
Nhiều giáo viên cho biết khi chuyển sang dạy trực tuyến, họ làm việc 12-18 giờ mỗi ngày, điều có thể khiến họ kiệt sức.
Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, nhiều trường trên thế giới chuyển sang học trực tuyến. Điện toán đám mây trở thành môi trường mô phỏng trường học, tác động đến tất cả trường trên thế giới. Gần đây, ông Dana Watts – Giám đốc nghiên cứu và phát triển International School Services đã tổ chức và tham dự hội thảo với lãnh đạo các trường học và chia sẻ nguồn lực để đối phó với sự thay đổi này.

Ông cho rằng, giáo viên và hệ thống trường hàn lâm không quen làm việc với môi trường trực tuyến. Một hiệu trưởng đã tạo thư mục trên Google để các trường chia sẻ kế hoạch học tập trực tuyến của họ. Một người khác đã tạo nhóm trên Facebook để các nhà giáo dục quốc tế trao đổi và chia sẻ danh sách chi tiết các công cụ trực tuyến hữu ích.
Mặc dù các trường quốc tế có nguồn lực tốt về công nghệ, không thiếu những thách thức khi chuyển sang trực tuyến, nhiều giáo viên và lãnh đạo các trường cho biết. Từ việc quản lý khối lượng công việc và thời gian thực hiện đến việc giữ nhịp cảm xúc cho cả thầy cô và học sinh.

Mục Lục
Sự khác biệt về thời gian
Khi các trường học ở Trung Quốc lần đầu đóng cửa, Chris Boyle – một hiệu trưởng trung học nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc – vẫn có cái nhìn lạc quan về tình huống đang diễn ra. Trước đó, nhiều người đã suy đoán các trường học sẽ mở cửa trở lại sau vài tuần. Vì vậy, Boyle để giáo viên gửi email bài tập trong những tuần đầu tiên, bỏ qua hầu hết quy trình hướng dẫn và kiểm soát.
“Giáo viên vẫn được yêu cầu đăng ký giờ tương tác với học sinh, nhưng tôi không yêu cầu mở các lớp học trực tuyến”, Boyle nói.
Sau vài tuần đầu tiên, giáo viên đã gửi nhiều email cho học sinh, nhưng thiếu tính mạch lạc và hệ thống. Cha mẹ học sinh phàn nàn về cách học. Nhóm của Boyle bắt đầu chuyển sang phương pháp dạy có tổ chức hơn.
Trường của Boyle đã sử dụng Microsoft 365, bao gồm một bộ công cụ giao tiếp cho phép chia sẻ tệp, lớp học trực tuyến và trò chuyện theo thời gian thực. Họ thực hiện các bài học bằng cách sử dụng video được ghi lại kèm theo danh sách bài tập hàng ngày. “Hơn 50% giáo viên của chúng tôi đang thực hiện các bài học trực tuyến”, Mitch Boyle nói.
Dana Watts cho biết nhiều trường học tiến hành cả hai phương pháp học – vừa thực hiện các cuộc kết nối với học sinh theo thời gian thực, vừa ghi video bài giảng và chia sẻ bài tập cho học sinh.
Tuy nhiên, giáo viên có thể gặp rủi ro khi giao quá nhiều công việc hoặc cảm thấy bị áp lực khi dành nhiều thời gian để kết nối với học sinh. Các giáo viên cho biết họ dành 12 đến 18 giờ làm mỗi ngày, điều có thể khiến họ kiệt sức. Khi chuyển sang dạy trực tuyến, nhiều nhà giáo cho biết trách nhiệm và giờ làm việc thay đổi thường xuyên.

Lee Shawver dạy các học sinh lớp một đến lớp chín tại Trường Quốc tế Thanh Đảo Amerasia. Khi dịch bùng phát, anh tự cách ly ở Đông Bắc Trung Quốc cùng vợ và hai con nhỏ. Lee Shawver cho biết trung bình mỗi ngày anh làm việc khoảng năm tới bảy giờ kể cả cuối tuần, trong đó có một giờ làm việc vào ban đêm và một vài giờ vào sáng sớm trước bữa sáng.
Một số giáo viên dạy lớp một và lớp hai, trong vài tuần đầu tiên đã làm việc 18 giờ. Thông thường các giáo viên dạy trực tuyến sẽ được đào tạo trước khi làm việc, nhưng hiện tại, tất cả phải tự mày mò và thực hiện.
Các vấn đề thực tế và thử nghiệm
Khi các lớp học đóng cửa, Lee Shawver thường cho học sinh học online tự giải quyết các vấn đề hoặc theo nhóm. Điều này giúp học sinh có kỹ năng giải quyết vấn đề và suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, các bài tập trực tuyến thường mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với trên lớp, anh cũng luôn phải giữ kết nối để học sinh không thấy bị bỏ rơi.
Đánh giá chất lượng là vấn đề lớn nhất. Trong các lớp học tiếng Anh và Lịch sử, mọi thứ diễn ra trôi chảy, học sinh trả lời bằng các video. Đối với các lĩnh vực có nhiều tiêu chuẩn dựa trên khái niệm, người học có thể học và làm bài khá dễ dàng.
Nhưng môn như Toán học và Khoa học, việc dạy trực tuyến và kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh có thể giống như một cuộc đấu tranh. Nhiều giáo viên đã dựa vào các công cụ hỗ trợ từ web, như Khan Accademy, cho phép kiểm tra và đánh giá theo thời gian thực.
Tại Seoul Foreign, giáo viên tiểu học đang thực hiện nhiều video sử dụng Seesaw với học sinh, phụ huynh hỗ trợ tải lên. Các công ty edTech đang cung cấp miễn phí một số chương trình làm quizz cho các trường bị ảnh hưởng.
Watts cho biết việc làm quizz online khiến nhiều lãnh đạo trường học lo ngại rằng học sinh có thể gian lận trong các bài kiểm tra. Nhưng trong thời điểm hiện tại, khó có cách nào tốt hơn.
Vấn đề tự học của học sinh
Ngoài công việc dạy từ xa cho học sinh, Shawver còn dành cả ngày để chăm sóc hai con nhỏ. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho các phụ huynh khác trong thời điểm tất cả đều phải làm việc trực tuyến từ xa.
Gần đây, trường học của hai con gia đình Shawver đã bắt đầu một chương trình có tên là “Thứ hai chính niệm”, trong đó học sinh viết tường thuật về một chủ đề hàng tuần và các hoạt động cho phụ huynh và giáo viên. Cộng đồng được xây dựng để giảm bớt những nỗi lo lắng và cô đơn cho học sinh khi phải tự học tại nhà.
Tại một trường nội trú khác, các hoạt động kiểm tra diễn ra thường xuyên với học sinh, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn. Giáo viên là đầu mối liên lạc đầu tiên để kiểm tra và xác định những đối tượng đó. Đối với một số học sinh nội trú, trường thực sự là gia đình của họ.
Các cố vấn của trường cấp hai cũng đang gặp gỡ học sinh và cha mẹ của các em, những người đang rất lo lắng về các kỳ thi cuối cấp sắp tới và các cuộc thi khác. Đây đặc biệt là vấn đề đối với học sinh ở lớp bé hoặc những học sinh không có hỗ trợ gia đình. Một số học sinh được ông bà trông hoặc có người giúp việc chăm sóc, những em không được bố mẹ theo sát thường không có kỹ năng tự học mạnh mẽ.
Lee Shawver cho biết, những học sinh khá, giỏi thích nghi tốt với môi trường trực tuyến. Các bạn còn lại đang gặp khó khăn. “Học sinh đang chán. Học sinh đang cô đơn. Thật dễ dàng để trốn tránh trên môi trường kỹ thuật số. Và chúng tôi có những học sinh hoàn toàn vắng mặt”, Shawver nói.
Để giữ cho học sinh có trách nhiệm tự học, Shawver đề nghị các giáo viên gửi một danh sách giao việc vào đầu mỗi tuần và luôn giữ kết nối liên tục. Anh cũng thừa nhận, nó có thể là một thách thức. “Dù vậy, phải tìm được cách giải quyết được điều đó để hạn chế tổn hại ít nhất cho học sinh”, Shawver nói.
Giáo dục trực tuyến thách thức đại học truyền thống
Các chuyên gia nhận định, 50 năm sau khi internet ra đời, giáo dục trực tuyến có thể là nguy cơ đe dọa các cơ sở truyền thống.
Theo báo cáo cuối tháng 5 vừa qua từ National Clearinghouse, tuyển sinh đại học tại nước Mỹ mùa xuân năm nay đã giảm 1,7% so với năm trước. Xu hướng này diễn ra trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng số người từ 18 đến 24 tuổi đăng ký học đại học giảm mạnh hơn – ở mức 2,4%.
Trong khi đó, số người đăng ký tham gia các chương trình trực tuyến độc quyền đã tăng 38% trong 5 năm qua, theo Moody. Từ năm 2016 đến 2017, tổng lượng tuyển sinh giáo dục đại học giảm nhẹ và sẽ giảm nhiều hơn nếu không có tăng trưởng của đại học trực tuyến, theo Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia Mỹ.
Các chuyên gia nhận định, 50 năm sau khi internet ra đời, giáo dục trực tuyến có thể sẽ là nguy cơ đe dọa các cơ sở truyền thống trong bối cảnh học phí tăng cao, nợ nần của sinh viên và niềm tin giảm dần vào giá trị của bằng đại học.

Subhash Kak, Đại học bang Oklahoma, cho biết, đại học kiểu truyền thống đang thất thế vì chi phí giáo dục tăng mạnh, số việc làm cần kỹ năng đòi hỏi giáo dục đại học đã bị thu hẹp và xuất hiện sự thay thế rẻ hơn từ giáo dục trực tuyến.
Kak là giáo sư khoa học máy tính, dạy các lớp về trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo. Là một giáo sư ở cả hai thế giới thực và trực tuyến, Kak cho biết các đồng nghiệp của anh trong lĩnh vực giáo dục lo sợ các khóa MOOCs có thể ảnh hưởng tới các trường đại học và cao đẳng truyền thống.
Clayton Christiansen, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard cũng cho biết, ông từng nghĩ rằng tháp ngà của mình an toàn trước sự phát triển của công nghệ. Nhưng giờ đây, ông tin rằng sự phát triển của học tập trực tuyến có thể dẫn đến việc đóng cửa một nửa trong số 5.300 trường cao đẳng và đại học tại Mỹ trong 10 đến 15 năm tới.
Christiansen là cựu thành viên hội đồng quản trị của Đại học Nam New Hampshire, một trong những trường đại học trực tuyến lớn nhất ở Mỹ. “Khi chất lượng công nghệ cải thiện, các khóa học trực tuyến sẽ thu hút những sinh viên trước đây không có cơ hội học đại học truyền thống, hoặc cần giáo dục bổ sung trong sự nghiệp giữa chừng”, Christiansen nói.
Đối với các trường đại học trực tuyến thuần túy, như Đại học Western Governor (WGU), trường không cần phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng. WGU là một trường đại học tư thục, phi lợi nhuận, có trụ sở tại Thành phố Salt Lake, ra đời để đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động cần trình độ đại học mà không thể theo học đại học truyền thống.
“Năm 1999, WGU ghi danh học sinh đầu tiên của mình,” Luke nói. “Năm 2005, WGU đã trao bằng cấp thứ 500. Trong thập kỷ qua, hơn 140.000 sinh viên tốt nghiệp, trải dài trên tất cả 50 tiểu bang Mỹ và gồm cả cựu quân nhân ở nước ngoài.”
WGU được thành lập vào năm 1997, đang tuyển sinh hơn 110.000 sinh viên với độ tuổi trung bình là 36. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của WGU trong năm năm qua là 21%, theo báo cáo thường niên năm 2018.

Tuy nhiên, Standard & Poor không thấy WGU và các trường đại học trực tuyến thuần túy khác có thể thay thế đại học truyền thống.
“Các trường đại học đang cạnh tranh để thành lập chính phiên bản trực tuyến của mình. Mục tiêu là nâng cao thương hiệu, mở rộng cơ hội giáo dục cho các đối tượng mới, và đôi khi là một động thái phòng ngừa để tránh nhận thức họ đang tụt lại phía sau so với các đồng nghiệp của mình”, theo một báo cáo Xếp hạng Toàn cầu của Standard & Poor.
Cạnh tranh trong giáo dục trực tuyến cũng đến từ các tổ chức giáo dục chuyên nghiệp. Động lực là yếu tố quan trọng để sinh viên theo học và các trường đại học có tỷ lệ sinh viên duy trì cao nhất chủ yếu các trường đại học ưu tú. Một sinh viên ở bất cứ nơi nào trên thế giới có thể lấy bằng cử nhân trực tuyến từ Đại học bang Arizona, không phân biệt với người kiếm được bằng từ trường thật.
Tuy nhiên, với những trường hợp này, sinh viên học theo phương pháp truyền thống vẫn có lợi thế. Số đông mọi người và các nhà tuyển dụng vẫn thấy bằng cấp trực tuyến ít thuận lợi hơn so với bằng cấp truyền thống. Khi được hỏi ai sẽ có ưu thế hơn khi tuyển dụng, Sab Sabino, luật sư kiêm một giáo sư luật của Đại học St. John cho rằng lợi thế rõ ràng nằm ở người học đại học theo cách truyền thống. “10 năm nữa, điều này có thể thay đổi, nhưng hiện nay thì chưa,” Sabino chia sẻ.
David Fiorenza, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Villanova và cựu giám đốc tài chính của thị trấn Radnor, Pennsylvania, lại có một quan điểm khác. “Hầu hết sinh viên học trực tuyến là những người làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian và đã kinh nghiệm, vì vậy tôi không gặp vấn đề gì khi tuyển dụng họ nếu họ đáp ứng tất cả tiêu chuẩn”, ông nói.
Dù thế nào, xu thế học trực tuyến vẫn đang phát triển mạnh. Tại Đại học Georgia Tech, giáo sư khoa học máy tính Ashok Goel và nhóm của ông đã điều chỉnh trí thông minh nhân tạo IBM Watson thành một trợ lý giảng dạy trực tuyến mà họ đặt tên là Jill Watson. Jill chỉ là một trong một số trợ lý giảng dạy cho khóa học về lập trình trí tuệ nhân tạo. Dù là trợ lý ảo, Jill có thể trả lời các câu hỏi đòi hỏi sự giải thích tinh tế.
“Tôi đã hình dung ra một tương lai trong đó tất cả chúng ta sẽ có quyền truy cập vào các trợ lý giảng dạy như Jill Watson mọi lúc, mọi nơi cho bất kỳ nhiệm vụ nào. Đó là một tương lai nơi giáo dục sẽ có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với tất cả mọi người, nhưng việc dạy và học cũng sẽ mang tính cá nhân và vui vẻ”, Goel trình bày.
Dạy học trực tuyến: mạnh ai nấy làm
Nhận định về việc dạy trực tuyến hiện nay, hiệu trưởng một trường THPT tư thục ở TP.HCM cho biết hình thức dạy học trực tuyến đang theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, rất khó đánh giá hiệu quả.
“Trước hết là quy định bài dạy từ xa như thế nào là đạt yêu cầu. Không thể chụp hình các bài học trong sách giáo khoa, gửi cho học sinh qua mạng rồi gọi đó là dạy từ xa. Ở một số trường tư thục, giáo viên dạy từ xa tiết nào sẽ được hưởng mức kinh phí hỗ trợ theo tiết đó.
Tuy nhiên, một vài đồng nghiệp của tôi ở trường công lập chia sẻ rằng thời gian học sinh nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19, họ chỉ nhận được mức lương cơ bản 4-5 triệu đồng/tháng, ngoài ra không có một khoản nào thêm. Trong khi đó, họ đã bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian để soạn giáo án và dạy trực tuyến” – vị hiệu trưởng trên cho hay.
Ông Phạm Thư Tùng, giáo viên môn vật lý Trường THPT Ernst Thälmann (TP.HCM), chia sẻ: “Với tình hình hiện nay, dạy học từ xa chỉ là biện pháp tình thế thì giáo viên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ nhất, sĩ số của học sinh trường công lập gần 50 em/lớp, nếu các em không tự giác thì giáo viên khó kiểm soát hết. Tiếp theo nữa là điều kiện học tập tại nhà của học sinh không đồng đều: một số em không có máy tính tại nhà hoặc có máy nhưng không nối mạng Internet thì cũng không thể học từ xa”.
MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI E-LEARNING TẠI VIỆT NAM
Về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng
Để soạn bài giảng e-learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giảng viên. Hiện nay chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài giảng e-learning, vì vậy chưa khuyến khích được giảng viên. Đời sống của giảng viên nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục… hậu quả là giảng viên không có thời gian đầu tư cho e-learning. Nhiều giảng viên giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, sử dụng phần công nghệ (ghi hình, thu âm, phần mềm) còn hạn chế nên chưa phát huy được đội ngũ này.
Về phía người học
Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng của cách học thụ động truyền thống, tâm lí học phải có thầy (không thầy đố mày làm nên), nội dung quá tải tại trường… dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập. Nhiều sinh viên nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính kết nối Internet, nhiều thông tin trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo lắng khi con em mình vào mạng cũng là lí do hạn chế E-Learning.

Về cơ sở vật chất
Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website E-Learning hoàn chỉnh chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí.
Về nhân lực phục vụ Website E – Learning
Cần có cán bộ chuyên trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-Learning. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại chưa có cơ hế hoạt động này ở các trường.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1/ Về nhận thức: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở giáo dục cần xác định E-Learning là một chiến lược trong giáo dục mới hướng tới xã hội học tập. Cần triển khai, tuyên truyền, nhân rộng E-Learning không chỉ có ngành giáo dục mà còn với toàn xã hội. Bộ và các trường tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc xây dựng các Website E-Learning của các nước.
2/ Tăng cường tập huấn về phương pháp, kĩ năng, sử dụng tổng hợp nhiều hợp phần để tạo bài giảng E-Learning.
3/ Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giảng viên trong việc tạo bài giảng.
4/ Các trường phổ hướng đến online hóa trường học bao gồm online về quản lí, điều hành, tác nghiệp và online về dạy học. Website trường học phải trở thành địa chỉ thân thiện với cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên. Hướng dẫn phương pháp tự học, học tập và trao đổi qua mạng cho người học. Đây là kĩ năng cần thiết để học tập ở các trường ĐH và giáo dục nghề nghiệp.
5/ Vai trò của giảng viên là rất quan trọng trong việc triển khai E-Learning. Vì vậy, giảng viên không chỉ nắm bắt được phương pháp học tập mà còn là người tạo ra bài giảng phục vụ cho giảng dạy, các bài giảng E-Learning phục vụ cho tự học của người học. Phải có hình thức đào tạo đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: như có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, và quan trọng hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học. Vì đó là nền tảng quan trọng để người giảng viên không bị tụt hậu so với thời đại.
Như vậy, E-Learning có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, tạo ra được một môi trường rất tốt phục vụ cho phương pháp dạy học tương tác, cá nhân hóa người học. Tuy vậy, với những nhược điểm nêu trên, E – Learning cũng không phải là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp học truyền thống.
Vì vậy, một giải pháp kết hợp là sử dụng E – Learning và những phương pháp giảng dạy truyền thống song song. Người học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập có thể trên E-Learning, tham gia như đang học trên một khóa học thực sự. Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phòng thí nghiệm để tiếp cận thực sự với công việc. Ngoài ra, có thể gặp giảng viên trong một số buổi để thảo luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội.
E-Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai E-Learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với giáo dục thế giới.
Để lại một phản hồi