✅ CÔNG CỤ ĐỂ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Đánh giá bài viết post

Những công cụ hàng đầu hiện nay được các giáo viên trên thế giới sử dụng nhiều nhất trong quá trình giảng dạy. Đây là những công cụ sẽ giúp các thầy cô giảm tải các thao tác dạy học thủ công, truyền tải kiến thức tới học sinh nhanh hơn, trực quan hơn và tương tác với học trò mạnh mẽ hơn.

Những công cụ tuyệt vời hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy

Trong môi trường dạy và học truyền thống, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới bao thế hệ thầy cô giáo đã quá thân thuộc với bảng đen và phấn trắng. Đó là những giáo cụ không thể thiếu để giúp các thầy cô truyền tải tới học sinh, sinh viên những kiến thức bổ ích theo năm tháng. 

Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin và mạng Internet, cả thế giới đã chứng kiến sự ra đời của vô vàn công cụ, giáo cụ và phương pháp học tập cũng như giảng dạy tiên tiến trên nền tảng trực tuyến. Dựa trên một báo cáo của tổ chức Edudemic ™, tôi xin giới thiệu với các thầy cô giáo và đông đảo bạn đọc những công cụ hàng đầu hiện nay được các giáo viên trên thế giới sử dụng nhiều nhất trong quá trình giảng dạy.

Google Apps

Google không chỉ được biết đến như là một công cụ tìm kiếm đầy quyền năng trong thế giới ảo mà nó còn được cộng đồng trực tuyến thán phục với bộ công cụ Google Apps. Từ người dùng cá nhân cho đến các doanh nghiệp ở mọi loại quy mô và đặc biệt là các tổ chức giáo dục có uy tín trên thế giới đều sử dụng bộ công cụ này. Bộ công cụ này sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ khi các giáo viên khai thác triệt để bộ 3: Google Docs, Google Drive và Google Hangouts.

Với Google Docs, các giáo viên có thể khởi tạo tài liệu, bảng tính, tài liệu thuyết trình. Đồng thời sử dụng nó để chia sẻ với học sinh, sinh viên; đưa ra những phản hồi, đánh giá trên những bài tập của học sinh và sinh viên. Google Docs có thao tác đơn giản, thân thiện và thay đổi hoàn toàn cách thức học tập của sinh viên cũng như giảng dạy của giáo viên.

Còn Google Hangouts và Google Drive thì đây là các công cụ giúp giáo viên trao đổi, cộng tác và chia sẻ kiến thức giữa giáo viên và học sinh một cách sinh động và trực quan nhất.

Twitter

Twitter là dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweet, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có thể được trưng rộng rãi cho mọi người cùng xem.

Một giáo viên tại Hoa Kỳ sử dụng tài khoản Twitter (@rmbyrne) để tương tác và dạy học
Một giáo viên tại Hoa Kỳ sử dụng tài khoản Twitter (@rmbyrne) để tương tác và dạy học
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cũng tận dụng Twitter như 1 kênh truyền thông chính thống cho mình
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cũng tận dụng Twitter như 1 kênh truyền thông chính thống cho mình

Tuy Twitter vẫn chưa được sử dụng một cách rộng rãi tại Việt Nam như tiềm năng của nó, nhưng trên thế giới đây lại là công cụ giảng dạy và nguồn khai thác thông tin của hàng triệu giáo viên khác nhau. Các giáo viên có thể sử dụng Twitter như một cách tương tác trực tiếp và nhanh nhất với học sinh của mình. Song hành với trào lưu phát triển của điện thoại thông minh (smartphone), Twitter lại càng thể hiện vai trò không thể thiếu đối giáo viên và học sinh. Ngoài ra việc “theo đuôi” (follow) trên Twitter cũng là cách thức để giúp các giáo viên cập nhật và thu nạp thêm những kiến thức mới nhằm bổ sung cho bài giảng ngày một phong phú.

Skype

Skype

Mặc dù trong vòng 3 năm trở lại đây, các công cụ chat văn bản, chat âm thanh (voice chat) hoặc chat video thi nhau mọc ra như nấm sau mưa rào nhưng Skype vẫn là “tượng đài” đối với việc liên lạc trực tuyến. Đây là công cụ điển hình giúp giáo viên và học sinh liên lạc với nhau một cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất (phần lớn các trường hợp là miễn phí).

Bên cạnh đó, Skype còn cung cấp 1 dịch vụ có tên gọi là Skype in the Classroom. Đây là dịch vụ vô cùng độc đáo không chỉ giúp các giáo viên và học sinh tương tác với nhau và còn mở rộng việc tương tác giữa các lớp học với nhau. Việc học tập sẽ mang tính rộng mở, cạnh tranh và hấp dẫn hơn rất nhiều với công cụ này.

YouTube

Tôi đánh cược với bạn là bạn có thể tìm thấy bất kỳ 1 bài giảng của các môn học từ tự nhiên cho đến xã hội, của mọi cấp học khác nhau v.v… trên trang chia sẻ video Youtube. Các giáo viên còn có thể sử dụng Youtube như là một công cụ để xây dựng bài giảng chuyên nghiệp chỉ với những thiết bị thông thường như điện thoại di động, máy tính bảng, camera…

YouTube

Evernote

Trong quá trình giảng dạy và học tập, người thầy hay học sinh đều cần dùng đến các công cụ hoặc ứng dụng giúp ghi chép nhanh để chớp lấy những kiến thức cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, kiến thức, thông tin ngày nay lại nằm dưới nhiều định dạng khác nhau từ văn bản (text), âm thanh (voice), hình ảnh (photo), video… Chính lúc này, các giáo viên và học sinh cần nhớ đến ứng dụng Evernote.

Đây là ứng dụng cực kỳ tiện ích giúp tiết kiệm thời gian trong việc ghi chép và bố trí thông tin một cách khoa học và điểm hay nhất ở tính năng này chính là việc đồng bộ dữ liệu ghi chép được của giáo viên và học sinh trên mọi thiết bị và nền tảng khác nhau như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động.

Dropbox

Cũng giống như Google Drive ở trên, Dropbox là công cụ tương tự và không thể thiếu với bất kỳ người dùng Internet nói chung hay với mọi giáo viên nói riêng. Với Dropbox, dữ liệu, tài liệu của giáo viên sẽ được lưu trữ, chia sẻ, đồng bộ trên nền tảng điện toán đám mây.

Tiện ích có thể thấy ngay là các giáo viên có thể tạo 1 thư mục Dropbox trên máy tính và “quẳng” tài liệu của mình vào đó. Ngay lập tức tài liệu cũng sẽ được lưu trữ trên “đám mây” Dropbox, giúp các giáo viên có thể sử dụng tài liệu mọi lúc mọi nơi đồng thời chia sẻ với học sinh của mình bằng các thiết bị khác nhau tương tự như Evernote.

Edmodo

Edmodo – hiểu một cách đơn giản thì Edmodo giúp các giáo viên và học sinh tham gia một môi trường học tập và trao đổi hoàn toàn mới. Edmodo sẽ giúp giáo viên xây dựng một “mạng xã hội” riêng cho lớp học, mọi hoạt động trao đổi trực tiếp giữa giáo viên và học sinh đều có thể đưa lên môi trường này. Cộng đồng tham gia vào Edmodo rất đa dạng và đông đảo, hiện đã có hơn 20 triệu người thường xuyên sử dụng Edmodo.

Class Dojo

Class Dojo là một dịch vụ giúp lớp học của các giáo viên không còn là lớp học nhàm chán. Dịch vụ này đã tận dụng tối đa những trò chơi giáo dục, những hình họa ngộ nghĩnh và biến nó thành trợ thủ đắc lực cho giáo viên. Một ưu điểm thực tế của Class Dojo là giúp giáo viên dành được nhiều thời gian vào giảng dạy kiến thức hơn là mất thời gian vào việc quản lý lớp học và điều tiết các hành vi của học sinh.

Mặc dù việc triển khai dịch vụ này ở Việt Nam sẽ còn gặp khó khăn như hạ tầng, thiết bị đầu cuối. Nhưng khi có điều kiện thì đây sẽ trở thành công cụ tuyệt vời dành cho giáo viên nước ta.

WordPress

Không phải nghi ngờ gì khi WordPress chính là nền tảng giúp các giáo viên và học sinh xây dựng blog học tập tốt nhất hiện nay. Một khi trong đầu giáo viên xuất hiện ý tưởng xây dựng blog dạy và học của mình thì WordPress nên là cái tên được nhắc tới đầu tiên. Một trong những hình thức mà các giáo viên hay sử dụng WordPress đó là việc họ khởi tạo blog và coi đó như 1 landing page. Sau đó tận dụng kênh truyền thông mạng xã hội để “lôi kéo” học sinh về tiếp thu các kiến thức tại landing page này.

Socrative

Tốc độ phát triển của dịch vụ này đang tăng trưởng chóng mặt với khoảng 1.000 người dùng mới đăng ký mỗi ngày! Đây lại là công cụ giúp giáo viên và học sinh xây dựng bài kiểm tra, đánh giá hiệu suất học tập một cách trực tuyến trên bất kỳ thiết bị nào. Việc học và kiểm tra bằng Socrative sẽ kích thích học sinh ham học hỏi, phấn đấu cao hơn trong rèn luyện và thi cử. Video sau sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về dịch vụ mới nhưng cực kỳ tiềm năng này.

CÔNG CỤ CẦN CÓ KHI DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm

Học phải đi cùng với hành. Đặc điểm dễ thấy ở mỗi khoá học là các bài kiểm tra. Tuy nhiên, mỗi khoá học online có số lượng học viên khá lớn, có thể lên đến vài ngàn người. Các bài viết tự luận cần thầy cô tự đọc và chấm chi tiết, thường tốn khá nhiều thời gian cho cả thầy và trò nhưng lại không thể kiểm tra toàn diện lượng kiến thức trong cả khoá. Do đó, kiểm tra trắc nghiệm là sự lựa chọn hợp lý nhất. Giáo viên có thể khởi tạo ngân hàng câu hỏi, từ đó tạo ra nhiều bộ đề thi khác nhau.

Tuy nhiên, chấm bài thi trắc nghiệm là nhiệm vụ khá mệt, và trở nên bất khả thi khi số lượng học viên lớn. Bạn không thể dành tất cả thời gian trong ngày chấm bài cho học viên. Bạn cần công cụ chấm bài tự động, và máy tính hoàn toàn có thể làm được việc này cho bạn. Với dạng bài trắc nghiệm có đáp án sẵn, máy tính sẽ tự động trộn đáp án để tạo thành các bộ đề khác nhau. Ngay sau khi học viên hoàn thành bài thi, số đáp án đúng hay sai đều được tổng hợp và hiển thị kết quả nhanh chóng.

Vì vậy, khi bắt đầu xây dựng nền tảng dạy học trực tuyến, hãy thêm công cụ tạo đề trắc nghiệm và chấm bài để giảm bớt gánh nặng về sau cho chính bạn.

Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm

Những công cụ tuyệt vời hỗ trợ giáo viên trong giảng dạy

Tương tác trực tuyến

Hạn chế lớn nhất của các khoá học trực tuyến được cho là thiếu tính tương tác giữa giảng viên và học viên, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của người học khi phân vân có nên học online hay không. Sở dĩ người đi học có nhiều điều không hiểu cần trao đổi trực tiếp để được giải đáp ngay lập tức. Hoặc phản hồi lại chất lượng giảng dạy, đóng góp ý kiến giúp thầy cô hiệu chỉnh cho phù hợp.

Để khắc phục vấn đề này, giáo viên cần chủ động thêm kênh tương tác giữa mình và học viên bằng cách tích hợp ứng dụng như messenger chatbox trực tiếp lên website. Bên cạnh đó, cần xây dựng các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram. Các mạng này đều có lượng người dùng lớn, ổn định và đa số người trẻ hiện nay đều sử dụng. 

Gửi email

Các công cụ mạng xã hội, live-chat giúp giáo viên tương tác thường xuyên với học sinh, nhưng như vậy chưa đủ. Cần có công cụ khác để gửi thông tin quan trọng, hoặc các  thông báo như thay đổi mật khẩu tài khoản, thay đổi thông tin,… Khi đó, email là phương thức hợp lý hơn. Tuy nhiên, số lượng học viên trên mỗi trang học trực tuyến có thể đến vài nghìn người và số email cần gửi trong suốt quá trình chăm sóc không phải ít. Tự gửi từng email là không thể.

Bạn cần một nền tảng tích hợp công cụ gửi email tự động cho học viên. Bất kỳ hành động nhỏ nào của từng học viên như thay đổi mật khẩu hay kích hoạt tài khoản cũng được thông báo nhanh chóng và hoàn toàn tự động.

Quản lý thông tin

Trên một web dạy học sẽ có nhiều khoá khác nhau, nhiều học viên học ở nhiều khoá, tiến trình học tập khác nhau,… Những thông tin này vô cùng phức tạp, đan xen lẫn nhau mà bạn phải phân loại được và sắp xếp thành từng phần như cùng khoá, cùng tiến độ học,… Làm sao bạn có thể phân loại được khi số lượng học viên nhiều như vậy?

Đây là lý do bạn cần một công cụ quản lý học trực tuyến chuyên nghiệp. Không chỉ giúp quản lý các khoá học, quản lý học viên trong mỗi khoá, các công cụ này còn có thể tổng hợp và đánh giá tiến bộ của học viên. Tạo các biểu đồ phân tích phản ánh của học viên với khoá học giúp giáo viên định hình được ưu nhược điểm và đưa ra định hướng đúng đắn.

Bảo mật khoá học

Khoá học, bài giảng không chỉ là sản phẩm kinh doanh mà còn là tài sản trí tuệ của bạn. Thật không công bằng khi bạn mất tới vài tháng mới hoàn thiện trong khi người khác chỉ dành một chút thời gian để sao chép lại. Các sản phẩm trí tuệ cần có chính sách bảo mật hợp lý, nhằm tôn trọng bản quyền tác giả.

Một số nền tảng có công cụ bảo mật nội dung khoá học bằng cách ngăn chặn tải xuống, thêm nhãn tên tránh quay màn hình hay chia sẻ tài khoản học tập. Với những phương pháp này, bạn có thể yên tâm là các sản phẩm của mình sẽ không bị sao chép hay phát tán bất hợp pháp.

Thiết bị cơ bản để dạy học trực tuyến

Máy vi tính

Cả desktop và laptop đều có thể sử dụng để stream
Cả desktop và laptop đều có thể sử dụng để stream

Thiết bị đầu tiên mà bạn cần có là 1 chiếc máy vi tính. Hệ thống stream của Schoolbus tương thích với cả máy tính bàn (desktop) lẫn máy tính xách tay (laptop). Tuy nhiên chúng tôi khuyên các giảng viên nên sử dụng máy tính bàn để tận dụng kích cỡ màn hình lớn cho việc dạy học.

cấu hình máy tính
Cấu hình trên chỉ mang tính chất tham khảo
  • CPU: chip máy tính
  • VGA: card màn hình
  • Setting: chất lượng hình ảnh stream

Mạng internet

Đường truyền mạng càng tốt thì stream càng nét

Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng khi stream, mạng càng tốt thì chất lượng của stream sẽ càng cao.

  • Upload 500-550 kbps: Stream 360p – bitrate 300 kbps
  • Upload 600-700 kbps: Stream 360p – bitrate 500kbps
  • Upload 750-900 kbps: Stream 480p – bitrate 700 kbps  
  • Upload 1 mbps+         : Stream 720p – bitrate 900kbps+

Microphone và webcam

Microphone và Webcam là 2 thiết bị không thể thiếu khi stream

Âm thanh và hình ảnh là 2 yếu tố chính tạo nên thành công của 1 buổi học trực tuyến vì vậy microphone và webcam là những thiết bị bạn nên lưu ý. Tất nhiên, bạn vẫn có thể tận dụng microphone và webcam của laptop nhưng chúng tôi khuyến khích các giảng viên sử dụng thiết bị riêng biệt. Hiện nay trên thị trường cũng có 1 số loại webcam tích hợp sẵn cả microphone, cho chất lượng hình ảnh, âm thanh khá tốt. Đây cũng là 1 sự lựa chọn mà các giảng viên có thể cân nhắc. 

Phần mềm Open Broadcaster Software hoặc Xsplit

Ưu điểm của OBS là miễn phí và có giao diện Tiếng Việt
Ưu điểm của OBS là miễn phí và có giao diện Tiếng Việt

Open Broadcaster Software (OBS) là phần mềm miễn phí dùng để stream. Ngoài các tính năng cơ bản, ưu điểm của OBS là không chiếm nhiều dung lượng và có giao diện Tiếng Việt. Đặc biệt OBS được tích hợp chức năng cho phép bạn thêm bất cứ ứng dụng nào (document, powerpoint, photoshop…) đang bật trên máy tính vào màn hình stream. OBS là phần mềm hoàn toàn miễn phí.

  • Hướng dẫn cơ bản stream bằng OBS
Xsplit là một trong những phần mềm stream tốt nhất hiện nay

BXsplit nổi bật hơn các sản phẩm khác ở tính ổn định của hình ảnh, âm thanh cũng như mang rất nhiều tính năng hữu ích cho người dùng. Bản thân Xsplit được thiết kế rất khoa học và dễ sử dụng, cho phép người dùng truyền hình trực tiếp hình ảnh, video clip, text, screen region, camera… Nhược điểm của Xsplit là bạn phải trả phí để có thể sử dụng đầy đủ các tính năng.

Một số phần mềm truyền hình trực tuyến có thể sử dụng trong dạy học ngoại ngữ

Hệ thống phần mềm cài đặt vào từng máy tính cá nhân

Loại hệ thống phần mềm này có ưu điểm là dễ triển khai vì người dạy và người học có thể tự tải về (thông thường là miễn phí) và cài vào máy tính cá nhân. Hệ thống có các tính năng hỗ trợ dạy-học kỹ năng Nghe (cuộc gọi / chat video, tin nhắn video / âm thanh, nhúng video từ Youtube,…); kỹ năng Nói (cuộc gọi / chat video, tin nhắn video / âm thanh); kỹ năng Đọc (tin nhắn văn bản, gửi tệp, chia sẻ màn hình,…) và kỹ năng Viết (tin nhắn văn bản, chia sẻ màn hình, gửi tệp,…). Tuy nhiên, hệ thống không cung cấp nhiều tính năng liên quan đến bài tập tương tác (QCM,…); không có lịch làm việc cho lớp, không phân quyền cho các thành viên trong lớp (người dạy, người học,…); không có chức năng báo cáo kết quả học tập. Về mặt kỹ thuật, tính năng hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp, chất lượng âm thanh và hình ảnh giới hạn bởi trang thiết bị đầu cuối là các máy tính của người dạy và người học. Vì vậy, khi sử dụng loại hệ thống này, chúng ta nên áp dụng theo mô hình kết hợp (blended). Một số hệ thống phần mềm cụ thể:

1.1. OoVoo: Một ứng dụng chat video hoàn toàn miễn phí và đã được hơn 75 triệu người trên toàn thế giới sử dụng. Người dùng có thể thực hiện cuộc gọi video và gửi tin nhắn tức thì. Một số tính năng chính:

– Gửi tập tin có dung lượng lớn: cho phép gửi những tập tin có dung lượng vượt quá giới hạn mà email cho phép, nhờ đó, có thể chia sẻ các tập tin video và âm thanh yêu thích trên ooVoo.
– Gửi tin nhắn video: Có thể để lại một tin nhắn video miễn phí (lên đến 5 phút) cho người hiện đang không đăng nhập vào ooVoo; được phép upload những tin nhắn này lên mạng xã hội.
– Ghi lại cuộc gọi video: Ghi lại bất cứ cuộc gọi video nào và tải lên YouTube.
– Gửi tin nhắn tức thì: Có thể gửi tin nhắn ngay cả khi đang chat video.
– Nhóm cuộc trò chuyện video: Có thể tạo ra một nhóm trò chuyện trên ooVoo cùng lúc, số lượng nhiều thành viên.
– Chia sẻ màn hình: Tính năng Screen Share cho phép chia sẻ một tập tin, hình ảnh, biểu đồ,… trong cuộc trò chuyện video.
– Xem cùng nhau: Ứng dụng cho phép thêm video YouTube vào cuộc trò chuyện theo nhóm qua video.
– Tìm kiếm và kết bạn dễ dàng.

1.2. Skype: Một hệ thống phần mềm dùng để gọi điện qua mạng miễn phí. Ngoài ra, người dùng còn có thể chat trực tiếp qua skype. Hơn thế nữa, Skype còn cho phép gửi các tập tin có dung lượng lớn mà Email không thể làm được. Tuy nhiên, với phiên bản miễn phí, một số tính năng bị hạn chế, ví dụ như tính năng chia sẻ màn hình, tính năng họp nhóm,…

1.3. Google talk / Hangouts: Một hệ thống cho phép gửi tin nhắn, ảnh, biểu tượng cảm xúc và thực hiện các cuộc gọi điện video; có sẵn trong Gmail, Google+, trên thiết bị iOS hoặc Android và dưới dạng tiện ích mở rộng của Chrome, người dùng có thể giữ liên lạc cho dù đang ở một chỗ hay đang di chuyển.

1.4. Yahoo! Messenger: Một chương trình và giao thức nhắn tin nhanh có quảng cáo phổ biến do Yahoo! cung cấp. Đây là chương trình miễn phí có thể tải xuống để dùng với một tài khoản Yahoo!, cho phép kết nối với các dịch vụ khác của Yahoo!, như là Yahoo! Mail, người sử dụng có thể tự động được thông báo khi có thư. Yahoo! cung cấp các tính năng gọi điện từ máy tính tới máy tính, truyền tập tin, dùng webcam, dịch vụ nhắn tin, và phòng chat với nhiều loại khác nhau.

1.5. Camfrog: Một hệ thống tiện ích mạnh mẽ cho phép tham gia vào phòng chat video trực tuyến để có thể nghe, nhìn và trò chuyện với nhiều người khác tại cùng một thời điểm. Có thể tham gia vào một phòng với khoảng 1000 người sử dụng và chỉ cần click vào tên một người nào đó để bắt đầu quan sát. Nhấn nút ‘talk’ để trò chuyện với toàn bộ phòng chat bằng âm thanh. Các phòng chat video được tổ chức bởi người sử dụng băng thông rộng và đang chạy phần mềm Camfrog Video Chat Room Server, vì thế bất kỳ người sử dụng nào cũng có thể thiết lập chức năng hội thảo video để người khác có thể tham gia vào.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*