✅ GIÁO DỤC TÀI CHÍNH CHO TRẺ EM

Đánh giá bài viết post

Vì sao nên giáo dục trẻ em “quản lý tài chính” ngay từ khi còn bé?

Câu hỏi đầu tiên cho các “học sinh” là: Tại sao cần giáo dục tài chính cho thanh thiếu niên?

Một loạt những vấn đề của thanh thiếu niên hiện nay về tài chính như: Chưa hiểu được giá trị của sức lao động, thiếu cân nhắc khi chi tiêu; không có kỹ năng quản lý tiền bạc một cách hiệu quả; chưa được cha mẹ quan tâm, hướng dẫn, ủng hộ các bạn tự quản lý tiền… được đưa ra. Từ đó, mọi người đều nhận thấy rằng việc tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với các chương trình giáo dục về tài chính, cung cấp cho học sinh hiểu thế nào để làm ra tiền, tiêu tiền hợp lý, lập ngân sách tiết kiệm, vay tiền và tiếp cận các dịch vụ tài chính là điều hết sức cần thiết. Đồng thời, việc trang bị kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về vấn đề tài chính là điều hết sức quan trọng. Những kiến thức đó không chỉ giúp học sinh hiểu đúng về tiền, giá trị sức lao động, phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn để ra quyết định chi tiêu đúng đắn, trở thành những nhà tiêu dùng thông thái mà còn giúp học sinh xác định mục tiêu công việc trong tương lai, sống trách nhiệm hơn với tình hình tài chính của gia đình ở hiên tại và vấn đề tài chính cá nhân trong tương lai.

Ở các quốc gia phát triển, đã có nhiều chuyên gia nổi tiếng giảng dạy về đề tài này như tác giả của bộ sách “ Cha giàu cha nghèo”, đặc biệt là tại đất nước Israel – đất nước của Dân tộc Do Thái thông minh, tài giỏi thì người ta đã lấy tiếng leng keng của những đồng tiền chạm vào nhau để chào mừng đứa trẻ ra đời, và trẻ em được giáo dục về tài chính và dạy cách kiếm tiền từ khi lên 3 và không giới hạn lứa tuổi.

Vậy giáo dục Tài chính cho trẻ em là gì? Và tại sao lại nên giáo dục sớm cho trẻ em về tài chính?

Nói một cách nôm na, giáo dục về tài chính cho trẻ em là chỉ dạy cho trẻ biết: Tiền là gì? Làm thế nào để có tiền, tiền nên do lao động mà có, chi tiêu thế nào cho hiệu quả và ý nghĩa.

Dạy trẻ những giá trị liên quan đến tiền bạc như sự chia sẻ, giúp đỡ hay làm từ thiện. Dạy trẻ biết chi tiêu một cách hợp lý, biết tích lũy và thậm chí biết đầu tư…

Như các bạn cũng biết, tại Việt Nam, hầu hết thế hệ chúng ta (những bậc phụ huynh) được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực học tập và làm việc với mục tiêu làm cho cuộc sống của mình và những người thân yêu đỡ vất vả hơn.

Chúng ta hiểu rất rõ tầm quan trọng của tiền bạc, tuy vậy lại không được chỉ dạy về các kỹ năng tài chính cá nhân, vì thế chúng ta phải tự mày mò, tìm kiếm các quản lý, chi tiêu tiền bạc…tất nhiên, con đường đến sự tự chủ về tài chính, thành công cũng dài hơn.

Và chính điều này cũng làm cho phần lớn mọi người có những quan điểm sai lầm về tiền bạc, rằng hiểu biết quá nhiều về tiền bạc là điều không được đứng đắn, tiền bạc thường gắn liền với xấu xa.

Chúng ta thường nghe thấy câu “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc!” hoặc “ Hãy để trẻ lớn lên trong sáng, hồn nhiên và tránh xa tiền bạc!”.

Xã hội ngày nay đang ngày trở nên phức tạp hơn, nhiều cạm bẫy và cám dỗ hơn. Và trẻ em ngày nay đang có điều kiện sống tốt hơn so với thế hệ ông bà, cha mẹ chúng.

Chúng được sống trong no đủ, thậm chí là thừa thãi, chưa nhìn thấy được sự vất vả, khó khăn của bố mẹ và đương nhiên cũng chưa hiểu được giá trị của đồng tiền.

Dạy trẻ cách tiêu tiền cũng chính là dạy chúng học cách làm người, làm chủ bản thân trước sức hút của đồng tiền trong thời buổi hiện nay

Vì vậy rất dễ dẫn đến việc con trẻ tiêu tiền một cách “phóng khoáng”, không suy nghĩ, nguy hiểm hơn là sử dụng tiền vào những mục đích vô bổ, có hại như game, đồ chơi bạo lực, ma túy…hoặc với những đứa trẻ được nuông chiều quá mức, thường xuyên nhận được tiền từ ông bà, bố mẹ, những người xung quanh mà không hiểu vì sao…chúng sẽ đứng trước nguy cơ trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết chia sẻ hay quan tâm đến những người xung quanh.

Vì vậy trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ là không để tình trạng thiếu hiểu biết về tiền bạc, tài chính xảy đến với con trẻ. Thay vì  né tránh nói với con về tiền bạc, hãy chỉ dạy cho các con những hiểu biết về tiền, cách kiếm tiền từ rất sớm để con hiểu rằng tiền không phải tự nhiên mà có, từ đó con cái sẽ có trách nhiệm hơn với đồng tiền, sử dụng nó một cách hữu ích.

Bằng việc dạy cho con về quản lý tài chính, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể rút ngắn con đường dẫn đến thành công về tài chính cho con.

Có nhiều câu truyện nổi tiếng về vấn đề này. Chẳng hạn, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet đã được ông nội và cha chỉ dạy về cách kiếm tiền và tài chính từ rất sớm.

Lúc 6 tuổi ông đã biết kiếm tiền từ việc bán kẹo cho các bạn cùng lớp, bán soda cho những nhà hàng xóm. Năm 11 tuổi, ông trở thành người giao báo cho các tờ báo địa phương và bắt đầu mua cho mình những cổ phiếu đầu tiên, 14 tuổi ông đã sở hữu trang trại đầu tiên từ tiền giao báo hàng ngày và tiền tiết kiệm…Và ngày nay, ông trở thành một trong những người giàu nhất hành tinh.

Một ví dụ khác là Adam Khoo, một nhà giáo dục nổi tiếng tại Singapore, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, “Bí quyết khởi nghiệp từ tay trắng”…15 tuổi bắt đầu khởi sự kinh doanh, 18 tuổi trở thành nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán và tạo ra doanh nghiệp hàng triệu USD ở tuổi 26, trở thành một trong 25 người giàu nhất Singapore năm 2008.

Có thể các bạn vẫn còn hoài nghi, nhưng với kinh nghiệm thực tế của mình trong việc Giáo dục quản lý tài chính đối với hai đứa con (một bạn 6 tuổi và một bạn 4 tuổi) trong hơn một năm qua, mình đã thấy rõ sự tiến bộ của các con.

Các bạn đã rất thành thạo việc đếm tiền, phân loại tiền, hiểu được làm thế nào để có tiền, thực hành lao động để kiếm tiền và có những mục tiêu rất rõ ràng trong dành dụm hay tiêu dùng, đã biết đắn đo, so sánh giá cả hàng hóa với số tiền mình có cho dù đó là món đồ chơi mà các bạn rất mê.

Làm cha mẹ, ai chẳng hạnh phúc khi nghe đứa con 5 tuổi của mình nói câu “Thật khó khăn để kiếm được 10.000 Đồng”, hay “con tặng mẹ món quà này từ tiền của con nhé!”.

Những trẻ không được tiếp xúc và dạy về giá trị đồng tiền từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ ngơ ngác, không biết cách tính toán, sử dụng đồng tiền thiếu thông minh và hiệu quả, khó độc lập về tài chính. Vì thế, nên dạy trẻ cách tiêu tiền từ bé. Cần lồng ghép vào các môn học nội dung về tài chính. Từ đó sẽ hình thành được tư duy tài chính cho trẻ, lớn lên mới có thể làm chủ được đồng tiền

Sở dĩ trẻ em Do Thái được bố mẹ chúng dạy kiếm tiền từ rất sớm bởi vì họ muốn con cái của họ độc lập trong suy nghĩ, sáng tạo và chịu trách nhiệm với bản thân, có sức chịu đựng và chống chọi với cuộc sống bên ngoài.

Dưới đây là những cách đơn giản để giáo dục con về quản lý tiền:

1. Chủ động cung cấp cho trẻ thông tin về tiền khi các con biết đếm. Lúc đó, các con sẽ quan sát và lặp lại những gì chúng thấy, đó là cách để trẻ học hỏi, ghi nhớ.

Hãy dạy con phân biệt tiền và cách tiết kiệm từ khi con biết đếm

2. Giúp trẻ học về giá trị của đồng tiền và ý nghĩa của việc tiết kiệm bằng cách đặt ra mục tiêu cho trẻ. Chẳng hạn, chỉ với món đồ chơi mà các con yêu thích, muốn cha mẹ mua cho mình, bạn hãy lấy đó làm mục tiêu cho con. Con sẽ có nó bằng chính tiền tiết kiệm của mình. Điều này sẽ khiến trẻ sống có trách nhiệm hơn.

3. Hãy nói với con về việc làm thế nào để tiết kiệm tiền: Cha mẹ làm gương trước tiên, mua heo đất của cha mẹ và của con. Hãy cùng bỏ những đồng tiền vào đó mỗi ngày. Và các con sẽ rất thích thú khi mỗi ngày cầm heo đất lại thấy nặng hơn.

4. Khi trẻ lớn hơn, dạy cách so sánh khi mua sắm: Hãy lên danh sách mua sắm đồ cùng con. Sau đó, bằng cách cùng con đi siêu thị, đi chợ và bạn có thể chỉ cho con biết nếu món đồ nào đó trong danh sách của mình có khuyến mại, hãy so sánh giá cả và nhấn mạnh rằng đó là điều cần thiết khi học cách tiết kiệm tiền.

5. Giúp các con biết về sự khác nhau giữa như cầu, mong muốn và ước muốn. Việc này sẽ chuẩn bị cho trẻ những kiến thức về các cách để đưa ra quyết định tiêu dùng thông minh trong tương lai.

6. Giới thiệu cho trẻ về ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền trái ngược với việc chi tiêu: Giải thích và phân tích cho trẻ về việc kiếm lãi trong các món tiền tiết kiệm. Hãy cân nhắc về việc “ trả lãi” cho trẻ nếu trẻ để tiền tiết kiệm ở nhà. Trẻ có thể giúp tính toán tiền lãi và thấy số tiền tích góp được tăng nhanh như thế nào thông qua việc tích góp tiền lãi. Sau đó trẻ sẽ nhận ra rằng cách nhanh nhất để tăng “ tỉ lệ lãi suất”  là một quá trình tiết kiệm thường xuyên, lâu dài. Thậm chí là một số cha mẹ đã đưa ra một cuộc thi về số tiền các con tiết kiệm được.

7. Khi các em bước vào độ tuổi 9 – 12: Các em có thể đã nhìn thấy bạn sử dụng thẻ tín dụng và biết sự tiện lợi của chúng, nhưng các em sẽ không hiểu được những hao tốn khi dùng thẻ. Bạn cần giải thích cho các em sự khác biệt giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cũng như cách sử dụng thẻ tín dụng có trách nhiệm. Các em cần hiểu rằng việc sử dụng thẻ tín dụng cũng giống như là nhận một khoản vay.

8. Xây dựng một lịch trình thường xuyên cho những cuộc thảo luận của gia đình về các khoản tiền. Đây là một cách đặc biệt có ích cho các con, đó là lúc các con tính tổng cộng số tiền đã tiết kiệm được và số tiền lãi đã được nhận. 

Dạy cho trẻ biết cách tiết kiệm tiền và quản lý tài chính không phải chuyện chỉ nói một lần là xong. Nó bắt đầu khi các em còn nhỏ, tiếp tục khi trẻ lớn lên, và cần sự rèn luyện thành thói quen lối sống. Quá trình áp dụng thực tế thường phát sinh lỗi lầm nhưng cũng chính là bài học. Với cách hướng dẫn phù hợp lứa tuổi, trẻ sẽ ít ngây ngô và có thể tự lập hơn khi trưởng thành.

Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh (Bộ 6 Cuốn)

Cực kỳ thú vị và thiết thực, đáp ứng mối quan tâm của các bậc cha mẹ, đón đầu xu thế giáo dục hiện đại, bộ sách rất phù hợp với trẻ từ 6 – 12 tuổi. Từng bài học “vỡ lòng” thân quen trong bộ sách này sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của đồng tiền và lao động, biết cách quản lý tiền hiệu quả và tổ chức cuộc sống hợp lý. Qua những nhân vật sinh động trong các tình huống đời thường quen thuộc, trẻ sẽ được làm quen với những kiến thức căn bản nhất về tiền như: Chi phí, thu nhập, tiết kiệm, mua sắm, theo dõi thu chi, cân nhắc đưa ra lựa chọn giữa nhu cầu và mong muốn,…

Một khi đã xây dựng được nền tảng tài chính vững vàng ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể từng bước sở hữu Trí thông minh Tài chính (FI – Financial Intelligence) vượt trội để tự tin trở thành công dân thời đại mới.

  1. Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh – Mua Hàng Với Giá “Hời”
  2. Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh – Tiết Kiệm Tiền Thật Không Đơn Giản!
  3. Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh – Vay Tiền: Nên Hay Không?
  4. Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh – Tự Kiếm Tiền Không Khó!
  5. Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh – “Muốn” Và “Cần”: Cách Tiêu Tiền Hợp Lý
  6. Giúp Trẻ Quản Lý Tài Chính Thông Minh – Theo Dõi Thu Chi: Dễ Hay Khó?

Dạy Con Về Tài Chính

“Nếu có thể, chúng tôi sẽ mời Joline Godfrey đến nhà hàng tuần để dạy con chúng tôi cach quản lý tiền bạc. Đây là cuốn sách Dạy con về tài chính tuyệt vời. Godfrey có khả năng xuất sắc trong việc trợ giúp các bậc cha mẹ và con cái gắn kết hành động về tài chính với những giá trị gia đình.”

“Rất ít bậc cha mẹ được hưởng nên giáo dục về tài chính để có thể giúp con cái độc lập về kinh tế và phát triển an toàn trong thế giới năng

động này. Cuốn sách Dạy con về tài chính của Godfrey không chỉ cho bạn những lời khuyên thẳng thắn nhằm giúp con trẻ đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với thu nhập, giá trị và khát vọng của gia đình, mà còn giúp bạn trau dồi hiểu biết về tài chính cho bản thân”
“Hãy đầu tư vào tương lai của gia đình ngày hôm nay! Hãy sử dụng trí tuệ của Godfrey để giúp con bạn phát triển các kỹ năng tài chính và xã hội cần thiết cho thành công tương lai”

Bồi dưỡng FQ (chỉ số thông minh tài chính) cho trẻ – Bộ 10 Cuốn

Chúng ta không còn xa lạ gì với khái niệm IQ – Chỉ số thông minh, EQ – Chỉ số cảm xúc nhưng khi nhắc đến FQ – chỉ số thông minh về tài chính thì nhiều phụ huynh rất ít biết đến. Phần lớn, các bố mẹ đều rất ngại hoặc không muốn đề cập tới chuyện tiền bạc với con trẻ vì sợ những suy nghĩ về tiền bạc sẽ làm vẩn đục tâm hồn trong sáng và tuổi thơ của các con.
Không có ít trường hợp, trẻ không phân biệt được tiền bạc và coi tiền không khác gì tờ giấy, có thể vứt tùy tiện mọi chỗ. Vì được bố mẹ quá bao bọc mà không biết đến giá trị của tiền bạc được tính bằng sức lao động.
Ông bà ta có câu “Nhìn ba tuổi biết lúc trưởng thành, nhìn bảy tuổi biết lúc tuổi già’’ để khái quát sự phát triển của trẻ nhỏ. Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được coi là “giai đoạn vàng”, giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy bố mẹ đừng bỏ qua giai đoạn này nhé. Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, bồi dưỡng FQ cho trẻ thì nên bắt đầu từ 3 tuổi. Bố mẹ nên dạy con giá trị của đồng tiền là gì? Giá trị của những đồ vật quen thuộc xung quanh? Giá trị của sức lao động.
Bộ sách Bồi dưỡng FQ cho trẻ bao gồm 10 câu chuyện thú vị về bạn Thỏ Co Co sẽ là những bài học đầu đời giúp các bé hiểu đúng về giá trị của tiền bạc, thông qua đó giáo dục nhân cách và “khai mở” những tố chất tiềm năng của trẻ để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

  1. Tiền từ đâu tới
  2. Đồng tiền quý giá
  3. Tiền có mua được tất cả
  4. Sức khỏe hay tiền bạc
  5. Tiết kiệm như thế nào?
  6. Biết cho đi và nhận lại
  7. Tự mình kiếm tiền
  8. Chớ ngại phiền phức
  9. Đừng phung phí
  10. Lựa chọn thông minh

“Muốn” và “cần” – Cách tiêu tiền hợp lý là một trong 06 cuốn

Cuốn sách “Muốn” và “cần” – Cách tiêu tiền hợp lý là một trong 06 cuốn thuộc bộ sách Giúp trẻ quản lý tài chính thông minh.

Cực kỳ thú vị và thiết thực, đáp ứng mối quan tâm của các bậc cha mẹ, đón đầu xu thế giáo dục hiện đại, bộ sách rất phù hợp với trẻ từ 6 – 12 tuổi. Từng bài học “vỡ lòng” thân quen trong bộ sách này sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của đồng tiền và lao động, biết cách quản lý tiền hiệu quả và tổ chức cuộc sống hợp lý. Qua những nhân vật sinh động trong các tình huống đời thường quen thuộc, trẻ sẽ được làm quen với những kiến thức căn bản nhất về tiền như: Chi phí, thu nhập, tiết kiệm, mua sắm, theo dõi thu chi, cân nhắc đưa ra lựa chọn giữa nhu cầu và mong muốn,…

Cuốn “Muốn” và “cần” – Cách tiêu tiền hợp lý kể rằng: Sam muốn một chiếc xe đạp mới, ngoài ra cô bé còn muốn mua áo mưa mới và cả kem nữa. Nhưng cô bé thực sự cần bao nhiêu trong số những thứ này? Thật bất ngờ, sau khi dạo một vòng quanh thị trấn cùng bố, Sam đã khám phá ra rằng MUỐN và CẦN thực sự rất khác nhau. Cô bé đã biết cách phân biệt và ưu tiên lựa chọn những thứ mà mọi người cần phải có để tiêu tiền hợp lý. Thậm chí, cô bé còn nhắc nhở bố không nên mua nước ngọt có ga!

Một khi đã xây dựng được nền tảng tài chính vững vàng ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể từng bước sở hữu Trí thông minh Tài chính (FI – Financial Intelligence) vượt trội để tự tin trở thành công dân thời đại mới.

Tiết kiệm tiền thật không đơn giản

Cuốn sách Tiết kiệm tiền thật không đơn giản! là một trong 06 cuốn thuộc bộ sách Giúp trẻ quản lý tài chính thông minh.

Cực kỳ thú vị và thiết thực, đáp ứng mối quan tâm của các bậc cha mẹ, đón đầu xu thế giáo dục hiện đại, bộ sách rất phù hợp với trẻ từ 6 – 12 tuổi. Từng bài học “vỡ lòng” thân quen trong bộ sách này sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của đồng tiền và lao động, biết cách quản lý tiền hiệu quả và tổ chức cuộc sống hợp lý. Qua những nhân vật sinh động trong các tình huống đời thường quen thuộc, trẻ sẽ được làm quen với những kiến thức căn bản nhất về tiền như: Chi phí, thu nhập, tiết kiệm, mua sắm, theo dõi thu chi, cân nhắc đưa ra lựa chọn giữa nhu cầu và mong muốn,…

Cuốn Tiết kiệm tiền thật không đơn giản! kể về cô bé Moon muốn chơi trò đu quay Quái vật. Đây là trò chơi mạo hiểm và hấp dẫn nhất của Công viên Kỳ thú nhưng lại mất phí. Vì vậy, Moon đã làm một chiếc hũ tiết kiệm đặc biệt. Cô bé cố gắng không chi hết số tiền tiêu vặt được cho, thậm chí còn giúp cậu em trai hiếu động học bài để được mẹ thưởng tiền nữa! Cuối cùng, Moon có tiết kiệm đủ tiền để mua vé đu quay quái vật không nhỉ?

Một khi đã xây dựng được nền tảng tài chính vững vàng ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể từng bước sở hữu Trí thông minh Tài chính (FI – Financial Intelligence) vượt trội để tự tin trở thành công dân thời đại mới.

Tự kiếm tiền không khó

Cuốn sách Tự kiếm tiền không khó! là một trong 06 cuốn thuộc bộ sách Giúp trẻ quản lý tài chính thông minh.

Cực kỳ thú vị và thiết thực, đáp ứng mối quan tâm của các bậc cha mẹ, đón đầu xu thế giáo dục hiện đại, bộ sách rất phù hợp với trẻ từ 6 – 12 tuổi. Từng bài học “vỡ lòng” thân quen trong bộ sách này sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của đồng tiền và lao động, biết cách quản lý tiền hiệu quả và tổ chức cuộc sống hợp lý. Qua những nhân vật sinh động trong các tình huống đời thường quen thuộc, trẻ sẽ được làm quen với những kiến thức căn bản nhất về tiền như: Chi phí, thu nhập, tiết kiệm, mua sắm, theo dõi thu chi, cân nhắc đưa ra lựa chọn giữa nhu cầu và mong muốn,…

Cuốn Tự kiếm tiền không khó! kể về cô bé Nana muốn mua một quả bóng mới, nhưng lại không có đủ tiền. Vì vậy, Nana quyết định sẽ tự kiếm tiền để mua thứ cô bé muốn. Có rất nhiều cách kiếm tiền mà Nana đã áp dụng như: Rửa xe cho mẹ, tắm cho chó của hàng xóm, bán vòng đeo tay cho bạn,… Liệu cuối cùng Nana có kiếm đủ tiền để mua bóng không nhỉ?

Một khi đã xây dựng được nền tảng tài chính vững vàng ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể từng bước sở hữu Trí thông minh Tài chính (FI – Financial Intelligence) vượt trội để tự tin trở thành công dân thời đại mới.

Theo dõi thu chi: Dễ hay khó?

Cuốn sách Theo dõi thu chi: Dễ hay khó? là một trong 06 cuốn thuộc bộ sách Giúp trẻ quản lý tài chính thông minh.

Cực kỳ thú vị và thiết thực, đáp ứng mối quan tâm của các bậc cha mẹ, đón đầu xu thế giáo dục hiện đại, bộ sách rất phù hợp với trẻ từ 6 – 12 tuổi. Từng bài học “vỡ lòng” thân quen trong bộ sách này sẽ giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của đồng tiền và lao động, biết cách quản lý tiền hiệu quả và tổ chức cuộc sống hợp lý. Qua những nhân vật sinh động trong các tình huống đời thường quen thuộc, trẻ sẽ được làm quen với những kiến thức căn bản nhất về tiền như: Chi phí, thu nhập, tiết kiệm, mua sắm, theo dõi thu chi, cân nhắc đưa ra lựa chọn giữa nhu cầu và mong muốn,…

Cuốn Theo dõi thu chi: Dễ hay khó? kể rằng: Câu lạc bộ của Zin chuẩn bị đi cắm trại, nhưng tham gia cắm trại cũng phải mất tiền, nên thầy giáo giao cho tất cả các thành viên trong câu lạc bộ nhiệm vụ bán kẹo để tạo thu nhập. Zin cần tìm người mua hết mười hộp kẹo cho mình. Trong lúc kiếm tiền, Zin luôn có một cuốn sổ để ghi chép chi tiết tình hình thu chi. Liệu cậu bé có theo dõi thu chi thành công để kiếm đủ tiền tham gia buổi cắm trại cùng các bạn không nhỉ?

Một khi đã xây dựng được nền tảng tài chính vững vàng ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể từng bước sở hữu Trí thông minh Tài chính (FI – Financial Intelligence) vượt trội để tự tin trở thành công dân thời đại mới.

CÁCH BIẾN CON BẠN THÀNH THẦN ĐỒNG TÀI CHÍNH (NGAY CẢ KHI BẠN KHÔNG GIÀU)

Hướng dẫn dành cho cha mẹ có con từ 3 đến 23 tuổi 

Theo các nghiên cứu của Đại học Wisconsin – Madison, khi đã lên ba, rất nhiều trẻ em có thể nắm bắt được các khái niệm về kinh tế như giá trị và trao đổi, dù rằng vẫn rất thô sơ. Trẻ cũng có thể kiểm soát ham muốn và đưa ra các lựa chọn. Cơ bản là vậy, nhưng những khái niệm này đều quan trọng để hiểu vai trò của tiền trong đời sống hàng ngày. Dù rằng chúng không gây ấn tượng như những video dạy trẻ thành thiên tài như Mozart hay những con búp bê mang hình dáng của tỷ phú Warren Buffet, nhưng đây là những điều bạn nên để tâm khi con trẻ còn nhỏ.

Khi bạn thấy con mình đang giả vờ quẹt thẻ, xin được ấn nút ở cây ATM, hoặc xem ví của bạn thì đừng chỉ cười bao dung kiểu “lũ nhóc toàn làm những điều kỳ quặc”. Hãy bắt đầu dạy trẻ một số bài học cơ bản trong cuốn sách này, như tiền tới từ đâu và làm sao nó được dùng để mua đồ. Kể cả khi không hiểu hết thì trẻ vẫn biết rằng bạn đang nói về những điều quan trọng – những điều mà người trưởng thành quan tâm. Có khả năng là đứa trẻ sẽ thẩm thấu nhiều hơn bạn nghĩ đấy.

Cuốn sách này mang đến cho bạn lợi ích gì?

1.    Là cha mẹ, bạn sẽ biết cách hướng dẫn trẻ các khái niệm cơ bản về tiền bạc ngay từ khi con còn nhỏ.

2.    Hướng dẫn trẻ cách quản lý tài chính trong giai đoạn đầu đời.

3.    Phương pháp giáo dục trẻ về tiền bạc khoa học, dễ hiểu, dễ áp dụng.

Mua hàng với giá “hời”

 Cuốn Mua hàng với giá “hời” kể rằng: Pi thực sự rất muốn mua Giày Siêu Tốc được quảng cáo trên ti vi, với hy vọng có thể giành chiến thắng trong cuộc thi chạy của trường. Nhưng mẹ Pi nói rằng cậu bé không thể tiêu quá số tiền 500 000 đồng được. Do vậy, Pi phải “săn tìm” những đôi giày được bán với giá “hời”. Cậu bé tìm giày trên mạng, đến tiệm bán giày và còn ghé qua cửa hàng giảm giá nữa. Liệu Pi có tìm được đôi giày ưng ý với mức giá hợp lý không?

Tiền từ đâu tới

Sách song ngữ bồi dưỡng chỉ số tài chính FQ – Tiền từ đâu tới

Mô tả

 – Kích thước: 18 x 21cm

 – Nhà xuất bản: Dân trí

 – Năm xuất bản: 2018

 – Số trang: 36

 – Tác giả: Cát Bồ Nhạc – Trương Văn Khởi – Thái Hà – Moon

Đặc điểm của cuốn sách

– Cuốn sách là câu chuyện thú vị, những bài học đầu đời giúp các bé hiểu đúng về giá trị của tiền bạc, thông qua đó giáo dục nhân cách và “khai mở” những tố chất tiềm năng của trẻ để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

– Chúng ta không còn xa lạ gì với khái niệm IQ – Chỉ số thông minh, EQ – Chỉ số cảm xúc nhưng khi nhắc đến FQ – chỉ số thông minh về tài chính thì nhiều phụ huynh rất ít biết đến. Phần lớn, các bố mẹ đều rất ngại hoặc không muốn đề cập tới chuyện tiền bạc với con trẻ vì sợ những suy nghĩ về tiền bạc sẽ làm vẩn đục tâm hồn trong sáng và tuổi thơ của các con. 

Không có ít trường hợp, trẻ không phân biệt được tiền bạc và coi tiền không khác gì tờ giấy, có thể vứt tùy tiện mọi chỗ. Vì được bố mẹ quá bao bọc mà không biết đến giá trị của tiền bạc được tính bằng sức lao động. 

Ông bà ta có câu “Nhìn ba tuổi biết lúc trưởng thành, nhìn bảy tuổi biết lúc tuổi già’’ để khái quát sự phát triển của trẻ nhỏ. Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được coi là “giai đoạn vàng”, giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy bố mẹ đừng bỏ qua giai đoạn này nhé. Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, bồi dưỡng FQ cho trẻ thì nên bắt đầu từ 3 tuổi. Bố mẹ nên dạy con giá trị của đồng tiền là gì? Giá trị của những đồ vật quen thuộc xung quanh? Giá trị của sức lao động.

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*