
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Triều Tiên (bây giờ gồm Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam (thời kỳ Bắc thuộc).
Mục Lục
Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ rất nhiều. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
Dân tộc
Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ).
Trung Quốc ngày nay có 56 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất là Hán (~1,2 tỉ), Choang (16,1 triệu), Mãn (10,6 triệu), Hồi (9,8 triệu), H’Mông (8,9 triệu).
Lịch sử
on người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây hàng triệu năm. Dấu tích người vượn ở hang Hoa Hạ – Bình Nhưỡng (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời.
Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Quốc là ở thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông và Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ công xã nguyên thuỷ.
Nền văn minh Trung Hoa cổ gắn liền với vùng lục địa Đông Á rộng lớn. Cách đây khoảng 50 vạn năm, ở vùng Chu Khẩu Điếm (về phía Tây Nam thành phố Bắc Kinh ngày nay) đã có con người sinh sống, được gọi là người vượn Bắc Kinh (Peking Man). Đó chính là những bầy đoàn người nguyên thủy dùng cành cây gậy gộc và các công cụ đá thô sơ để săn bắt, hái lượm và tự vệ. Người vượn Bắc Kinh đã biết dùng lửa.
Thời kỳ sơ khởi
Trải qua hàng chục vạn năm, những cư dân nguyên thủy vùng này đã phát triển và ngày một đông đúc. Họ đã hình thành các bộ lạc lớn và bành trướng lãnh thổ, biết chăn nuôi và trồng trọt và cư trú trên một vùng rộng lớn của lục địa châu Á. Trên vùng đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc, tổ tiên xưa của người Trung Hoa sống thành những làng xóm ven sông, trong những túp lều tường đất, mái tranh. Tôn giáo-nghệ thuật cũng bắt đầu hình thành từ những cụm cư dân này. Các nhà khảo cổ học khám phá và xác định hai nền văn hóa là Ngưỡng Thiều thuộc Hà Nam và Long Sơn thuộc Sơn Đông Trung Quốc cách ngày nay vào khoảng từ 5.000-7.000 năm. Những di vật tìm thấy ở hai nền văn hóa này, bên cạnh các dụng cụ sản xuất, sinh hoạt còn có các sản phẩm gốm được làm từ một loại đất mà đồ gốm có màu đen và có các hoa văn hình học, hình động thực vật… được tạo dáng thanh thoát và có độ bền chắc.
Thời kỳ văn minh sông Hoàng Hà
Theo truyền thuyết, vào khoảng từ 4.500 đến 5.000 năm trước đây, vùng phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc, dọc theo thượng nguồn của con sông Hoàng Hà có một quần thể dân cư sinh sống và đã đạt được một trình độ văn hóa khá cao, Văn minh sông Hoàng Hà hay văn minh Hoa Hạ. Những cư dân này sống định cư dưới chân núi Hoa nên tiếng Trung Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới núi Hoa). Cũng theo truyền thuyết, người Hoa Hạ đã có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội.
Văn minh Hoàng Hà theo các nhà sử học và khảo cổ học, được xem là bắt đầu từ khoảng 2.500 TCN đến 1.066 TCN, và được chia thành các giai đoạn sau:
Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế
Thời Nhà Hạ
Thời Nhà Thương
Thời kỳ dựng nước
Vạn Lý Trường Thành bắt đầu được xây dựng từ trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc
Thời kỳ này bắt đầu bởi sự sụp đổ của nhà Thương và bắt đầu kỷ nguyên của nhà Chu (1.066 TCN – 221 TCN) bao gồm nhà Tây Chu, (1.066 TCN – 771 TCN) và nhà Đông Chu hay còn được gọi là thời Xuân Thu và Chiến Quốc và kết thúc chiến tranh giữa các tiểu vương quốc bằng sự bắt đầu triều đại nhà Tần thống nhất Trung Hoa vào năm 221 TCN. Sau đó, nhà Hán thống nhất Trung Quốc thành lập vương triều Hán tồn tại gần 400 năm.
Chữ viết
Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
Văn học
Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),… Trong đó, Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
Sử học

Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Sử ký, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.
Tới thời Minh và Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
Khoa học tự nhiên và kĩ thuật
Toán học
Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.
Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc 1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.
Thời Nam – Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
Thiên văn học
Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kỳ chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can Chi. Thế kỷ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt Trời. Thế kỷ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.
Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn châu Âu thế kỷ XIII.
Y, dược học
Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latin và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt, châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
Kỹ thuật
Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Từ thế kỷ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.
Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
Hội họa
Hội họa Trung Quốc có lịch sử 5000 – 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội họa từ đời Hán đến đời Tùy.
Tranh cổ Trung Hoa

Bên cạnh hội họa và thư pháp, Trung Hoa còn được biết đến với nghệ thuật tranh cổ Trung Hoa. Đây là hình thức nghệ thuật truyền thống từ rất lâu đời của người dân tộc Hán. Điểm khác biệt chính là tranh cổ Trung Hoa được sử dụng bút lông. Và bút lông sẽ chỉ chấm với mực nước để vẽ trên sản phẩn lụa và giấy. Thể loại tranh này được biết đến với tên gọi “Trung Quốc Họa”, hay mọi người vẫn nay gọi tắt với cái tên ngắn gọn là “Quốc Họa”. Trong các bức tranh cổ thường được vẽ thêm các bài thơ cổ.
Thư pháp

Tiếp đến chính là nghệ thuật Thư Pháp. Một nghệ thuật nổi tiếng của Trung Hoa được biết đến qua các thời đại. Ví dụ thời nhà Ân có “Giáp cốt văn”, thời nhà Chu có “Kim văn” , thời nhà Tần nổi tiếng với “chữ triện”, thời nhà Hán có “Lối chữ lệ”, Từ thời tiều Đông Tấn đến thời nhà Đường có “khải thư, hành thư, khảo thư”. Và cứ thế, qua mỗi thời đại thư pháp được phát triển hoàn thiện hơn và không ngừng phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Đàn cổ, âm nhạc dân tộc

Đàn cổ của Trung Quốc hay còn có tên gọi khác chính là ngọc cầm. Ngọc cầm là một trong số các nhạc cụ cổ đại nhất của Trung Quốc. Từ thời của Khổng Tử, nhạc cụ này đã rất thinh hành. Tuổi thọ của loại nhạc cụ này có lịch sử lâu dài hơn 4000 năm trước đây.
Cờ vây

Một trò chơi giải trí mang tên cờ vây được Nghiêu Đế, một trong 5 vị “ Ngũ đế” phát minh và sáng tạo ra. Đến nay trò chơi cờ vây đã có chiều dài hơn 4000 năm lịch sử . Trò chơi này có đặc điểm gồm 2 quân : 1 trắng và 1 đen. Hai đội công kích để bao vây lẫn quân cờ nên được mang tên gọi là “cờ vây”.
Tứ bảo văn phòng (Bút, mực, giấy, nghiên)

Tiếp đến, chúng ta phải kể đến các cụ để sử dụng viết chữ Nho, thư pháp. Bộ tứ dụng cụ được gọi đến với cái tên “ Tứ bảo văn phòng” gồm Bút, mực, đài nghiên mài mực và cả giấy nữa.
Điêu khắc
Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.
Gốm sứ Trung Quốc

Trung Quốc, đất nước có nền văn minh cổ đại lâu đời trên thế giới đã có những thành tích đóng góp đáng kể cho sự phát triển và tiến bộ xã hội loài người. Trong đó, nghệ thuật gốm sứ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc xuất hiện từ những năm 4500 Trước Công nguyên.
Qua mỗi triều đại, mỗi thời kỳ nghệ thuật Gốm sứ kết tinh những nét ưu việt rất riêng. Và hiện tại, với sự đa dạng mẫu mã, hoa tiết hoa văn chất lượng nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc trở nên nổi tiếng và được xuất khẩu khắp thế giới.
Kiến trúc

Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành (dài 6700 km), Thành Tây An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh
Kinh kịch

Kinh kịch đi liền với nền văn hóa Trung Hoa theo chiều dài 5000 năm. Kinh kịch chính là sự kết tụ của tinh hoa văn hóa, trí thông tuệ trong lịch sử. Cũng có thể nói rằng đây chính là cái nền móng, gốc rễ của văn hóa Trung Hoa. Cũng có thể nói rằng đây là nguồn, là nhân tố phát triển triết học.
Tơ lụa

Trung Quốc Đại Lục là quốc gia phát hiện ra được sản tơ lụa sớm nhất trên toàn thế giới. Từ đó mà tơ lụa trên quốc gia này cũng vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Từ chất lượng cho đến màu sắc tất cả đều vô cùng hấp dẫn. Sản phẩm tơ lụa của Trung Quốc chiều lòng từ những khách hàng khó tính nhất trên thế giới. Phu nhân của Hiên Viên Hoàng Đế chính là Luy Tổ, người đã có công phát minh ra tơ lụa trên thế giới. Cũng chính thành tích này, vị phu nhân đã được xưng danh với tên “Nhân văn nữ tổ” .
Châm cứu

Một nghiên cứu đã được mang lại đóng góp cho toàn nhân loại trong y học, chính là phương pháp châm cứu. Châm cứu là một si sản y học của dân tộc Hán, và của cả nền y học.
Côn kịch

Côn khúc hay còn được gọi là côn kịch. Đây là tên của một bộ môn nghệ thuật Tuồng Côn Sơn hay còn gọi cà Côn Khúc.
Tên gọi bắt nguồn từ điệu hát trong hí khúc. Nguồn gốc bắt nguồn từ tirng Giang Tô, Côn sơn Trung Quốc. Tính đến nay đã có chiều dài hơn 650 năm lịch sử. Đây là hý khúc cổ đại nhất Trung Hoa.
Câu đối, đố khèn, khúc thủy lưu thương
“Khúc thủy lưu thương” là một loại trò chơi lưu truyền thời Trung Hoa cổ đại, có lịch sử mấy ngàn năm. Cứ đến tháng ba âm lịch, sau khi mọi người cử hành lễ “Phất lễ” xong. Phất lễ là một nghi thức tế lễ tẩy rửa những thứ bẩn thỉu, tiêu trừ điềm xấu. Người ta bắt đầu đến ngồi ở hai bên bờ suối, đặt chén rượu trên mặt nước, chén rượu trôi đến trước mặt ai thì người ấy ngẫu hứng làm thơ. Sau khi làm thơ xong thì lấy chén rượu đó lên và uống cạn.
Nghệ thuật đan kết, thêu Trung Hoa
Đan kết là một loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời của Trung Hoa cổ đại. Ngay chữ “Kết” (结) cũng thể hiện một loại năng lực, một sự hài hòa và tràn ngập tình cảm giữa người với người, người với tự nhiên.
Vô luận là kết hợp, kết giao, kết duyên, đoàn kết, kết quả, hay là vợ chồng một lòng… người Trung Hoa đều sử dụng một từ “kết” này. Nó thể hiện sự sum họp, đoàn tụ, thân mật và ấm áp. Điều này cũng thể hiện vào trong nghệ thuật đan kết của người Trung Hoa xưa.
Triết học, tư tưởng
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lý thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của cuộc sống (Bách gia tranh minh).
Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương (lưỡng nghi).
-Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
-Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.
Nho giáo
Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.
Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
Đạo giáo
Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử. Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất. Quy luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau.
Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.
Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.
Pháp gia
Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.
Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quý tộc hay dân đen.
Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ khác.
Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt thật nặng, bất kể là quý tộc hay dân đen”, trọng thưởng, trọng phạt.
Mặc gia
Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỷ V TCN đến giữa thế kỷ IV TCN). Hạt nhân quan điểm của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc Tử còn là người chủ trương ” thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Quan điểm của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
Quan điểm về “Âm – Dương – Ngũ- Hành”

“Âm dương” và “ngũ hành” là 2 yếu tố có sự tương sinh, hỗ trợ cho nhau. Trong triết học cổ điển Trung Quốc, “Âm dương ngũ hành” được coi là yếu tố cực kỳ then chốt quan trọng trong việc đánh giá sự vật hiện tượng xung quanh.
“Âm dương” là 2 thái cực đối nghịch và có sự liên kết nhau, là bản chất mọi sự vật, sự việc và hiện tượng trong cuộc sống. Âm – Dương giữa chúng là sự thống nhất, trong Dương có sự phát triển, mầm mống của Âm và ngược lại.
“Ngũ hành” là quá trình vận hành và thay đổi theo 5 nguyên tố cơ bản: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Thuyết duy vật cổ đại cho rằng, 5 nguyên tố này chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tất cả mọi vật chất.
Từ khi nghiên cứu “ Âm dương ngũ hành” người Trung tìm ra thuyết Âm – Dương và quy luật tương sinh tương khắc:
Thuyết tương sinh: Thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim và kim sinh thủy
Thuyết tương khắc: Thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy.
Trang phục
Các tầng lớp khác nhau trong xã hội vào những thời kỳ khác nhau theo những xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng thường được dành riêng cho hoàng đế. Lịch sử phục trang Trung Quốc trải hàng trăm năm với những cải cách đa dạng và đầy màu sắc nhất. Trong triều đại nhà Thanh, triều đại huy hoàng cuối cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về trang phục đột ngột và ấn tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được gọi là Hán phục hoặc trang phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán. Nhiều biểu tượng như phượng hoàng được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh tế.

Xường xám là danh từ chung chỉ trang phục cho cả nam và nữ có kiểu dáng tương tự nhau. Xường xám có thiết kế tồn tại đến ngày nay điển hình cho trang phục truyền thống Trung Quốc, một khía cạnh nào đó thể hiện văn hóa, sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian và giao thoa với các nền văn minh khác.
Ẩm thực
Sự đa dạng áp đảo khổng lồ của ẩm thực Trung Quốc chủ yếu đến từ việc các hoàng đế triều đại tổ chức những bữa tiệc với 100 món mỗi bữa ăn.[3] Vô số các nhân viên nhà bếp hoàng gia và phi tần cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn. Theo thời gian, nhiều món ăn trở thành một phần văn hóa hàng ngày của người dân. Một số các nhà hàng cao cấp nhất có những công thức nấu ăn gần với thời kỳ triều đại các vua chúa gồm nhà hàng Phòng Sơn ở Công viên Bắc Hải tại Bắc Kinh và Oriole Pavilion[3]. Có thể cho rằng, tất cả các chi nhánh Hồng Kông dù theo phong cách ẩm thực hoặc thậm chí là phong cách Mỹ thì theo một cách nào đó vẫn có nguồn gốc từ văn hóa các triều đại Trung Hoa.
Dim Sum là món ăn độc nhất vô nhị. Dim Sum vốn là món ăn của người Quảng Đông, là những món ăn nhỏ, được dùng trong những bữa ăn nhẹ hay lúc uống trà. Hầu hết các món Dim Sum được chế biến theo phương pháp hấp, nhưng cũng có thể dùng phương pháp chiên hay om. Món Dim Sum phổ biến không chỉ ở Trung Hoa mà còn ở nhiều nước quốc gia châu Á khác.

Tập quán ăn uống của người Trung Hoa

Các món ăn được đặt trong đĩa lớn ở giữa bàn để mọi người trong gia đình có thể dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn được đặt trên một mặt tròn lớn có thể xoay được ở giữa. Như vậy, mọi người có thể xoay thức ăn đến chỗ của mình để lấy. Thông thường, mọi người đều biết người Trung Hoa đã phát minh ra đôi đũa làm dụng cụ để ăn, nhưng lí do thì ít ai biết.
Thực ra người Trung Hoa được dạy cách sử dụng đũa trong một khoảng thời gian dài trước khi muỗng và nĩa được phát minh ở Châu Âu (dao được phát minh trước nhưng không được xem là dụng cụ để ăn mà là một loại vũ khí). Việc sử dụng đũa khi ăn được nhà triết học vĩ đại người Trung Hoa tên là Confucius (551-479 trước Công nguyên) ủng hộ mạnh mẽ. Theo ông, sống trong nền văn minh tiên tiến, các dụng cụ dùng để giết mổ phải bị cấm sử dụng trên bàn ăn. Vì thế dao không được dùng đến và đó là lý do tại sao các món ăn Trung Hoa luôn được cắt miếng vừa ăn trước khi phục vụ ở bàn ăn.
Nhiều nét ẩm thực riêng trong một quốc gia: Trung Hoa là một quốc gia rộng lớn, vì thế không phải ngạc nhiên khi các vùng miền ở đây có nét ẩm thực khác nhau. Tại vùng phía nam Trung Quốc, người Quảng Đông dùng cá và hải sản nhiều trong các món ăn, còn ở phía Bắc, người Bắc Kinh dùng nhiều thịt hơn. Tất cả các loại thịt, nhất là thịt heo, được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực của người Trung Hoa. Nằm ở vùng trung tâm của Trung Hoa, các món ăn của vùng Tứ Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng khác.
Nghệ thuật Trà đạo

rung Quốc là cái nôi của trà đạo. Uống trà, trồng trà và thưởng thức trà đều có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Dù đã trải qua hơn 4.000 năm lịch sử, thưởng trà luôn là một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt người Trung Hoa.
Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống Trà có mục đích thực hành đạo, để hiểu đạo, rèn luyện tâm tính và cũng là để tu thân.
Trà đạo Trung Quốc là sự kết hợp nghệ thuật, đạo đức, triết học, thẩm mỹ và tôn giáo. Đó không chỉ là thói quen uống trà mà còn là nét tinh túy, cảm nhận từng vị trí, đàm thoại về lời chỉ dạy từ cổ nhân.
Phong cách ăn uống của người Trung Hoa rất khác biệt với người Phương Tây. Họ ít chú trọng đến cách bày trí xung quanh món ăn. Thậm chí, các nhà hàng cho tầng lớp quý tộc Trung Quốc có xu hướng làm đơn giản và dùng các dụng cụ ăn uống không đắt tiền. Ngoài ra, không giống như phong tục của người Châu Âu, một món ăn không trở nên mắc tiền hơn khi món ăn đó được nấu ngon hơn.
Người Trung Hoa rất thích uống trà
Trong suốt các bữa ăn, để cân bằng lại khẩu vị trước khi chuyển sang món khác, người Trung Hoa luôn uống trà thay vì uống trà thay vì uống nước trái cây.
Trên đây là một số thông tin về nét đặc trưng văn hóa của người Trung Quốc, nếu các bạn còn nhiều thắc mắc liên quan đến văn hóa cũng như vấn đề học tập, du học tại Trung Quốc thì đừng ngần ngại liên hệ với Vinahure ngay để được giải đáp cụ thể.
Con người

Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người sinh sống.Trong quá trình quan hệ giao lưu giữa các dân tộc ở vùng đất Nam Bộ, mặc dù một số phong tục, tập quán văn hóa của người Hoa có sự giao thoa, gắn bó với phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc anh em trong cộng đồng. Nhưng ở một số nơi người Hoa ngày nay vẫn sống còn lưu giữ lại một vài nét riêng của mình. Người Hoa rất chú trọng đến những điều kiêng kị khi cất nhà, mở của tiệm, cơ sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái…Đặc biệt là việc cất nhà được bà con xem xét rất chu đáo, kỹ lưỡng. Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà là nơi trú ngụ quan trọng nhất của đời người, liên quan đến vận mệnh của những thành viên trong gia đình cùng việc thành bại của công ăn việc làm, buôn bán, đau yếu, bệnh hoạn- thì người Hoa càng cẩn trọng trong việc cất nhà đến từng chi tiết nhỏ.
Những ngày lễ tết
Trong những ngày giáp Tết, người Hoa thường hay dùng lá bưởi ngâm và thau nước dùng để rửa những vật dùng buôn bán, dùng nước này để lau bàn thờ, rửa những thứ quan trọng….Bà con quan niệm lá bưởi giúp tẩy trần những điều xui xẻo, không may mắn, đem lại phước lộc tiền tài, giúp gia đình an khang thịnh vượng. Thật ra, hiện nay ít ai giải thích được tại sao phải chọn lá bưởi và không chọn lá khác. Chỉ biết đó là thói quen, là phong tục do ông bà xưa còn truyền lại.
Giống như người Việt, người Hoa cũng kiêng quét nhà trong ba ngày Tết, nhưng tuyệt đối hóa vấn đề này hơn. Nếu nhà cửa quá dơ thì họ cũng sẵn sàng quét. Nhưng trước khi quét, người ta để dưới đất một bao lì xì, một trái quýt rồi mới quét, quét xong lại lượm lên. Vì tiền lì xì là tiền hên, còn trái quýt thì do đọc theo âm Quảng Đông là “cách” đồng âm với từ “kiết” là tượng trưng cho sự cát tường, nên người Trung Quốc xem quét nhà ngày Tết như là quét tiền tài, quét những điều tốt lành vào nhà mình mà thôi.
Võ thuật Trung Hoa

Võ thuật là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Trung Quốc. Với lịch sử hàng nghìn năm, võ thuật Trung Hoa là tên gọi chung của khí công và võ thuật Trung Quốc được người Trung Hoa sáng tạo nên.
Khoảng đầu thế kỷ XX, sự sụp đổ triều đại nhà Thanh võ thuật Trung Hoa đạt đến một vị thế nhất định và trở thành môn phát thiên về Wushu (tính thể thao cao).
Cho đến ngày nay, võ thuật được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục thể thao.
Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Hán
Trung Quốc có đến 292 ngôn ngữ phổ biến nhất là chữ Hán (ngữ hệ Hán-Tạng, Ngô, Việt, Mân, Tương, Cám và Khách Gia). Ngoài ra còn có ngôn ngữ thuộc nhánh Tạng-Miến (Tạng, Khương, Lô Lô), ngữ hệ Tai-Kadai (tiếng Tráng, H’Mông-Miền và Nam Á), ngữ hệ Altai (tiếng Mông Cổ), ngữ hệ Turk (tiếng Duy Ngô Nhĩ), Tiếng Triều Tiên và tiếng Sarikoli …..
Vạn lý trường Thành
Có thể nói di tích lịch sử chính là biểu tượng của đất nước Trung quốc dài đến 8.851km có chiều cao trung bình khoảng 7m có 5 đoạn (do các đời vua Trung Quốc xây dựng theo thứ tự: nhà Tần, nhà Hán, nhà Tùy, nhà Tống và nhà Minh). Công trình dài nhất thế giới này được xây dựng bắt đầu từ thế kỷ V trước Công Nguyên và kết thúc vào năm 1644 cũng là khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất.
Bức tường thành đảm nhiệm chức năng bảo vệ đất nước trước sự tấn công người Hung Nô, người Mông Cổ, …. còn là đường biên giới phân chia rõ ranh giới của Trung quốc với các nước khác. Người ta đã thống kê có khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng công trình này không chỉ có máu của họ mà còn cả biết bao nổi đau khổ của người thân của họ phải gánh chịu.
Tử Cấm Thành

Là công trình lịch sử nổi tiếng bậc nhất của Trung quốc, được xây dựng từ năm 1406 – thời Nhà Minh do vị vua thứ 3 – Minh Thành Tổ cho đến 14 năm sau mới hoàn thành. Cung điện xa hoa này từng là nơi ở của 24 vị hoàng đế của Nhà Minh và Nhà Thanh. Diện tích tổ hợp gồm 90 cung điện rộng đến 720.000 m2, có 980 tòa nhà với 8.728 căn phòng.
Được thiết kế với lối kiến trúc truyền thống độc đáo, đa dạng, đặc sắc của người Hoa, từng chi tiết nội lẫn ngoại thất của cung điện được thực hiện công phu tỉ mỉ vô cùng tinh xảo. Tử Cấm Thành còn là viện bảo tàng lớn của quốc gia này, nơi đây còn bảo tồn và gìn giữ những tác phẩm hội họa điêu khắc từ thời Trung đại mang ý nghĩa lịch sử cho đến những báu vật vô cùng quý hiếm (ấn ngọc, cốc rượu bằng vàng, bức họa bằng lụa….). Đến đây, các bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp lộng lẫy đặc sắc cung điện mang âm hưởng về những thời kỳ lịch sử của đất nước Trung Hoa.
Lạc Sơn Đại Phật

Tượng Phật Di Lặc ngồi được khắc vào núi đá Lãng Vân tọa lạc ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên -Trung Quốc. Đây là tượng Phật cao nhất trên thế giới khoảng 71m và hai bên là hai bức tượng hộ pháp cao 16 m. Tượng Phật này do vị hòa thượng Hải Thông và 2 cùng thợ khắc đá nổi tiếng bắt đầu thực hiện vào năm 731 và trãi qua hơn 90 năm sau mới hoàn thành.
Ý nghĩa của bức tượng này nhằm mang lại sự thuận lợi của mọi ngư dân khi đi qua khu vực này cũng như có tác dụng trấn an cho dòng sông dữ tợn dưới chân núi – hợp lưu của các con sông Mân Giang, Thanh Y và Đại Độ và nơi này xưa kia thường xuyên gây ra vụ đắm tàu thuyền của ngư dân. Đến với nơi này, du khách có thể đi dạo trên cầu thang để ngắm nhìn bức tượng khổng lồ này từ mọi góc, mọi hướng, từ bàn chân cho đến tóc Phật.
Thành phố Thường Châu

Thành phố Thường Châu thuộc tỉnh Giang Tô, thành phố Đến với thành phố này bạn có thể khám phá những điểm đến vô cùng hấp dẫn. Công viên Khủng long trãi dài diện tích 270.000 m2 nơi đây trưng bày hàng trăm mô hình con khủng long thời kỳ nguyên thủy. Hoặc để thư giãn trong bầu không khí trong lành, mát mẻ bạn có thể ghé đến công viên Hongmei tọa lạc ở phía Đông Bắc, nơi đây có ngôi nhà cổ tuyệt đẹp được xây dựng từ triều Đường và Tống, bao bọc những khu vườn xanh mướt với những hồ nước lớn.
Tiếp đó bạn nên ghé thăm chùa Tianning mái ngói dát vàng óng ánh toàn bộ chùa có thiết kế độc đáo với gỗ và có cả chuông lớn bằng đồng nặng 30 tấn. Để tìm hiểu về văn hóa và khám phá lịch sử của thành phố này, bạn ghé thăm Bảo tàng Thường Châu hoặc khu du tích Diêm Thành cách trung tâm thành phố 7 km.
Thành phố Quảng Châu

Thuộc về miền Nam Trung Quốc, là một trong số các thành phố đông dân và năng động nhất nước. Đến đây bạn có thể tham quan nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố. Nhà thờ Thánh Tâm được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 19 độc đáo theo phong cách kiến trúc Gothic được xây bằng đá hoa cương ấn tượng với 2 tòa tháp cao 59m. Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn tọa lạc Trung tâm thành phố.
Ghé đến công viên Việt Tú – khu du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu về lịch sử văn hóa của Trung Quốc. Rồi đến Tháp Quảng Châu – biểu tượng thành phố để có thể ngắm toàn bộ thành phố từ độ cao hơn 450m. Tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại Công viên Thiên đường Trường Long với những trò chơi mạo hiểm như trượt nước, ngắm nhìn những con thú hoang: Gấu trúc, hà mã lùn, tê giác đen, sư tử trắng, hổ trắng…. Và thả sức mua sắm tại Citic Plaza – tòa nhà cao chọc trời với 80 tầng hay đến Phố Bắc Kinh.
Thung lũng Cửu Trại Câu

Được mệnh danh là thắng cảnh đẹp nhất ở Trung Quốc, thuộc miền Bắc tỉnh Tứ Xuyên, gồm 3 thung lũng gồm Nhật Tắc Câu, Tắc Tra Câu và Thụ Chính Câu. Được hình thành trên nền khối đá vôi trầm tích, với hàng trăm hồ nước tuyệt đẹp có nhiều màu sắc vô cùng độc đáo như: Hồ Chính Thu, hồ Trường Hải, hồ Gấu Trúc… cùng với nhiều thác ghềnh phân thành nhiều tầng …
Bao quanh là ngọn núi Tuyết Sơn tuyết trắng bao phủ quanh năm. Tất cả tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ, một chốn bồng lai tiên cảnh mà bạn không thể cưỡng lại được. Bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời gian nào trong năm, mỗi mùa các thung lũng này đều khoác lên mình vẻ đẹp khác nhau khiến bạn say đắm không nỡ rời xa. Đến đây bạn có thể mua về một số món đồ thủ công mỹ nghệ của người Tạng và Khương – sản phẩm nổi tiếng của Tứ Xuyên cũng như thưởng thức món ngon hấp dẫn của vùng.
Phượng Hoàng cổ trấn

Đây là thị trấn cổ thuộc huyện Phượng Hoàng nằm về ở phía tây của tỉnh Hồ Nam giữa con sông Đà Giang. Các dân tộc thiểu số ở Trung quốc gồm người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi…đã sinh sống ở nơi từ ngàn xưa. Và những công trình những thành quách, ngôi nhà cổ, đền chùa, văn miếu…. của họ đã có trên 1.300 năm tuổi.
Không chỉ dừng lại ở đó mà những giá trị về văn hóa và lịch sử của những dân tộc ít người này từ thời xa xưa ở thị trấn này còn lưu giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn.. Chính vì lẻ đó mà người ta ví Phượng Hoàng cổ trấn như là bảo tàng “sống”. Đến với thị trấn cổ này, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí yên bình giữa những tuyệt tác kiến trúc truyền thống cổ xưa cùng những sắc màu huyền bí nhưng đầy mê hoặc …
Sông Ly

Đến Trung Quốc, nhất định phải ghé thăm và du ngoạn bằng thuyền tre trên dòng Ly Giang tuyệt đẹp này. Với chiều dài khoảng 437 km, bắt đầu từ núi Mao (huyện Hưng An) chảy xuống phía Nam qua thành phố Quế Lâm và rồi kết thúc tại vùng hợp lưu với sông Xi. Và đoạn từ trung tâm thành phố Quế Lâm đến huyện Dương Sóc (tỉnh Quảng Tây) có phong cảnh đẹp nhất trên toàn dòng. Nó tựa như một bức tranh nên thơ với những gam màu hiền hòa mà vô cùng sống động.
Non xanh in bóng xuống dòng nước biếc, những làng mạc, những ruộng nương xanh mướt ở hai bên bãi bồi. Rồi hình ảnh tuyệt đẹp với người chèo thuyền tre với con chim cốc đi trên sông trong ánh chiều hoàng hôn hay buổi sáng tinh sương….đều những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của cuộc sống. Đã có biết bao nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ, họa sỹ …đã có những tác phẩm để đời với niềm cảm hứng bất tận trên dòng Ly Giang.
Di Hòa Viên

Cung điện Di Hòa Viên – Cung điện mùa hè – nơi nghỉ dưỡng của các vị vua Trung quốc được đánh giá là một trong những kỳ quan thế giới bởi nét cổ xưa kết hợp với phong cách kiến trúc cùng với nguyên tắc phong thủy tinh tế và sâu sắc cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 15 km. Cung điện tuyệt đẹp nằm giữa hồ Côn Minh, một bên là núi Vạn Thọ được xây dựng cách đây khoảng 800 năm – từ thời nhà Thanh với diện tích khoảng 2.94 ha.
Trong Di Hòa Viên bao gồm nhiều công trình kiến trúc tráng lệ mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc:, Trường Lang, Bài Vân điện, Bảo Vân các, Thính Ly quán, cụm kiến trúc Phật Hương các … Ngoài ra, ở cung điện này còn đan xen một số công trình mang phong cách nghệ thuật vườn cảnh như: Thập khổng kiều (chiếc cầu bằng đá bắc qua hồ gồm 77 nhịp), Thanh Yến Phảng (thuyền đá – hán bạch ngọc thạch), Tượng trâu đồng …
Chúng không chỉ nhằm tô điểm và nổi bật hơn cho khối kiến trúc chính mà góp phần tạo nên ý nghĩa sâu sắc về văn hóa. Đây quả là điểm đến dành cho những du khách yêu thích, đam mê khám phá kiến trúc và nghệ thuật sân vườn của Trung quốc.
Công viên rừng quốc gia Yunmengshan

Công viên này có tổng diện tích lên tới 2.208 ha. Trong số quần thể núi lửa đang yên giấc thì có một đỉnh núi chính là Yunmengsha (còn gọi là núi Dương Minh Sơn) có chiều cao 1.414 m so với mức nước biển.
Khí hậu của khu vực này khá là mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 20 – 24 độ cho nên người dân Bắc Kinh cũng như khách du lịch dã ngoại tại đây vào mùa hè. Bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng đồng hồ bằng hoa vô cùng độc đáo có cả nhạc nước phát ra điểm báo giờ . Ghé thăm những cánh đồng hoa muôn màu sắc với hương thơm hòa quyện với khí trời. Rồi dạo chơi và check in tại những cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp và lãng mạn.
Nơi đây còn có quần thể suối nước nóng rất đặc biệt và du khách có thể tận hưởng dòng nước ấm áp đầy khoáng chất ngay tại công viên. Trong khu vực này còn thiết kế những lối đi riêng, những cây cầu gỗ để bạn có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vỹ những cánh rừng xanh mướt với nhiều loài động vật lẫn thực vật phong phú.
Trung quốc – đất nước hơn ngàn năm văn hiến, một trong cái nôi của nền văn minh nhân loại đã tạo cho quốc gia này sự hấp dẫn rất đáng kể. Tuy cũng có nhiều tai tiếng về cả chính trị, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, ước vọng bành trướng,… nhưng có thể bạn tạm quên những điều không hay đó để tận hưởng cuộc khám phá để có những trãi nghiệm tuyệt vời nhất về đất nước có thời kỳ lịch sử đầy ấn tượng này.
Quà tặng
Thông thường trước khi chia tay sau một cuộc tiếp xúc người ta tặng quà cho nhau. Tặng phẩm có thể là một vật dùng hoặc một văn hóa phẩm, đồ mỹ nghệ có tính chất lưu niệm. Lưu ý không tặng đồng hồ để bàn vì nó đồng âm chữ “chung” nghĩa là hết, là kết thúc, là mong người ta chết. Không tặng giày, vì “hài” đồng âm với chữ “tà” nghĩa là tà khí. Không tặng ô, vì ô là “tản”, đồng âm với chữ “tản” trong li tán, nghĩa là không gặp nữa. Khi tặng hoa nhớ không tặng hoa cúc, nhất là hoa cúc trắng vì đó là hoa của tang lễ. Trong phòng ở của khách Trung Quốc cũng tối kỵ cắm hoa cúc./.
Để lại một phản hồi