoặc tạo ra những từ có vần điệu.
  • Khó khăn để hiểu chữ viết
  • Khó đọc: đọc sót chữ (đắng – đắn), sót từ (cái ca – cái), đọc thêm chữ cái (cái ca – cái can), đọc thêm từ (cái – cái ca), đọc chệch từ (quả cam – quả com), đọc thiếu chữ cái (con – chon), đọc đảo lộn chữ cái (con – non, chí – híc)…

Cuối tiểu học

  • Chậm hoặc đọc không chính xác (mặc dù những người này có thể đọc đến một mức độ).
  • Đánh vần từ vựng rất yếu
  • Khó đọc thành tiếng, đọc chữ theo thứ tự sai, bỏ qua lời nói
  • Khó khăn khi hiểu ý nghĩa của từ riêng lẻ.
  • Trẻ em bị chứng khó đọc có thể không nhìn thấy (hoặc không nghe thấy) sự giống và khác nhau trong các chữ cái và các từ, có thể không nhận ra khoảng cách giữa các âm trong tiếng, tiếng trong từ.

Tuổi trung học và trưởng thành

Một số người bị chứng khó đọc có thể che giấu những điểm yếu của họ và thường ở mức độ có thể chấp nhận được hoặc có thể cải thiện tốt hơn nữa khi đến 16 tuổi). Nhiều học sinh cố gắng ở mức tối đa để khắc phục điểm yếu của mình.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về chứng khó đọc là người có chứng khó đọc sẽ viết chữ ngược. Trong thực tế, điều này chỉ xảy ra trong một nhóm nhỏ người mắc chứng khó đọc. Quan sát để đánh giá trí tuệ với người có chứng khó đọc thì tốt nhất là nên yêu cầu họ làm một bài viết.

Người mắc chứng này hay nhẫm lẫn các từ gần giống nhau ví dụ hoa – hao, oanh – hoanh….

Chẩn đoán và điều trị chứng khó đọc

Tư vấn tâm lý và hỗ trợ giảm bớt sự căng thẳng, tự ti của trẻ để kiểm soát chứng khó đọc

Chẩn đoán

  • Đánh giá việc đọc của trẻ
  • Đánh giá ngôn ngữ, lời nói và thính giác
  • Đánh giá tâm lý

Hầu hết trẻ bị chứng khó đọc không được phát hiện cho đến khi học mẫu giáo hoặc lớp 1, khi trẻ học các biểu tượng. Trẻ em có tiền sử về chậm tiếp thu hoặc sử dụng ngôn ngữ, những trẻ không tăng thêm khả năng khi học hết lớp 1, hoặc những trẻ không đọc ở mức độ mong muốn như khả năng về trí tuệ hoặc lời nói ở bất kỳ lớp nào cũng cần được đánh giá. Thông thường, chỉ điểm chẩn đoán tốt nhất là khả năng phản ứng của trẻ đối với các phương pháp đọc thông thường hoặc điển hình trong lớp 1, mặc dù vẫn có thể thấy được sự khác biệt về kỹ năng đọc ở cấp độ này. Chứng minh các vấn đề xử lý ngữ âm là cần thiết để chẩn đoán.

Trẻ bị nghi ngờ mắc chứng khó đọc nên trải qua các bài tập về đọc, nói và ngôn ngữ, thính giác, nhận thức và tâm lý để xác định điểm mạnh và điểm yếu của chúng và cách học ưa thích của trẻ. Những đánh giá trên có thể được yêu cầu từ nhân viên nhà trường bởi giáo viên hoặc gia đình của trẻ dựa trên Đạo luật Giáo dục Cá nhân Khuyết tật (IDEA), luật giáo dục đặc biệt cơ bản của Hoa Kỳ. Các kết quả đánh giá sau đó hướng dẫn cách tiếp cận giảng dạy hiệu quả nhất.

Cần có bài kiêm tra đánh giá toàn diện khả năng nhận biết và phân tích từ, thông thạo, đọc hoặc nghe hiểu, và mức độ hiểu biết về từ vựng và quá trình đọc của trẻ.

Đánh giá lời nói, ngôn ngữ và thính giác, đánh giá ngôn ngữ nói và các thiếu hụt trong việc xử lý ngữ âm (chi tiết âm thanh) của ngôn ngữ nói. Các chức năng tiếp nhận và biểu cảm cũng được đánh giá. Kiểm tra jhả năng nhận thức (ví dụ, chú ý, trí nhớ, lý luận) được.

Đánh giá về tâm lý giải quyết những lo ngại về tình cảm có thể làm trầm trọng thêm chwsngkhos đọc của trẻ. Tiền sử gia đình có các rối loạn tâm thần và các vấn đề và cảm xúc cũng được ghi nhận.

Các bác sĩ nên đảm bảo rằng trẻ có tầm nhìn và thính giác bình thường, thông qua kiểm tra tầm nhìn hoặc thính lực cho trẻ. Các đánh giá về thần kinh có thể giúp phát hiện các đặc điểm thứ yếu (như sụ phát triển thần kinh không hoàn chỉnh hoặc các bất thường thần kinh) và loại trừ những rối loạn khác (ví dụ, động kinh).

Điều trị

  • Can thiệp giáo dục

Điều trị bao gồm các can thiệp về giáo dục, bao trực tiếp và gián tiếp về nhận dạng từ và các thảnh phần của từ.

Hướng dẫn trực tiếp bao gồm việc giảng dạy kỹ năng phát âm cụ thể tách biệt với hướng dẫn đọc khác. Hướng dẫn gián tiếp bao gồm việc tích hợp các kỹ năng ngữ âm vào các chương trình đọc. Hướng dẫn có thể dạy cách đọc toàn bộ từ hoặc cách tiếp cận toàn ngôn ngữ hoặc bằng cách làm theo một trình tự các kỹ năng từ đơn vị âm thanh đến từ rồi đến câu. Các phương pháp tiếp cận đa giác quan bao gồm học toàn bộ từ ngữ và tích hợp các hình ảnh, thính giác và xúc giác để giảng dạy âm thanh, từ và câu.

Hướng dẫn kỹ năng từng phần bao gồm dạy trẻ cách ghép các âm thanh để tạo thành từ, phân đoạn từ thành các phần, và xác định vị trí các âm thanh trong từ. Các kỹ năng từng phần để đọc hiểu bao gồm xác định ý tưởng chính, trả lời các câu hỏi, phân biệt các dữ kiện và chi tiết, cuối cùng có thể đọc được từ đó. Nhiều trẻ thấy có ích từ việc sử dụng máy tính để giúp tách từ ra với văn bản mẫu hoặc cho việc soạn thảo văn bản.

Các chiến lược củng cố như sử dụng sách ghi âm thanh và máy ghi âm kỹ thuật số, có thể giúp trẻ ở các lớp tiểu học sau này nâng cao trình độ hiểu khi tiếp tục phát triển kỹ năng đọc.

Các biện pháp điều trị khác (ví dụ hướng dẫn tập luyện về thị giác, thính giác, nhận thức) và điều trị bằng thuốc chưa được chứng minh và không được khuyến cáo.

Điều trị và thuốc

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra cách nào để loại bỏ các bất thường tiềm ẩn của não bộ gây ra chứng khó đọc bằng thuốc. Tuy nhiên, phát hiện bệnh từ sớm và đánh giá bệnh tình sẽ xác định các nhu cầu đặc thù và biện pháp điều trị phù hợp để có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Những điểm chính

  • Chứng khó đọc liên quan đến việc đọc khó, phát triển và hiểu ngôn ngữ viết; cũng có thể có vấn đề với trí nhớ âm thanh, vận động lời nói, và đặt tên hoặc tìm từ.
  • Chứng khó đọc có thể là kết quả của những bất thường phát triển thần kinh bẩm sinh ảnh hưởng đến vùng não bán cầu trái chịu trách nhiệm về sự liên kết ngôn ngữ, vận động âm thanh và lời nói, một hoặc nhiều kết nối trung tâm giữa các khu vực này.
  • Trẻ có thể chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng đôi khit hướng dẫn ban đầu không có khả năng đáp ứng với hướng dẫn đọc thông thường trong các lớp tiểu học sớm.
  • Loại trừ những rối loạn về nhận thức, tâm lý, thính giác và thị giác.
  • Nhiều can thiệp giáo dục đã được sử dụng.

Cách kiểm soát chứng khó đọc

Chứng khó đọc thường khó chẩn đoán, điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ kịp thời từ trường học và gia đình thì trẻ mắc phải hội chứng này có thể cải thiện đáng kể. Việc kiểm soát chứng khó đọc ở trẻ em thường gồm các biện pháp như:

  • Phát triển chương trình học phù hợp riêng với trẻ;
  • Trẻ mắc chứng khó đọc có thể được sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập, khai thác trên các giác quan khác như thị giác, thính giác, xúc giác;
  • Tư vấn tâm lý, hỗ trợ để giảm bớt sự căng thẳng, tự ti của trẻ, có thể cho thêm thời gian trong các kỳ thi cho những trẻ mắc chứng khó đọc;
  • Cha mẹ cần phát hiện vấn đề của trẻ càng sớm càng tốt, thực hành đọc to với trẻ, khuyến khích trẻ đọc nhiều sách hơn, thường xuyên hơn;
  • Đánh giá, xác định các lĩnh vực mà người mắc chứng khó đọc có khả năng làm tốt hơn, hỗ trợ họ phát triển, thực hiện các công việc về thế mạnh;
  • Các mẹo khác: Quản lý thời gian tốt hơn bằng cách chia công việc thành các phần nhỏ; sử dụng công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói; sử dụng các công cụ ghi chú trực quan (bôi màu cho những luận điểm quan trọng trên văn bản); làm việc trong một không gian yên tĩnh, sử dụng nút tai chống ồn nếu cần thiết để hạn chế sự xao lãng.

Nếu không được điều trị, chứng khó đọc có thể khiến trẻ mất tự tin, lo lắng, hiếu chiến, không giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh, ngăn cản sự phát triển các tiềm năng của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy, cần phát hiện sớm để điều trị chứng khó đọc bằng các lộ trình giáo dục. Do đó, nếu thấy con, em mình gặp khó khăn khi đọc, viết, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và có sự can thiệp phù hợp, tích cực.

Những điều cha mẹ có thể làm để cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ mắc chứng khó đọc

Các bậc cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con trẻ thành công. Thực hiện theo từng bước sau đây để cải thiện tình trạng bệnh ở con trẻ:

Phát hiện ra bệnh của con từ sớm

Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc chứng khó đọc, hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay. Sự can thiệp càng sớm càng tăng khả năng cải thiện bệnh thành công.

Đọc lớn cho con trẻ tập nghe

Tốt nhất là bạn nên bắt đầu đọc lớn để con rèn luyện khả năng nghe khi mới được 6 tháng tuổi hoặc thậm chí nhỏ hơn nữa. Bạn hãy thử nghe những quyển sách kèm ghi âm cùng với con nhỏ. Khi con đã đủ tuổi và có thể nghe hiểu, bạn hãy đọc truyện cùng con.

Nên có sự giáo dục phù hợp với người mắc chứng khó đọc

Bàn bạc riêng với trường học của con

Nói chuyện với giáo viên của con về việc môi trường học đường sẽ giúp trẻ em thành công như thế nào. Cha mẹ chính là những người ủng hộ tốt nhất của con trẻ.

Khuyến khích tăng cường thời gian tập đọc

Hãy khuyến khích trẻ thay vì tạo áp lực

Để nâng cao kỹ năng đọc, một đứa trẻ cần phải tập đọc nhiều lần. Khuyến khích con đọc tài liệu in hoặc sách sẽ tốt hơn là đọc các sản phẩm online.

Làm gương cho con trẻ

Bạn hãy dành ra một khoảng thời gian để đọc một cuốn sách hoặc tài liệu khi con cũng đang tập đọc mỗi ngày, bởi đây sẽ là tấm gương tốt để con trẻ làm theo và học hỏi. Đồng thời, qua đó bạn có thể chỉ cho con thấy việc đọc sách sẽ mang lại nhiều niềm vui.

Chứng khó đọc là một căn bệnh khó hiểu và chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm thì vẫn có thể điều trị bằng các lộ trình giáo dục.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù hầu hết trẻ em đã sẵn sàng để học đọc ở trường mẫu giáo hoặc lớp một, nhưng trẻ mắc chứng khó đọc thường không thể nắm bắt vào thời điểm đó. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần nhi hoặc chuyên viên tâm lý nhi và chuyên viên về âm ngữ trị liệu nếu mức độ đọc của trẻ dưới mức dự kiến ​​so với bạn cùng lứa hoặc nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu khó đọc khác ở trẻ.

Khi chứng khó đọc không được chẩn đoán và điều trị, khó khăn trong việc đọc và học tập ở trẻ sẽ tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Biến chứng

Chứng khó đọc có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm:

  • Khó khăn học tập. Đọc là một kỹ năng cơ bản cho hầu hết các môn học khác. Một đứa trẻ mắc chứng khó đọc gặp bất lợi khi học và có thể gặp khó khăn trong việc theo kịp các bạn cùng trang lứa.
  • Vấn đề xã hội. Nếu không được điều trị, chứng khó đọc có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, các vấn đề về hành vi, lo lắng, hung hăng và xa lánh bạn bè, cha mẹ,  giáo viên.
  • Vấn đề khi trưởng thành. Không có khả năng đọc và hiểu có thể ngăn trẻ phát huy tiềm năng của mình khi lớn lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến giáo dục, xã hội và kinh tế lâu dài.

Trẻ mắc chứng khó đọc có nguy cơ mắc chứng rối loạn thiếu tập trung/hiếu động thái quá (ADHD) và ngược lại. ADHD có thể gây khó khăn trong việc duy trì sự chú ý cũng như sự hiếu động và hành vi bốc đồng. Chứng khó đọc có thể khó điều trị hơn.

Vì sao cần phải can thiệp sớm?

Trẻ mắc chứng khó đọc được giúp đỡ thêm ở trường mẫu giáo hoặc lớp một thường sẽ cải thiện kỹ năng của mình. Những can thiệp này giúp trẻ đảm bảo việc học ở các bậc sau.

Với trẻ không được can thiệp sớm, mãi cho đến các lớp sau này, chúng vẫn có thể gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng cần thiết để đọc tốt. Trẻ có thể bị tụt hậu về mặt học tập, không bắt kịp bạn cùng lứa và các vấn đề tâm lý sẽ phát sinh.

Một đứa trẻ mắc chứng khó đọc nghiêm trọng có thể không bao giờ đọc như bình thường được. Tuy nhiên, trẻ có thể cải thiện việc đọc bằng các kỹ năng hay giác quan khác và phát triển những chiến lược để nâng cao thành tích học tập.

5 công cụ có thể hỗ trợ trẻ mắc chứng rối loạn đọc

Cây cầu vồng

Trẻ có thể sử dụng dụng cụ này để nhìn qua để giúp đọc và viết, các màu khác nhau rất hữu ích vì giúp lọc ra các màu mà trẻ nhìn thấy. Màu sắc này có thể thay đổi thường xuyên khi trẻ còn nhỏ, vì vậy đủ các màu sắc sẽ rất phù hợp cho trẻ nhỏ.

Một khía cạnh khác có thể là chứng khó đọc có chữ viết tay xấu và có thể mất nhiều thời gian hơn để học cách cầm thiết bị viết. Cả hai sản phẩm hỗ trợ viết và đệm mút đều có thể giúp trẻ cải thiện vấn đề này.

2. Định vị tay cầm bút

3. Đệm mút

Đệm mút đủ mềm để tạo sự thoải mái nhưng đủ chắc để giữ cho cây viết được cố định định.

4. Lạc đà logic và các thẻ mẫu

Những con lạc đà logic và thẻ trình tự này có thể giúp huấn luyện những đứa trẻ mắc chứng rối loạn đọc sắp xếp theo trình tự và kiểm tra chúng sau khi hoàn thành.

Những con lạc đà logic có thể được sử dụng để giúp dạy về hình dạng, kích thước và màu sắc cũng như các nhiệm vụ toán học đơn giản như cộng và trừ, giúp trẻ phân loại theo màu sắc, kích thước và trọng lượng, đếm và tạo ra các mẫu và chuỗi trở nên thú vị.

5. Học cách chơi xổ số “tìm hiểu thòi gian ”

Trẻ em từ 5-9 tuổi có thể thực hành kỹ năng kể thời gian của mình với trò chơi xổ số đơn giản này. Người chơi lần lượt chọn các thẻ hiển thị các hoạt động hàng ngày và ghép chúng với thẻ chơi của họ. Trò chơi có hiển thị thời gian kỹ thuật số và thời gian tương tự, có thể khuyến khích trẻ nói to. Các hình minh họa vui nhộn là một cách thú vị để khuyến khích trẻ trò chuyện.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*