
Mục Lục
Vì sao bé chậm nói?
Trẻ chậm nói là khả năng nói của trẻ chậm hơn so với mốc mốc phát triển bình thường.
Có đến khoảng 20% trẻ em chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói.
Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia.
Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh lý
Có thể do trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng (chẳng hạn như mất thính lực,…); hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).

Nguyên nhân tâm lý
Có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra,… làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.
Tự kỷ
Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.

Trẻ chậm nói được chia thành hai dạng là chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – chứng tự kỷ. Cùng Trí tuệ trẻ em tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm nói của từng dạng nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần là khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ của trẻ bị hạn chế. Vốn từ của trẻ ít dẫn đến việc khó diễn tả ý muốn của mình với người khác. Mặt khác trẻ vẫn hiểu những điều mà mọi người nói và thực hiện được những mệnh lệnh đơn giản khi được giao.
Trẻ chậm nói đơn thuần các mặt vận động, thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường, trẻ có thể giao tiếp bằng mắt, vận động như trẻ bình thường. Nguyên nhân trẻ chậm nói do rất nhiều lý do gây nên, dưới đây là một số nguyên chủ yếu gây tình trạng chậm nói của trẻ.
Do yếu tố bệnh lý của trẻ chậm nói đơn thuần

Có một số bệnh lý là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói như:
- Do dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
- Do một số vấn đề về thính lực khiến trẻ không nghe thấy hoặc khả năng nghe kém, đó cũng là nguyên nhân trẻ chậm nói dẫn đến những khó khăn trong việc nghe, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
- Trục trặc trong vòm miệng như dính thắng lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói.
- Các bệnh về não như chấn thương sọ não, viêm não,… Khi não bộ bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng của một số vùng. Trẻ tổn thương não có thể bị một hoặc nhiều dạng rối loạn ngôn ngữ, hoạt động, hành vi.

Do môi trường sống của trẻ
Nguyên nhân trẻ chậm nói tiếp theo là do các bậc phụ huynh cho trẻ xem quá nhiều tivi, các thiết bị di động như iphone, ipad… có thể làm giảm thời gian vận động của trẻ, giảm tương tác xã hội và cơ hội phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra nó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính cách của bé như tính cách nóng nảy, bốc đồng, khó kết bạn,…
Theo hiệp hội Nhi khoa của Mỹ, Anh cũng khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không được xem TV. Bởi ti vi phát ra sóng, sóng này làm giảm khả năng hoạt động của máu trong não, khiến bé chậm chạp hơn so với bình thường.
Trẻ học ngôn ngữ thông qua việc bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Khi trẻ phát triển trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ có thể khiến trẻ mất rất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu được ngôn ngữ của những người xung quanh.
Do đó, việc sống trong môi trường đa ngôn ngữ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. Trong quá trình phát triển chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là nguyên nhân trẻ chậm nói so với lứa tuổi.
Việc bỏ mặc không quan tâm dạy dỗ của cha mẹ, trẻ sống trong gia đình ít có sự giao tiếp giữa các thành viên, khiến cho trẻ ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.

Do vấn đề về tâm lý của trẻ
Trong quá trình phát triển trẻ gặp phải cú sốc về tâm lý khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bực bội hoặc lo sợ, khóc lóc, khó ngủ hoặc gặp ác mộng, hay giật mình, không giao tiếp với mọi người xung quanh.
Trẻ sống trong gia đình có anh chị lớn, đòi hỏi gì thì được lấy, được cưng chiều quá mức, chỉ cần nhìn vào đồ vật mình thích là được đưa cho. Điều này có thể là nguyên nhân trẻ chậm nói hoặc lười nói chuyện với mọi người xung quanh.
Trẻ bị ngược đãi trong thời gian dài khiến cho tâm trạng của trẻ luôn sợ hãi, trẻ tự thu lại với thế giới xung quanh và không giao tiếp với mọi người.

Do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – chứng tự kỷ
Trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – chứng tự kỷ, ngoài những biểu hiện của chậm nói đơn thuần trẻ còn có thêm một số biểu hiện như khả năng hiểu lời của trẻ không tốt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hành vi bất thường, khó hòa nhập, không thích người khác động vào người.
Khi trẻ có nhiều biểu hiện cùng một lúc cha mẹ nên đưa con đến cơ sở chuyên khoa để làm bài test tâm lý. Nguyên nhân trẻ chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển của não bộ – chứng tự kỷ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Trẻ chậm nói do tự kỷ
Trẻ tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển xuất hiện sớm trong những năm đầu đời của trẻ. Nguyên nhân là do trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp như: không nhìn mặt người đối thoại, không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thể.

Trẻ nói không phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ nhắc lại câu được hỏi, nói nhại, nói vọng, câu nói của trẻ có ngữ đơn điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường.
Trẻ bị chậm nói do bại não
Não là trung tâm điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể như chức năng cảm giác, chức năng ngôn ngữ, chức năng vận động, chức năng tư duy. Bệnh bại não là một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ không thể thực hiện được chức năng mà vùng não đó điều khiển một cách bình thường được.
Trẻ bị bại não thường gặp các bệnh như chậm phát triển tâm thần, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác, là nguyên nhân trẻ chậm nói.
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Biểu hiện thường thấy của việc chậm phát triển trí tuệ là gặp các vấn đề trong giao tiếp như: chậm nói, không có ngôn ngữ nói, trẻ gặp khó khăn trong việc bắt đầu và duy trì cuộc hội thoại. Trẻ không hiểu những câu hỏi người khác đưa ra.

Do trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Chậm phát triển ngôn ngữ cũng là một trong những nguyên nhân trẻ chậm nói. Những nguyên nhân có thể gây ra chậm phát triển ngôn ngữ là do hoạt động bất thường của não bộ hoặc rối loạn trong quá trình học tập học.
Trẻ gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh và lời nói, việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hoặc hiểu những gì người khác nói. Các vấn đề về chậm phát triển ngôn ngữ và lời nói ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
Dấu hiệu chậm nói ở trẻ

Một số dấu hiệu chỉ báo ở trẻ chậm nói có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ:
7 tháng tuổi: Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh
12 tháng tuổi:
- Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, cũng không quan tâm đến thế giới xung quanh.
- Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
- Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
- Không phản ứng khi được gọi tên.

24 tháng:
- Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ. Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, cũng nói được những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ trở lên.
- Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn
- Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
- Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
- Khi biết chơi. Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
3 tuổi:
- Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
- Không thể ghép các từ thành câu ngắn , không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
- Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu, Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
- Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
- Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.
4 tuổi:
- Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
- Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
- Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Dấu hiệu điển hình cảnh báo trẻ chậm nói

Thế nào là chậm nói ở trẻ?
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.
Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).
Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

Trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gì?
Theo các nghiên cứu thống kê, có khoảng 1/5 trẻ em gặp phải tình trạng nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa khác. Một số trẻ thậm chí còn xuất hiện biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình mà trẻ muốn nói.
Trẻ chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ tập nói bằng những cử chỉ hoặc âm thanh, cần phải dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với trẻ mỗi ngày.
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế. Đôi khi, trẻ chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Những rắc rối thường đi kèm với trẻ chậm nói có thể kể đến như: mất thính lực, chậm phát triển trong các lĩnh vực khác hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ trẻ em. Chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, chỉ có thể được chẩn đoán khi trẻ đến tuổi đi học.

Nếu trẻ có các biểu hiện chậm nói nêu trên, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của trẻ. Kể cả trường hợp trẻ trông có vẻ nghe tốt cũng không được chủ quan, vì đa số trẻ em rất giỏi đoán biết dựa vào hình ảnh và cử chỉ của người lớn. Khiếm khuyết về khả năng nghe cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên chờ đợi và hy vọng trẻ sẽ tự vượt qua khiếm khuyết. Cần phải đưa trẻ đến khám chuyên khoa nếu nghi ngờ về sự phát triển ngôn ngữ của con. Trẻ chậm nói hoặc có bất thường ngôn ngữ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ khá hiệu quả.
Nếu trẻ có vấn đề về ngôn ngữ, như trẻ bị chậm nói hoặc rối loạn ngôn ngữ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có thể tìm được nguyên nhân chính xác cho tình trạng chậm nói của bé để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, ở giai đoạn này bé có thể gặp phải một số vấn đề khác nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài về sau vĩnh viễn.
- Chậm vận động: các kỹ năng vận động thô, vận động tinh của bé chậm, chậm bò, chậm đứng có thể là dấu hiệu của sự rối loạn về thần kinh rất nguy hiểm.
- Các vấn đề về còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lên cân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng không cân bằng.
- Chậm mọc răng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là răng vĩnh viễn mọc lệch.

Trẻ chậm nói và lý do không thể ngờ tới
Bước qua hai tuổi, nhiều trẻ không biết nói, không chịu nói và không phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con mình tự kỷ, khi đến khám tại Trung tâm mới “ngã ngửa” ra biết con mình mắc chứng bệnh suy giảm thính lực.
Chậm nói đến từ nhiều nguyên nhân
Bé Thỏ – cô con gái thứ 2 của chị Thanh năm nay đã 2 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ quen thuộc. Mẹ của bé Thỏ cảm thấy lo lắng về vấn đề chậm nói của cô con gái thứ 2 của mình, bởi chị đã có kinh nghiệm quan sát sự phát triển ngôn ngữ của cô con gái đầu tiên. Lo lắng con có thể bị tự kỷ, chị đưa con đến các phòng khám chuyên khoa tâm lý để đánh giá. Các bác sĩ nhận định con không bị tự kỉ và chị cho con đi học mầm non sau nửa năm vẫn không thấy con nói nhiều thêm. Trong một lần đưa con đi khám tại Trung tâm thính học và Trị liệu ngôn ngữ, cả gia đình gần như không thể tin được khi các bác sĩ thông báo con mình bị nghe kém. Đây chính là “thủ phạm” gây ra việc chậm nói của bé Thỏ.
Bé Nguyễn Huy Nam (3 tuổi, Thanh Hóa) được gia đình đưa đến khám với lý do cháu chưa biết nói, mặc dù cháu đã 3 tuổi. Chị Ngọc-mẹ bé Huy Nam có chia sẻ: “Ban đầu, gia đình chỉ nghĩ con chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa, chờ một thời gian nữa con sẽ nói thôi. Cả nhà lại hy vọng chờ thêm một thời gian nữa. Chúng tôi cũng mua rất nhiều tranh, ảnh và đồ chơi để dạy con nhưng con vẫn không có tiến bộ. Như có cái gì đó mách bảo, gia đình chúng tôi lấy quyết tâm đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương khám xem con có vấn đề gì không. Lúc nghe bác sĩ đọc kết quả con bị nghe kém, chúng mới tôi hiểu nguyên nhân khiến con chậm nói chính là do con bị suy giảm sức nghe ở mức độ nặng”. Chị Ngọc vừa nói vừa khóc vì vừa thương con vừa trách bản than đã quá chủ quan không mang con đi khám sớm hơn.
Hai gia đình trên chỉ là hai trường hợp điển hình trong số rất nhiều gia đình với tư tưởng chờ đợi “rồi con sẽ biết nói hết”. Hậu quả dẫn đến là chính cha mẹ đã đánh mất “thời gian vàng” của trẻ để phát triển ngôn ngữ, gây khó khăn cho trẻ khi giao tiếp và hòa nhập với cuộc sống khi trẻ lớn lên.

ThS, BS Lại Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Thính học & Trị liệu ngôn ngữ, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, hiện nay có khá nhiều trẻ đến khám tại bệnh viện với lý do chậm nói. “Chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Chậm nói có thể là biểu hiện của trẻ mắc tự kỷ hoặc là biểu hiện của sự trì trệ của vùng ngôn ngữ trên não bộ dù trí tuệ và tâm lý của trẻ bình thường. Có những bé bị bệnh bại não, chậm phát triển trí tuệ cũng dẫn đến chậm nói. Và đặc biệt có những bé bị nghe kém thì chắc chắn chậm nói hoặc thậm chí không có ngôn ngữ tùy vào mức độ nghe kém”, BS Hà nói.
Do đó, tại các bệnh viện trên thế giới cũng như tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, việc đầu tiên khi thăm khám các cháu bé chậm nói, các bác sĩ sẽ đo thính lực của các bé để loại trừ các nguyên nhân gây ra chậm nói là do thính lực hay do có vấn đề về bại não hay chậm phát triển trí tuệ.
Theo dõi mốc chậm nói để can thiệp sớm cho trẻ
Theo BS Hà, việc sàng lọc sức nghe cho các bé sơ sinh là một tiêu chí không thể bỏ qua tại các cơ sở sản khoa. Do đó, BS Hà khuyến cáo, các gia đình nên cho con đi khám sàng lọc sức nghe khi các bé có những biểu hiện bất thường như: trẻ được 3-4 tháng tuổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh; không phát ra âm thanh gừ gừ.
Đến mốc 5-12 tháng, trẻ không phản ứng hoặc quay đầu về phía có âm thanh phát ra; không tìm cách giao tiếp với người khác; không biết nói một từ nào, không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay; không phản ứng khi được gọi tên; không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “chào bé” và “bai bai ”; không quan tâm tới thế giới xung quanh.
Ở mốc phát triển từ 15-18 tháng, các bố mẹ cũng đặc biệt lưu ý khi trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”; không nói được từ nào; không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi, không chỉ vào vật mình thích và ngước nhìn bạn; không thể chỉ vào vài bộ phận của cơ thể (ví dụ đầu, mắt, mũi) khi được yêu cầu.
“Giai đoạn này, trẻ chưa thể nói được sáu từ; không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn, chưa nói được các từ đơn giản như “mẹ”, “bế”; không hiểu các mệnh lệnh đơn giản, ví dụ “Đừng sờ vào!”; không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi “Cái gì đây?”, “Dép bé đâu?” thì các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ đi khám sớm”, BS Hà nói.
BS Hà cũng lưu ý bố mẹ quan sát con khi trẻ bước sang tháng thứ 24 mà vốn từ tăng chậm; chưa nói nổi 15 từ; không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác; không thể thực hiện những cuộc hội thoại đơn giản, không dùng lời nói để giao tiếp, không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn… Từ 25-35 tháng, không nói được câu đơn giản có 2-4 từ; không thể gọi tên vài bộ phận của cơ thể; không biết đặt các câu hỏi đơn giản; không ai trong gia đình có thể hiểu bé.
Ở giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ có những biểu hiện không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ); không thể ghép các từ thành câu ngắn (ví dụ “Mẹ giúp con”,” Muốn uống nữa”); không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn (ví dụ “Lấy giầy của con và đặt lên giá”, “Trưa nay con muốn ăn gì?”; lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu; không đặt câu hỏi; ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện; không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác; đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ…
BS Hà nhấn mạnh, độ tuổi từ 3 tháng – 2 tuổi, khoảng 1/5 trẻ em có thể có dấu hiệu chậm nói, nhưng nhiều trẻ trong số đó sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên. Với những trẻ nghe kém ở mức độ nhẹ, chúng phát triển ngôn ngữ cũng như hiểu lời ở độ tuổi nhỏ như các bạn khác nhưng chúng bắt đầu gặp khó khăn khi đến tuổi đến trường vì chúng rất khó nghe trong các môi trường ồn và khoảng cách xa. Hoặc, có những bé sinh ra được sàng lọc ốc tai với kết quả bình thường nhưng trong quá trình lớn lên sức nghe của bé mới bị giảm sút.
“Sự quan tâm và để ý của cha mẹ vô cùng quan trọng với các bé. Bởi không ai khác, chính bố mẹ mới là người cảm nhận được những bất thường của con mình đầu tiên. Do đó, nếu có bất kì dấu hiệu nào bất thường như trên, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con”, BS Hà chia sẻ.
Cách giúp trẻ chậm nói
Diễn tả thành lời những việc bạn làm: Điều này đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Việc giải thích cho bé bạn đang làm gì sẽ giúp con mở rộng vốn từ và gắn kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống. Ví dụ bạn có thể nói “Mẹ lấy chuối cho Minh ăn nhé”, “Minh mặc áo ấm, đội mũ vào rồi mẹ con mình ra ngoài chơi”, “Bây giờ mẹ con mình cùng đi giầy nào. Giầy của mẹ to, giầy của Minh bé nhỉ”.
– Những cuộc dạo chơi “gây quỹ từ mới”: Đưa bé đi dạo quanh khu nhà của bạn là cách rất tốt giúp bé làm quen với từ mới. Những cuộc thám hiểm vừa thú vị vừa quen thuộc kiểu này khiến trẻ đủ hào hứng nhưng không quá sợ sệt để có thể học từ mới. Hãy cho bé đuổi theo chú chuồn chuồn hay ngồi quan sát các anh chị hàng xóm chơi đùa và nói với bé về tất cả những gì bạn nhìn thấy.
– Cùng con đọc sách: Sách là liều thuốc thần kỳ. Khi ôm bé trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp bé làm quen với các từ mới, những vần điệu mới, để bé hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói. Hãy tạo thói quen đọc sách cho con hàng ngày, mỗi khi bạn rảnh rỗi.
– Diễn tả thành lời những trải nghiệm mới: Những chuyến du ngoạn tới công viên, về thăm quê hay các trò chơi mới đều là những hoạt động thú vị, mang cho bé cơ hội trải nghiệm mới. Hãy dùng các từ mới để tả cho bé nghe về các trải nghiệm này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho con cơ hội nói về những gì bé nhìn thấy và cảm nhận, chẳng hạn bé nghĩ gì về chú khỉ vui nhộn ở công viên, chú gà con xinh xắn ở sân nhà bà ngoại hay những điều kỳ diệu khác mà bé đã gặp.
– Hát cho bé nghe: Hát cho con nghe các bài hát thiếu nhi là cách rất tốt giúp bé ghi nhớ từ mới, dạy trẻ cách phát âm đúng các từ chỉ màu sắc, tên các con thú và nhiều khái niệm đơn giản khác.
– Tìm kiếm sự hỗ trợ của cán bộ y tế: Nếu bạn tiếp tục nhận thấy bé tiến bộ rất ít trong vòng vài tháng thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các cán bộ y tế chuyên ngành.
Xử trí ra sao với trẻ chậm nói?
Nhiều phụ huynh cho biết mình gặp khó khăn trong việc đánh giá mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ chậm nói của con em. Phụ huynh không biết trẻ chậm nói thế nào thì nên tạm thời chờ đợi bé nói hay cần ngay sự can thiệp của bác sĩ.
Phần lớn trẻ chậm nói, cha mẹ không biết nguyên nhân, coi đó là chuyện bình thường, thậm chí đi chữa trị ở những nơi không có chuyên môn.
Chờ đợi một ngày con sẽ nói
Bé Thuận Khang 2 tuổi nhưng chỉ bập bẹ hai từ giống nhau như “ba ba, bà bà”. Mẹ bé Khang cho hay khi bé Khang 2 tháng tuổi, hai vợ chồng đi làm nên phải để bé ở nhà với bà nội. Bà nội tuổi già nên ít trò chuyện với bé.
“Con của hàng xóm chỉ hơn con tôi 1 tháng tuổi đã nói bô bô, rõ chữ, lại nói được câu dài. Bé nhà tôi vừa chậm nói vừa khó dạy. Khi không cho xem tivi hay nghịch các thiết bị điện tử, bé ú ớ rồi lăn ra khóc. Bây giờ ai chỉ cách gì tôi cũng làm, từ cho con ăn lưỡi heo đến giật đồ ăn của người khác cho bé nói được” – chị Hoa, mẹ bé Khang, bộc bạch.
Nặng hơn, con trai út gần 5 tuổi của chị Lê Quyên (37 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định) đến nay vẫn chưa thể nói rõ tiếng mặc dù bé có cố gắng diễn đạt và liên kết các từ. “Chắc tôi cho con xem tivi nhiều quá nên mới như vậy, không biết con có bị tự kỷ hay không” – chị Quyên lo lắng chia sẻ.
Theo các bác sĩ tâm lý, ở trẻ nhỏ, chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời và sau một thời gian trẻ có thể tự nói được. Tuy nhiên, đôi khi chậm nói là một dấu hiệu bệnh báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn như chậm phát triển não bộ, trục trặc vòm miệng với lưỡi hoặc hở hàm ếch, tự kỷ, thậm chí khiếm khuyết thính giác…
Chú ý giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ”
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trước năm 3 tuổi và đây cũng là thời kỳ vàng trong việc phát triển ngôn ngữ, hay còn được gọi là giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ”.
“Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói nêu trên… thì môi trường sống, phương pháp giáo dục của cha mẹ, người thân dành cho trẻ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nói của trẻ” – ThS Trang Nhung nhận định.
Theo bác sĩ Bùi Xuân Mạnh (khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2), việc phụ huynh quá bận rộn hoặc cho rằng khả năng nói của trẻ sẽ tự hình thành mà bỏ qua khâu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ những năm đầu đời có thể khiến trẻ chậm nói.
Ngoài ra, ThS Nhung cho biết nếu phụ huynh quá chiều con hoặc muốn dỗ dành trẻ nên tập cho trẻ thói quen xem tivi hoặc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, phụ huynh ít nói chuyện với trẻ hoặc nói quá nhiều, nói quá ít hoặc dùng từ phức tạp, hoặc không có sự thống nhất về phương pháp giáo dục… cũng là những nguyên nhân dẫn đến chậm nói tâm lý ở trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa ở Mỹ năm 2017, trẻ nhỏ dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng và trò chơi điện tử có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói tới 49%.
Làm gì khi trẻ chậm nói?
ThS Nhung cho rằng khi có con chậm nói, phụ huynh phải truy xét ngay nguyên nhân chậm nói. Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý thì trước hết phụ huynh cần rà soát các cách thức giao tiếp hằng ngày của mình với trẻ.
Dưới đây là những khuyến cáo mà các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đưa ra khi bé chậm nói tâm lý:
* Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.
* Mọi thứ xung quanh trẻ cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.
* Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực quan sinh động với ngôn ngữ. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay thứ đó cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ…
* Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói cho trẻ để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.
* Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
Khi phát hiện trẻ chậm nói, các phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện nhi để được thăm khám và điều trị
TP.HCM:
Bệnh viện Nhi đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10, TP.HCM. Điện thọai: (08) 3927 1119
Bệnh viện Nhi đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Điện thoại: (08) 3829 5723
Hà Nội:
Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 6273 8873-62738532
Hoặc tầm soát thính lực, các bạn có thể đến các cửa hàng của Trợ thính Quang Đức để được đo thính lực cho bé miễn phí:
TP. Hồ Chí Minh
– 1056 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận Tân Bình
– 146 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3
– 180 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5
Hà Nội
– Phòng 1103, Tầng 11, Oriental Tower, số 324 Phố Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa
Đà Nẵng
– Số 08 Lê Duẩn, Quận Hải Châu
Cần Thơ
– 224A Trần Hưng Đạo, Phường An nghiệp, Quận Ninh Kiều
Khánh Hòa
– 19 Yersin, TP. Nha Trang
Nghệ An
– Lô A3-29, khu đô thị Minh Khang (Đối diện tòa nhà Vinaconex), Đại lộ Lê Nin, Thành phố Vinh.
Thừa Thiên Huế
– 24 Trương Định, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế
Cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ hiệu quả
Như chúng ta đã đề cập ở trên tình trạng trẻ chậm nói có thể do tạm thời hoặc do bệnh lý gây ra. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà chúng ta sẽ có phương pháp khắc phục tình trạng bé chậm nói khác nhau.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân
Trước hết, để có thể tìm kiếm được nguyên nhân gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ, chúng ta cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sẽ giúp xác định được chính xác hơn nguyên nhân khiến bé chậm nói. Từ đó sẽ giúp bố mẹ có được hướng điều trị phù hợp nhất dành cho trẻ.
Quan tâm và dạy trẻ học nói mỗi ngày
Đối với bé chậm nói, việc quan tâm và chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con nhiều hơn. Khi trẻ đang trong giai đoạn tập nói, bố mẹ cần dạy cho bé phát âm những âm thanh đơn giản, chính xác. Trò chuyện với bé bằng cả âm thanh và cử chỉ hành động sẽ giúp bé tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể đọc sách hay kể chuyện cho trẻ vào những lúc rảnh rỗi hoặc vào buổi tối trước lúc bé đi ngủ. Thay đổi môi trường, các vật dụng, đồ vật trang trí để kích thích sự tìm tòi, học hỏi của bé. Hạn chế tối đa việc trẻ ngồi xem tivi một mình và quá nhiều mỗi ngày.

Đưa trẻ tới khu vui chơi, nơi đông bạn bè
Bên cạnh quan tâm và dạy trẻ tập nói thì việc đưa trẻ đi chơi, giao lưu với các bạn cùng trang lứa là điều cực kỳ cần thiết. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác, bé sẽ trở nên tự tin mạnh dạn hơn. Hơn nữa, điều này cũng chính là một điều kiện tốt để trẻ phát triển vốn ngôn ngữ của mình.

Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ
Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:
Từ 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Nói được nguyên âm ‘a’, từ ‘ba’, ‘bà’.
Từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau như ‘ma ma’, ‘da da’.
Từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm ‘ê’ ‘a’ kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng mười một tháng hay một tuổi có trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.
Từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.
Từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau.
Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…
Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.
Từ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.
Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
Từ 3 – 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao,…

Trẻ chậm nói: Khi nào cần can thiệp?
Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.
Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
- Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi;
- Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng;
- Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng;
- Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng;
- Không cười tự phát lúc 6 tháng;
- Không bập bẹ lúc 8 tháng;
- Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi;
- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi…
Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.
Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ.
Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả.
Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.

Để lại một phản hồi