✅ Vai trò của Thiền và Yoga đối với trẻ tự kỷ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Đánh giá bài viết post

Thiền và yoga trị liệu điều trị trẻ tự kỷ

“Thiền và Yoga đôi khi có thể là nơi đầu tiên mà những trẻ tự kỷ học được niềm vui của sự chia sẻ, bắt chước và cùng vui chơi”. Có một sự yêu thích tự nhiên giữa trẻ em và yoga, vì yoga chú tâm vào cả con người trẻ, bao gồm sự kết nối bộ não – cơ thể. Yoga cũng giúp tăng cường và tổ chức lại hệ thần kinh, vốn rất cần thiết cho trẻ có nhu cầu đặc biệt (Theo Childrensyoga).

Vai trò của Thiền và Yoga

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong các lĩnh vực quan trọng như giao tiếp, ngôn ngữ, chơi, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng cảm xúc…Thông qua Thiền yoga kết hợp với các phương pháp can thiệp sớm phù hợp giúp trẻ có thể quản lý được hành vi, hỗ trợ cách chơi, kỹ năng cảm xúc, điều hòa cảm giác, rèn luyện khả năng bắt chước, vận động và kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng được khuyến khích phát triển.

Khoa học về yoga không phải là chủ đề mới mẻ. Môn học này đã được thực hành hàng ngàn năm qua. Chúng ta nên xem Yoga là môn khoa học thuần túy, nhằm cải thiện sức khỏe. Yoga không có nền tảng tôn giáo hay khu vực. Mọi người thuộc bất kỳ tín ngưỡng nào, bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có thể thực hành yoga.

Yoga đang trở nên phổ biến trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau. Các bác sĩ trên toàn thế giới đang thừa nhận những ảnh hưởng của căng thẳng đối với cơ thể con người và các loại bệnh khác nhau. Ngoài các phương pháp điều trị y khoa và phẫu thuật như thường lệ, tập luyện yoga đang trở thành một thực hành định kỳ. Tập luyện yoga giúp cá nhân hiểu được bản chất thực sự của bệnh tật và giúp họ điều chỉnh lối sống của mình. (Y học dành cho chuyên gia trị liệu Yoga – Pakidi Nagaraja Rao MBBS FACA FICA DAC FAAPMR D-PMR (Hoa Kỳ) Giáo sư kiêm Giám đốc chuyên môn Đại học Yoga, Jigani, Bengaluru Karnataka, Ấn Độ).

Yoga dạy chúng ta trở thành người tốt và kiểm soát các cơ quan cảm giác của chúng ta. Đa số trẻ đặc biệt nói chung hay trẻ tự kỷ nói riêng đều gặp khó khăn trong việc xử lý cảm giác (SPD) của một hay nhiều giác quan. Yoga và thiền chính là một bộ môn hay giải pháp có thể hỗ trợ trẻ trong vấn đề rối loạn xử lý cảm giác, giúp trẻ bình tĩnh, thư giãn, điều hòa cảm giác.

Không những vậy, thiền và yoga còn được xem là một liệu pháp hỗ trợ trị liệu cho những người đang có vấn đề về tâm lý: rối loạn lo âu, trầm cảm, sang chấn tâm lý… Ngay cả đối với người bình thường thì yoga và thiền lại là một bộ môn tuyệt vời giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, rèn tính kiên trì và hơn hết là hướng con người đến một lối sống lành mạnh!

Đặc biệt, thực hành thiền yoga đúng cách có thể thay đổi hoạt động của tâm trí và giúp ích trong việc đạt được sự tập trung, nâng cao nhận thức, hiểu biết và lòng trắc ẩn, tình yêu thương của một con người.

Yoga với trẻ tự kỉ giúp tăng sự tự tin và cải thiện kĩ năng tương tác xã hội

Trẻ tự kỉ thường có xu hướng xa lánh đám đông và các cuộc vui, cũng như các bạn đồng trang lứa. Khi tập Yoga, trẻ sẽ tăng khả năng tương tác với xã hội- dần biết cách tương tác với bạn bè nhờ tự tin hơn, biết kiểm soát các hành động, suy nghĩ bộc phát sau quá trình tập luyện.

Giúp trẻ kiểm soát được cơn kích động

Trẻ em bị bệnh tự kỷ thường có hệ thống thần kinh rất nhạy cảm và dễ dàng bị kích thích bởi ánh sáng, tiếng ồn lớn, màu sắc và mùi vị. Với đặc trưng của bộ môn Yoga với đèn mờ, nhạc nhẹ, chiếu mịn, và tập trung vào giọng nói từ sâu thẳm tiềm thức của con người sẽ giúp các bé bình tĩnh, giảm bớt kích động và cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

Yoga tạo điều kiện cho sự tự nhận thức bên trong trẻ

Yoga đặc biệt giúp trẻ em tự kỷ học cách tự điều chỉnh. Bằng cách giúp trẻ nhận thức của các cơ quan và nhận thức được hơi thở của mình, yoga cung cấp cho chúng khả năng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực- khi chúng bắt đầu cảm thấy lo lắng hay buồn rầu. Trong lớp học Yoga, trẻ sẽ học cách đối mặt với những cảm xúc leo thang, khi nổi nóng hay giận dữ bất thường.

Yoga là chất xúc tác cho thế giới cảm xúc bên trong trẻ tự kỉ

Chúng ta đều biết rằng yoga khác với trị liệu thể chất đơn thuần, nó là sự kết hợp của động tác, âm nhạc, điều hòa hơi thở và những câu chuyện kể để kích hoạt khu vực cảm xúc của bộ não trẻ. Điều này khuyến khích trẻ phát triển nhận thức về cảm xúc của mình và của những người khác, cũng như giữ vững sự chú ý của chúng trong lớp. Âm nhạc là một công cụ mạnh mẽ để các hướng dẫn viên yoga có thể chia sẻ với phụ huynh cách tái tạo lại môi trường của một lớp học yoga cho trẻ ở nhà.

Thiền và Yoga trị liệu trong điều trị trẻ tự kỷ

Tại Đơn nguyên phòng khám và tâm lý giáo dục thuộc Trung tâm Y học Tái tạo Bệnh viện Vinmec Times City, sau một thời gian đưa vào ứng dụng, “Thiền – yoga trị liệu” được đánh giá là một trong những phương pháp can thiệp góp phần đem lại những kết quả tích cực và tiến bộ đối với trẻ tự kỷ, trẻ tăng động giảm chú ý và cả những trẻ khó khăn về kỹ năng học tập.

Bằng những kĩ thuật tinh tế và linh hoạt, các nhà trị liệu thiền – yoga sẽ kết nối, tương tác với trẻ một cách toàn diện, từ việc điều hòa cảm giác, cân bằng tâm lý/ cảm xúc cho đến hoạt động thể chất. Sau đây là một vài điểm có trong thực hành yoga và lợi ích chữa bệnh cho trẻ em (và cả người lớn):

Mantra (âm thanh yoga): việc sử dụng sự rung động và cách đọc âm sẽ giúp bình tĩnh và thu hút chú ý. Khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói. Giúp thiết lập việc giao tiếp bằng mắt.

Pranayama (nhận thức hơi thở): việc thở sâu có hiệu quả là dịu. Trẻ có khả năng học cách thở để lấy lại bình tĩnh. Luyện tập thở khuyến khích sự phát triển hơi thở hỗ trợ cho lời nói và ổn định tư thế. Trẻ tăng động hoặc có mức độ hoạt động không ổn định phản ứng rất tốt với các bài thực hành hơi thở để bình tĩnh và ổn định lại mức độ hoạt động.

Asana (tư thế và bài thực hành): giúp phát triển mọi khía cạnh của kĩ năng vận động, bao gồm cả sự nhận thức tổng quát về cơ thể và vị trí trong không gian.

Savasana (thả lỏng sâu): chỉ cần một vài khoảnh khắc ngắn ngủi trong tĩnh lặng có thể đem lại nhiều lợi ích cho những trẻ vốn hay di chuyển, không thể ngừng nghỉ. Lúc này, có thể lăn một quả bóng lên xuống chầm chậm trên cơ thể với áp lực trung bình,

Thiền định (thời gian im lặng/tỉnh táo): phát triển khoảng chú ý, khả năng ngồi yên và tập trung. Giúp tháo gỡ sự lo âu và làm trống tâm trí khỏi nhứng suy nghĩ vụn vặt để có thể tiếp nhận những kiến thức mới một cách tốt hơn. Việc sử dụng bài thơ, bài hát và những câu khẳng định yoga là phương pháp tốt để bắt đầu, ví dụ như: “Tôi hạnh phúc, Tôi khỏe mạnh”.

Trò chơi, dụng cụ hỗ trợ vận động, điều hòa cảm giác: 

Các trò chơi vận động giúp trẻ giải tỏa năng lượng, hỗ trợ trẻ tự kỷ cách chơi, tương tác xã hội và các bài tập giúp trẻ rối loạn xử lý cảm giác sinh hoạt và học tập.

Với mong muốn đem đến tình yêu thương, tôn trọng sự khác biệt của trẻ và đem đến cho trẻ những điều tốt đẹp nhất, các chuyên viên Thiền Yoga tại Đơn nguyên phòng khám và tâm lý giáo dục thuộc Trung tâm Y học Tái tạo Vinmec luôn không ngừng rèn luyện, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giúp trẻ tự kỷ có thêm một lựa chọn tuyệt vời để thư giãn, để học tập, rèn luyện, phát triển mỗi ngày!

Tư thế ngồi

Tư thế đầu tiên này giúp trẻ làm quen dễ dàng với yoga. Bởi vì những trẻ mắc chứng tự kỉ thường có sự chuyển đổi khó khăn từ 1 hoạt động này sang hoạt động khác. Tư thế ngồi là tư thế phù hợp để bắt đầu luyện tập yoga, giúp bạn và trẻ có thể thư giãn, xua tan đi căng thẳng, lo lắng và chuẩn bị cho các bài tập tiếp theo.

Tư thế ngọn núi

Đây là một trong những tu thế đứng của yoga. Tư thế này giúp trẻ làm quen với cảm giác đứng trên thảm để chuẩn bị cho những tư thế đòi hỏi sự vững chắc trong mỗi bước di chuyển. Luyện tập những tư thế này sẽ giúp trẻ cảm nhận mặt đất bằng đôi chân và bàn chân áp xuống mặt sàn. Tư thế Ngọn núi cũng sẽ giới thiệu cho trẻ kĩ thuật phần dưới cơ thể ấn xuống mặt đất trong khi phần cơ thể và thân trước kéo dài ra, taọ ra một cảm giác về tính rộng lớn với sự vững chắc, tư thế này tạo ra hình dáng giống như Ngọn núi.

Tư thế Ngọn núi đặc biệt không gây ra cảm giác mệt mỏi cho cơ tqmaf ngược lại, nó rất hiệu quả đối với việc đánh thức toàn bộ cơ thể. Trẻ có thể tập trung đứng với các phần khác nhau của cơ thể, nâng lên và hạ xuống. Bạn có thể giúp trẻ tưởng tượng đầu và đầu được nâng lên, chân và bàn chân ấn xuống đất, cảm giavs xương sống kéo dài ra.

Trẻ có thể nhìn thấy toàn bộ cơ thể mìn như 1 ngọn núi. Tư thế này giúp trẻ tự kỉ nhận biết tốt hơn về cơ thể. Nó cũng giúp trẻ nhận ra các bộ phận cơ thể, trẻ nhận biết được về khối lượng khoảng không mà cơ thể trẻ nâng lên trong môi trường, những ranh giới về những giới hạn về cơ thể của nó.

  • Đứng ở trong tấm thảm, 2 bàn chân chụm lại chạm vào nhau, các ngón chân xòe ra và bàn chân ấn vào thảm. Nếu chân của trẻ không thoải mái, bạn hãy để mỗi chân về 1 bên.
  • Đặt hai cánh tay ở hai bên dọc cơ thể và thả lỏng.
  • Hai bờ vai thả lỏng và hơi ngả về phía sau, cảm nhận vai rộng và xương sườn nâng lên.
  • Hãy hít thật sâu, cảm nhận bụng mở rộng với hơi thở, sau đó thở mạnh và đẩy toàn bộ không khí ra khỏi cơ thể.
  • Với tư thế này, bạn nên nhắm mắt lại để chuyển năng lượng từ hơi thở hướng vào trong. Nếu quá khó để cân bằng 2 mắt nhắm lại, bạn có thể mở mắt và nhìn về phía trước. Bạn hãy giúp trẻ đứng thẳng và thả lỏng cơ thể.
  • Bạn hãy giữ tư thế này khoảng 5 nhịp thở.

Khi bạn kết thúc tư thế này, hãy thả lỏng cơ thể, đứng trong chiếc thảm.

Tư thế lăn tròn xương sống

Tư thế lăn tròn xương sống giúp kéo giãn phần lưng phía trên để giảm bớt gánh nặng của đôi vai, đồng thời làm ấm các gân khoeo và bắt đầu chuyển sự mềm dẻo tới xương sống và các cơ chân. Tư thế này thực hiện đơn giản, nhưng nó gắn kết toàn bộ cơ thể và mang sự nhận biết tới cơ thể.

Mọi sự biến đổi cho tư thế này là trẻ nên cuộn xương sống xuống 1 độ sâu hạn chế tạo cảm giác thoải mái và trở lại với vị trí ban đầu. Bạn không nên yêu cầu trẻ nới lỏng xương sống với mỗi lần cúi gập người xuống. Bạn có thể nói trẻ tưởng tượng xương sống của nó như một thác nước chảy vào đất mỗi lần trẻ cúi xuống với sẹ mềm dẻo và uyển chuyển. Lúc đầu tư thế này có thể không tạo ra cảm giác thoải mái, bởi vì toàn bộ cơ thể bị ép. Tưởng tượng nước chảy sẽ giúp trẻ bỏ qua cảm giác không thoải mái này.

  • Đứng thẳng, cúi gập người xuống, tay buông lỏng, chân thẳng.
  • Ngồi xuống, và đưa cơ thể nằm xuôi xuống theo chiều thảm, tay và chân mở rông.
  • Hít vào một hơi thật sâu, từ từ co khủy gối trước ngực, đầu và tay nâng lên khỏi mặt thảm, hai tay ôm chặt khủy gối.
  • Chạm trán vào đầu gối.
  • Giữ nguyên tư thế trong vào 7s kết hợp hít thở đều.
  • Thở ra, từ từ hạ tay và chân trở về tư thế ban đầu.

Tư thế Hình tam giác

Tư thế tam giác làm vững chắc đôi chân và mở rộng 2 bên hông. Tư thế này cũng giúp kéo dài thân trên và xương sống. Ngoài ra, tư thế này có thể tăng thêm sự mềm dẻo của toàn bộ cơ thể và kéo thêm chiều dài của phần cơ thể thấp hơn. Tư thế này cũng mang cảm giác nhẹ nhàng và cởi mở cho toàn bộ cơ thể. Trẻ được học cách tập trung suy nghĩ về đôi chân đang ấp xuống sàn trong khi cánh tay hướng lên trần nhà.

Những trẻ mắc chứng tự kỉ thường có khó khăn trong việc định hướng cơ thể đối với môi trường. Trong tư thế Hình tam giác này, các cánh tay và đôi chân mở rộng, trẻ bắt đầu nhận biết về khoảng trống cơ thể của mình trong môi trường bên ngoài. Tư thế này giúp mở rộng lồng ngực cánh tay hướng lên trên khi trẻ không thể thực hiện được một mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một chiếc ghế đẩu như kà một sự thay ddooircho tới khi trẻ đạt được sự mềm dẻo ở hai bên hông và đôi chân. Bạn hãy giúp trẻ hình dung cơ thể của chúng trở thành là 1 hình tam giác, sau đó bạn hãy biểu diễn cách mà cơ thể của bạn giống như một hình tam giác như thế nào. Trẻ sẽ bị thu hút vào ý nghĩa cơ thể mình ” trông giống như một hình tam giác “. Trẻ sẽ tập trung vào vào sự tưởng tượng này thay vì sự mệt mỏi mà trẻ có thể cảm nhận được trong các cơ bắp của mình.

Ngoài ra, bạn hãy chỉ cho trẻ cách tập trung suy nghĩ về đôi chân của mình ấn vào mặt đất và cánh tay mở rộng nâng lên cao, sử dụng các cơ bắp này sẽ giúp trẻ vững để duy trì sự cân bằng.

  • Bạn hãy bắt đầu ở tư thế Ngọn núi ở trên thảm và hít thở sâu.
  • Bước chân hướng ra phía ngoài khoảng 3 bước chân, 2 bàn chân đặt thẳng về phía trước.
  • Xoay bàn chân phải hướng ra phía ngoài một góc 90° và bàn chân trái ở khoảng 45°.
  • Mở rộng hai cánh tay hướng đến hai bên tạo với bờ vai một đường thẳng.
  • Giữ hai chân thẳng, từ từ cong người qua đùi bên phải, khi đó cánh tay phải của bạn tiến đến đầu gối, cẳng chân và mắt cá chân. Qua nhiều lần tập luyện, khi bạn đạt được sự mềm dẻo, bạn có thể mở rộng bàn tay phải xa hơn xuống chân bên phải.

Bạn có thể tiến bàn tay phải tới một chiếc ghế đẩu hoặc đặt ở vị trí bên cạnh.

  • Hướng bàn chân trái lên phía trên và cảm nhận được cánh tay duỗi thẳng, ngực mở rộng.
  • Hãy nới lỏng cổ và nhìn hướng lên. Bạn thấy thoải mái, có thể bắt đầu từ từ nhìn hướng lên phía trên bàn tay trái. Khi bạn hít thở, bạn hãy tập trung vào suy nghĩ để đẩy hơi thở qua đôi chân, qua hai bàn chân và sàn. Khi bạn thở ra, bạn hãy duỗi bàn tay trái hướng lên bâù trời.
  • Giữ vị trí này khoảng 3-5 nhịp thở, trẻ giữ te thế này khoảng 1 nhịp thở.
  • Chân của bạn vẫn phải chắc chắn để chuyển cơ thể hướng thẳng lên, từ từ hạ hai cánh tay xuống, vẫn giữ hai bàn chân hướng ra ngoài, hít sâu và thở ra, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại toàn bộ tư thế ở bên trái.
  • Khi kết thúc trở về tư thế Ngọn núi.

Tư thế Chiến binh I

Tư thế Chiến binh I giúp mở rộng ngực và truyền năng lượng cho toàn bộ cơ thể, đôi chân bám chặt vào đất và năng lượng được chuyển qua hai cánh tay. Khi thực hiện tư thế này, trẻ được học cách nghĩ về bản thân như một chiến binh, sẵn sàng đương đầu với bất kì thách thức nào.

Tư thế Chiến binh I giúp tăng thêm sức mạnh qua đôi chân, mở rộng hai bên hông và giảm nhẹ áp lực vùng háng.

Khi thực hiện tư thế Chiến binh I, trẻ có thể tưởng tượng mình là một chiến binh. Điều đó có thể tăng thêm sự tự tin cho trẻ. Khi trẻ có thể giữ tư thế này trong một thời gian ngắn và bât đầu hình dung bản thân mình như một chiến binh, trẻ có thể cảm nhận sức mạnh và sự thành công bên trong. Ý nghĩa hoàn thành rất quan trọng đối với trẻ tự kỷ. Những trẻ tự kỉ thường giới hạn về cơ thể trong giới hạn, sức mạnh, sự nhanh nhẹn hay sự chịu đựng. Điều đó khiến cho trẻ cảm thấy giống nhe sự thất bại trong suốt những hoạt động cơ thể, tiêu biểu là thể thao.

Trẻ có thể tưởng tượng bản thân mình như một chiến binh mạnh mẽ có thể đương đầu với bất kì thử thách nào bằng lòng can đảm. Trẻ cũng có thể tưởng tượng bản thân mình là người chiến thắng kẻ thù và trở thành một anh hùng. Bạn hãy nhắc trẻ nhớ lại tư thế này khi trẻ phải đối diện với những trở ngại trong cuộc đời để có thể tập trung sức mạnh của người chiến binh trong bất cứ tình huống nào.

+ Đứng trên thảm trong tư thế ngọn núi và hít thở sâu.

+ Xoay mặt hướng về một bên, bước rộng một chân sang ngang và xoay bàn chân phải hướng ra phía ngoài 1 góc 90°. Bạn cũng có thể chỉ uốn cong đầu gối xuống ddeean mức bạn có thể thấy thoải mái. Qua quá trình luyện tập,  sức mạnh dẽ được hình thành ở chân và vùng đùi.

+ Giữ bàn chân trái bám vào mặt đất và ấn toàn bộ bàn chân vào thảm để chống đỡ toàn bộ cơ thể.

+ Nâng hai cánh tay lên trên đầu, giữ hai tay thẳng, hai bàn tay có thể ở phía ngoài vai hay chạm vào nhau. Trẻ nên tưởng tượng sức mạnh đang truyền lên qua cơ thể và ra ngoài hai cánh tay. hai bàn tay và những ngón tay vẫn xòe ra để được năng lượng và sự truyền qua những bàn tay, cổ tay. Những cánh tay có thể vẫn giữ ở hai bên cho tới khi trẻ của bạn có thể cảm thấy khả năng nâng những cánh tay của nó lên trên đầu.

+ Cơ bụng cần tập trung sức mạnh để giúp chỗng đỡ thân trên.

– Thở 3-5 nhịp trong tư thế này, sau đó hạ thấp cánh tay, làm thẳng đôi chân và đặt trụ 2 bàn chân về phía bên trái. Lặp lại tư thế Ngịn núi ở phía chiếc đệm.

Tư thế Chiến binh II

Tư thế này có cùng thế đứng ở chân giống như tư thế Chiến binh I, nhưng những cánh tay được duỗi thẳng sang hai bên. Sức mạnh đôi chân rất cần thiết cho tư thế này, vì vậy trẻ sẽ cần một vài thay đổi khi mới tập luyện. Mặc dù tư thế nayd giống với tư thế Chiến binh I, nhưng bạn cần nhấn mạnh sự khác biệt để trẻ không quên tư thế này. Cảm giác tự do ở những cánh tay duỗi thẳng hướng sang 2 bên sẽ làm cho trẻ thêm hăng hái. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể tập trung hoàn toàn sức mạnh để luyện tập tư thế Chiến binh II khi mới bắt đầu luyện tập yoga, bạn hãy cho trẻ luyện tập tư thế Đứa trẻ. Như vậy trẻ có thể nghỉ ngơi trước khi thực hiện tư thế Chiến binh II.

Bạn cần phán đoán khi nào trẻ mệt mỏi trong khi luyện tập các tư thế. Bạn nên khuyến khích nó, nhưng khong nên để trẻ vượt quá giới hạn chịu đựng của nó. Sức chịu đựng của trẻ sẽ tăng thêm theo thời gian vì thế bạn không nên quá vội vàng. Yoga là một môn có thể tập luyện suốt đời.

Trẻ có thể tưởng tượng mình là một chiến binh lần nữa, nhưng lần này, với mục tiêu rõ ràng trong suy nghĩ; như là nhìn thẳng về phía trước qua những cánh tay căng rộng ra. Trẻ có thể tưởng tượng mình chinh phục được sự sợ hãi khi trẻ ra lệnh năng lượng nó hướng đến qua những ngón tay. Ngoài ra, nó còn có thể tưởng tượng năng lượng từ phía mặt trời và bầu trời chảy vào ngực mình.

Trẻ cũng có thể nghĩ về những cánh tay của duỗi thẳng về phía hai căn phòng, cảm nhận được sự chiếm không gian. Quan trọng là trẻ tự kỷ cảm nhận thấy chúng quan trọng cũng giống như những đứa trẻ. Tư thế này giúp trẻ hiểu rằng, mình có thể chiếm lĩnh không gian, cả về thể chất và sự xúc cảm cũng như bất kì người khác, và nhu cầu của nó thì cũng quan trong như vậy.

  • Đứng trên thảm trong tư thế Ngọn núi.
  • Bước chân phải sang ngang, xoay chân phải 90° và chân trái khoảng 45°, gót chân phải thẳng hàng với vòm khung của chân trái.
  • Uốn cong đầu gối tạo góc 90°, tuy nhiên trẻ có thể chỉ cong đầu gối tới một mức nhất định mà trẻ cảm thấy thoải mái, vì vị trí này yêu cầu nhiều sức mạnh ở chân.
  • Ấn toàn bộ 2 bàn chân xuống mặt đất, tập trung trọng lượng cơ thể vào chân phía sau để giảm trọng lượng ở phía chân trước.
  • Giữ thân trên của trẻ thẳng
  • Nâng hai cánh tay tạo với bờ vai một đường thẳng và tưởng tượng rằng năng lượng đang truyền qua hai cánh tay tới phía trước và phía sau căn phòng. Nếu trẻ không thể nâng hai cánh tay trong ít phút, bạn hãy giúp trẻ dang rộng cánh tay ra khoảng 1 giây.

Nhìn thẳng về phía trước, hãy giữ vị trí đó trong khoảng 3-5 nhịp thở và sau đó hạ cánh tay xuống 2 bên, làm thẳng đôi chân và đặt trụ bàn chân sang bên trái. Lặp lại tư thế Chiến binh II ở bên trái.

  • Thực hiện tư thế Chiến binh II nhiều lần, sau đó trở về tư thế ban đầu.

Tại sao trẻ tự kỷ nên tập yoga trị liệu?

Trong hàng ngàn năm, yoga được biết đến vai trò chữa bệnh và trị liệu. Tuy nhiên, chỉ đến hiện nay liệu pháp thiền và yoga mới được biết đến như một môn học riêng được công nhận bởi nghiên cứu khoa học và y học. Dưới đây là nguyên lý cơ bản của thiền và yoga trị liệu.

Sự khác biệt 

Yoga trị liệu thường tập trung cụ thể vào từng cá nhân. Nó giúp chữa lành và cải thiện bệnh tật hoặc các chấn thương. Yoga trị liệu có mục tiêu cụ thể hơn và có tác dụng chữa lành những loại bệnh đó, đặc biệt yoga có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị tự kỷ ở trẻ.

Triết lý Yogic

Theo triết lý yoga cổ xưa, con người gồm hệ thống tâm hồn và thể xác. Để có sức khỏe tốt và hạnh phúc, thì hệ thống này cần cân bằng và phát triển hài hòa. Chính vì vậy, phương pháp trị liệu và chữa bệnh bằng yoga vô cùng toàn diện gồm các tư thế cho cơ thể, giúp tinh thần thoải mái, cải thiện sức khỏe nội tiết tố. 

Về mặt vật lý

Nhiều người tin rằng, bệnh tật được gây ra do một số loại tắc nghẽn trong hệ thống năng lượng bên trong của cơ thể. Yoga sẽ giúp thúc đẩy dòng chảy prana trong cơ thể, để điều hòa, xóa các tắc nghẽn bằng cách kích thích nadis.

Thiền và yoga trị liệu điều trị trẻ tự kỷ đang dần được biết là địa điểm để trẻ có thêm niềm vui, vừa học vừa chơi. Thiều và Yoga giúp chú tâm vào cả con người, gồm sự kết nối não bộ và cơ thể. Dưới đây sẽ là vai trò đặc biệt mà bộ môn này mang lại cho trẻ tự kỷ.

Về mặt tâm lý

Giống với hệ thống năng lượng được lan truyền toàn bộ cơ thể, tâm lý của chúng ta được lan truyền dọc theo toàn bộ cơ thể. Yoga trị liệu có thể chữa lành những rối loạn tâm lý khác nhau, để cải thiện năng lượng và thiền định cho con người.

Tự nhận thức

Yoga mang lại cho tâm trí thoải mái, giúp cải thiện tinh thần và dẫn đến sự tự nhận thức thông qua thiền định. Yoga trị liệu giúp nhận ra những gì thực sự sai trong cơ thể và làm thế nào để có thể loại bỏ chúng một cách hoàn toàn.

Yoga cho trẻ tự kỷ: một sự kết hợp tự nhiên

Brian bị bệnh tự kỷ. Em được 10 tuổi, nhưng trong nhiều trường hợp em gái sáu tuổi của em, bé Lydia, lại là hình mẫu cho em noi theo. Các em cùng đến lớp yoga và Brian nhìn theo hướng dẫn của em gái, rít lên và duỗi người vào tư thế rắn hổ mang, ngồi chồm hổm như con ếch, và duỗi người về phía trước hướng đến các ngón chân. Em yêu thích việc tưởng tượng ra những câu chuyện yoga của riêng em.

Phần yêu thích nhất của em trong yoga là thiền định và hát những câu hát khẳng định. “Tôi hạnh phúc, tôi tốt lành” vang lên đầy nhiệt tình, ngày càng to hơn khi em hát. Việc điều chế thanh âm không dễ dàng cho Brian, nhưng chẳng ai phiền lòng. Em đang vui vẻ. Em đang học cách tự điều chỉnh thông qua sự phát triển khả năng nhận thức vốn là một sản phẩm phụ tự nhiên của thực hành yoga. Và, quan trọng nhất, em học để là chính em.

Tôi đến thăm Brian trong buổi học với chuyên gia ngôn ngữ học Linda Hagood ở Austin, Texas, nơi tôi đang đào tạo khóa Yoga cho trẻ em tỏa sáng. Linda đã học với tôi vài năm trước và đã rất thành công trong việc sử dụng yoga cho các trẻ bị bệnh rối loạn cảm giác, như các em bị tự kỷ hay hội chứng Asperger. Ví dụ như Brian đã nhớ được nhiều kiến thức trong quyển sách Bay như một con bướm: Yoga cho trẻ em của tôi, và tự nguyện dùng phương pháp hát tụng và thở để giữ bình tĩnh ở trường học và trước giờ đi ngủ.

Linda dùng lời khuyên này cho các bậc phụ huynh tìm kiếm sự trợ giúp tự nhiên cho con của họ: “Đối với những bé như Brian, chứng bệnh tự kỷ ảnh hưởng sâu sắc đến việc giao tiếp và các cơ hội xã hội, các buổi học yoga có thể mang lại khoảng thời gian rất đặc biệt để chia sẻ nguồn năng lượng và niềm vui thich với gia đình và bè bạn”. “Thời gian cho yoga” có thể là “thời gian bên cạnh nhau” cho những trẻ gặp thử thách chính là việc tìm kiếm tình thương, tình bạn và sự thân tình.

“Brian và các bé bị tự kỷ khác thường gặp khó khăn với sự thay đổi trong các cuộc đối thoại và những môn thể thao đồng đội phức tạp,” Linda tiếp tục, “nhưng lại có thể bắt lấy tầm quan trọng của việc kết nối với gia đình, bạn bè các em thông qua các chuỗi bài mang tính nghi thức của yoga.”

Nhiều người hỏi tôi tại sao trẻ em nên tập yoga. 20 năm trước đây, câu hỏi đó thường được nêu cho bộ môn võ thuật. Bây giờ các studio dạy võ cho trẻ em xuất hiện khắp các góc phố. Và, cũng như võ thuật, yoga phát triển nhiều phẩm chất tuyệt vời ở trẻ. Bên cạnh những lợi ích rõ ràng nhìn thấy được đối với cơ thể vật lý, yoga mài dũa khả năng bình tĩnh và tập trung của trẻ. Nó vun trồng sự tự tin và kỷ luật. Nhiều người nhận ra rằng nếu trẻ tập yoga đều đặn, chúng sẽ nhận thức tốt hơn suy nghĩ và cảm xúc của mình. Từ những nhận thức này, thay đổi và trưởng thành theo chiều hướng mới và tích cực sẽ nảy nở.
“Yoga đôi khi có thể là nơi đầu tiên mà những trẻ bị tự kỷ học được niềm vui của việc chia sẻ, bắt chước và cùng vui chơi,” Linda nói. “Đối với nhiều gia đình, đó là hoạt động đầu tiên và cũng là duy nhất họ có thể làm cùng nhau.”

Ngày càng có nhiều chuyên gia làm việc với các trẻ bị bệnh rối loạn cảm giác – thường thấy ở trẻ tự kỷ – hoặc với trẻ gặp khó khăn trong việc học tập và rối loạn tăng động giảm chú ý được đào tạo về yoga trẻ em với kết quả rất tốt. Có một sự yêu thích tự nhiên giữa trẻ em và yoga, vì yoga chú tâm vào cả con người trẻ, bao gồm sự kết nối bộ não – cơ thể. Yoga cũng giúp tăng cường và tổ chức lại hệ thần kinh, vốn rất cần thiết cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Trong 33 năm giảng dạy yoga cho trẻ em, tôi chưa bao giờ thất bại trong việc nhận thấy những điều mới mẻ trong hành trình tự khám phá của trẻ qua yoga. Trẻ em quá trong sáng và sáng tạo trong cách chúng tiếp cận cuộc sống. Và yoga khuyến khích chúng sáng tạo, giải phóng nỗi sợ hãi, tức giận, buồn đau, tỏa sáng niềm tin vào cái tôi bên trong chúng, kết nối trái tim và tâm trí. Tôi giao cho chúng các dụng cụ nhận thức, và chúng biểu lộ sự nhân thức đó với sự thông suốt và thông thái khiến tôi ngỡ ngàng. Và khá thường xuyên chúng đóng vai trò như người thầy của tôi.

Một số mẹo yoga để làm việc với trẻ tự kỷ

  • Tạo khoảng thời gian đặc biệt trong ngày cho yoga. Dành thời gian vào buổi sáng hoặc buổi tối và sau buổi học nên có bài thả lỏng sâu.
  • Bắt đầu buổi học bằng cách nhắm mắt, hít thở sâu để tập trung vào bản thân. Rủ trẻ cùng thực hiện với bạn, nhưng đừng ép. Nếu bạn có “âm thanh” yoga mà bạn có thể sử dụng, hãy tụng vài lần trước khi bắt đầu. Âm thanh đó sẽ làm dịu bé, và bé có thể quyết định tập cùng bạn khi đã quen thuộc.
  • Trẻ em với bệnh tự kỷ cần những điều có tính cấu trúc và không gây bất ngờ (có thể đoán được). Hãy dùng các hình ảnh trực quan để giúp trẻ tập trung vào tư thế hoặc bài tập bạn đang thực hành. Vẽ một chuỗi tư thế yoga bằng hình ảnh trên bảng trắng (mà bạn có thể bôi đi khi tư thế/bài tập đó kết thúc), hoặc tạo một chuỗi các hình yoga và cho bé xem theo thứ tự. Các bức ảnh trong sách Bay như con bướm của tôi là hình ảnh trực quan tuyệt vời cho từng tư thế/bài tập.
  • Khi dạy điều gì mới mẻ – ví dụ một bài tập thở mới – hãy tập riêng hoạt động đó trước khi bổ sung nó vào chuỗi bài tập với các bài khác.
  • Mỗi trẻ đều khác nhau, và mỗi trẻ bệnh tự kỷ cũng khác nhau, nên bạn cần chắc chắn theo nhịp của trẻ và tạo các hoạt động yoga đáp ứng nhu cầu của bé. Nếu bé hay rung lắc, hãy tập bài Lạc đà gập ghềnh (sách Bay như con bướm). Nếu trẻ hay chạy lung tung khắp phòng, hãy làm sao hoạt động chạy là một phần của bài tập yoga cho trẻ. Và rồi dần dần giảm việc chạy thành việc đi nhón gót, và đi trở lại thảm tập.
  • Trẻ em, đặc biệt các em nhỏ và những em có nhu cầu học đặc biệt, luôn muốn sự lặp đi lặp lại. Hãy tập cùng một bài tập yoga mỗi lần như vậy, nhưng đôi khi thêm vài biến thể để tạo hứng thú.
  • Để ý trẻ làm điều gì đó đúng hoặc tốt, và luôn khuyến khích với nụ cười hay lời khen.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*