Thuật ngữ tài chính

5/5 - (1 bình chọn)

Tài sản ròng (Net worth)

Tài sản ròng là thước đo sức khỏe tài chính của bạn. Đó là kết quả của tổng tài sản bạn có trừ đi tổng số tiền bạn nợ.

Bạn đang có sức khỏe tài chính tốt nếu giá trị ròng của bạn ở mức dương. Và ngược lại, bạn sẽ phải cố gắng nhiều nếu giá trị ròng của bạn ở bất kỳ đâu trong mức âm. Tổng tài sản ròng cũng có thể được xem như “thước đo” chứng minh bạn đã đi được bao xa qua thời gian. Nói dễ hiểu, tức là trải qua bao năm, bạn đã có được bao nhiều tiền.

Lạm phát (Inflation)

Lạm phát đề cập đến sự gia tăng bền vững của giá hàng hóa và dịch vụ. Khi giá cả tăng do lạm phát, tiền của bạn sẽ ngày càng mua được ít hàng hơn. Các chuyên gia chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát lịch sử là 3% mỗi năm.

Điều quan trọng nhất là liệu thu nhập của bạn có tăng cùng tốc độ với lạm phát hay không. Nếu tiền lương của bạn không theo kịp với lạm phát, bạn sẽ không đủ khả năng chi trả trong vài năm tới.

Thanh khoản (Liquidity) – thuật ngữ tài chính nên biết

Nói một cách dễ hiểu, thanh khoản là khả năng dễ dàng mua bán, khả năng dễ dàng đổi hàng thành tiền của bạn. Tiền mặt là thứ có tính thanh khoản cao nhất, bởi vì bạn có thể dùng nó để trao đổi thành thứ khác gần như ngay lập tức. Rất nhiều loại tài sản khác có tính thanh khoản thấp, ví dụ như nhà của bạn. Thường người ta không thể bán nhà ngay trong một sớm một chiều và đổi thành tiền mặt liền được.

Quỹ khẩn cấp của bạn nên ở trong một tài khoản tiền mặt vì luôn sẵn sàng trong trường hợp cần dùng cho việc gấp. Còn giả sử như bạn dùng tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán, thì khi cần dùng cho việc gì đó, bạn sẽ phải bán chứng khoán và rút tiền ra. Việc này sẽ làm tốn thêm thời gian và chi phí nhất định.

Thị trường bò (Bull market)

Thị trường bò, thị trường tăng giá đề cập đến một thị trường đang trên đà phát triển. Điều đó có nghĩa là giá cổ phiếu trên thị trường ngày càng tăng. Thông thường, một thị trường tăng giá cũng có nghĩa là nền kinh tế đang ở trạng thái tốt, và mức độ thất nghiệp thấp.

Thị trường gấu (Bear market)

Thị trường giá xuống ngược lại với thị trường tăng giá. Nói cách khác, thị trường đang giảm. Giá cổ phiếu đang giảm, nền kinh tế suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng lên.

Nghe có vẻ là một điều tồi tệ (và chắc chắn là không tốt), nhưng điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là thị trường là một “tàu lượn siêu tốc”. Nghĩa là nó nhất định phải lên xuống và mọi người không nên hoảng sợ mỗi khi thị trường có vẻ xấu đi một chút.

Những bạn trẻ có lợi thế về thời gian. Tức kinh tế, tiền bạc rồi sẽ từ từ phát triển. Nên thị trường giá xuống không hẳn là một điều tiêu cực hoàn toàn.

Khẩu vị rủi ro (Risk tolerance)

Tiếp hình ảnh so sánh chuyến tàu lượn mà chúng ta đã thảo luận phía trên. Khả năng chấp nhận rủi ro, tức khẩu vị rủi ro, đề cập đến việc bạn cảm thấy thoải mái như thế nào với những cú lên xuống tàu lượn này. Đó là việc bạn hiểu và chấp nhận chu kỳ lên xuống, hay căng thẳng hoảng loạn về chuyển biến giá cả. Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn quyết định mức độ “liều lĩnh” với các khoản đầu tư của mình.

Khả năng chấp nhận rủi ro không chỉ là cảm tính – nó phụ thuộc vào lượng thời gian bạn phải đầu tư, khả năng kiếm tiền trong tương lai và những tài sản bạn có mà không được đầu tư, chẳng hạn như nhà hoặc tài sản thừa kế của bạn. Các ngân hàng lớn như Wells Fargo, Merrill Lynch và Vanguard cung cấp các công cụ trực tuyến để giúp xác định khẩu vị rủi ro của riêng bạn.

Phân bổ tài sản (Asset allocation) và Đa dạng hoá (Diversification)

Việc phân bổ tài sản – nơi bạn đầu tư tiền vào – phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu cá nhân của mỗi người. Đây cũng là cơ sở của đa dạng hóa.

Mục tiêu của đa dạng hóa danh mục đầu tư là quản lý rủi ro mà chúng ta đã đề cập ở điểm sáu – nếu bạn “giữ tất cả trứng của mình trong một giỏ”, điều gì sẽ xảy ra với sự thịnh vượng của bạn nếu giỏ rơi và trứng vỡ hết? Bạn sẽ muốn một số của cải được cất giữ ở nơi khác. Đa dạng hóa cho phép cân bằng. Bạn từ bỏ một số ưu điểm, nhưng bạn giảm bớt được một số nhược điểm rủi ro.

Hãy lưu ý rằng chỉ phân tán các khoản đầu tư của bạn loanh quanh vài cổ phiếu có thể không hiệu quả. Để đa dạng hóa hiệu quả, bạn phải có chiến lược đầu tư rõ ràng và khoa học. Chuyện đa dạng hoá danh mục đầu tư thực sự rất tốn chất xám và có thể không dễ như bạn tưởng.

Lãi suất (Interest)

Lãi suất có thể có lợi cho bạn, hoặc chống lại bạn. Tuỳ thuộc và mỗi hoàn cảnh.

Khi nói đến tiết kiệm tiền, lãi suất có nghĩa là tiền của bạn sẽ để tiếp ra nhiều tiền nữa. Khi gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm tại một ngân hàng, bạn đang cho ngân hàng đó vay tiền của bạn. Lãi suất là những gì họ trả cho bạn để vay số tiền đó; đó là một tỷ lệ phần trăm có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế.

Ngược lại, khi bạn vay tiền từ ai đó – hãy nghĩ đến công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn – bạn phải trả lãi cho họ khi vay số tiền này, giống như ngân hàng đã trả tiền để vay tiền của bạn. Bạn sẽ tiếp tục trả lãi cho đến khi bạn trả hết được số tiền đã mượn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải tránh khỏi nợ nần, hoặc nếu bạn đang mắc nợ,
cố gắng trả hết càng nhanh càng tốt.

Lãi kép (Compound interest)

Lãi gộp, lãi kép là số tiền lãi mà bạn kiếm được dựa trên số dư được cộng dồn, chứ không phải chỉ theo số tiền bạn có ban đầu. “Lãi mẹ đẻ lãi con” chính là câu nói ví von quen thuộc của lãi kép.

Một ví dụ dễ hiểu: Nếu bạn bắt đầu với 100 đô la kiếm được lãi suất 7% hàng năm, sau năm đầu tiên, bạn sẽ có 107 đô la. Năm tiếp theo, bạn sẽ kiếm được lãi suất 7% trên 107 đô la chứ không phải 100 đô la (bạn sẽ kiếm được 7,49 đô la thay vì 7 đô la).

Khi chỉ bàn về 7 đô la, khoảng 160.000 VNĐ vào thời điểm viết bài, nghe không hấp dẫn gì. Nhưng lãi suất kép là một yếu tố rất rất quan trọng thúc đẩy tiền bạc đi lên theo cấp số nhân. Hãy hỏi những tên giang hồ cho vay nặng lãi, cho bốc bát họ thì bạn sẽ hiểu. Lãi kép là thứ giúp bạn giàu lên nhanh chóng nếu hiểu và tận dụng được. Ngược lại cũng là thứ khiến bạn phá sản nếu lâm vào cảnh nợ nần.

Bảng cân đối kế toán ( Balance sheet )

Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu và phân tích cho ta biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có 4 loại: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của công ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng.

Đây là một cách để xem xét một công ty kinh doanh dưới dạng một khối vốn (tài sản) được bố trí dựa trên nguồn của vốn đó (nợ và vốn cổ đông). Tài sản tương đương với nợ và vốn cổ đông nên bản cân đối tài khoản là bản liệt kê các hạng mục sao cho hai bên đều bằng nhau. Không giống với bản báo cáo kết quả kinh doanh là bản cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bản cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động) và phải được phân tích dựa trên sự so sánh với các bản cân đối kế toán trước đây và các báo cáo hoạt động khác.

Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

  • Các chỉ tiêu được biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái (cả vật chất và tiền tệ, cả vô hình lẫn hữu hình) .
  • BCĐKT được chia thành 2 phần theo 2 cách phản ánh tài sản là cấu thành tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Do vậy, số tổng cộng của 2 phần luôn bằng nhau.
  • BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Chúng ta có thể xem kết cấu khái quát của bảng cân đối kế toán theo mẫu dưới đây:Phần tài sảnNội dungLoại ASố dư nợ tài khoản loại 1 và loại 3Loại BSố dư nợ tài khoản loại 2 ( nếu dư có ghi âm )Tổng cộng tài sảnCộng loại A và BPhần nguồn vốnLoại ASố dư có tài khoản loại 3 và loại 1Loại BSố dư tài khoản loại 4 ( nếu dư nợ ghi âm )Tổng cộng nguồn vốnCộng loại A và BChỉ tiêu ngoài bảng

Báo cáo kết quả kinh doanh ( Income Statement )

Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây cụm từ “khoảng thời gian nhất định” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một khung thời gian xác định.

Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không – nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo kết quả kinh doanh thường được xem là báo cáo lỗ lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể – thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi – từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó.

{loadposition moduleinarticle}

Báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện bằng một biểu thức đơn giản như sau:Doanh thu – Chi phí = Thu nhập thuần (hoặc Lỗ thuần)

Một báo cáo thu nhập bắt đầu bằng doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Trong nhiều trường hợp, những khoản này đến từ các khoản đầu tư hoặc thu nhập lãi suất từ số dư tiền mặt. Sau đó, lấy doanh thu này trừ đi những chi phí khác – từ chi phí sản xuất và lưu kho hàng hóa, đến việc khấu hao nhà xưởng và trang thiết bị, chi phí lãi suất và thuế. Số tiền còn lại là thu nhập thuần, hay còn gọi là lợi nhuận thuần, trong khoảng thời gian lập báo cáo.

Hãy xem xét ý nghĩa của các mục khác nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty. Giá vốn hàng bán là những khoản mà công ty dùng cho việc sản xuất sản phẩm. Con số này bao gồm chi phí nguyên vật liệu thô cũng như toàn bộ chi phí chế biến thành phẩm, gồm cả chi phí lao động trực tiếp. Lấy doanh thu bán hàng trừ giá vốn hàng bán, ta được lợi nhuận gộp – ước tính sơ bộ về khả năng lợi nhuận của công ty.

Loại chi phí quan trọng kế tiếp là chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm lương nhân viên, tiền thuê, chi phí bán hàng và tiếp thị, và những chi phí kinh doanh khác không trực tiếp quy vào chi phí sản xuất sản phẩm. Nguyên liệu để sản xuất giá treo không được tính vào đây, mà chỉ bao gồm chi phí quảng cáo và lương nhân viên.

Khấu hao được tính trong báo cáo kết quả kinh doanh như một khoản chi phí, dù nó không liên quan đến các khoản thanh toán tiền mặt. Khấu hao là cách ước tính “mức tiêu thụ” của một tài sản, hoặc việc giảm giá trị trang thiết bị theo thời gian. Ví dụ, một chiếc máy vi tính mất khoảng 1/3 giá trị trong năm đầu sau khi mua. Vì vậy, công ty không thể tiêu tốn toàn bộ giá trị của chiếc máy tính trong năm đầu mà trên thực tế nó được sử dụng trong ba năm. Ý tưởng đằng sau khấu hao này là nhằm nhận ra giá trị bị sụt giảm của một tài sản nào đó.

Lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí hoạt động và khấu hao, ta được lợi nhuận hoạt động. Những khoản lợi nhuận này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

Chúng ta tiếp tục xem những khoản giảm trừ cuối cùng đối với doanh thu. Chi phí lãi suất là lãi suất phải trả từ các khoản vay mà một công ty sử dụng. Thuế thu nhập – thuế thu bởi chính phủ trên thu nhập của công ty, là khoản cuối cùng phải nộp.Phần doanh thu còn lại được gọi là thu nhập thuần, hoặc lợi nhuận thực tế. Nếu thu nhập thuần có giá trị dương thì công ty làm ăn có lãi. Ngược lãi nếu thu nhập thuần có giá trị âm thì có nghĩa là công ty bị thua lỗ. Ý nghĩa của báo cáo kết quả kinh doanh

Cũng như với bảng cân đối kế toán, phân tích về báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty được hỗ trợ rất nhiều khi thể hiện bằng định dạng đa kỳ. Điều này cho phép chúng ta phát hiện các xu hướng và sự chuyển biến. Hầu hết các báo cáo thường niên cung cấp các dữ liệu đa kỳ, trong vòng 2 năm hoặc hơn (các báo cáo của các công ty nước ngoài thường là 5 năm).

Ví dụ, trong mẫu định dạng nhiều năm của công ty XYZ, chúng ta thấy doanh số bán lẻ hàng năm của công ty dần dần tăng, trong khi doanh số bán hàng của công ty vẫn giữ nguyên và thậm chí có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên, chi phí hoạt động luôn giữ nguyên ngay cả khi tổng doanh số tăng lên. Khi đó chúng ta có thể kết luận đây là dấu hiệu tốt đối với quản lý vì nó giúp duy trì chi phí để hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí lãi suất của công ty cũng giảm đi, thì chúng ta có thể suy đoán khả năng công ty đã thanh toán một trong các khoản vay của mình. Cuối cùng nếu là thu nhập thuần tăng đều qua các năm, thì có nghĩa là công ty đang tăng trưởng tốt.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của Doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của Doanh nghiệp.

Lượng tiền phát sinh trong kỳ bao gồm vốn bằng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn được xem là tương đương tiền.Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kì + Tiền tồn cuối kỳ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin liên để đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của DN, chỉ ra được mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của DN và dự đoán được kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 03 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính.

VAS 24 định nghĩa:

  • Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
  • Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.
  • Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Báo cáo thường niên ( Annual report )

Có hai loại báo cáo thường niên: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp và báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ.

Báo cáo thường niên của doanh nghiệp là một tài liệu xuất bản hàng năm mà một công ty đại chúng phải cung cấp cho các cổ đông nhằm mô tả hoạt động và tình hình tài chính của công ty. Phần đầu của báo cáo bao gồm các đồ thị, hình ảnh, mô tả… ghi lại các hoạt động của công ty trong một năm vừa qua. Phần sau bao gồm các thông tin chi tiết về tài chính và hoạt động của công ty.

Báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ là một tài liệu bắt buộc, sẵn có dành cho cổ đông trên cơ sở các năm tài chính. Báo cáo thông báo các khía cạnh nhất định trong hoạt động và tình trạng tài chính của quỹ. So với báo cáo thường niên của doanh nghiệp, báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ trình bày không phức tạp. Tất cả các thông tin trong báo cáo thường niên của quỹ tương hỗ mang tính số lượng hơn chất lượng. Các thông tin này giải quyết các vấn đề về công bố thông tin kế toán được yêu cầu.

Các khoản đầu tư dài hạn ( Long Term Investments )

Các khoản đầu tư dài hạn là một tài khoản nằm bên phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của một công ty, nó thể các khoản đầu tư mà một công ty có ý định thực hiện trong khoảng thời gian từ hơn 1 năm trở lên. Các khoản đầu tư dài hạn có thể bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và tiền mặt.

Điểm khác nhau cơ bản giữa tài khoản các khoản đầu tư dài hạn với tài khoản các khoản đầu tư ngắn hạn là các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng được bán đi trong khi các khoản đầu tư dài hạn thì không thể.

Dạng thường thấy nhất của việc đầu tư dài hạn đó là khi công ty A đầu tư một phần khá lớn vào công ty B và nắm giữ vị một vị thế ảnh hưởng quan trọng trong công ty B nhưng không sở hữu nhiều cổ phần có quyền biểu quyết. Trong trường hợp này, giá mua có thể được thể hiện như một khoản đầu tư dài hạn.

Các khoản phải thu ( Receivables )

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán.

Các khoản phải thu được ghi nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai. Các khoản phải thu dài hạn (chỉ đáo hạn sau một khoản thời gian tương đối dài) sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi như là một phần của tài sản vãng lai của công ty.

Trong kế toán, nếu các khoản nợ này được trả trong thời hạn dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) thì được xếp vào loại tài sản vãng lai. Nếu hơn 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ kinh doanh thì không phải là tài sản vãng lai. Phải thu còn được phân chia cụ thể hơn trong bảng cân đối kế toán thành phải thu thương mại (trade) và phi thương mại (nontrade).

Phải thu thương mại xuất phát từ việc cung cấp hàng hoá-dịch vụ của công ty cho khách hàng trong kỳ kinh doanh bình thường. Phải thu thương mại có thể là tài khoản phải thu (accounts receivables) hoặc phải thu tiền mặt (notes receivables). Phải thu phi thương mại xuất phát từ các loại giao dịch khác các loại kể trên và cũng có thể là phiếu nhận nợ của bên mua. Ví dụ như các khoản tạm ứng cho nhân viên; các khoản hoàn lại như hoàn thuế, tiền bồi thường bảo hiểm, tiền đặt cọc; và các khoản phải thu tài chính như tiền lãi, cổ tức, v.v…

Cấu trúc vốn ( Capital Structure )

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.

Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.

Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Cấu trúc vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.

Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau).

Cấu trúc vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác của tài chính là lãi suất chiết khấu. Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức rủi ro giữa vốn sở hữu và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cấu trúc vốn sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu tư về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chẳng hạn một doanh nghiệp có quá ít vốn chủ sở hữu và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thường sẽ cao hơn nhiều do giới kinh doanh đánh giá về sức ép chi trả các trách nhiệm tài chính có thể có tác động tiêu cực lên các quyết định quản lý của Ban giám đốc và tình trạng tài chính công ty.

Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động kinh doanh cũng là việc phức tạp, do tính chất ngành nghề và thời điểm, đối tượng nghiên cứu. Kết luận hiếm khi thỏa mãn hoàn toàn cộng đồng kinh doanh và học thuật. Một trong những nghiên cứu nổi tiếng về cấu trúc vốn là hai định đề của Modigliani và Miller về ảnh hưởng trong hai trường hợp là không có thuế thu nhập doanh nghiệp và trường hợp kia là có thuế tồn tại.

Chi phí hoạt động ( Operating expenses )

Chi phí hoạt động đối với các công ty buôn bán là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của công ty, không phải là chi phí của hàng bán. Thông thường, chi phí hoạt động thường là chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lí.

Ví dụ, một công ty có thể phải trả tiền thuê văn phòng, tiền thuế, và bảo hiểm cho cả mục đích bán hàng và quản lí. Các chi phí dành cho cả bán hàng và quản lí phải được phân tích và phân chia theo tỉ lệ giữa hai mục đích này trên báo cáo thu nhập.

Một trong những trách nhiệm chính mà đội ngũ quản lí phải giải quyết đó là xác định xem nên tiết kiệm chi phí hoạt động đến mức nào để không làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ.

Ví dụ, chi phí tiền lương và các quỹ phân bổ cho nghiên cứu và phát triển là chi phí hoạt động. Với mục đích tăng giá hoặc tìm thị trường mới cho sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận, một vài doanh nghiệp còn sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí.

Sa thải nhân viên và sản xuất ra sản phẩm chất lượng thấp ban đầu có thể làm tăng lợi nhuận và có thể là cần thiết trong trường hợp công ty đã bị mất năng lực cạnh tranh, nhưng cũng có rất nhiều loại chi phí thuộc chi phí hoạt động mà đội ngũ quản lý có thể cắt giảm trước khi chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bị xuống cấp.

Chi phí sử dụng nợ ( Cost of Debt )

Chi phí sử dụng nợ là một tỷ lệ hiệu quả đánh giá đúng những gì công ty phải trả cho các khoản nợ hiện tại của mình.

Chi phí sử dụng nợ được đo lường hoặc là trước hoặc sau thuế, tuy nhiên, bởi vì chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế nên chi phí sử dụng nợ sau thuế thường được quan tâm hơn. Đây là một phần của cấu trúc tài chính doanh nghiệp, cấu trúc tài chính còn bao gồm cả chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Một công ty sẽ sử dụng nhiều loại trái phiếu khác nhau, các khoản vay và các hình thức nợ khác, vì vậy, chi phí sử dụng nợ là một sự đo lường hữu ích cho biết chi phí trung bình mà công ty phải trả cho mỗi đồng tiền nợ tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là bao nhiêu. Chi phí sử dụng nợ cũng giúp nhà đầu tư có được một hình dung ban đầu về rủi ro tài chính của công ty so với các công ty khác, bởi vì một công ty có mức rủi ro cao hơn thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn.

Để tính được chi phí sử dụng nợ sau thuế, cách đơn giản nhất là bạn nhân chi phí sử dụng nợ trước thuế với hiệu 1- thuế suất biên.

Ví dụ: Nếu một công ty chỉ sử dụng nợ là trái phiếu trả lãi 5% thì chi phí sử dụng nợ trái phiếu trước thuế là 5%. Tuy nhiên nếu, thuế suất biên của công ty là 40%, thì chi phí sử dụng nợ sau thuế của công ty chỉ còn là 5%*(1-40%) = 3%.

Chi phí sử dụng vốn bình quân ( Weight Average Cost of Capital )

Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác.

Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán như sau:WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)

Trong đó:

Re = chi phí sử dụng vốn cổ phần
Rd = chi phí sử dụng nợ
E = giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần
D = giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp
V = Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp
Tc = thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nói rộng hơn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn cổ phần hay bằng nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi 1 tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại.Tín dụng

Tín dụng

Để biết được tín dụng là gì? Bạn cứ hiểu đơn giản tín dụng chính là hoạt động vay và cho vay. Cụ thể là việc một bên cho vay cung cấp nguồn tài chính cho bên đi vay. Trong đó, bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính lại cho đơn vị cho vay trong một khoảng thời gian thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.

Thực ra, tín dụng cũng có nghĩa rộng hơn, không chỉ gói gọn ở việc cho vay bằng tiền bạc. Quan hệ tín dụng còn có thể xuất phát từ việc vay mượn hàng hóa có giá trị. Hoạt động tín dụng từ lâu đã có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

Vay tín chấp

Vay tín chấp là loại hình vay không cần tài sản đảm bảo, cũng không cần người bảo lãnh. Theo đó, khoản vay sẽ được xét duyệt dựa trên uy tín và khả năng tài chính của người đi vay. Tất nhiên, sự uy tín này sẽ được xem xét, đánh giá bằng những tiêu chí nhất định.

Có thể thấy các sản phẩm vay tín chấp phổ biến hiện nay bao gồm: 

  • Vay tín chấp theo lương chuyển khoản và theo lương tiền mặt.
  • Vay theo hợp đồng bảo hiểm Nhân Thọ.
  • Vay bằng hóa đơn điện nước.
  • Vay tiền bằng CMND/thẻ CCCD và sổ hộ khẩu.
  • Vay tiền bằng sim điện thoại.
  • Vay tiền bằng Giấy phép kinh doanh.

Vay thế chấp

Vay thế chấp là một thuật ngữ cho vay cơ bản. Mà hầu như ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng thường nhắc đến mỗi khi tư vấn cho bạn về các sản phẩm vay.

Khác với tín chấp, vay thế chấp là loại hình vay cần có tài sản đảm bảo. Theo đó, để được tổ chức tín dụng cấp vốn vay, người đi vay phải có tài sản đem thế chấp. Thường là bất động sản hoặc tài sản có giá trị. Trong trường hợp người đi vay không trả được khoản vay, cáVay thấu chic tài sản này sẽ được chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất) để bên cho vay thanh lý và thu hồi vốn.

Các sản phẩm vay thế chấp phổ biến bạn thường thấy đó là: Vay mua nhà, vay sửa nhà, vay mua xe ô tô,…

Vay thấu chi

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng như hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã cho ra đời thêm nhiều sản phẩm vay mới. Một trong số đó là sản phẩm vay thấu chi. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ về hình thức vay này. 

Để giải thích cho thuật ngữ tài chính “vay thấu chi”, bạn cứ hiểu nôm na đó là khi bạn vay thấu chi, ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức tối đa. Mà bạn có thể chi vượt mức khi số dư tài khoản bằng 0. Mỗi khi bạn chi tiêu vượt mức, ngân hàng sẽ tạm ứng cho bạn. Đồng thời sẽ tính lãi suất vay trên số tiền bạn chi tiêu vượt mức đó.

Ví dụ: Bạn được ngân hàng cấp hạn mức thấu chi là 30 triệu đồng. Trong tài khoản của bạn hiện thực có 1 triệu đồng. Nhưng bạn có thể chi tiêu tối đa 31 triệu đồng vì ngân hàng đã tạm ứng cho bạn thêm 30 triệu.

Nếu bạn mua sắm hết 10 triệu, khi đó bạn đã tiêu vượt mức 9 triệu. Ngân hàng sẽ tính lãi suất vay trên số tiền bạn chi tiêu vượt mức đó cho tới khi bạn hoàn trả lại 9 triệu này.

Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là một khái niệm không quá khó để hiểu. Nhất là với những ai đã từng mở thẻ tín dụng thì không ai là không biết. Thế nhưng nếu bạn chưa mở thẻ hoặc mới mở thì đây là một khái niệm còn khá mới.

Hạn mức tín dụng là hạn mức tối đa về số tiền bạn có thể thanh toán bằng thẻ. Nghĩa là ngân hàng sẽ cho phép bạn vay một khoản vay cố định để tiêu dùng. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng thanh toán quá hạn mức thì sẽ bị phạt.

Dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của khách hàng tại thời điểm xét duyệt, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng cho bạn. Ngoài ra, hạn mức thẻ tín dụng còn phụ thuộc vào các loại thẻ. Ví dụ, thẻ cơ bản có hạn mức tối đa 100.000.00 đồng hay thẻ tín dụng đen có hạn mức lên tới hàng tỷ đồng.

Giải ngân

Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong nghành ngân hàng hoặc giới kinh doanh. Nếu hiểu một cách nôm na thì có thể coi giải ngân là việc chi một khoản tiền nào đó theo ký kết trong hợp đồng giữa ngân hàng và người vay hoặc một tổ chức cho vay với một cá nhân có nhu cầu vay.

Theo đó, sau khi đã thực hiện xong các thủ tục vay vốn và được ngân hàng thẩm định, đồng ý hồ sơ. Bước giải ngân là bước mà tại đó ngân hàng sẽ tiến hành chi tiền theo từng đợt hoặc chỉ một đợt duy nhất. Người nhận tiền giải ngân có thể lựa chọn hình thức chuyển khoản hoặc nhận tiền mặt.

Dư nợ

Về bản chất, khi tìm hiểu về thuật ngữ tài chính “dư nợ” thì đây là từ đại diện cho khoản nợ mà khách hàng phải hoàn trả cho ngân hàng khi vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng.

Nếu bạn không nợ ngân hàng thì số dư nợ sẽ bằng 0. Hiểu đơn giản thì dư nợ là số tiền bạn nợ ngân hàng, số tiền nợ này có thể đến từ nhiều nguồn vay khác nhau như vay tín chấp, thẻ tín dụng, vay tiêu dùng,…

Tất toán

Tất toán là giai đoạn chấm dứt một hợp đồng hay kết thúc một cuộc giao dich. Nghĩa là đến ngày kết thúc hợp đồng, ngân hàng hoặc khách hàng sẽ trực tiếp hoàn thành xong công việc trả nợ của mình thì tại thời điểm đó gọi là tất toán.

Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính hiện nay.

Có thể kể tên những hình thức tất toán hiện nay như sau:

  • Tất toán tài khoản ngân hàng.
  • Tất toán tài khoản tiết kiệm.
  • Tất toán khoản vay.
  • Tất toán trước hạn.
  • Tất toán bảo hiểm xã hội.
  • Tất toán tiền gửi có kỳ hạn.

Nợ xấu

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi. Là những khoản nợ đã quá thời hạn mà chưa thanh toán và đang bị ngân hàng hay tổ chức tài chính nghi ngờ về khả năng trả nợ. Nợ xấu thường xảy ra khi khách hàng là cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp bị phá sản, mất việc làm và mất đi nguồn thu nhập.

Nợ xấu hiện nay đang được tổ chức tín dụng Việt Nam xếp thành 5 nhóm như:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Trong đó, khách hàng được xếp vào nợ xấu từ nhóm 3 trở đi sẽ bị các ngân hàng từ chối khi có mong muốn vay tiền.

Gia hạn nợ

Gia hạn nợ hay còn gọi là gia hạn khoản vay là việc các tổ chức tín dụng đồng ý kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời gian cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Tức là khi khoản vay đã sắp đến hạn phải trả nợ, nếu tình hình tài chính của khách hàng không đủ để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Khách hàng có thể nộp đơn xin gia hạn nợ, lùi ngày trả nợ. Nếu phía ngân hàng đồng ý, thời gian được tăng thêm chính là thời gian gia hạn nợ.

Đáo hạn

Với thuật ngữ “gia hạn nợ” vừa giải thích ở trên, bạn cũng có thể sử dụng và hiểu nó trong trường hợp nhân viên ngân hàng nhắc tới việc đáo hạn. Đáo hạn là thời điểm khách hàng phải trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu không có đủ khả năng để trả nợ thì bạn có thể gia hạn thêm thời gian vay hoặc chọn cách đáo hạn khoản vay.

Đáo hạn khoản vay có nghĩa là vay thêm một khoản mới để trả cho khoản cũ. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải gánh nợ ở khoản vay mới mà chưa dứt điểm thanh toán nợ với ngân hàng. Việc này sẽ giúp bạn tránh được nợ xấu khi không có khả năng trả nợ.

Bảng chú giải thuật ngữ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*