
Mục Lục
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI THỤY ĐIỂN
Thụy Điển, đất nước xinh đẹp có nhiều điều kiện an sinh xã hội, công việc, y tế, giáo dục hiện đại là nơi mà có rất nhiều người muốn đến và sinh sống. Cộng đồng người Việt tại Thụy Điển không nhiều lại sống rải rác ở khắp nơi nhưng ở đây họ vẫn sống đoàn kết và dựa vào nhau. Hiện họ đang sinh sống chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt ở phía Nam Thụy Điển như Malmö, Göteborg, Helsingborg…

Chúng ta cùng điểm qua những sinh hoạt, công việc của cộng đồng người Việt tại Thụy Điển như thế nào?
Cộng đồng có uy tín
Theo chị Lệ Thanh, một , trong số những người đến định cư tại Thụy Điển, phần nửa số người Việt tới Thụy Điển vào những năm 1979 và đầu những năm 1980. Số còn lại là những người sang lập gia đình với người Thụy Điển, người sang công tác và học tập tại Thụy Điển.
“Đại đa số người Việt hiện ở Thụy Điển thuộc tầng lớp bình dân. Trong đó 1/3 làm viên chức, kỹ sư hay kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, số lượng sinh viên người Việt và những người nghiên cứu tới Thụy Điển đang có chiều hướng gia tăng khá nhanh”, chị Thanh cho biết. Cộng đồng người Việt tại Thụy Điển, đặc biệt là trẻ em và thanh niên hội nhập rất tốt với xã hội Thụy Điển. Cộng đồng người Việt là cộng đồng có uy tín tốt tại Thụy Điển. Hạn chế lớn nhất có lẽ là rào cản ngôn ngữ với thế hệ đã cao tuổi.
Theo đánh giá của đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển, cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển là một cộng đồng mạnh, đoàn kết, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật sở tại và luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt với bản tính thương người như thể thương thân, người Việt luôn sãn sàng giúp đỡ đồng hương mới hay người của nước sở tại gặp khó khăn.

Minh chứng về sự đoàn kết yêu thương của người Việt, ông Lai Minh Tiến- Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, mới đây, Hội người Việt Stockholm và các vùng phụ cận của Thụy Điển tổ chức chương trình hướng dẫn cho sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam mới đến nước này.
Theo đó, cộng đồng người Việt tại Thụy Điển đã tổ chức một số chương trình hỗ trợ tân sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam như, hướng dẫn chi tiết những người mới đến cách tra cứu, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, cách đăng ký mã số cá nhân, dịch vụ chăm sóc y tế, các số điện thoại khẩn cấp và tìm hiểu một số địa danh du lịch nổi tiếng cùng một số siêu thị.
Ngoài ra các bạn tân sinh viên cũng được nghe một số cựu sinh viên, kiều bào chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống học tập và làm việc tại Stockholm. Trong những trường hợp cần sự trợ giúp đặc biệt, Hội sinh viên Việt Nam tại Thụy Điển sãn sàng trợ giúp kịp thời.
Mưu sinh và chia sẻ:
Chị Vũ Tuyết, chủ 2 tiệm nail lotus Salong ở Sundsvall cho biết, chị cùng gia đình đến định cư tại Thụy Điển đã hơn 30 năm, khi chị còn là đứa trẻ lên 7. Nhập cư vào Thụy Điển đúng vào độ tuổi đến trường lại được học miễn phí cho nên ngôn ngữ khác biệt là rào cản với rất nhiều người khi gia nhập vào xã hội Thụy Điển đối với chị không có vấn đề gì. Ngôn ngữ, văn hóa Thụy Điển theo các cấp học dần thấm sâu vào người chị. Tuy nhiên, chị Tuyết chưa bao giờ quên mình là người Việt Nam.
Theo chị Tuyết, Thụy Điển là đất nước phồn thịnh, hệ thống an sinh xã hội rất tốt. Nếu bạn không có việc làm bạn cũng không lo chết đói. Theo qui định của luật pháp Thụy Điển, khi một người trong độ tuổi làm việc bị mất việc, người đó sẽ nhận được khoản bảo hiểm thất nghiệp với số tiền tương ứng với tỉ lệ lương mà người đó nhận vào thời điểm gần nhất, nếu họ tham gia vào một chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Nếu không, người đó vẫn nhận được một khoản tiền trợ cấp từ Bảo hiểm Xã hội, nhưng số tiền sẽ ít hơn…
Nếu bạn bị ốm đau, sẽ có một hệ thống y tế trợ giúp, bảo vệ sức khỏe cho bạn. Nhờ những đặc điểm ưu Việt như vậy nhiều người đã cho rằng, Thụy Điển là thiên đường, là mảnh đất bình yên với người nhập cư. Vì lẽ đó rất nhiều người đã đến với Thụy Điển, trong đó có những người Việt Nam.
Tuy nhiên, để nhập cư vào Thụy Điển điều này không hề dễ dàng. Có nhiều cách như, phải chứng minh được thu nhập, hôn thê, hoặc theo diện đi lao động nhưng phải có doanh nghiệp tại Thụy Điển nhận, bảo lãnh. Hai cách đầu tiên thì không hề phù hợp với người nghèo, vì muốn làm được điều này những người nhập cư phải có một khoản tiền khá lớn, còn cách thứ ba là đi theo diện xuất khẩu lao động thì dễ hơn nhưng khó ở chỗ doanh nghiệp nào, cơ sở nào đứng ra để nhận những người mới từ Việt Nam sang?
Chị Tuyết cho biết, số người Việt thành danh trong lĩnh vực kinh doanh ở Thụy Điển không nhiều. Bởi muốn thành lập một cơ sở sản xuất, một doanh nghiệp nhỏ là rất khó. Các doanh nghiệp này phải đóng một khoản thuế rất lớn 25% thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí lương cho công nhân, ít nhất là 2000-3000 USD/tháng, tiền bảo hiểm xã hội cho công nhân, số lãi còn lại của chủ doanh nghiệp họ phải đóng tới 33% thuế thu nhập cá nhân. Nếu trừ tất cả chi phí đi thu nhập của chủ doanh nghiệp chỉ nhỉnh hơn công nhân một chút. Thế nên nhiều người không muốn làm chủ bởi trách nhiệm của họ rất nặng nề.
Tết Việt Nam tại Thụy Điển

Dù số lượng người Việt Nam nhập cư vào Thụy Điển không nhiều nhưng các tết truyền thống của người Việt như, tết thiếu nhi, tết trung thu đặc biệt là Tết Nguyên đán luôn được bà con háo hức chuẩn bị từ rất sớm. Ông Lê Sơn Hà, Chủ tịch Hội Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, với các tết như tết trung thu, tết thiếu nhi, cộng đồng người Việt tại Thụy Điển luôn có những món quà mang tính động viên để khuyến khích các cháu tích cực học tập tốt, đồng thời học giỏi tiếng Việt, duy trì truyền thống tốt đẹp của đất nước. Tuy nhiên, Tết cổ truyền của dân tộc được mọi người quan tâm hơn cả.
Theo đó, dù những ngày Tết cổ truyền cộng đồng người Việt ở Thụy Điển không được nghỉ làm nhưng họ vẫn dành những thời gian có thể để chung vui cùng mọi người. Tết Việt có đầy đủ những hương vị truyền thống như hoa đào, bánh trưng xanh, câu đối đỏ và những tiết mục âm nhạc đậm tình quê vang lên nơi xứ xa.
Sau những tiết mục độc đáo, cộng đồng người Việt sẽ cùng ngồi lại cùng nhau nhìn lại một năm mới đã qua, những ai có niềm vui thì được mọi người cùng chung vui, ai có nỗi buồn cũng sẽ được sẻ chia, thấu hiểu. Nhờ sự gắn kết đặc biệt như vậy, cộng đồng người Việt tại Thụy Điển đã hòa nhập nhanh và nước sở tại, trụ vững nơi xứ người.
Lý do nên chuyển đến sống tại Thụy Điển
Được mệnh danh là một đất nước “gần như hoàn hảo”, Thụy Điển có nhiều ưu điểm để sinh sống mà bất cứ nước nào cũng phải ganh tỵ. Cùng xem thử đó là những yếu tố nào nhé!
Nhiều phúc lợi tốt nhất thế giới
Người lao động ở Thụy Điển giúp bạn được hưởng nhiều kỳ nghỉ lễ lên đến 5 tuần được trả lương. Hơn nữa, nếu có kế hoạch sinh con ở đây, bạn sẽ có 480 ngày nghỉ chăm con chứ không chỉ có 2 tuần cho các ông bố và 6 tháng cho các bà mẹ đâu. Tuy nhiên hầu hết các bậc phụ huynh thường chỉ nghỉ tầm một vài tháng rồi sau đó đăng ký đi làm 70-80 % thời gian để kiếm thêm thu nhập.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản cũng gần như miễn phí. Bạn trả từ khoảng 100 – 250 krona cho đến tối đa là 1.000 krona cho dịch vụ khám chữa bệnh (chỉ ngoại trừ nha khoa và sức khỏe tâm thần).
Thuế cao nhưng phúc lợi hoàn hảo
Thuế ở Thụy Điển khá cao nhưng chính phủ đã rất thành công trong việc chuyển nó thành những phúc lợi hữu ích cho người dân. Y tế, giáo dục, lợi nhuận và còn hơn thế nữa…
Có vài công cụ giúp bạn hiểu được mình sẽ phải đóng bao nhiêu tiền thuế dựa trên thu nhập, nhưng nhìn chung mọi người đều cảm thấy không có gì đáng bàn với chuyện đóng thuế vì ít nhất là họ thấy được những lợi ích rõ ràng của nó.
Mùa đông trong lành và mùa hè thú vị
Tuy mùa đông ở đây lạnh và tối, nhưng nó mang có những ưu điểm khác như không khí trong lành và rất nên thơ. Nhiệt độ trung bình của mùa hè thì lên tới khoảng 30 độ C khiến các các bãi biển ấm dần lên. Tại TP. Stockholm có một số khu vực bãi biển để người dân đến tắm biển và tận thưởng khí hậu ấm áp của mùa hè. Ngược lên phía Bắc còn có hiện tượng đêm trắng rất thú vị khi mà bạn có thể thấy mặt trời suốt 24 tiếng trong ngày.
Hệ thống các đảo xinh đẹp và yên bình

Thụy Điển là đất nước của các đảo khi có tới 30.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo thành những cảnh quan đẹp mắt. Nếu tính từ Stockholm thì chỉ mất tầm 3 giờ đồng hồ di chuyển là có thể đến được những thắng cảnh xinh đẹp. Bạn phải dùng du thuyền để thưởng ngoạn được hết những cảnh đẹp và tận hưởng cuối tuần thảnh thơi yên bình ở đây.
Tốc độ kết nối mạng
Thụy Điển được xếp vào các quốc gia có tốc độ kết nối mạng nhanh nhất toàn cầu (hạng 2 năm 2017). Các dịch vụ mạng di động và sóng 4G cũng phát triển cực kỳ tốt. Hơn nữa, cước phí internet ở đây lại cực kỳ phải chăng so với nhiều quốc gia khác.
Giao thông công cộng
Mạng lưới giao thông công cộng ở Stockholm (viết tắt SL) rất rộng lớn, phủ khắp và có chất lượng tốt đến mức bạn chẳng cần phải sử dụng xe hơi riêng để di chuyển. Vào các cuối tuần, phương tiện công cộng hoạt động suốt 24/7, cả ngày lẫn đêm. Còn những ngày trong tuần cũng từ 5:30 sáng đến tận nửa đêm. Khách hàng có thể trả từng chuyến cho mỗi lần sử dụng hoặc sử dụng thẻ đi nhiều lần với các mốc thời gian khác nhau 7/30/90 ngày thùy nhu cầu sử dụng.
Chỉ trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể đăng ký tài khoản tại công ty Car2Go để thuê một chiếc xe thông minh khi muốn tự di chuyển.

Cuộc sống thư giãn mỗi ngày
Người Thụy Điển coi trọng sự thư giãn và một cuộc sống thoải mái. Họ ít bị căng thẳng, dành nhiều thời gian chất lượng bên bạn bè và gia đình. Việc phát triển những kỹ năng của bản thân được xem là yếu tố quan trọng và giúp cho cộng đồng này luôn sống động.
Giáo dục miễn phí (cho hầu hết mọi người)
Bất kể bạn muốn học tiếng Thụy Điển tại trường hay học chương trình thạc sỹ kinh doanh quốc tế thì các trường trung học và đại học ở Thụy Điển đều miễn học phí cho công dân châu Âu. Nếu bạn đến từ châu lục khác, thì có một khoản phí nhỏ nhưng vẫn rất ưu đãi.
Môi trường làm việc
Có một nguyên tắc mà người Thụy Điển gọi là “Jantelagen”, có nghĩa là chẳng có ai tốt hơn ai cả. Điều này có vẻ ngược lại với một số nền văn hóa khác, như Mỹ chẳng hạn, nhưng nó là một thể hiện trong việc cố gắng phát triển một xã hội công bằng ở đất nước này. Hơn nữa, có nhiều thành phố thử nghiệm chương trình tuần làm việc 6 giờ như Kiruna và Gothenburg.
Ngành nghề dễ xin việc làm ở Thụy Điển
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội định cư thông qua con đường hợp tác lao động Thụy Điển hoặc bạn mới định cư ở Thụy Điển nhưng vẫn loay hoay với định hướng học ngành gì để sau này dễ kiếm việc làm thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các ngành nghề lao động mà Thụy Điển đang rất cần trong những năm tới.

Sở lao động vừa qua đã công bố những nghề sẽ dễ xin việc nhất vào tháng 2 năm 2019. Do đó, nếu bạn muốn dễ xin việc thì bạn cần tham khảo danh sách ngành nghề dễ xin việc mà chúng tôi sẽ trình bày phía dưới. Đáp ứng những gì người ta cần thì cơ hội thành công mới cao đó chính là chân lý đơn giản mà ai cũng hiểu.
Theo dự đoán thì thị trường lao động Thụy Điển sẽ thiếu 100.000 người cho tới năm 2024.
Đây là lần đầu tiên mà Sở lao động đã đưa ra những dự đoán về về thiếu lao động trong tương lai.
Thiếu lao động chủ yếu tập trung trong những lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dạy học và một vài ngành khác.
Đặc biệt là hơn 50% thiếu lao động ở ngành giáo dục và ngành sức khỏe.
Những lĩnh vực còn lại thiếu lao động là ngành IT và ngành chăm sóc xã hội.
Phần lớn những ngành này yêu cầu có trình độ đại học hoặc đào tạo nghề.
Nhưng hiện nay một vài công ty tuyển dụng đã chấp nhận tuyển dụng lao động với trình độ thấp hơn để có thể tuyển dụng đủ người.
Điều này sẽ mang lại cơ hội cho những người vừa mới tốt nghiệp hoặc những người mới đến Thụy Điển trong những ngành này.
Họ sẽ có cơ hội tìm việc dễ hơn, đặc biệt trong trường hợp bằng cấp của họ không được công nhận ở Thụy Điển.
“Việc thiếu nguồn lao động trong những ngành này mang lại những thách thức trong lĩnh vực phục vụ cộng đồng.
Để giải quyết vấn đề này, giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó những nhà tuyển dụng cần có trách nhiệm tạo môi trường làm việc hấp dẫn hơn để có thể thu hút được nhiều tài nguyên lao động”. Bà Annelie Almérus nói.
Sở lao động cũng dự đoán những ngành sẽ khó xin được việc để nào 2024 bao gồm: việc trong ngành ngân hàng, thư ký, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn đầu tư, thợ chụp ảnh môi giới nhà đất. Bên cạnh đó còn có các ngành về truyền thông, nhà báo, nhạc sĩ..v,v.
Đây là báo cáo của sở lao động dựa vào phỏng vấn 14.000 công ty bao gồm công ty tư nhân và công ty nhà nước.
Danh sách 20 ngành dễ xin được việc như sau:
1.Danh sách 10 việc cần có trinh độ đại học, đào tạo nghề:
1.Y tá hộ sinh ( midwife)
2.Kỹ sư dân dụng
3.Giáo viên mẫu giáo
4.Bác sĩ, nha sĩ
5.Lập trình viên
6.Bác sĩ tâm lý
7.Y tá
8.Nhân viên công ích xã hội
9.Nhân viên phát triển hệ thống phần mềm
10. Thợ nail
2.Danh sách 10 việc dễ xin và không cần trình độ cao:
1.Nhân viên xây dựng
2.Thợ nề, thợ sơn, thợ trang trí
3.Tài xế lái xe buýt, xe tải hay là tàu điện
4.Chờ điện
5.Đầu bếp
6.Thợ sửa máy
7.Thợ mộc
8.Hộ lý
9.Công nhân giết mổ gia súc gia cầm
10.Thợ ống nước
Em là thợ sơn gỗ và thơ mộc. Em muốn đi thụy điển làm
Mình là kỹ sư tài nguyên và môi trường. Mình xin qua đó làm được không. Có gì chỉ cho mình biết về thông tin lao đông bên đất nước Thủy Điển. Xin cảm em nhiều.