
Mục Lục
Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị [cần dẫn nguồn] Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Vai trò của kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm đã được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp và cuộc sống của một cá nhân.
Bạn có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành công? Các bạn có biết rằng trong số những người có IQ cao chỉ 30% người đạt được thành công trong cuộc sống? Tại sao giới trẻ Việt Nam học rất giỏi trên ghế nhà trường nhưng khi tốt nghiệp, đi làm vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn?

Người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Những người sử dụng lao động thường rất coi trọng kỹ năng mềm, bởi theo các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng cứng.

Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.
Kỹ năng mềm giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống
Kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng, quyết định đến 75% sự thành công của bạn. Vậy bạn đã sở hữu những kỹ năng nào để cải thiện cuộc sống của chính mình?
Trong cuộc sống, bên cạnh nền tảng kiến thức chuyên môn, sự thành công của một người còn phụ thuộc vào số và chất lượng kỹ năng mềm/cứng mà họ sở hữu.
Kỹ năng lập kế hoạch
Hãy dành 15 phút mỗi sáng hoặc tối trước khi ngủ để để liệt kê những việc cần hoàn thành trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn biết được bạn cần làm gì với quỹ thời gian của mình. Bạn nên lên kế hoạch để tận dụng thời gian có sẵn một cách tốt nhất, dành đủ thời gian cho những việc bạn nhất định phải làm, có một quỹ thời gian để ứng phó với những điều bất ngờ xảy ra.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp luôn được xem là yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển toàn diện của một người. Giao tiếp hiệu quả không phải là nói càng nhiều càng tốt mà là nghệ thuật truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng, cô đọng để hầu hết mọi người đều hiểu và nắm được thông tin một cách nhanh nhất. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải rèn luyện và trau dồi mỗi ngày.

Kỹ năng tiếp nhận và học tập từ lời phê bình
Trong cuộc sống hoặc công việc, không chỉ có những lời khen mà còn có cả những lời phê bình. Đừng tự ái hay giận dỗi khi có ai đó nói không tốt về bạn, hãy biến những nhận xét hay những lời phê bình của người khác thành những kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Bởi vì, những lời phê bình có thể là những góp ý chân thành nhất, giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm của bản thân cần phải thay đổi.

Kỹ năng làm việc nhóm
Những người thành công thường biết cách làm việc theo nhóm một cách hiệu quả. Tất cả các thành viên cần phải biết trợ giúp, tôn trọng lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của bạn gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ.
Khả năng lắng nghe, chia sẻ, tạo động lực cho người khác và xử lý xung đột xảy ra trong một nhóm là những yếu tố cần thiết không chỉ giúp bản thân phát triển hơn mà còn giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và tập thể hoạt động có hiệu quả hơn.

Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng quyết định tốt có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu trong công việc, tránh được những sai lầm có thể mang lại kết quả xấu, ảnh hưởng đến sự thành công của bạn.

Kỹ năng nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện
Sở hữu cái nhìn tổng quan trong công việc và cuộc sống, nghĩa là bạn có khả năng xác định được những yếu tố dẫn tới thành công, nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong một sự việc.
Ví dụ, bạn làm việc trong công ty quảng cáo và phải xây dựng chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm của công ty. Nếu nhìn nhận một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Kỹ năng lãnh đạo và khám phá bản thân

Bạn thường có tâm lý thiếu tự tin cho dù vấn đề đó bạn có thể làm được, thậm chí là làm rất tốt. Đừng nghĩ mình kém cỏi, hãy thử đảm nhận nhiệm vụ và bắt tay vào thực hiện! Biết đâu bạn có thể khám phá ra khả năng nào đó mà từ trước tới nay bản thân không hề biết. Tuy nhiên, khi làm bất kỳ việc gì, bạn cũng cần phải nắm rõ mục đích cuối cùng và lãnh đạo bản thân để không bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi sai hướng so với yêu cầu ban đầu của công việc.

Kỹ năng giải quyết vấn đề
Không phải trong cuộc sống hoặc trong công việc lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Sẽ có những vấn đề phát sinh mà bạn không thể lường trước. Lúc này, bạn cần bắt buộc bản thân phải có cách giải quyết một cách khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả chung, đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn cần có.

Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng, như quan hệ trong gia đình, áp lực thi cử, quan hệ ở trường học, quan hệ ngoài xã hội… Chính vì vậy, kỹ năng ứng phó với cảm xúc căng thẳng là vô cùng cần thiết. Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp bạn có suy nghĩ tích cực, dần biến sự căng thẳng thành một động lực để cố gắng làm tốt hơn trong công việc.

Sáng tạo trong công việc
Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách dập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm một việc làm mới hoặc tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn.
Tự tin, năng động và biết lôi kéo người khác
Đây là ba yếu tố bạn cần phải có trên con đường chinh phục thành công. Một người tự tin sẽ luôn có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao. Khi là người tự tin, năng động bạn cũng cần phải thể hiện được khả năng chinh phục, lãnh đạo của bản thân đó là lôi kéo người khác đứng về phía mình, làm theo kế hoạch của mình.
Kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự yêu tin và xác định thời gian cụ thể thực hiện công việc đó. Ví dụ, một bản báo cáo đáng ra chỉ làm mất một giờ, nhưng vì có nhiều thời gian nên bạn kéo dài hết cả một ngày làm việc. Như vậy thật sự quá lãng phí. Hãy dành thời gian rãnh đó giải quyết những công việc khác hoặc nghĩ ra những sáng kiến mới cho công việc để đạt năng suất cao hơn.
Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng này đóng vai trò then chốt đến thành công hay thất bại của bạn và tổ chức. Nếu là một nhân viên, khi nhận nhiệm vụ từ cấp trên điều đầu tiên bạn phải xem nhiệm vụ đó có vừa sức của mình hay không. Nếu bạn làm được và nhận nhiệm vụ thì không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu đó là một nhiệm vụ khó, vượt qua khả năng của bạn thì chắc chắn bạn phải từ chối hoặc nhờ sự hỗ trợ. Nhưng làm sao dám từ chối khi đó là nhiệm vụ của cấp trên, lúc này kỹ năng ra quyết định sẽ giúp được bạn.
Trường hợp nếu là người lãnh đạo, việc ra quyết định càng quan trọng hơn. Quyết định đúng hay sai sẽ tác động trực tiếp tới tổ chức và cả cá nhân người lãnh đạo. Do vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định điều gì để có lợi cho tổ chức và cả bản thân mình.
Thái độ tích cực
Bạn có phải là một người luôn lạc quan và tích cực? Bạn có thể tạo ra một nguồn năng lượng và ý chí dồi dào? Thái độ tích cực trong công việc khiến bạn được sếp đánh giá cao, lôi cuốn sự nhiệt tình của đồng nghiệp và khiến cho bạn trở nên dồi dào năng lượng.
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát không chỉ bao gồm khả năng quan sát mà còn khả năng phân tích và giải thích. Khi bạn nhận bất kì thông tin hay dữ liệu gì, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Vấn đề ở đây là gì? thông tin này nói lên điều gì? Và cố gắng giải thích hoặc tìm ra những câu trả lời phù hợp nhất có thể.

Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với những người muốn đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Khi bạn làm việc chuyên nghiệp, bạn có thể dễ dàng thích ứng với mọi điều kiện môi trường cũng như mọi sự thay đổi của công việc. Để thành công trong bất kì tổ chức nào, bạn cũng cần phải có niềm đam mê, chí cầu tiến và không ngừng phát triển các kỹ năng để có thể thích ứng được với các nhu cầu khác nhau của tổ chức.
Kỹ năng đặt mục tiêu
Nếu không có mục tiêu nghĩa là bạn đang trên con đường không có điểm dừng. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải có đích đến, đó chính là mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt và thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo của bạn.
Làm việc tốt với áp lực
Bạn nên học cách làm quen với áp lực công việc, tự tạo cho mình thói quen đối mặt với áp lực đó. Hãy cố gắng hoàn thành công việc với áp lực.
Lắng nghe
Đây cũng là một kỹ năng mềm quan trọng, biết học hỏi lắng nghe sẽ mang tới cho bạn nhiều bài học quý giá, để thành công bạn hãy lắng nghe thật nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc bạn cũng đừng ngại hay tự ái khi nhận những lời phê bình, hãy biến nó trở thành kinh nghiệm để mình hoàn thiện hơn.
Khả năng lãnh đạo
Để lãnh đạo người khác, bạn phải tự lãnh đạo bản thân, phải biết bản thân của mình cần làm việc gì, thời gian kế hoạch ra sao, để cho mục tiêu đó không bị bỏ giở giữa chừng. Tuy nhiên đôi khi bạn cũng biết cách dừng lại đúng lúc.
Hòa đồng
Hãy luôn tạo cho mình sự thoải mái, cởi mở, hòa đồng với mọi người bởi điều này sẽ giúp bạn học hỏi, luyện rèn được nhiều thứ hơn thay vì suốt ngày cứ một mình khép kín. Dù đôi khi có những mâu thuẫn không đáng có nhưng hãy cứ chủ động, đưa ra cách giải quyết, như vậy bạn mới có sự thoải mái, tập trung phát triển công việc.
Để lại một phản hồi