
Trị liệu âm nhạc giúp trẻ giảm thiểu hành vi bất thường và tăng hành vi mong muốn
Vì vậy trẻ rất cần được can thiệp bằng các loại hình trị liệu để giảm thiểu những khiếm khuyết phát triển các kỹ năng cần thiết để phát triển nhận thức và hòa nhập. Trong đó, trị liệu âm nhạc là một trong những loại hình trị liệu rất cần thiết đối với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ, chậm phát triển nói riêng.
Theo Liên đoàn Âm nhạc trị liệu thế giới: “trị liệu âm nhạc là việc sử dụng các yếu tố cấu thành âm nhạc như âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu, hòa âm bởi một nhà trị liệu có trình độ với một hoặc một nhóm người”. Trị liệu âm nhạc có thể gia tăng hành vi tốt, nâng cao khả năng tập trung, chú ý, tăng sự cố gắng nỗ lực để giao tiếp với người khác thông qua phát âm, cử chỉ, hành động và lời nói, giảm lo âu và giúp trẻ nhận thức rõ hơn về cơ thể và sự phối hợp vận động.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Wisconsin La Crosse năm 2006 đã chỉ rõ: Trị liệu âm nhạc đã giúp trẻ tự giảm lo lắng, bất an và giúp trẻ bình tâm trở lại bằng cách cho trẻ nghe nhạc với một nhịp điệu đều đặn hay cho trẻ nghe những bản nhạc cổ điển. Nói cách khác, âm nhạc giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh và cân bằng lại cảm xúc của mình tốt hơn.
Nghiên cứu của Autismsciencefoundation cũng chỉ ra rằng, âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu, nó làm thức tỉnh trẻ tự kỷ, gia tăng nhu cầu giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng tập trung chú ý.

Trị liệu âm nhạc đang là hướng can thiệp đem lại hiệu quả cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Nó đang là xu thế phát triển tất yếu cho ngành giáo dục đặc biệt ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trị liệu âm nhạc không nhằm mục đích để trẻ hát hay, chơi tốt một loại nhạc cụ nào đó mà thông qua âm nhạc để tác động lên tất cả các giác quan của trẻ nhằm giúp trẻ kiểm soát hành vi, tăng cường khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, kỹ năng bắt chước, tương tác xã hội.
Cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ nghe nhạc giúp trẻ trấn tĩnh, điều chỉnh cảm xúc của mình, tìm được cảm giác an toàn. Với những bản nhạc vui nhộn, lời hát dí dỏm có thể khiến trẻ vui vẻ trở lại, dễ dàng lôi kéo trẻ tham gia hoạt động hơn.
Để trị liệu hiệu quả cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thì giáo viên, nhà trị liệu cần tiến hành đánh giá tổng thể về tình trạng tâm lý và thể chất của trẻ để tìm hiểu những hoạt động của trẻ trong xã hội, các kỹ năng nhận thức và khả năng giao tiếp của trẻ với cộng đồng…Sau đó dựa trên thông tin thu thập được và quan sát trực tiếp trên trẻ, nhà trị liệu sẽ quyết định chọn loại nhạc cụ nào cũng như thời gian điều trị phù hợp. Việc chọn loại nhạc nào trong thời gian điều trị cần tùy thuộc vào sở thích của từng trẻ, tình trạng bệnh lý và mục đích điều trị.
Quy trình trị liệu có thể bao gồm nhiều liệu pháp âm nhạc khác nhau như nghe nhạc, sáng tác nhạc phẩm, biểu diễn ca khúc, thảo luận về ca từ và học cách thưởng thức âm nhạc. Quy trình chung của một đợt trị liệu âm nhạc gồm: đánh giá trước trị liệu, xây dựng mục tiêu và kế hoạch trị liệu, tiến hành trị liệu, đánh giá và kết thúc trị liệu.
Việc kích thích hệ thống giác quan là một trong những chức năng mà âm nhạc trị liệu đem lại. Mỗi hoạt động âm nhạc đều gắn với các vận động sinh hoạt thường ngày. Bởi âm nhạc bắt nguồn từ âm thanh, nên việc dạy trẻ khám phá thế giới bằng cách tạo ra âm thanh từ các chuyển động của trẻ như: Vỗ tay, lắc đồ vật, chà xát, bước chân, thổi… với các chất liệu khác nhau như gỗ, nhựa, kim loại… là một trong những trò chơi khám phá vô cùng thú vị.
Vì vậy, các phụ huynh có con em không may mắc hội chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ cần cho trẻ can thiệp những liệu trình âm nhạc trị liệu để trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội… giúp trẻ giảm thiểu hành vi bất thường và tăng hành vi mong muốn. Âm nhạc trị liệu còn có ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh nhất định của hành vi xã hội ở trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ. Nhờ âm nhạc trị liệu trẻ khuyết tật tri tuệ có thể tham gia vào hoạt động nhóm. Thông qua lời và giai điệu bài hát trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ có thể học hỏi được cách ứng xử, hành vi đạo đức và giá trị tốt đẹp của xã hội.
Vai trò của âm nhạc trị liệu trong điều trị trẻ tự kỷ

Hiện nay, phòng trị liệu Âm nhạc được cung cấp các trang thiết bị chuyên biệt và chuyên nghiệp nhằm kích thích trẻ giải tỏa năng lượng, phát triển kỹ năng bắt chước cũng như tương tác với người khác. Với các nhạc cụ được đặt từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Đức… để phục vụ cho quá trình trị liệu, các chuyên viên đã khiến cho mỗi giờ can thiệp là một giờ trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ nhất.
Với kế hoạch trị liệu và giáo dục được thiết kế riêng cho mỗi trẻ, các nhà chuyên môn đã khéo léo tạo nên các hoạt động học mà chơi, chơi mà học rất thu hút và hấp dẫn như:

- Điều hòa cảm giác với các hoạt động âm nhạc sử dụng dù bạt, khăn voan, dây lụa…
- Phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng thông qua việc luyện thanh với đàn.
- Điều chỉnh cảm xúc thông qua chuyển động cơ thể.
- Nhận biết kí hiệu âm nhạc thông qua màu sắc, chữ cái, chữ số…
- Kích thích phát triển ngữ âm và cải thiện ngôn ngữ một cách tự nhiên thông qua các hoạt động ca hát, kể chuyện Âm nhạc…
- Phát triển khả năng sáng tạo thông qua việc sử dụng nhạc cụ tự chế từ những đồ dùng, vật liệu quen thuộc trong gia đình.
- Phát triển vận động tinh, vận động thô, phối hợp tay mắt và kết hợp linh hoạt các bộ phận trên cơ thể thông qua các trò chơi âm nhạc.

Âm nhạc có thể tạo nên sự khác biệt như thế nào trong quá trình điều trị trẻ tự kỷ
Một trong những lý do khiến âm nhạc nhanh chóng trở thành một công cụ được sử dụng trong liệu pháp tự kỷ là nó có thể kích thích cả hai bán cầu não của chúng ta, thay vì chỉ một bán cầu.
Điều này có nghĩa là nhà trị liệu có thể sử dụng một bài hát hoặc nhạc cụ để hỗ trợ hoạt động nhận thức để chúng ta có thể xây dựng nhận thức về bản thân và cải thiện mối quan hệ với những người khác.
Âm nhạc khuyến khích hành vi giao tiếp và có thể khuyến khích tương tác với người khác, đây là điều mà trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn. Nếu chúng ta quan sát kỹ cách thức hoạt động của một ban nhạc, rõ ràng là các nhạc cụ đều phải tương tác với nhau, nhưng người chơi chỉ cần tương tác với nhạc cụ lúc đầu.
Đối với trẻ em đối phó với chứng tự kỷ, tương tác với những người khác có thể khó khăn, nhưng thông qua việc giới thiệu một công cụ cho trẻ sẽ là một liệu pháp hiệu quả.
Hỗ trợ nghe và hát
Trong lời bài hát và âm thanh có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc dạy trẻ giao tiếp. Đối với trẻ tự kỷ, điều này có nghĩa là học từ mới từ một bài hát hoặc hiểu rõ hơn cách hành động trong một tình huống xã hội dựa trên thông điệp mà bài hát đang thể hiện.
Chúng ta biết rằng chứng tự kỷ có thể tạo ra rào cản cho trẻ trong môi trường xã hội, nhưng những nhóm nhỏ trẻ nghe nhạc cùng nhau có thể cảm thấy đủ tự tin và thoải mái để bình luận hoặc hát theo những người khác.
Các bài tập khiêu vũ cũng có thể giúp kích thích hệ thống giác quan của trẻ và cho phép trẻ tăng cường các kỹ năng vận động tốt hơn.
Ngoài ra, đến với giờ học trị liệu Âm nhạc, quý vị phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách thức thư giãn để giải tỏa căng thẳng khi can thiệp với con tại nhà.
Nếu trẻ thích nghe nhạc, biết lắc lư chuyển động theo giai điệu, thích tìm tòi và khám phá các vật phát ra âm thanh, biết dừng lại để cảm nhận và lắng nghe, hãy để Âm nhạc là cách giúp con thể hiện cảm xúc của bản thân!
Can thiệp sớm hội chứng tự kỷ
Các nghiên cứu về can thiệp sớm đã chỉ ra rằng nếu chúng ta cùng học với trẻ tự kỷ thông qua các trò chơi nhẹ nhàng, các hoạt động âm nhạc vui nhộn và các trò chơi không xâm hại thì chúng ta có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ mà cha mẹ và con cái có thể gắn kết một cách lành mạnh.
Lý do mà các nhà nghiên cứu khuyên sử dụng liệu pháp âm nhạc là để giúp trẻ tự kỷ học cách liên hệ với mọi người; các thành viên khác trong gia đình có thể được mời tham gia sau khi trẻ đã quen với các buổi học riêng lẻ.
Ngoài cảm giác khiêu vũ, sự thăng tiến bằng lời của lời bài hát và động lực xã hội của việc học một nhạc cụ, nhịp điệu có thể giúp thúc đẩy thời gian chơi liên quan đến toàn bộ não và cơ thể của trẻ.
Hiệu quả liệu pháp âm nhạc
iệu pháp âm nhạc rất có lợi cho trẻ tự kỷ, các buổi học thường bao gồm các bài tập xây dựng giao tiếp quan trọng cũng như thời gian vui chơi thư giãn và tạo động lực cho trẻ giao tiếp với mọi người.
Hầu hết các nhà trị liệu sẽ cho trẻ cơ hội để phát triển những kỹ năng mới này một cách từ từ bằng cách giới thiệu từng thứ một cho dù đó là hát, nhảy, nghe hoặc chơi âm thanh của chính trẻ trên một nhạc cụ, nhưng mỗi lớp học hoặc chương trình phải cung cấp sự kiên nhẫn và an toàn môi trường học tập.
Đối với trẻ tự kỷ việc được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất có lợi cho trẻ. Hy vọng rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh có cái nhìn khách quan hơn về vai trò của liệu pháp âm nhạc đối với trẻ tự kỷ. Từ đó, có thể cải thiện được hội chứng tự kỷ của trẻ cũng như giúp trẻ sớm hòa nhập với cuộc sống xung quanh.
ỨNG DỤNG ÂM NHẠC TRONG TRỊ LIỆU CHO TRẺ TỰ KỶ
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẰNG ÂM NHẠC CHO TRẺ TỰ KỶ HIỂU QUẢ ĐẾN ĐÂU?
Nghệ sĩ Nguyệt Thu đã bật mí về liệu pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ mà cô theo đuổi nhiều năm, đó là âm nhạc. Cô cho rằng “Âm nhạc là những tần số diệu kỳ giúp các em tự kỷ tương tác với thế giới bên ngoài”.
Ngoài ra có không ít các nghiên cứu đã khẳng định vai trò của âm nhạc trong quá trình điều trị cho trẻ tự kỷ, như kết quả nghiên cứu của Đại học Wisconsin La Crosse năm 2006 chỉ rõ: Trị liệu âm nhạc đã giúp trẻ tự giảm lo lắng, bất an và giúp trẻ bình tâm trở lại bằng cách cho trẻ nghe nhạc với một nhịp điệu đều đặn hay cho trẻ nghe những bản nhạc cổ điển. Nói cách khác, âm nhạc giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh và cân bằng lại cảm xúc của mình tốt hơn. Autismsciencefoundation cũng có một cuộc nghiên cứu về vấn đề này và cuối cùng kết luận rằng, âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu, nó làm thức tỉnh trẻ tự kỷ, gia tăng nhu cầu giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng tập trung chú ý.
Liên đoàn Âm nhạc trị liệu thế giới từng phát biểu “trị liệu âm nhạc là việc sử dụng các yếu tố cấu thành âm nhạc như âm thanh, nhịp điệu, giai điệu, tiết tấu, hòa âm bởi một nhà trị liệu có trình độ với một hoặc một nhóm người”. Có thể thấy được rằng, âm nhạc có một công dụng và đóng vai trò không nhỏ đối với quá trình trị liệu của các trẻ tự kỷ.
Trị liệu âm nhạc cho trẻ tự kỷ nói chung tập trung vào các khu vực sau:
(1) Cải thiện sự phối hợp vân động, cả vận động thô lẫn vận động tinh tế.
(2) Kéo dài thời gian chú ý của trẻ.
(3) Phát triển nhận thức cơ thể.
(4) Phát triển khái niệm tự thân.
(5) Phát triển các kỹ năng xã hội.
(6) Phát triển giao tiếp bằng miệng và không bằng miệng.
(7) Tạo điều kiện cho việc học tập về những khái niệm học thuật cơ bản trước tuổi đến trường và tuổi đến trường.
(8) Chẩm dứt hoặc thay đổi các hành vi nghi thức và lặp lại.
(9) Giảm lo âu, tức giận và tăng động.
(10) Rèn luyện cảm giác, tri giác và phối hợp vận động cảm giác (nghe, nhìn, xúc giác và vận động).

Để đạt được những mục tiêu trên, người ta sử dụng những kỹ thuật sau:
- Các bài tập xướng âm: Hát cá nhân. Kết hợp giữa những nguyên âm và phụ âm với sự chuyển điệu thích hợp, có sự hỗ trợ nhịp thở. Hát và hát nói (chanting): Hát kiểu Thánh ca, hát nhịp đều đều, tụng kinh, đồng giao…
- Vận động: Múa, vận động sáng tạo, luyện tập nhịp điệu và các kỹ thuật bắt chước. Những trò chơi âm nhạc.
- Thao tác trên nhạc cụ: Sử dụng các kỹ thuật bắt chước hoặc ứng tác. Có thể là hình thức hoạt động nhóm hoặc một trẻ với một nhà trị liệu.
Nghe âm nhạc Với những mục tiêu và kỹ thuật âm nhạc nêu trên, người ta áp dụng từng bước, từng mức độ trên 4 lĩnh vực chủ yếu: Phát triển ngôn ngữ. Phát triển cảm xúc và xã hội. Phát triển khái niệm nhận thức trước trường học và phát triển cảm giác vận động.
Đối với trẻ tự kỷ nhiều cha mẹ đã có cảm giác thất vọng tuy nhiên chúng ta không thể và cũng không cần thất vọng về trẻ vì hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị cũng như nhiều nghiên cứu đóng góp cho quá trình điều trị bệnh tình của các em. Điển hình như phương pháp điều trị trẻ tự kỷ bằng âm nhạc như trên. Chị Nguyệt Thu (sáng lập trường Sunrise for Art school, thuộc Viện khoa học Đông Nam Á) chia sẻ: Các em tự kỷ luôn có nhiều tài năng bẩm sinh, nhiều tài lẻ mà chúng ta không thể biết được. Các em học sinh tiếp thu cũng khá nhanh, chỉ cần mất từ 1 đến 2 tuần là các em biết cách đánh đàn, làm quen với các loại nhạc cụ…Vậy nên nếu phát hiện trẻ bị mắc hội chứng trên hãy cang thiệp sớm nhất có thể bằng các biện pháp điều trị từ bác sĩ và kết hợp các phương pháp dạy dỗ từ các giáo viên có đào tạo chuyên môn.
Ngoài ra phương pháp tìm gia sư dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiện cũng đang vô cùng phổ biến. Vì nó giải quyết được vấn đề thời gian của các phụ huynh bận rộn, đáp ứng được nhu cầu rằng các bé sẽ được học tập và điều trị có chuyên môn toàn thời gian dưới sự giám sát của cha mẹ. Tính an toàn và độ uy tín cũng cao hơn so với việc gửi trẻ đến các trung tâm tập trung. Việc dạy ở đây không chỉ là dạy học mà còn là dạy trẻ cách ứng xử, giao tiếp với thế giới xung quanh. Dạy các trẻ phát triển bình thường đã không dễ thì đối với các trẻ đặc biệt còn gian nan hơn. Vì vậy đừng chủ quan mà hãy tìm những giáo viên dạy trẻ đặc biệt có chất lượng tốt nhất!
Để lại một phản hồi